Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những kiến thức cơ bản về ăn uống cho bà bầu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.68 KB, 7 trang )

Những kiến thức cơ bản về ăn uống
cho bà bầu

Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nước giúp bà bầu luôn mạnh khỏe
Trong thời gian mang thai, bạn phải luôn đặt trong tâm trí mình mục tiêu ăn uống
để có đủ năng lượng, dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi và giúp cơ thể bạn
vượt qua được những thay đổi thất thường.
Bạn ăn gì?
Ăn đa dạng phong phú các loại thực phẩm:
- Nhiều rau xanh và hoa quả với đủ các cách chế biến như salad, luộc, xào, hấp…
- Ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, mì sợi, gạo, khoai tây.
- Thực phẩm giàu protein như thịt lợn, gà, cá, trứng, đậu lăng.
- Thực phẩm giàu chất xơ, giúp ngừa bệnh táo bón như bánh mì, ngũ cốc, hoa quả
và rau xanh.
- Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi tiệt trùng, phó mát, sữa chua.
- Cắt giảm các loại thực phẩm như bánh ngọt, bánh quy vì chúng chứa nhiều
đường và chất béo, hơn nữa chúng có thể làm bạn béo phì.
Hấp thu vitamin và khoáng chất
Axit folic: Bạn cần hấp thu đủ 400mcg/ngày trong thời gian bạn muốn có thai cho
tới tận tuần thứ 12 của thai kì. Nếu bạn nào dùng các biện pháp tránh thai thì nên
hấp thu axit folic từ khi dừng biện pháp tránh thai khi muốn có con.
Bạn cũng nên ăn thực phẩm chứa axit folic như rau xanh, gạo nâu, bánh mì, ngũ
cốc cho bữa sáng. Axit folic được biết đến như nguồn dinh dưỡng làm giảm nguy
cơ bị dị tật thần kinh. Nếu bạn sử dụng phương thức hấp thụ axit folic tổng hợp thì
cần đảm bảo chúng không chứa dinh dưỡng vitamin A.
Nếu bạn đã từng bị những nguy cơ trên hoặc tiểu đường thì nên hấp thụ axit folic
nhiều hơn khoảng 5mg/ngày.
Sắt: Thai phụ có thể hấp thu đủ sắt từ thực phẩm hàng ngày. Bạn nên uống hoặc
hấp thu những thực phẩm chứa vitamin C như hoa quả và rau xanh cùng với
những bữa ăn giàu sắt. Nó sẽ giúp cho việc hấp thu sắt được tốt hơn.
Trà và cà phê sẽ làm cho cơ thể bạn khó hấp thu sắt, giảm hoặc bỏ hẳn những thức


uongs này trong bữa ăn sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng thiếu sắt cho cơ thể. Nếu
trong bữa ăn của bạn quá ít sắt, bạn nên hấp thu sắt tổng hợp.
Nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt là: thịt đỏ, đậu lăng, bánh mì, rau xanh, ngũ cốc
dinh dưỡng, gan động vật (tuy nhiên, khi mang thai, bạn nên hạn chế ăn gan).

Ngũ cốc dinh dưỡng rất cần thiết để tăng lượng tinh bột cho bạn
Vitamin D: Bạn cần hấp thu khoảng 10mcg vitamin D/ngày. Vitamin D có ít
trong thực phẩm nhưng lại được tìm thấy có nhiều trong ánh mặt trời mùa hè. Nếu
bạn ra ngoài trời nắng, hãy chắc chắn đội mũ và bảo vệ da bằng kem chống nắng.
Vitamin A: Không cần phải hấp thu vitamin A tổng hợp vì dầu cá chứa rất nhiều
vitamin A. Có quá nhiều vitamin A có thể làm hại cho thai nhi.
Ăn cá
Bạn có thể ăn đủ loại cá khi bạn mang thai. Cá chính là nguồn thực phẩm chứa
nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi. Bạn
cần hạn chế ăn một vài loại cá như: cá mập, kiếm, cá maclin.
Hạn chế ăn cá ngừ, chỉ ăn khoảng 170g/tuần.
Đó là vì cá mập, cá kiếm, cá maclin, cá ngừ chứa nhiều thủy ngân. Thủy ngân ảnh
hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Bạn cũng không nên ăn cá không rõ nguồn gốc, vì chúng có thể sống ở nơi ô
nhiễm. Không ăn quá nhiều cá, chỉ ăn khoảng 2 lần/tuần.
Còn những điều thú vị nên và không nên trong ăn uống khi bạn mang thai đang
chờ bạn ở phần 2 của bài.
Những thực phẩm không được ăn truyền từ tai người này tới tai người khác và rốt
cuộc tới tai bạn thì lại trở nên sai lạc. Những thông tin dưới đây giúp bạn bổ sung
kiến thức về việc ăn uống trong thời kì mang thai một cách đúng đắn.
Những thực phẩm nên tránh
Có rất nhiều thực phẩm nên tránh mà bà bầu không biết, cứ vô tư ăn như:
- Các loại phó mát: những loại phó mát chưa được tiệt trùng, phó mát từ sữa dê,
phó mát mềm xanh… Những loại này chứa nhiều vi khuẩn listeria, có hại cho thai
nhi.

- Pa-tê: Hạn chế pa-tê ngay cả bao gồm cả rau xanh vì nó chứa vi khuẩn listeria.
- Trứng sống hoặc trứng chưa chế biến kĩ: Hạn chế ăn trứng sống hoặc thực
phẩm chứa trứng chưa chế biến kĩ. Chỉ ăn trứng khi cả lòng trắng và lòng đỏ đã
được luộc chín. Điều này hạn chế bạn bị nhiễm salmonella, gây ngộ độc máu.
- Thịt tươi và thịt chưa được nấu chín: Chỉ ăn thịt đã nấu chín. Điều này đặc
biệt quan trọng đối với thịt gia cầm và các sản phẩm từ thịt được băm như xúc
xích. Luôn đeo găng tay khi chế biến thịt tươi, để riêng thịt tươi và thịt đã chế
biến, vì chúng chứa nhiều vi khuẩn có thể gây ngộ độc.

Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa sữa, phó mát chưa được tiệt trùng
- Hạn chế các sản phẩm chứa vitamin A và vitamin A tổng hợp: Bạn nên cố
gắng không hấp thu quá nhiều vitamin A. Điều này có nghĩa là, hạn chế ăn gan và
các sản phẩm chế biến từ gan như pa-tê và những sản phẩm vitamin A tổng hợp
hoặc dầu cá.
- Một vài loại cá: Như trên đã hướng dẫn bạn ăn cá, cá tốt cho sức khỏe nhưng
không ăn quá nhiều. Hạn chế các loại cá có nồng độ thủy ngân cao hoặc ở vùng bị
ô nhiễm nặng.
- Thực phẩm chưa nấu chín: Các món ăn như gỏi, nem, nộm chưa chín kĩ thì
không nên ăn.
- Nhuyễn thể tươi sống: Hạn chế ăn thực phẩm nhuyễn thể tươi sống vì chúng
chứa vi khuẩn độc hại và virus khiến bạn bị ngộ độc.
- Rượu và cà phê: Dừng ngay lại nếu bạn là một tín đồ của hai thực phẩm này.
Nếu bạn không thể bỏ ngay được việc uống rượu thì bạn chỉ nên uống 1-2
chén/tuần.
Hạn chế cả cà phê, bỏ hoàn toàn nếu có thể. Chất caffeine có trong cà phê, trà, sô
cô la, một vài thức uống năng lượng khác. Hấp thu một lượng lớn cà phê sẽ khiến
bạn sinh bé nhẹ cân, dẫn tới những rắc rối sức khỏe sau này. Cà phê được hấp thu
quá nhiều cũng liên quan tới việc bị sảy thai.

Hạn chế ăn sô cô la vì sô cô la chứa caffeine

Nếu không thể từ bỏ cà phê, bạn không nên uống quá 200mg/ngày.
Lượng caffeine có trong các loại thức uống trên là:
- 2 cốc cà phê hòa tan chứa 100mg caffeine.
- 1 cốc cà phê đặc chứa 140mg caffeine.
- 2 cốc trà chứa 75mg caffeine.
- 2 cốc cola chứa 40mg caffeine.
- 2 cốc thức uống năng lượng chứa 80mg caffeine.
- 50g sô cô la chứa 50mg caffeine. Caffeine có trong sữa sô cô la ít hơn một nửa.
Chú ý tới đậu phộng
Cũng chưa có nghiên cứu khoa học rõ ràng chỉ ra rằng nếu bạn ăn đậu phộng hoặc
không ăn chúng khi mang thai sẽ ảnh hưởng tới việc trẻ sinh ra bị dị ứng đậu
phộng.
Bạn có thể nghe một số người nó rằng, bạn không nên ăn đậu phộng trong thời
gian mang thai và cho con bú. Bởi vì nếu như bạn có tiền sử hen suyễn, eczema, dị
ứng thực phẩm mà ăn đậu phộng thì sẽ tăng nguy cơ bé bị dị ứng đậu phộng.

×