Hà Nội - Bảo Tàng Mỹ thuật
Ngôi nhà 66 Nguyễn Thái Học từ ngày 24/6/1966 chính thức trở thành Viện Bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam. Với khoảng 1 vạn tác phẩm, hiện vật gốc, hiện vật phục
chế, phiên bản, tranh ảnh, bảo tàng trưng bày tại 16 phòng với nội dung:
Mỹ thuật các dân tộc trong đại gia đình tổ quốc Việt Nam.
Mỹ thuật Việt Nam thời đại nguyên thuỷ và cổ đại (thời đại đá mới, thời đại
đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt).
Mỹ thuật Việt Nam thời phong kiến (thế kỷ 11 - 18).
Nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam (những tác phẩm tiêu biểu từ thế kỷ 11
đến thế kỷ 19).
Tranh dân gian Việt Nam.
Mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật trang trí dân gian Việt Nam.
Mỹ thuật Công nghệ Việt Nam hiện đại.
Mỹ thuật Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8/ 1945.
Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn chống Pháp (1946 - 1954).
Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1954 đến nay.
Ngoài ra, Bảo tàng còn có những sưu tập từ các triển lãm mỹ thuật chuyên đề từ
Trung ương đến địa phương như nghệ thuật điêu khắc đá cổ Việt Nam, nghệ thuật
thời đại đồ đồng, nghệ thuật gốm cổ Việt Nam, tranh dân gian, tranh các dân tộc ít
người, tranh sơn mài, sơn dầu, điêu khắc. Một số sưu tập nghệ thuật thế giới cổ đại
và cận - hiện đại qua các phiên bản
Viện Bảo tàng Mỹ thuật là một kho sử sống động về quá trình hình thành phát
triển của mỹ thuật Việt Nam.
- Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Vị trí: Số 1 Tràng Tiền, gần hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ðặc điểm: Lưu giữ và trưng bày các hiện vật về lịch sử đất nước và con người
Việt Nam.
Ở ngay đầu phố Tràng Tiền, số nhà 1, phía sau Nhà hát Thành phố, nơi đây
nguyên là nhà bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ do người Pháp lập ra
nǎm 1932.
Giờ mở cửa:
Mở cửa các ngày trong tuần:
Sáng: 8:00 đến 11:30
Chiều: 13:30 đến 16:30 Ngày ấy, nhà bảo tàng này là nơi trưng bày những đồ
cổ, thu thập được ở các nước Đông Nam Á. Nǎm 1958 người Pháp bàn giao lại
ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
được thành lập. Sau nhiều nǎm chỉnh lý, bổ sung, ngày nay viện đã trở thành
một trung tâm vǎn hoá, nghiên cứu và giới thiệu lịch sử bằng hiện vật quan
trọng.
Trong hai tầng, hàng nghìn hiện vật được trưng bày theo thứ tự thời gian. Gian
đồ đá bày những công cụ lao động và chiến đấu bằng đá đẽo, đá mài, chứng tích
của thời kỳ "ông tổ loài người" mới vứt bỏ lốt áo thú mà mang bộ áo con người.
Chiếc rìu tay bằng đá đẽo chế tác cách đây chừng ba bốn mươi vạn nǎm tìm
thấy ở núi Đọ (Thanh Hoá) đã chứng minh rằng Việt Nam là một trong những
cái nôi cổ sơ của loài người.
Gian đồ đồng nổi tiếng với những chiếc trống đồng đủ kiểu đủ loại, mà tiêu biểu
nhất là trống đồng Ngọc Lũ đường bệ và thanh tú. Đã có biết bao công trình
nghiên cứu của học giả Việt Nam và thế giới về trống đồng thông qua tìm hiểu hoa
vǎn, chạm khắc, công dụng, kỹ thuật chế tạo Rồi còn các rìu, mũi lao, dao gǎm,
giáo bằng đồng và nhiều loại vũ khí khác mà niên đại tương ứng với thời các vua
Hùng dựng nước. Nơi đây còn có những mũi tên đồng Cổ Loa từ thế kỷ 2 trước
công nguyên, thanh mảnh nhưng lắm gai lắm ngạnh từng khiến cho bọn xâm lược
phương Bắc khiếp sợ phải gọi là mũi tên thần.
Cũng từ đó, suốt hai nghìn nǎm lịch sử Việt Nam là hai nghìn nǎm liên tục
chống giặc ngoại xâm. Các tấm ảnh chụp những đình, miếu, lǎng mộ, thành
quách, các chân dung danh nhân, danh tướng, các vǎn kiện, danh ngôn, các hiện
vật gốc tất cả nói lên ý chí quật cường của dân tộc bằng tiếng nói riêng, với
sức thuyết phục riêng của chúng.
Bảo tàng lịch sử là pho sử bằng hiện vật, đã kể lại một cách sinh động cho
người tham quan hiểu biết thêm về lịch sử giữ nước và dựng nước của người
Việt Nam từ thuở ban đầu khai sáng đến ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ
cộng hoà nǎm 1945.
Hà Nội - Bảo Tàng Quân Đội
Bảo tàng quân đội nằm trên đường Điện Biên Phủ, nơi trước đây là trại lính của
quân đội viễn chinh Pháp đã được sửa chữa lại trên diện tích 10.000m
2
và diện tích
trưng bày là 2.000m
2
gồm 30 phòng, mở cửa vào ngày 22/12/1959.
Bảo tàng Quân đội là nơi trưng bày những hiện vật và tài liệu giới thiệu quá trình
ra đời và trưởng thành của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam qua các thời
kỳ lịch sử.
Hiện vật về truyền thống đánh giặc giữ nước của các thời đại trước.
Thời kỳ thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, thời kỳ tiền khởi nghĩa với
những vũ khí thô sơ.
Giai đoạn trưởng thành của Vệ quốc đoàn và Quân đội nhân dân Việt Nam
thời kỳ 1946-1954, với những vũ khí, trang bị, sa bàn, bản đồ của các trận
đánh lớn, đặc biệt là những hiện vật về chiến dịch Điện Biên Phủ.
Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đến năm
1975.
Đặc biệt có những bản đồ, những sa bàn về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Những hiện vật quý về các trận đánh và những chiến sỹ anh hùng trong lực lượng
vũ trang
được trưng bày tại đây. Bên ngoài nhà trưng bày là những hiện vật lớn: những vũ
khí nặng thu được của địch, những mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó có
mảnh xác máy bay B52