Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận: Đánh giá tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.63 KB, 20 trang )

1
Tiểu luận
Đánh giá tính tích cực
nhận thức của trẻ 5 – 6
tuổi thông qua hoạt động
khám phá khoa học
MỤC LỤC
D. Các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá 14
Tên đề tài:
Đánh giá tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt
động khám phá khoa học
A. Đặt vấn đề
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập với thế giới về nhiều
mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, … nên đòi hỏi con người Việt
Nam, nhất là thế hệ trẻ phải tích cực, năng động, ứng dụng sáng tạo
những thành tựu khoa học kỹ thuật, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của
2
thế giới mà vẫn giữ được bản sắc của dân tộc Việt Nam. Do đó, một
nhiệm vụ mới đặt ra cho giáo dục là phải đào tạo nên những con người
sáng tạo, năng động, có năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích
ứng với mọi biến động trong mọi đời sống kinh tế xã hội, có đạo đức
trong sáng, có lối sống lành mạnh, có sức khỏe và đặc biệt phải tích cực
nhận thức để cải tạo thế giới và cải tạo chính bản thân mình. Chính vì
vậy, phát huy tính tích cực nhận thức cho con người nói chung và trẻ
mầm non nói riêng trở thành mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng cho ngành
Giáo dục nói chung và bậc học Giáo dục Mầm non nói riêng.
Tính tích cực nhận thức biểu thị sự nỗ lực của chủ thể trong quá
trình hoạt động trí tuệ, sự huy động cao các chức năng tâm lý (hứng thú,
trí nhớ, tư duy,…), nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.
Phát triển tính tích cực, tự lực, độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận
thức là một yêu cầu cơ bản để đảm bảo mục đích đào tạo ra những con


người tự chủ, năng động, sáng tạo, dễ hòa nhập, dễ thích nghi trong cuộc
sống và hoạt động.
Trẻ mẫu giáo luôn có nhu cầu tiếp xúc với thế giới xung
quanh, nhằm tích lũy những kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội cho bản thân
để hình thành và phát triển nhân cách. Một trong những đặc điểm của trẻ
mầm non là: Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi những điều mới lạ
thông qua các hoạt động của bản thân để tự khẳng định mình. Chính vì
vậy, trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ chúng ta có thể phát huy tính
tích cực cho trẻ thông qua rất nhiều hoạt động bằng các phương tiện khác
nhau, song hoạt động có hiệu quả nhất là việc tổ chức cho trẻ khám phá
khoa học. Hoạt động khám phá khoa học là phương tiện rất quan trọng
giúp trẻ lĩnh hội tri thức và phát triển ở trẻ những năng lực nhận thức bao
gồm việc rèn luyện kỹ năng nhận thức (quan sát, chú ý, ghi nhớ…), năng
lực hành động và quan trọng nhất là hình thành các phẩm chất tư duy, đó
là tính tích cực, độc lập, sáng tạo.
3
Trên thực tế, tại các trường mầm non hiện nay, trong quá trình thực
hiện chương trình, việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học đã được
giáo viên mầm non thực hiện theo hướng tích hợp chủ đề và theo các lĩnh
vực phát triển. Song quá trình tổ chức hoạt động này còn bộc lộ rất nhiều
hạn chế. Một mặt do đây là một lĩnh vực mới nên giáo viên còn lung túng
khi tổ chức hoạt động cho trẻ, mặt khác, do chưa có những biện pháp hữu
hiệu để phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ sao cho có hiệu quả nhất.
Chính vì lý do đó, việc đánh giá tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua hoạt động khám phá khoa học là một việc làm rất cần thiết làm
cơ sở cho việc dự kiến những biện pháp để cải tạo thực trạng đó.
B. Cơ sở lý luận về tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi
1. Khái niệm về tính tích cực:
Khi nghiên cứu về tính tích cực các tác giả đã đứng ở các góc độ
khác nhau để xem xét và nêu lên những quan điểm của mình. Có thể hệ

thống thành một số quan điểm chính như sau:
Quan điểm thứ nhất: Dưới góc độ triết học:
Khi bàn về tính tích cực, Ph. Ănghen cho rằng: Tính tích cực là
đặc tính chung của mọi sinh vật sống, là sự tự vận động của sinh vật
sống. Tính tích cực không những là nguồn gốc duy trì hay biến đổi các
mối quan hệ có ý nghĩa sống còn của sinh vật sống với thế giới xung
quanh mà còn mang đến cho sinh vật sống khả năng điều chỉnh thích nghi
với thế giới xung quanh ấy. Phát triển học thuyết Mác - Ănghen, V. I. Lê
- nin cho rằng tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thể với thế giới xung
quanh, là khả năng của con người đối với việc tổ chức cuộc sống, điều
chỉnh các nhu cầu năng lực của họ thông qua các mối quan hệ xã hội.
Như vậy, dưới góc độ của triết học, thì tính tích cực có nguồn gốc
của cả bên trong lẫn bên ngoài, trong đó yếu tố bên trong giữ vai trò
quyết định. Tính tích cực là một đặc tính của sinh vật sống, luôn vận
động phát triển đi lên. Tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thế đối với
4
khách thể, do đó nó có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thế giới khách
quan và biến đổi cải tạo nó.
Quan điểm thứ 3: Dưới góc độ tâm lý giáo dục
Tính tích cực được đề cập trong một số công trình nghiên cứu của
các nhà tâm lý giáo dục theo các khía cạnh sau:
Một số tác giả xem xét tính tích cực từ góc độ chức năng và vai trò
của chủ thể đối với thế giới bên ngoài, họ cho rằng tính tích cực là tính
chủ động của chủ thể, nó thực hiện chức năng chỉ bảo hành động của con
người. Theo họ, sự phát triển Tính tích cực chính là sự phức tạp dần các
chức năng của tính chủ thể.
Xem xét Tính tích cực gắn với một hoạt động nào đó, một số tác
giả cho rằng: Tính tích cực chỉ sự sẵn sàng hoạt động, con người tích cực
là con người ở trạng thái hoạt động.
Trên cơ sở phân tích các quan điểm, chúng tôi nhất trí với các quan

điểm cho rằng: Tính tích cực là phẩm chất quan trọng của nhân cách, là
thái độ cải tạo, biến đổi của chủ thể đối với thế giới xung quanh. Tính
tích cực gắn liền với hoạt động, là thuộc tính của sự tự vận động của hoạt
động. Tính tích cực luôn mang tính chủ động, nó đối lập với tính bị động.
Động cơ, nhu cầu, hứng thú của sự hoạt động chính là nguồn gốc bên
trong của Tính tích cực, là động lực thúc đẩy con người hoạt động.
2. Khái niệm về Tính tích cực nhận thức
Khi nghiên cứu về Tính tích cực nhận thức, các tác giả đã đứng ở
các góc độ khác nhau để xem xét và nêu lên quan điểm của mình, chúng
tôi có thể hệ thống lại thành một số quan điểm chính như sau:
Quan điểm thứ nhất: Dưới góc độ triết học, theo lý thuyết phản ánh
của Lê – nin, Tính tích cực nhận thức thể hiện thái độ sáng tạo của chủ
thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức. Nghĩa là tài liệu được phản
ánh vào não của học sinh và được chế biến đi, được hòa vào vốn kinh
nghiệm đã có của chúng và được vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào các
tình huống khác nhau nhằm cải tạo hiện thực và cải tạo cả bản thân mình.
5
Quan điểm thứ hai: Dưới góc độ tâm lý học, nhiều nhà tâm lý đã
xem Tính tích cực nhận thức là một dạng hoạt động và một số tác giả
khác lại coi Tính tích cực nhận thức như là một phẩm chất của nhân cách.
Theo Sa - mô - va, một trong những phẩm chất đó là Tính tích cực nhận
thức được biểu hiện ở tính định hướng, tính bền vững của hứng thú nhận
thức, sự cố gắng tìm tòi phương thức hiệu quả để nắm vững kiến thức và
phương pháp hành động, tập trung lý trí để đạt được mục đích học tập.
Các nhà tâm lý học Việt Nam đã khẳng định: Quá trình học tập đòi hỏi
hoạt động có chủ định của các giác quan, của ý thức, ý chí của trẻ, nhằm
đạt được hiệu quả cao nhất trong lĩnh hội tri thức, kỹ năng - kỹ xảo.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quan niệm về Tính tích cực
nhận thức của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi xác định: Tính
tích cực nhận thức là một phẩm chất tâm lý của cá nhân trong hoạt động

nhận thức, là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua việc
huy động ở mức cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những nhiệm
vụ nhận thức. Nó được thể hiện như là một năng lực trí tuệ phức tạp, đòi
hỏi sự nỗ lực của tư duy.
Tính tích cực nhận thức cũng như tất cả các hoạt động nhân cách
đều chứa đựng quy luật nhất định trong sự phát triển và hệ quả của sự
phát triển ấy được xác định bằng các yếu tố sau:
- Nhu cầu nhận thức, hứng thú nhận thức.
- Khả năng huy động các giác quan, các thao tác tư duy, khả năng
biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có.
- Kiên trì để độc lập, sáng tạo trong việc giải quyết nhiệm vụ nhận
thức.
3. Khái niệm Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo
Ở tuổi mẫu giáo, trẻ em đã có nhu cầu được người khác thừa nhận,
đây chính là yếu tố quan trọng nhất của Tính tích cực trong nhân cách.
Trong thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhu cầu được người
khác thừa nhận của trẻ mẫu giáo.
6
Một số nhà nghiên cứu theo trường phái phân tâm học như S.
Freud cho rằng nhu cầu được người khác thừa nhận có ở tất cả mọi đứa
trẻ. Theo họ, nhu cầu được người khác thừa nhận ở trẻ mẫu giáo suốt
hiện trong quá trình phát triển của đứa trẻ, trong mối quan hệ qua lại giữa
trẻ với người lớn, khi trong mối quan hệ đó, đứa trẻ sẽ bị hẫng hụt, bị
kích động, lo lắng, mong muốn được đền bù hay sự đòi hỏi trên cả sự đền
bù. Như vậy, nhu cầu được người khác thừa nhận không những chỉ là một
thành tựu to lớn trong sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo mà còn là
điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhân cách ở các giai đoạn tiếp theo.
Vì vậy, việc giáo dục và phát triển Tính tích cực có thể bắt đầu ngay từ
lứa tuổi mẫu giáo.
Những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý sư phạm Mầm

non đã làm sáng tỏ rằng ở lứa tuổi mẫu giáo đã xuất hiện hình thức của
Tính tích cực còn gọi là Tính tích cực nhận thức. Tính tích cực của trẻ
mẫu giáo được các tác giả xem xét như là khả năng giải quyết nhiệm vụ
nhận thức với hiệu quả cao bằng việc cố gắng, nỗ lực huy động ở mức độ
cao các chức năng tâm lý nhận thức, đặc biệt là chức năng của tư duy như
so sánh, phân tích, khái quát hóa… Tính tích cực nhận thức ở trẻ mẫu
giáo lớn từ 5 đến 6 tuổi được xem là năng lựu tư duy phức tạp, đòi hỏi nỗ
lực, căng thẳng của trí tuệ với các thao tác tư duy: So sánh, phân tích,
tổng hợp, khái quát hóa và nó được thể hiện bằng hứng thú với sự vật,
hiện tượng ở xung quanh và lòng mong muốn hiểu biết nhiều hơn nữa về
chúng. Sự phát triển của Tính tích cực nhận thức gắn liền với việc lĩnh
hội những kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng phong phú cũng như các chuẩn
mực xã hội và các quy tắc hành vi.
- Một số nhà nghiên cứu như: A.P.Uxôva, A.K.Bônđarenkô,
Kazacôva, họ cho rằng Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo được thể
hiện khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức và hiệu quả cao với mức độ
nỗ lực huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý, đặc biệt là chức
năng tư duy. Điều đó có nghĩa rằng Tính tích cực nhận thức được coi như
7
khả năng phân tách của mọi nhiệm vụ, chia nhỏ chúng thành những bộ
phận cấu thành, so sánh, đối chiếu với nhau, vừa khái quát, vừa chia nhỏ
các mối quan hệ bản chất của chúng. Họ đưa ra các chỉ số đánh giá mức
độ Tính tích cực nhận thức như sau:
- Hứng thú bền vững đối với nhiệm vụ trí tuệ, mong muốn thực
hiện nhiệm vụ đó.
- Kỹ năng định hướng các tri thức đã biết theo chiều hướng cần
thiết.
- Kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy khi tìm kiếm phương thức
thực hiện nhiệm vụ nhận thức.
- Có kỹ năng kiểm tra các thao tác của bản thân để điều chỉnh theo

hướng cần thiết.
- Độc lập đưa ra nhiệm vụ trí tuệ và thực hiện nó.
Một số tác giả khác như: A.I. Xô rô ki na, A.K.Bônđarenkô, xem
xét Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo như là khả năng giải quyết
nhiệm vụ nhận thức với hiệu quả cao bằng việc cố gắng nỗ lực huy động
ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhận thức, đặc biệt là chức năng của
tư duy.
L. G. Nhixcanhen Tính tích cực nhận thức của trẻ được thể hiện ở
sự thích thú tiếp nhận thông tin, sự mong muốn làm chính xác hóa, đào
tạo sâu kiến thức của trẻ, sự độc lập tìm kiếm những câu trả lời, những
vẫn đề mà trẻ quan tâm, sự vận dụng so sánh để tìm ra sự giống và khác
nhau ở lòng mong muốn và kỹ năng đặt câu hỏi, sự thể hiện những yếu tố
sáng tạo và sử dụng các kỹ năng nhận thức vào giải quyết bài tập, tình
huống mới.
Dựa vào những cơ sở phân tích trên, chúng tôi cho rằng Tính tích
cực nhận thức của trẻ mẫu giáo là một phẩm chất tâm lý cá nhân trong
hoạt động nhận thức của trẻ, là một năng lực trí tuệ phức tạp đòi hỏi sự
phức tạp cao của các chức năng tâm lý, đặc biệt là chức năng tư duy khi
giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Tính tích cực nhận thức là mục đích,
8
phương tiện, điều kiện, và là kết quả của hoạt động nhận thức, nó góp
phần thúc đẩy sự phát triển nhận thức và nhân cách của trẻ mẫu giáo.
4. Biểu hiện Tính tích cực nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt
động khám phá khoa học
Trẻ mẫu giáo khi tham gia vào hoạt động sẽ có những biểu hiện
của Tính tích cực nhận thức rất khác nhau, có thể thông qua hành động,
qua ngôn ngữ hay biểu hiện ánh mắt, nét mặt hoặc qua hoạt động của trẻ.
Theo chúng tôi, khi cho trẻ tham gia vào hoạt động khám phá khoa học
có thể nhận biết Tính tích cực nhận thức của trẻ bằng các dấu hiệu sau:
Thứ nhất: Những dấu hiệu nói lên nhu cầu và hứng thú nhận thức

của trẻ.
Tính ham hiểu biết là một phẩm chất sẵn có của trẻ em, nó biểu
hiện ở Tính tích cực tìm hiểu và nhận thức thế giới xung quanh ở nhu cầu
muốn hoạt động với những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh,
đó là hứng thú đối với nhiệm vụ nhận thức. Nhu cầu nhận thức của trẻ
mẫu giáo được hiểu như là biểu hiện của động cơ kích thích hoạt động,
nó chính là lòng ham thích, sự mong muốn, là trạng thái của cá nhân,
được tạo bởi những đòi hỏi tất yếu của cá nhân để tồn tại và phát triển, là
động lực của tính tích cực của cá nhân đối với thế giới tự nhiên và thế
giới xã hội. Nhu cầu nhận thức của trẻ vừa là tiền đề, vừa là kết quả của
quá trình nhận thức. Có lòng ham muốn nhận thức là dấu hiệu tốt song
chưa đủ mà phải làm cho lòng ham muốn đó vận động và chuyển thành
hành động và hứng thú đích thực. Vì vậy, muốn hình thành Tính tích cực
nhận thức cho trẻ mẫu giáo, trước hết cần hình thành cho chúng lòng ham
muốn, sự say mê và ý chí nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm
vụ.
Việc thỏa mãn hứng thú của trẻ với đối tượng nào đó không làm
tàn lụi hứng thú trước đó mà còn tạo ra hứng thú mới nâng cao mức độ
hoạt động nhận thức. Hứng thú được biểu hiện một cách chủ quan trong
quá trình nhận thức và chú ý đến đối tượng. Trong quá trình phát triển
9
của hứng thú, hứng thú có thể chuyển thành niềm đam mê. Nó là một
biểu hiện của nhu cầu thực hiện hành động do chính hứng thú tạo ra. Độ
bền vững của hứng thú một mặt được thể hiện bằng thời gian tồn tại và
cường độ của hứng thú, mặt khác nó được xác định bằng nỗ lực của cá
nhân vượt qua khó khăn khi thực hiện hoạt động của mình. Nhu cầu,
hứng thú nhận thức của trẻ trong quá trình tham gia vào hoạt động khám
phá khoa học được biểu hiện bằng những dấu hiệu như sau:
- Thích thú khi được tiếp xúc, hoạt động với các đối tượng.
- Trẻ tập trung chú ý vào quan sát, lắng nghe cô hướng dẫn. Những

biểu hiện này được thể hiện như trẻ tỏ ra rất hào hứng, thích thú vui
sướng khi được sử dụng các giác quan của mình để tiếp xúc trực tiếp với
các đối tượng như được sờ tay vào các con vật, ngửi bông hoa hay nếm
các quả, Trẻ say mê chú ý cao trong quá trình tìm tòi, khám phá về thế
giới động vật, thực vật. Hứng thú được duy trì trong suốt quá trình hoạt
động của trẻ.
- Trẻ hay đặt ra những câu hỏi và có những thắc mắc mong muốn
được cô giáo và người lớn giải thích cặn kẽ. Việc đặt câu hỏi nói lên nhu
cầu, hứng thú nhận thức của trẻ. Trẻ mong muốn được biết nhiều hơn,
sâu hơn, rõ hơn về những sự vật hiện tượng, của tự nhiên và xã hội. Theo
G. I. Shukina, giáo viên cần tôn trọng những câu hỏi do đứa trẻ đưa ra,
phải trả lời kịp thời những câu hỏi đó và kích thích trẻ đặt ra câu hỏi. Đây
không chỉ là biểu hiện của nhu cầu hứng thú nhận thức mà còn là con
đường quan trọng nhất để củng cố hứng thú nhận thức cho trẻ.
- Khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, thông qua sự
quan sát của mình, giáo viên có thể xác định được những biểu hiện cảm
xúc hứng thú của trẻ như: Vui mừng, sung sướng khi được thỏa mãn nhu
cầu nhận thức, đó là khi được người lớn giải thích cặn kẽ những thắc mắc
của trẻ hay tạo điều kiện để trẻ thực hiện thành công những nhiệm vụ
giáo viên đã giao cho một cách nhanh chóng và tốt nhất. Ngược lại,
chúng ta cũng có thể nhận thấy được sự giận dỗi hay nỗi thất vọng biểu
10
hiện qua lời nói, nét mặt, cử chỉ của trẻ khi người lớn không làm thỏa
mãn nhu cầu nhận thức cho trẻ hay trẻ gặp thất bại trong hành động.
Thứ hai: Những biểu hiện nói lên khả năng nhận thức của trẻ
trong quá trình khám phá khoa học
- Khả năng sử dụng các giác quan, các thao tác tư duy trong quá
trình khám phá khoa học, quá trình nhận thức của con người trải qua hai
cấp độ, đó là nhận thực cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm
tính là cấp độ thứ nhất trong quá trình nhận thức của con người. Nó bao

gồm quá trình cảm giác và tri giác, hai quá trình này giúp cho con người
có được những hiểu biết về những đặc điểm bên ngoài của đối tượng nhờ
vào các giác quan của mình. Tuy nhiên, để có những hiểu biết sâu sắc
hơn, bản chất hơn về các sự vật hiện tượng phải thông qua quá trình nhận
thức lý tính, đó là quá trình tư duy và tưởng tượng. Để giải quyết nhiệm
vụ, trẻ phải thực hiện được các thao tác trí tuệ như: So sánh, phân tích,
trừu tượng hóa, khái quát hòa, Trẻ tích cực nhận thức là trẻ có khả năng
sử dụng, huy động tốt các giác quan, các thao tác tư duy tham gia vào quá
trình nhận thức. Mức độ huy động các giác quan, các thao tác tư duy càng
cao thì nhận thức của trẻ về các sự vật hiện tượng càng đầy đủ, càng sâu
sắc.
- Khi cho trẻ khám phá khoa học, nếu trẻ biết huy động và sử dụng
tốt các giác quan, các thao tác tư duy để nhận biết, phân biệt, dự đoán,
giải thích mối liên hệ của các sự vật hiện tượng một cách đầy đủ, sâu sắc,
đó chính là một trong những biểu hiện nói lên khả năng nhận thức của
trẻ.
- Khả năng sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt hiểu biết của mình:
“Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy . Nó là sự mã hóa hoạt động
tư duy.’’ Trong hoạt động nhận thức của con người, ngôn ngữ và tư duy
có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Trong hoạt động ngôn ngữ có
hai quá trình song song, đó là quá trình tạo sinh và quá trình lĩnh hội. Quá
trình tạo sinh là quá trình tạo lập sản sinh lời nói, quá trình lĩnh hội là quá
11
trình tiếp thu, cảm nhận, thông hiểu những tác động từ bên ngoài. Như
vậy, biểu đạt là quá trình chuyển những ý nghĩ trong đầu thành ngôn ngữ
của cá nhân, sự biểu đạt này phụ thuộc vào khả năng, năng lực của mỗi
cá nhân.
Đối với trẻ mầm non, khả năng biểu đạt chủ yếu bằng ngôn ngữ
nói bên cạnh đó cũng có một số cách biểu đạt khác làm cho trẻ thích thú
như: Dùng hình vẽ, ký hiệu, hành động, khả năng biểu đạt bằng ngôn

ngữ của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học được thể hiện: Trẻ tích
cực chia sẻ với cô, với bạn và những suy nghĩ hiểu biết của mình bằng lời
nói hoặc sử dụng ký hiệu hình vẽ, hành động để ghi lại sự hiểu biết của
mình về những sự vật hiện tượng ở xung quanh.
Khả năng vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng đã có để giải quyết
nhiệm vụ nhận thức.
Khi cho trẻ khám phá khoa học, trước những yêu cầu, bài tập,
nhiệm vụ cô đặt ra cho trẻ, trẻ phải biết huy động vốn kiến thức, khả năng
hiểu biết, các kỹ năng đã có để giải quyết nhanh nhất nhiệm vụ nhận thức
đó.
Thứ ba, biểu hiện của ý chí trong quá trình khám phá khoa
học
Trong quá trình tham gia vào hoạt động khám phá khoa học, biểu
hiện ý chí của trẻ được thể hiện qua các dấu hiệu:
- Độc lập, tự chủ trong quá trình giải quyết nhiệm vụ.
- Tính độc lập là một phẩm chất quan trọng của ý chí, trong hoạt
động nhận thức, tính độc lập làm cho quá trình nhận thức diễn ra theo
chiều hướng tích cực. Ở trẻ 5 – 6 tuổi, tính độc lập đã xuất hiện và phát
triển mạnh mẽ, biểu hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trẻ không
muốn người lớn can thiệp vào hoạt động của mình, mà muốn tự mình giải
quyết các nhiệm vụ có liên quan đến bản thân. Tính độc lập trong hoạt
động nhận thức của trẻ biểu hiện ở việc trẻ biết tự tìm kiếm, lựa chọn
phương thức phù hợp để giải quyết nhiệm vụ, bài tập mà người lớn giao
12
cho. Biết làm chủ hành động và suy nghĩ của mình mà không bị ảnh
hưởng bởi tác động bên ngoài. Tính độc lập trong hoạt động khám phá
khoa học được thể hiện qua việc biết độc lập đưa ra câu trả lời, độc lập
tìm kiếm phương thức để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức, chủ đông,
tích cực tham gia các hoạt động nhận thức
- Biểu hiện sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

Sự nỗ lực cố gắng là một trong những hành động ý chí. Với trẻ 5 –
6 tuổi, khi ý thức xuất hiện ở trẻ dần dần đã tách động cơ ra khỏi mục
đích và quyết tâm thực hiện mục đích đó. Lúc này trẻ đã biết đặt mục
đích cho hành động của mình, vì thế để thực hiện mục đích đặt ra trẻ đã
thể hiện quyết tâm, cố gắng tìm mọi cách khắc phục khó khăn, kiên trì
hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Những biểu hiện sự cố gắng, quyết tâm hoàn
thành nhiệm vụ nhận thức trong hoạt động khám phá khoa học của trẻ thể
hiện sự cố gắng, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ nhận thức, kiên trì theo
đuổi mục đích đề ra.
- Biểu hiện sự sáng tạo
Sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học được thể
hiện là trẻ có sáng kiến, biết giải quyết nhiệm vụ thei cách riêng của
mình.
Tất cả những biểu hiện về tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo
trong họt động khám phá khoa học được xem xét dưới các biểu hiện về
nhu cầu, về hứng thú nhận thức, khả năng sử dụng các giác quan, ngôn
ngữ, vận dụng những hiểu biết của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận
thức và biểu hiện của ý chí trong nhận thức. Những biểu hiện này làm cơ
sở để chúng tôi xác định những tiêu chí đánh giá tính tích cực nhận thức
của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học về thực vật vµ ®éng vËt
C. Mục tiêu đánh giá
Xác định thực trạng mức độ thể hiện tính tích cực nhận thức của trẻ 5- 6
tuổi trong hoạt động khám phá về thế giới thực vật vµ ®éng vËt ®Ó t×m
hiÓu nguyªn nh©n vµ x©y dùng một số biện pháp phát huy tính tích cực
13
nhận thức của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học về thế giới thực vật
ở trường mầm non.
D. Các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá
1. Các tiêu chí đánh giá
1.1 Cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá:

Chúng tôi dựa vào các cơ sở sau đây để xây dựng tiêu chí đánh giá:
- Mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong
hoạt động khám phá khoa học:
- Mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi.
- Khái niệm tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động
khám phá khoa học về thế giới thực vật vµ ®éng vËt.
- Biểu hiện của tính tích cực nhận thức của trẻ trong hoạt động khám
phá khoa học về thế giới thực vật vµ thÕ gièi ®éng vËt.
- Đặc điểm phát triển tâm lý và đặc điểm nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi.
1.2. Các tiêu chí đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá biểu hiện về thái độ nhận thức:
+ Tiêu chí 1: biểu hiện về nhu cầu nhận thức.
Trẻ thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết như trẻ hay đặt câu hỏi, nêu
thắc mắc, muốn được giải đáp các thắc mắc, muốn được tìm hiểu đến
cùng về điều mà trẻ chưa biết vÒ thÕ gièi ®éng vËt vµ thùc vËt.
+ Tiêu chí 2: Biểu hiện về hứng thú nhận thức:
Trẻ tập trung chú ý cao, say mê trong quá trình tìm hiểu, khám phá,
hào hứng, thích thú khi được tiếp xúc với các đối tượng mới lạ.
+ Tiêu chí 3: biểu hiện của sự tự giác, tích cực:
Trẻ tích cực giơ tay phát biểu, quan sát, …, tham gia vào các hoạt
động khám phá một cách tự nguyện.
- Tiêu chí đánh giá biểu hiện về kĩ năng nhận thức:
+ Tiêu chí 1: khả năng huy động các giác quan , các thao tác tư duy vào
quá trình khám phá như quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm… để
giải quyết nhiệm vụ nhận thức.
14
+ Tiêu chí 2: khả năng biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết bằng các cách khác
nhau.
Trẻ tích cực biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết của mình bằng các cách
như lời nói, hình vẽ… về các sự vật, hiện tượng mà trẻ đang tìm hiểu,

khám phá.
+ Tiêu chí 3: khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có vào việc giải
quyết các nhiệm vụ nhận thức:
Trẻ tích cực, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có vào việc giải
quyết các bài tập, các tình huống, các nhiệm vụ nhận thức khác nhau.
- Tiêu chí đánh giá biểu hiện về ý chí, sáng tạo:
+ Tiêu chí 1: độc lập, tự chủ giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Trẻ biết
độc lập suy nghĩ và hành động, tự mình tìm kiếm phương thức để giải
quyết nhiệm vụn nhận thức, tự tin khi giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.
+ Tiêu chí 2: sự nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ:
Trẻ kiên trì, có cố gắng, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm
vụ.
+ Tiêu chí 3: sự sáng tạo:
Trẻ có sáng kiến, biết giải quyết nhiệm vụ nhận thức theo cách mới.
2. Thang đánh giá:
1.1.Thang đánh giá biểu hiện về thái độ nhận thức của trẻ.
- Mức độ rất cao: 5 điểm.
Trẻ tích cực đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về thế giới thực vật xung quanh
cho cô, bạn muốn tìm hiểu đến cùng nguyên nhân của sự vật, hiện tượng,
có mong muốn được biệt nhiều hơn nữa về các sự vật, hiện tượng đang
tìm hiểu. Trẻ rất hào hứng, thích thú, tập trung chú ý cao trong quá trình
tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá thế giới thực vật. Trẻ rất tích cực giơ tay
phát biểu, đưa ra ý kiến, quan sát, xem xét các sự vật, hiện tượng.
- Mức độ cao: 4 điểm:
Trẻ biết đặt câu hỏi cho cô, cho bạn trong quá trình tìm hiểu, khám phá
các đối tượng của thế giới thực vật, có mong muốn được giải đáp các thắc
15
mắc nêu ra. Trẻ thích thú, tập trung chú ý cao trong quá trình tiếp xúc,
tìm hiểu, khám phá thế giới thực vật. Trẻ tích cực đưa ra các ý kiến, tích
cực quan sát, xem xét các sự vật, hiện tượng.

- Mức đột khá: 3 điểm:
Trẻ thể hiện sự tò mò trước các đối tượng của thế giới thực vật như biết
nêu lên một vài câu hỏi, thắc mắc về thế giới thực vật. Trẻ ít biểu lộ sự
thích thú, có tập trung chú ý trong quá trình tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá
thế giới thực vật, xong đôi lúc còn xao nhãng. Trẻ có đưa ra ý kiến, quan
sát, xem xét các sự vật, hiện tượng nhưng giáo viên phải khích lệ, gợi
mở.
- Mức độ trung bình: 2 điểm
Trẻ thể hiện sự tò mò trước các đối tượng của thế giới thực vật nhưng
chưa biết đặt câu hỏi, chỉ biết lắng nghe câu hỏi và câu trả lời của cô, của
bạn. Trẻ cũng có biểu lộ sự thích thú, có tập trung chú ý trong quá trình
tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá thế giới thực vật nhưng thời gian ngắn và
không thường xuyên. Trẻ không giơ tay phát biểu, chưa tích cực khi
quan sát, xem xét các sự vật, hiện tượng, giáo viên còn phải nhắc nhở.
- Mức độ thấp: 1 điểm
Trẻ tỏ thái đột thờ ơ trong quá trình khám phá thực vật.
1.2.Thang đánh giá biểu hiện về khả năng nhận thức:
- Mức độ rất cao: 5 điểm
Trẻ tích cực huy động các giác quan, các thao tác tư duy tham gia vào
quá trình quan sát, so sánh, phân loại, suy luận, phỏng đoán, thử nghiệm,
nhận biết, phát hiện, giải thích,… các hiện tượng. Trẻ tích cực dùng lời
nói, hành động, hình vẽ… để biểu đạt điều mình suy nghĩ, phát hiện
được. Trẻ rất tích cực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết
các bài tập, tình huống, nhiêm vụ nhân thức mà cô hoặc trẻ đặt ra.
- Mức độ cao: 4 điểm
Trẻ biết vận dụng các giác quan, các thao tác tư duy cần thiết tham gia
vào quá trình khám phá. Trẻ biết biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết của mình
16
bằng một vài cách khác nhau để chia sẻ với cô, với bạn những điều suy
nghĩ, phát hiện được. Trẻ biết vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải

quyết nhiệm vụ nhận thức.
- Mức độ khá: 3 điểm
Trẻ có huy động một vài giác quan, thao tác tư duy, tham gia vào quá
trình khám phá. Trẻ biết dùng lời nói và cách khác để biểu đạt suy nghĩ,
hiểu biết của mình với cô, với bạn nhưng còn gặp khó khăn, cần được
gợi ý. Trẻ cần được giáo viên gợi mở mới biết vận dụng kiến thức, kỹ
năng đã có vào việc giải quyết các bài tập, tình huống, nhiệm vụ nhận
thức.
- Mức độ trung bình: 2 điểm
Trẻ có sử dụng một vài giác quan, thao tác tư duy tham gia vào quá trình
khám phá song cần sự gợi ý của cô. Trẻ có biểu đạt bằng lời nói nhưng
rất ít, không thường xuyên. Trẻ không vận dụng được kiến thức, kỹ năng
đã có vào việc giải quyêt nhiệm vụ nhận thức.
- Mức độ thấp: 1 điểm
Trẻ không thể hiện kỹ năng nhận thức của mình trong quá trình tìm hiểu,
khám phá thế giới thực vật.
1.3.Thang đánh giá biểu hiện về ý chí sáng tạo:
- Mức độ rất cao: 5 điểm
Trẻ rất tự tin, hoàn toàn chủ động, độc lập trong quá trình tìm hiểu, khám
phá thế giới thực vật. Trẻ có nỗ lực cao để hoàn thành nhiệm vụ. Trẻ có
cách giải quyết nhiệm vụ nhận thức riêng, trong đó có sự mới lạ.
- Mức độ cao: 4 điểm
Trẻ độc lập, tự tin trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Trẻ
nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Trẻ có cách giải quyết nhiệm vụ
nhận thức riêng.
- Mức độ khá: 3 điểm
Trẻ cần sự giúp đỡ của bạn, của cô trong khi giải quyết nhiệm vụ nhận
thức. Trẻ có nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ nhưng đôi lúc tỏ ra thiếu
17
kiờn trỡ, cn cú khớch l. Tr cn gi ý, hng dn ca cụ mi a ra

cỏch gii quyt nhim v nhn thc.
- Mc trung bỡnh: 2 im
Tr cha t mỡnh tỡm kim phng thc gii quyt cỏc nhim v nhn
thc, hon ton ph thuc vo hng dn ca giỏo viờn. Tr cú tham gia
gii quyt nhim v nhn thc nhng b d gia chng. Tr khụng a
ra c cỏch gii quyt nhim v nhn thc.
- Mc thp: 1 im
Tr hon ton th ng khi tham gia hot ng v khụng thc hin c
nhim v t ra.
3. Cỏch xp loi mc tớnh tớch cc nhn thc của trẻ 5 6 tuổi
trong hoạt động khám phá khoa học về động vật, thực vật.
+ Mc rt cao: 12 - 15 im.
+ Mc cao: 9- 11im.
+ Mc khỏ: 6 8 im.
+ Mc trung bỡnh: 3 5 im.
+ Mc thp: 0 2 im.
E. La chn phng ỏn, phng phỏp, phng tin thu thp thụng
tin
*/ i tng iu tra
- Điều tra trên giáo viên và số trẻ theo dự kiến tại các trờng mầm
non
*/ Phõn b:
Vi s tr d kin iu tra s phõn b tr theo chiu cnh nh sau:
Thnh phn Cỏn b
công chức
Cụng nhõn Nụng dõn Tiu thng
Buụn bỏn
S lng
%
*/ Phng phỏp, phng tin thu thp thụng tin

18
Trong quá trình đánh giá tính tích cực của trẻ, chúng tôi sử dụng
phối hợp nhiều phương pháp để thu thập, xử lý thông tin. Đó là:
- Sử dụng phiếu An - Ket
- Sử dụng phương pháp quan sát để ghi chép các hoạt động của giáo viên,
các biểu hiện của trẻ.
- Phương pháp đàm thoại với giáo viên và với trẻ.
- Phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu.
F. Cách xử lý số liệu đã thống kê
Bảng 1. Thống kê ý kiến giáo viên về việc sử dụng các biện pháp phát
huy tính tích cực của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học
STT Các biện pháp Mức độ sử dụng %
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
bao giờ
Bảng 2. Quan niệm của giáo viên về những biểu hiện đặc trưng của tính
tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học.
STT Biểu hiện tính tích cực nhận thức Số phiếu trả lời Tỉ lệ %
1 Hào hứng, hứng thú say mê hoạt
động
2 Tập trung chú ý vào hoạt động
3 Tích cực sử dụng các giác quan, các
thao tác tư duy
4 Thích đặt câu hỏi và có nhu cầu được
giải đáp
5 Hay giơ tay phát biểu…
Bảng 3: Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện tính tích cực của trẻ 5 – 6

tuổi trong hoạt động khám phá khoa học
STT Mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi
(tính theo điểm)
Thái độ nhận thức Kỹ năng nhận
thức
Ý chí, sáng tạo
19
Tiêu
chí 1
Tiêu
chí 2
Tiêu
chí 3
Tiêu
chí 1
Tiêu
chí 2
Tiêu
chí 3
Tiêu
chí 1
Tiêu
chí 2
Tiêu
chí 3
Nhận xét: Thông qua số liệu của từng bảng để chúng tôi nắm bắt được về
tình trạng thực tiễn về tính tích cực của trẻ trong hoạt động khám phá
khoa học, để từ đó làm căn cứ khoa học xây dựng các biện pháp vµ ứng
dụng vào thực tiễn tổ chức các hoạt động khám phá khoa học ở trường
mầm non.

20

×