Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Báo cáo thực tập: Kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại Bách Gia potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.89 KB, 72 trang )

Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

Báo cáo thực tập
Kế tốn tài sản cố định tại
cơng ty Cổ Phần Đầu Tư Và
Thương Mại Bách Gia

==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

1


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật
chất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất của xã
hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu lao động để tác
động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.
Với doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh. Bởi
vậy TSCĐ xem như là thước đo trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và khả năng
cạnh tranh của DN.
Trong những năm qua việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Đối với
một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải
biết khai thác có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có. Do vậy một doanh nghiệp phải tạo


ra một chế độ quản lý đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ, kết hợp với việc
thường xuyên đổi mới TSCĐ.
Để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo em mạnh
dạn đi nghiên cứu chuyên đề 6 ‘‘Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp”. Với
mục đích cung ứng đủ cho người tiêu dùng, cơng ty đã tiếp cận một cách có chọn lọc
nguyên vật liệu đầu vào, các chế độ do Nhà Nước ban hành. Bản báo cáo này bao
quát một cách có hệ thống tổng quan về công ty, đến thực trạng quản lý ‘‘tổ chức
cơng tác kế tốn TSCĐ’’ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại
công ty.
Báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Các vấn đề chung về kế tốn TSCĐ
Phần II: Thực trạng cơng tác kế tốn TSCĐ tại cơng ty
Phần III: Nhận xét và đánh giá về cơng tác kế tốn TSCĐ tại cơng ty
Sau thời gian thực tập công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại Bách Gia với
thời gian thực tế còn ít và phần kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo của em khó
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý kiến đóng
góp của Ban Giám Đốc, các anh chị kế toán và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ: Phùng Thị Mỹ Linh
Em xin chân thành cảm ơn!

==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

2


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================


PHẦN I:
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSCĐ trong qua trình SXKH:
1. Khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:
1.1 Khái niệm:
TSCĐ hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để
sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ( theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam)
TSCĐ vơ hình là những tài sản khơng có hình thái vật chất nhưng xác định được
giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp
dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
TSCĐ thuê tài chính là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho
thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu, tiền thu về cho
thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với các khoản lợi
nhuận từ đầu tư đó.
1. 2 Đặc điểm:
TSCĐ có nhiều chủng loại khác nhau với hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư và
mục đích sử dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung khi tham gia vào các hoạt động sản
xuất kinh doanh đều có những đặc điểm sau:
- TSCĐ là một trong ba yếu tố khong thể thiếu của nền kinh tế của một quốc
gia nói chung, và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói
riêng.
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Giá trị của TSCĐ.
- Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh thông
qua việc doanh nghiệp trích khấu hao. Hàng tháng, hàng quý doanh nghiệp phải tích
lũy phần vốn này để hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản
- TSCĐ hữu hình giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi bị hư hỏng còn
TSCĐ vô hình khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mòn

do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giá trị của TSCĐ vơ hình cũng dịch chuyển dần
dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

3


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

a) Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. Nguyên giá trên
1.000.000đ
- Thời gian sử dụng ước tính trên mợt năm
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
b) Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vơ hình:
- Tính có thể xác định được: Tức tài sản cố định vơ hình phải được xác định một
cách riêng biệt để có thể đem cho thuê, bán một cách độc lập
- Khả năng kiểm sốt : Doanh nghiệp có khả năng kiểm sốt tài sản, kiểm sốt lợi
ích thu được, gánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản
- Lợi ích kinh tế tương lai: Doanh nghiệp phải thu được lợi ích từ tài sản đó trong
tương lai
- Tiêu chuẩn giá trị, thời gian sử dụng của TSCĐ vơ hình cũng giống tài sản cố
định hữu hình
2. Vai trị của TSCĐ trong q trình SXKD:

TSCĐ là tư liệu lao đợng chủ ́u, do đó nó có vai trò rất quan trọng tới hoaatj
động sản xuất, quyết định hoạt động sản xuất, khối lượng và chất lượng sản phẩm, từ
đó ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của DN.
Trong nền kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh là tất yếu. “Sản xuất cái gì?,
sản xuất cho ai?, sản xuất như thế nào?” là những câu hỏi luôn đặt ra đòi hỏi các chủ
DN phải tìm cho được lời giả thỏa đáng nhất. Muốn vậy DN phải điều tra nắm bắt
nhu cầu thị trường, từ đó lựa chon quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị
phù hợp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng. Do đó, việc đổi mới TSCĐ trong DN để theo kịp sự phát triển của
xã hội là một vấn đề đăowcj đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiết
bị, cải tiến quy trình công nghệ DN mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phẩm của DN có uy thế cạnh
tranh chiếm lĩnh thị trường.
Như vậy TSCĐ là một bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sản xuất, có
vai trò quyết định tới sự sống còn của DN. TSCĐ thể hiện một cách chính xác nhất
năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của DN và sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân. TSCĐ được đổi mới, cải tiến và hoàn thiện tùy thuộc vào hoàn
cảnh thực tế mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục vụ sản x́t mợt cách có
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hồng Hưởng
Lớp KT 2K

4


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

hieuj quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các DN trong nền kinh tế thị

trường.
Xuất phát từ những đặc điểm, vai trò của TSCĐ khi tham gia vào SXKD, xuất
phát từ thực tế khách quan là cuối cùng với sự phát triển của KH-KT, cùng với sự
phát triển của nền sản xuất xã hội, TSCĐ được trang bị vào các DN ngày càng nhiều
và càng hiện đại, đặt ra yêu cầu quản lý TSCĐ là phải quản lý chặt chẽ cả về hiện vật
và giá trị. Về mặt hiện vật, phải theo dõi kiểm tra việ bảo quản và sử dụng TSCĐ
trongtwngf nơi bảo quản và sử dụng để nắm được số lượng TSCĐ và hiệ trạng của
TSCĐ. Về mặt giá trị, phải theo dõi được nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn
lại của TSCĐ, theo dõi quá trình thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất TSCĐ
II. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ:
Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của
DN. Tất cả các DNSX thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ trong việc
mua sắm và đổi mới TSCĐ, có thể thanh lý TSCĐ khi đến hạn, nhượng bán TSCĐ
không cần dùng theo giá thỏa thuận. Thực tế đó dẫn đến cơ cấu và quy mô trang bị
TSCĐ của DN sau một thời kỳ thường có biến động, để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế
toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) – Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ,
chính xác kịp thời về số lượng, hiệ trạng, và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng
giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ DN nhằm giám sát chặt chẽ việc,mua sắm,
đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN.
(2) – Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong qua trình sử dụng, tính
toán phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD.
(3) – Tham gia lập kế hoạch sử chữa và dự toán chi phí sử chữa TSCĐ, phản
ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và
chi phí sửa chữa TSCĐ
(4) – Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường TSCĐ, tham gia
đánh giá lại TSCĐ khi cầm thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng
TSCĐ ở DN
III. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu và nguyên tắc đánh giá TSCĐ:
1.Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu:

Tổ chức phân loại TSCĐ là căn cứ vào những tiêu thức nhất định để phân chia
TSCĐ thành từng loại, từng nhóm phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch toán TSCĐ.
Đối với DNSX, việc phân loại đúng đắn TSCĐ là cơ sở để thực hiện chính xác cơng
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hồng Hưởng
Lớp KT 2K

5


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

tác kế toán, thốn kê, lập báo cáo về TSCĐ để tổ chức quản lý sử dụng TSCĐ thích
ứng với vị trí vai trò của từng TSCĐ hiện có trong DN. Từ đó có kế hoạch chính xác
trong việc trang bị, đổi mới từng loại TSCĐ đáp ứng yêu cầu phát triển ản xuất và
nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN
1.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện:
Theo cách phân loại này thì TSCĐ được chia thành 2 loại:
- Đối với TSCĐ hữu hình gồm:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, xưởng sản xuất,
cửa hàng, bể chứa, chuồng trại chăn nuôi…
+ Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác và
các loại máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD.
+ Phương tiện vận tải truyền dẫn: Ơ tơ, máy kéo, tàu thùn,… dùng trong vận
chủn, hệ thống đường ống dẫn nước,… thuộc tài sản của DN.
+ Thiết bị dụng cụ quản lý: Thiết bị dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh doanh,
quản lý tài chính,…
+ Cây lâu năm, gia súc cơ bản.

+ TSCĐ khác.
- Đối với TSCĐ vô hình gồm:
+ Quyền sử dụng đất.
+ Bằng phát minh sáng chế.
+ nhóm vật liệu hàng hóa.
+ Phần mềm máy vi tính.
- Đối với TSCĐ vo hình gồm:
+ Quyền sử dụng đất.
+ Bằng phát minh sáng chế.
+ Nhãn hiệu hàng hóa.
+ Phần mềm máy vi tính.
+ Giấy phép, quyền phát hành.
+ TSCĐ vô hình khác.
Cách phân loại này giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết cụ thể, cụ thể
theo từng loại, nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp với từng loại
TSCĐ
1.2 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu:
TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

6


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

- TSCĐ tự có là TSCĐ doanh nghiệp mua sắm, xây dựng hoặc chế tạo bằng

nguồn vốn của DN, nguồn vốn do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng hoặc do
nguồn vốn liên doanh.
- TSCĐ thuê ngoài bao gồm 2 loại: TSCĐ thuê hoạt động (những TSCĐ mà
Dn thuê của đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết) và
TSCĐ thuê tài chính (những TSCĐ mà DN đi thuê dài hạn và được bên thuê chuyển
giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu TSCĐ).
1.3 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành
TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm:
- TSCĐ mua sắm, xâu dựng bằng nguồn nhà nước cấp.
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn doanh nghiệp tự bổ sung.
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn kinh doanh.
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vay.
1.4 Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình trạng sử dụng.
Tài sản cố định phân loại theo tiêu thức này bao gồm:
- TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ thực tế đang được
sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những
TSCĐ mà doanh nghiệp tính và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong
kỳ.
- TSCĐ sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp: Là những TSCĐ mà
doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp.
- TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ sử dụng cho các hoạt động phúc lợi công
cộng như: nhà trẻ, nhà văn hóa, câu lạc bộ.
- TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ mà doanh nghiệp không sử dụng do
bị hư hỏng hoặc thừa so với nhu cầu, không thích hợp với trình độ đổi mới công
nghệ.
2. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ:
Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. TSCĐ được đánh giá
lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được đánh giá theo
nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại theo công thức
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn

2.1 Nguyên giá TSCĐ hữu hình:
Nguyên giá hay giá trị ban đầu của TSCĐ là tồn bộ các chi phí hợp lí mà DN chi
ra để có và đưa vào vị trí sẵn sàng sử dụng.
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

7


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

Nguyên giá TSCĐ được xác định theo từng nguồn hình thành:
a) Đối với TSCĐHH mua sắm trực tiếp:

NGTSCĐ = Giá mua - Các khoản + Các khoản thuế + Chi phí
(hóa đơn)

giảm trừ

(trừ thuế được
hoàn lại)

liên quan

- Đối với TSCĐHH mua trả chậm:

NG TSCĐ = Tổng số tiền phải trả ngay tại thời điểm mua (giá mua trả tiền

ngay tại thời điểm mua)
- Đối với TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi TSCĐ lấy TSCĐ:

NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của + Chi phí bỏ thêm hoặc
TSCĐ nhận về
- Đối với TSCĐHH mua nhập khẩu:

NGTSCĐ = Giá mua +

lợi ích thu được

Thuế
+ Chi phí
(hóa đơn) nhập khẩu
liên quan
- Đối với TSCĐ biếu tặng hoặc cấp phát:

- Các khoản
giảm trừ

NGTSCĐ =

Giá trị hợp lý
+
Chi phí trực tiếp
(giá trị danh nghĩa)
liên quan khác
b) Đối với TSCĐHH do tự chế hoặc do xây dựng cơ bản:
- Nếu TSCĐ do tự chế:


NGTSCĐ = Giá thành sản xuất thực tế + chi phí trực tiếp khác
- Nếu TSCĐ do XDCB:

NGTSCĐ = Giá trị cơng trình

+ Chi phí liên quan
được quyết tốn
trực tiếp
c) Đối với TSCĐHH do nhận vốn góp liên doanh, liên kết hoặc góp vốn cổ phẩn:
NGTSCĐ = Giá thỏa thuận giữa các + Chi phí trực
bên góp vốn
tiếp khác
2.2 Ngun giá TSCĐ vơ hình:
- Đối với TSCĐ vơ hình mua riêng biệt:
NGTSCĐ = Giá mua – Các khoản + Thuế + Chi phí
(hóa đơn)
giảm trừ (nếu có)
liên quan
- Đối với TSCĐ vơ hình hình thành từ việc trao đổi:
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

8


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================


NGTSCĐ = Giá mua hợp lệ của
+ Chi phí bỏ thêm hoặc lợi
TSCĐ nhận về
ích thu được
- Đối với TSCĐ hình thành từ việc thanh toán bằng chứng từ liên quan đến
quyền sở hữu vốn:
NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của các loại
+ Các chi phí
chứng từ về quyền sở hữu vốn
trực tiếp khác
- Đối với TSCĐ vơ hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sử
dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất dài hạn đã trả tiền thuê một lần cho nhiều
năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc quyền sử dụng nhận góp
vốn.
- Đối với TSCĐ vơ hình hình thành trong nội bộ doanh nghiệp là tồn bộ chi phí
bình thường, hợp lý phát sinh từ thời điểm tài sản đáp ứng được định nghĩa và
tiêu chuẩn ghi nhận vơ hình cho đến khi đưa TSCĐ vơ hình vào sử dụng .
2.3 Ngun giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo 2 giá:
- Giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh tốn tiền
th tối thiểu cơng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt
động tài chính.
- Giá trị hiên tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc cho thuê tài
sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi
trong hợp đồng thuê hoặc lãi suất đi vay hoặc bên thuê
Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hợp đồng thuê tài chính được tính vào
nguyên giá của thuê như chi phí đàm phán, ký hợp đồng…..
IV . Thủ tục tăng, giảm TSCĐ. Chứng từ kế toán và kế toán chi tiết
TSCĐ:
1. Thủ tục tăng, giảm TSCĐ theo chế độ quản lý TSCĐ:

1.1 Thủ tục tăng TSCĐ :
- Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu
- Tăng do mua sắm bằng phúc lợi
- Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn vay
- Tăng do mua sắm bằng phương pháp trả chậm, trả góp
- Tăng do đầu tư xây dựng cơ bản bàn giao
- Tăng do tự chế
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

9


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

- Tăng do tài trợ, biếu tặng
- Tăng do nhận vốn góp liên doanh
- Tăng do chuyển từ đơn vị khác đến
- Tăng do nhận lại vốn góp liên doanh
- Tăng do kiểm kê phát hiện thừa
- Tăng do đánh giá tăng TSCĐ
1.2 Thủ tục giảm TSCĐ:
- Giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
+ Phản ánh giá trị của tài sản thanh lý
+ Phản ánh số tiền thu về khi thanh lý
+ Chi phí thanh lý
+ Kết chuyển thu nhập khác

+ Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh
- Giảm do chuyển nhượng thành công cụ dụng cụ:
- Giảm do liên doanh liên kết
- Giảm do thiếu khi kiểm kê
- Giảm do trả vốn góp
2. Chứng từ kế tốn TSCĐ sử dụng:
- Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu số 01- TSCĐ)
- Hợp đồng khối lượng XDCB hoàn thành( Mẫu số 10- BH)
- Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu số 03- TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ( Mẫu số 05- TSCĐ)
- Bảng tính và phân bổ TSCĐ
- Thẻ TSCĐ( Mẫu số 02- TSCĐ)
- BB giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành( Mẫu số 04- TSCĐ)
- Sổ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, sổ cái
- Các chứng từ liên quan: Hóa đơn mua hàng, tờ khai thuế…
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan
3. Kế tốn chi tiết tăng, giảm TSCĐ:
Nội dung chính của kế toán chi tiết TSCĐ gồm:
- Đánh giá (ghi số liệu) TSCĐ.
- Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở các bộ phận kế toán và các đơn vị bộ phận
quản lý, sử dụng TSCĐ.
3.1 Đánh sớ TSCĐ:
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hồng Hưởng
Lớp KT 2K

10


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội

Khoa kinh tế
=====================================================================

Đánh số TSCĐ là quy định cho mỗi TSCĐ một số hiệu theo những nguyên tắc
nhất định. Việc đánh số TSCĐ được tiến hành theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Mỗi
đối tượng ghi TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay lưu trữ đều phải có số hiệu
riêng và không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản sử dụng tại đơn vị. Số hiệu của
những TSCĐ đã thanh lý hoặc nhượng bán không sử dụng lại cho những tài sản mới
tiếp nhận.
Số hiệu TSCĐ là một tập hợp số bao gồm nhiều chữ số sắp xếp theo một thứ tự
và nguyên tắc nhất định để chỉ loại TSCĐ, nhóm TSCĐ và đối tượng TSCĐ và đối
tượng TSCĐ trong nhóm.
Nhờ đánh số TSCĐ mà thống nhất được giữa các bộ phận liên quan trong việc
theo dõi và quản lý, tiện cho tra cứu khi cần thiết cũng như tăng cường và ràng buộc
được trách nhiệm vật chất của các bộ phận cá nhân trong khi bảo quản và sử dụng
TSCĐ
3.2 Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán và các đơn vị, bộ phận bảo
quản, sử dụng:
3.2.1 Xác định đối tượng ghi TSCĐ:
TSCĐ của doanh nghiệp là các tài sản có giá trị lớn cần phải được quản lý đơn
chiếc. Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán ghi sổ phải theo từng đối tượng ghi
TSCĐ.
Đối tượng ghi TSCĐ là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật gá lắp và
phụ tùng kềm theo. Đối tượng ghi TSCĐ có thể là một vật thể riêng biệt về mặt kết
cấu có thể thực hiện được những chức năng độc lập nhất định hoặc là một hệ thống
gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau không thể tách rời để cùng thực hiện một
hoặc một số chức năng nhất định.
Đối tượng ghi TSCĐ vơ hình là từng TSCĐ vơ hình gắn liền với một nội dung
chi phí và một mục đích riêng mà doanh nghiệp có thể xác định một cách riêng biệt,
có thể kiểm sốt và thu được lợi ích kinh tế từ việc nắm giữ tài sản đó.

Để tiện cho việc theo dõi và quản lý phải tiến hành đánh số cho từng đối tượng
ghi TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ phải có ký hiệu riêng. Việc đánh số TSCĐ là do
doanh nghiệp quy định tùy theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp đó nhưng phải
đảm bảo tính thuận lợi trong cơng việc nhận biết TSCĐ theo nhóm, theo loại và tuyệt
đối khơng trùng lặp.
3.2.2 Nội dung kế tốn chi tiết TSCĐ:
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

11


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

Kế toán chi tiết TSCĐ gồm: Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan
đến TSCĐ ở doanh nghiệp; Tổ chức kế tốn chi tiết TSCĐ ở phịng kế toán và tổ
chức kế toán ở các đơn vị sử dụng TSCĐ.
Chứng từ ban đầu phản ánh mọi biến động của TSCĐ trong doanh nghiệp và là
căn cứ kế toán để kế toán ghi sổ.
TSCĐ của doanh nghiệp được sử dụng và bảo quản ở nhiều bộ phận khác nhau.
Bởi vậy kế toán chi tiết TSCĐ phải phán ánh và kiểm tra tình
hình tăng, giảm, hao mịn TSCĐ trên phạm vi toàn doanh nghiệp và theo dõi
từng nơi bảo quản, sử dụng. Kế toán chi tiết phải theo dõi từng đối tượng ghi
TSCĐ theo các chỉ tiêu như: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại.
Đồng thời theo dõi về nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất , số hiệu ….
• Tổ chức kế tốn chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản:
Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắn

trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách
nhiệm và hiệu quản sử dụng TSCĐ.
Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ (các phòng ban, phân xưởng…) sử
dụng sổ ‘‘TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong
phạn vi bộ phận quản lý.
• Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán:
Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ và sổ TSCĐ để hạch toán chi tiết TSCĐ.
Thẻ chi tiết TSCĐ được lập một bản và lưu tại phòng kế toán để theo dõi diễn biến
phát sinh trong quá trình sử dụng. Ở phòng kế toán, kế toán chi tiết TSCĐ được thực
hiện ở thẻ TSCĐ (mẫu 02 – TSCĐ/BB) và sở TSCĐ
Thẻ TSCĐ: Do kế tốn lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp.
Thẻ được thiết kế thành các phần để phán ánh các chỉ tiêu chungvề TSCĐ, các chỉ
tiêu về giá trị: Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn.
Thẻ TSCĐ cũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm TSCĐ.
Căn cứ để ghi thẻ là chứng từ ghi tăng, giảm TSCĐ. Ngoài ra để theo dõi việc
lập thẻ TSCđ doanh nghiệp có thể lập sổ đăng ký thẻ TSCĐ.
Sổ TSCĐ: Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình hao mịn TSCĐ
của tồn doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ có thể dùng riêng một loại sổ hoặc một số
trang
Căn cứ ghi sổ là chứng từ tăng giảm TSCĐ và các chứng từ gốc liên quan.
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

12


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================


Sơ đồ xử lý luân chuyển chứng từ tăng TSCĐ:
Bộ phận liên
quan

Bộ phận
dự án

-Mua sắm
-Hóa đơn (1
)-Hồ sơ kỹ
thuật
-Chứng từ

BB
giao
nhận
TSCĐ
(ký
,họ
tên)

(1)

Bộ phận
kế tốn

(2)

vốn góp

LD, LK
- Giao
nhận
TSCĐ
- Hợp
đờng
LD, LK

BB
giao
nhận
TSCĐ
(ký ,họ
tên)
(5)

-Đầu tư
XDCB
-Quyết
tốn
-Chứng
từ khác

- Nhận

Bộ phận sử Kế toán TSCĐ
dụng

BB giao
nhận

TSCĐ
(ký ,họ
tên)

Kế toán
trưởng

BB giao
nhận
TSCĐ
(ký ,họ
tên)

(3)

(4)

(6)
Ghi
sổ
TSC
Đ
(9)

BB giao
nhận
TSCĐ
(ký ,họ
tên)


Kế tốn
nguồn
vốn

BB giao
nhận
TSCĐ
(ký ,họ
tên)

(7)

BB giao
nhận
TSCĐ
(ký ,họ
tên)
(8)

Ghi sổ
nguồn

(10)

(11)

Lưu
chứng từ

Giải thích sơ đồ:

(1) Căn cứ chứng từ liên quan lập biên bản giao nhận TSCĐ
(2,3) Các bộ phận nhận và ký vào biên bản giao nhận
(4,5) Các bộ phận liên quan giữ lại biên bản giao nhận
(6) Kế toán TSCĐ ghi sổ
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

Ghi Sổ

13


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

(7,8) Kế toán nguồn vốn nhận chứng từ, ghi sổ
(9,10) Các bộ phận kế toán tiến hành ghi sổ
(11) Kế toán TSCĐ lưu chứng từ
Sơ đồ xử lý luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ:
Bộ phận liên quan

Bộ phận kế toán

BB thanh
lý TSCĐ

Kế toán TSCĐ


Kế toán trưởng, thủ
trưởng
BB thanh
lý,liên
doanh, BB
kiểm kê,
đánh giá (ký)

(2)

(1)
Hợp
đồng
liên
doanh
(4)
BB
kiểm
kê, BB
đánh
giá
TSCĐ
(ký)

BB thanh
lý,liên
doanh, BB
kiểm kê,
đánh giá(ký)


BB thanh
lý,liên
doanh, BB
kiểm kê,
đánh giá (ký)

(3)

Ghi Sổ kế
tốn

(5)
Ghi Sổ kế
tốn

Lưu chứng từ

Giải thích sơ đồ:
(1) Bộ phận liên quan lập chứng từ về giảm TSCĐ
(2) Chứng từ chuyển cho kế toán trưởng, thủ trưởng ký duyệt
(3) Chứng từ chuyển cho bộ phận kế toán TSCĐ ghi sổ
(4) Chứng từ chuyển cho bộ phận kế toán ghi sổ
(5) Kế toán TSCĐ lưu chứng từ
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

14



Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

V. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ:
- TK 211: TSCĐ hữu hình để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm
TSCĐ hữu hình theo nguyên giá.
Bên Nợ:
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng TSCĐ
- Điều chỉnh tăng nguyên TSCĐ.
Bên Có:
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do giảm TSCĐ.
- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ.
Số dư bên Nợ:
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị
- TK 213: TSCĐ vô hình phản ánh số hiện có và tình trạng tăng, giảm TSCĐ
vô hình theo nguyên giá.
Bên Nợ:
- Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.
Bên Có:
- Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.
Số dư bên Nợ:
- Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện còn ở DN
- TK 212: Kết cấu TK 212
Bên Nợ:
- Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng.
Bên Có:
- Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm do hoàn trả khi hết hạn
hợp đồng hoặc mua lại và chuyển thành TSCĐ tự có của DN.
Số dư bên Nợ:

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có.
Sơ đồ hạch toán tăng tài sản cố định:
TK 111, 112, 331
TK 211
Giá mua và tổn phí của TSCĐ khơng qua lắp dặt
TK 133
Thuế GTGT được
khấu trừ (nếu có)
TK 241
TK152, 334, 338

Chi phí xd, lắp
đặt triển, khai

TSCĐ hình thành qua xd,
lắp đặt triển khai

TK 711
TK 3381

Nhận q biếu, tặng, viên trợ khơng
Hồn lại bằng TSCĐ
Tài sản thừa không rõ nguyên nhân

==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

15



Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định:
TK 211

TK 811
Giá trị còn lại TSCĐ nhượng bán, thanh lý
TK 214
Giá trị hao mịn giảm

TK 627, 642
Khấu hao TSCĐ
TK 411

NG

Trả vốn góp liên doanh
TK 138
TSCĐ thiếu

Sơ đồ hạch toán tài sản thuê tài chính:
TK 342
TK 212
TK 211, 213

TK 627, 641, 642


NG TSCĐ Chuyển thành TSCĐ
Th TC
tự có
TK 2141

TK 2141

Chuyển khấu hao

Tính khấu
hao

Trả lại TSCĐ cho bên
Cho thuê
TK 1421
Lãi thuê
phải trả

Phân bổ dần lãi phải trả về thuê
TSCĐ

VI. Kế toán khấu hao TSCĐ :
Khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền giá trị hao mòn của TSCĐ. Trích khấu
hoa TSCDD là việc trích chuyển giá trị hao mòn TSCĐ vào chi phí kinh doanh, đờn
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hồng Hưởng
Lớp KT 2K

16



Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

thời hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản để tái sản xuất TSCĐ khi TSCĐ bị hư
hỏng phải thanh lý, loại bỏ khỏi quá trình sản xuất.
Chế độ tính và sử dụng khấu hao TSCĐ hiện hành:
Hiện nay công ty đang áp dụng các văn bản về chế độ tính khấu hao theo thông
tư 33/2005/TT- BTC ngày 29/4/2005 của Bộ Tài Chính quy định ‘‘Mọi tài sản cố
định hiện có của công ty gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý …
đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao tài sản cố định dùng
trong kinh doanh hạch tốn vào chi phí kinh doanh; khấu hao tài sản cố định chưa
dùng, không dùng, chờ thanh lý hạch tốn vào chi phí khác”.
Cơng ty đang sử dụng khấu hao TSCĐ theo phương pháp ‘‘Khấu hao đường
thẳng’’. Đây là một phương pháp khấu hao hằng năm không thay đổi trong suốt thời
gian sử dụng.
Mức khấu hao hàng tháng tính theo phương pháp đương thẳng được xác định
theo công thức sau:
Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Phải trích trong = trích từ tháng +
Tháng

trước

tăng trong

-


giảm trong

tháng

tháng

Trong đó:
Mức khấu hao tăng = Mức khấu hao tháng
Giảm trong tháng

*

30 ngày

Số ngày còn lại
của tháng

Mức khấu hao bình = Giá trị phải khấu hao(NG) * 12 tháng
Quân tháng

Số năm sử dụng

1. Cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ:
Bảng tính và phân bổ khấu hao có mẫu sẵn trong đó thể hiện đựợc nguyên giá, tỷ
lệ khấu hao
số khấu hao. Nơi sử dụng là toàn doanh nghiệp gồm bộ phận sản
xuất chung, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. Các chỉ tiêu số khấu
hao đã trích tháng trước là số đã cho, số khấu hao tăng trong tháng thì căc cứ vào các
nghiệp vụ tăng TSCĐ ở bộ phận nào để tính khấu hao cho bộ phân đó. Tương tự số
khấu hao giảm dựa vào các nghiệp vụ giảm TSCĐ ở các bộ phận và tính khấu hao

giảm cho bộ phận đó. Cuối cùng số khấu hao phải trích trong năm = số khấu hao đã
trích tháng trước + số khấu hao tăng trong tháng – số khấu hao giảm trong tháng .
2. Kế toán các nghiệp vụ khấu hao và sử dụng nguồn vốn khấu hao trong
doanh nghiệp:
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

17


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

Kế toán sử dụng TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Kết cấu TK 214:
- Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ do giảm TSCĐ.
- Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do tính khấu hao TSCĐ và các nguyên
nhân khác.
- Số dư bên Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có.
Ngoài ra kế toán sử dụng TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản và các TK khác.
Kết cấu TK 009:
- Bên Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do tính khấu hao cơ bản hoặc thu
hồi vốn khấu hao cơ bản đã điều chuyển cho đơn vị khác.
- Bên Có: Nguồn vốn KHCB giảm do đầu tư đổi mới TSCDD, trả nợ vay đầu tư
TSCĐ, điều chuyển vốn KHCB cho đơn vị khác.
- Số Dư bên Nợ: Ng̀n vớn khấu hao cơ bản hiện còn
Trình tự kế toán được thể hiện trên sơ đồ sau:
TK 211,213


Tk 214

TK 627,641,641

Giảm TSCĐ đã khấu hao
TK 138
Trích
TK 222,228

TK 214

khấu hao TSCĐ
TK 142,335

TK 111,112,338

TK 411

TK 211

Khấu hao nộp lên cấp
trên(nếu không được hoàn lại)

Nhận TSCĐ trong
nội bộ đã khấu hao
TK 009
Nguồn vốn
KH tăng


Nguồn vốn
KH giảm

VII. Kế toán sữa chữa TSCĐ:
1. Phân loại cơng tác sữa chữa TSCĐ:
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hồng Hưởng
Lớp KT 2K

18


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phần. Để đảm
bảo cho TSCDD hoạt động bình thường trong suốt quá trình sử dụng, các DN phải
tiến hành thường xuyên việc bảo dưỡng và sử chữa TSCĐ khi bị hư hỏng.
Căn cứ vào quy mô sữa chữa TSCĐ thì cơng việc sữa chữa gồm 2 loại sau:
- Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng: Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo
trì, bảo dưỡng theo yêu cầu quản lý nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình
thường. Vì cơng việc tiến hành thường xun, thời gian ngắn, chi phí khơng lớn nên
khơng phải lập dự tốn.
- Sửa chữa lớn : Mang tính chất khơi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư
hỏng hoặc theo yêu cầu quản lý kỹ thuật đảm bảo năng lực sản xuất và hoạt động của
TSCĐ.
2. Phương thức tiến hành sửa chữa:
- Phương thức tự làm: Doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí như chi phí
nguyên vật liệu, nhân cơng….Cơng việc sửa chữa có thể là do bộ phận quản lý, bộ

phận sản xuất phụ của doanh nghiệp thực hiện
- Phương thức thuê ngoài: Doanh nghiệp tổ chức cho các đơn vị ngoài đấu thầu
hoặc giao thầu sửa chữa và ký hợp đồng sửa chữa với đơn vị trúng thầu hoặc nhận
thầu. Hợp đồng này là cơ sở để doanh nghiệp quản lý, kiểm tra công tác sửa chữa
TSCĐ
Sơ đồ nghiệp vụ chủ yếu:
TK 111,112,152,334…

TK 627,641,642

Chi phí sửa chữa thường xuyên, tự làm
TK 2413

TK 1421

Chi phí

Giá thành ttế cơng trình SCL

SC lớn

kết chuyển vào CP trả trước

TK 331

Phân bổ
vào CPSXK

TK 331


Chi phí lớn

Giá thành cơng trình

Th ngồi

SCL hồn thành

Trích trước CP
SCL TSCĐ

PHẦN II:
THỰC TẾ CƠNG TÁC KẾ TỐN TSCĐ TẠI DOANH NGHIỆP
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

19


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

I . Đặc điểm chung của doanh nghiệp (công ty):
1. Quá trình hình thành cơng ty:
Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế, đất
nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; vừa xây
dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển nền kinh tế đất nước. Hiện nay nước ta
đang xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, văn phòng và nhà ở...,

chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao. Do đó, lĩnh vực đầu và
thương đang đóng mợt vai trị rất quan trọng trong q trình phát triển đất nước, đáp
ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Nhận biết được nhu cầu đó, công ty
cổ phần Đầu Tư và Thương Mại Bách gia đã được thành lập.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu Tư và Thương Mại Bách Gia
Địa điểm
: Số 4, tổ 85, đường Tân Hồng, Phường Khương Trung, Quận Thanh
Xuân, TP Hà Nội
Tài khoản : 711A29208813
Tại
: Ngân hàng công thương Việt Nam
Mã số thuế : 0104132201
Giấy phép kinh doanh: 0103040291
Do : Phòng ĐKKD - Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày: 26/08/2009
Vốn điều lệ : 3.000.000.000đ
Danh sách góp vốn:
stt
Tên cổ đơng
Nơi ĐKHKTT
Số cổ phần Giá trị cổ phần
1

Hoàng Văn Luyên

2

Nguyễn Đình Cương

3


Lê Thị Bách

Thôn Đầu Cầu, xã
Yên Mỹ, huyện
Lạng Giang, Tỉnh
Bắc Giang
Thôn Đầu Cầu, xã
Yên Mỹ, huyện Lạng
Giang, Tỉnh Bắc
Giang
Đội 3, xã Thiệu
Trung, huyện Thiệu
Hóa, tỉnh Thanh Hóa

60.000

600.000.000

80.000

800.000.000

80.000

800.000.000

==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K


20


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

4

Hoàng Văn Chuyên

Tổ 11, phường Sông
Bằng, Thị Xã Cao
Bằng, tỉnh Cao Bằng

60.000

800.000.000

Người đại diện theo pháp luật của cơng ty: Ơng Hồng Văn Chun
2. Qúa trình hoạt động của cơng ty:
Cơng ty cổ phần đầu tư & thương mại Bách Gia được thành lập năm 2009, có tư
cách pháp nhân, hạch tốn kinh doanh độc lập, tự điều chính về tài chính.
Cơng ty Cổ phần đầu tư và thương mại Bách Gia thuộc quyền sở hữu của các cổ
đông, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 được Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Doanh nghiệp.
Cơng ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, với phạm vi hoạt động
trên toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và có văn phịng đại
diện ở nước ngồi theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tuy mới thành lập nhưng công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Bách Gia đã
đóng góp một phần cơng sức của mình và cơng cuộc xây dựng và phát triển nền kinh
tế xã hội nước nhà. Cơng ty đã trải qua khơng ít khó khăn trong những năm đầu mới
đi vào hoạt động, khi mà điều kiện kinh doanh cịn thiếu thốn, tình hình kinh tế trong
nước và trên thế giới suy thoái, lạm phát kinh tế gia tăng, khách hàng ít biết đến cơng
ty,…. Tuy nhiên với sự chỉ đạo đúng đắn của Ban giám đốc, tinh thần hăng say lao
động, phấn đấu vì lợi ích chung của công ty, sự hợp tác, giúp đỡ của các đối tác, của
khách hàng,… công ty đã từng bước tạo dựng được chỗ đứng của mình trên thị
trường và ngày càng phát triển ổn định. Nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài
đã biết đến và tin tưởng công ty. Nên hoạt động kinh doanh của công ty có những
biểu hiện tương đối tốt, cơng ty ln có lợi nhuận và lợi nhuận năm sau cao hơn năm
trước.
Kinh doanh bán bn bán lẻ các nghành bách hóa, thực phẩm chức năng, máy
móc trang thết bị, rượu, bia, thuốc lá, …. phục vụ cho nhu cầu của toàn thể cán bộ
cơng nhân viên, nhân dân, các cơ quan đóng trên địa bàn hoạt động của cơng ty,
đồng thời cịn phục vụ cho các khách hàng, các cơ quan, bạn hàng trên tồn quốc và
nước ngồi.
Cơng ty cịn tìm hiểu, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nắm bắt nhu
cầu, thị hiếu của khách hàng để có những phương hướng kinh doanh đứng đắn, tạo
dựng uy tín niềm tin, đối tin cậy đối với khách hàng, giảm thiểu những rủi ro trong
kinh doanh.
Công ty CP Đầu và Thương Mại
Bách Gia

Mẫu số B01/DN
BHQĐ số 15/2006/QĐ- BTC

==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K


21


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

Địa chỉ: Thanh Xuân, Hà Nội

Ngày 14/9/2006- BTC

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm 2010
TÀI SẢN
1


số

Thuyết
minh

2

3

Năm nay
4


Năm trước
5

TÀI SẢN
A. TSLĐ và TSNH

100

III.01

3.776.177.745

2.986.634.781

I.Tiền và các khoản tương 110
đương tiền

III.05

2.241.886.850

1.701.080.050

1. Tiền mặt

1111

304.133.126

357.670.850


2. TGNH

1112

1.825.103.724

1.350.409.200

II. Các khoản phải thu NH

130

150.000.000

10.625.000

1. Phải thu KH

131

150.000.000

10.625.000

III. Hàng tồn kho

140

1.070.250.895


872.109.237

IV. Tài sản ngắn hạn

150

426.690.000

395.720.500

1. Thuế GTGT được ktrừ

152

426.690.000

395.720.500

B. TÀI SẢN DÀI HẠN

200

11.527.618.743 12.569.923.689

I. Tài sản cố định

210

11.527.618.743 12.569.923.689


1. TSCĐHH

211

- Nguyên giá

222

11.943.175.046 11.993.175.046

- Giá trị hao mòn lũy kế

223

(3.191.027.066

(2.361.895.067

1. TSCĐVH

227

2.775.470.764

2.938.733.752

- Nguyên giá

228


3.265.259.730

3.265.259.730

- Giá trị hao mòn lũy kế

229

(489.788.966)

(326.525.978)

TỔNG TS

8.752.147.979

9.631.189.937

15.303.769.490 15.556.558.460

NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ

300

5.208.755.778

6.087.387.778


I. Nợ ngắn hạn

310

3.208.755.778

3.587.287.794

==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

22


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

1. Vay và …

311

1.050.000.000

1.580.000.000

2. Phải trả người bán

312


479.636.518

576.004.190

3.Thuế và các khoản phải nộp NN 314

1.553.626.943

1.310.233.043

4. Phải trả người lao động

315

125.492.317

121.050.561

II. Nợ dài hạn

330

2.000.000.000

2.500.099.984

B. NGUỒN VỐN CSH

400


10.095.040.710

9.469.170.682

I. Ngồn vốn CSH

410

10.095.040.710

9.469.170.682

1. Ngồn vốn kinh doanh

411

6.100.000.000

6.100.000.000

2.Lợi nhuận sau thuế

420

3.995.040.710

3.369.170.682

TỔNG NV


Kế toán trưởng
(Đã ký)
Lê Trang

Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu Tư và
Thương Mại Bách Gia

15.303.796.490 15.556.558.460

Giám đốc
(Đã ký)
Hoàng Văn Chuyên

Mẫu số B02- DN
Ban hành theo QĐ sớ 167/2000/QĐBTC

==================================================================
Sinh Viên: Phương Hồng Hưởng
Lớp KT 2K

23


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
NĂM 2010


Chỉ tiêu
1. DT bán hàng và cung cấp DV
2. Các khoản giảm trừ
3.DTT về BH và cung cấp DV
4. Giá vốn hàng bán
5.LN gộp về BH và cung cấp DV
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí hoạt động tài chính
8.Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. LN thuần từ hoạt động KD
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
15. Thuế TNDN phải nộp
16. Lợi nhuận sau thuế
Người lập biểu

Mã
số
01
03
10
11
20
21
22
24

25
30
31
32
40
50
51
60

Thuyết
minh
VI 25

VI 27
VI 26
VI 28

VI 30

Kế toán trưởng

Năm nay

Năm trước

13.433.092.000

11.580.252.0000

0

13.433.092.000
7.054.357.000
6.378.735.000
137.607.000
578.968.000
82.799.382
295.676.965
5.558.897.653
44.450.000
54.680.000
(10.230.000)
5.548.667.653

11.580.252.000
6.046.956.800
5.533.295.200
158.360.000
607.382.000
84.659.695
284.561.780
4.710.051.725
32.842.000
63.490.000
(30.648.000)
4.679.403.725

1.553.626.943
3.995.040.710

1.310.233.043

3.369.170.682

Giám đớc

==================================================================
Sinh Viên: Phương Hồng Hưởng
Lớp KT 2K

24


Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội
Khoa kinh tế
=====================================================================

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký tên, đóng dấu)

Lê Ngọc Ánh
Lê Trang
Hoàng Văn Chun
Trong năm tình hình kinh doanh của cơng ty đã tăng không ngừng, lợi nhuận
sau thuế tăng lên 3.995.040.710đ. Tình hình tài chính của cơng ty mạnh trước hết
phải thể hiện ở các khả năng thanh toán (Hệ số khả năng thanh toán):
- Hệ số khả năng thanh
toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán

hiện thời năm trước
Hệ số khả năng thanh toán
hiện thời năm nay

Tổng tài sản ngắn hạn(TSLĐ)
Nợ ngắn hạn
2.986.634.781

0.83 lần

3.587.287.794
3.776.177.745

1.18 lần

3.208.755.778

Hệ số thanh toán như trên là tương đối tốt, có xu hướng tăng lên chứng tỏ khả
năng trả nợ của doang nghiệp cao. Đầu năm cứ một đồng nợ thì phải trả 0.83 đồng tài
sản, cuối năm cứ một đồng nợ thì phải trả 1.18 đồng tài sản.
- Hệ số khả năng thanh
Tổng TSNH – Hàng tồn kho
toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh năm nay
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh năm trước

Nợ ngắn hạn
2.986.634.781 – 872.109.237

3.587.287.794

0.59 lần

3.776.177.745 – 1.070.250.895
3.208.755.778

0.84 lần

Qua hệ số khả năng thanh toán nhanh ta thấy khả năng thanh toán nợ của cơng ty
rất tốt và có khả năng thanh tốn ngay sau chu kỳ kinh doanh chấm dứt.
- Hệ số khả năng thanh
toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán
tức thời năm nay
Hệ số khả năng thanh toán
tức thời năm trước

Tiền và khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
1.708.080.050

0.48 lần

3.587.287.794
2.241.886.850

0.69 lần

3.208.755.778


Nhìn chung khả năng thanh toán tức thời cuối năm tăng so với đầu năm đây là
biểu hiện tốt công ty cần cố gắng hơn nữa.
==================================================================
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng
Lớp KT 2K

25


×