Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

thông tin giáo dục sức khỏe - SARS - Hiểu biết và phòng bệnh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208 KB, 13 trang )


SARS - Hiểu biết và phòng bệnh

THÔNG TIN CHUNG

1/. SARS là gì?
SARS là chữ viết tắt của Severe Acute Respiratory Syndrome của hội chứng viêm
đưởng hô hấp cấp tính nặng do vi rút. SARS biểu hiện bằng hội chứng viêm phổi
không điển hình do biến chủng mới của vi rút corona gây ra. Dịch bệnh SARS đã
hoành hành tại khoãng 32 quốc gia trên thế giới.
2/. Nguyên nhân gây ra bệnh SARs là gì?
SARS gây ra do biến chủng mới của vi rút corona. Ðây là nhóm vi rút thường gây
ra các nhiễm khuẩn đường hô hấp, là tác nhân thường gặp thứ hai gây ra cảm cúm
thông thường sau họ Rhinovirus.
3/. Bệnh SARS có dẫn tới tử vong?
Trong một vài trưởng hợp bệnh dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, chẩn đoán sớm và
điều trị kịp thời sẽ làm tăng khả năng hồi phục. Cho đến khi toàn thế giới tuyên bố
đã khống chế thành công dịch bệnh SARS ngày 5/7/2003, số mắc và tử vong trên
thế giới 8422/916. Tỷ lệ tử vong là 11%.
4/. Thời gian ủ bệnh cua SARS là bao nhiêu lâu?
Theo WHO, thời gian ủ bệnh của SRAS thông thường từ 2-10 ngày. Tại Việt nam
có một trường hợp ghi nhận thời gian ủ bệnh trên 10 ngày.
5/. Các triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh SARS là gì?
Các triệu chứng lâm sàng ban đầu của SRAS là:
Sốt cao trên 38
0C

Ho khan
Khó thở hoặc thở nhanh nông.
6/. Làm thế nào để phân biệt ca bệnh nghi ngờ và ca bệnh xác định nhiễm
SARS?


Ca bệnh nghi ngờ:
Có biểu hiện triệu chứng của SARS như câu 5 và có tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân
SARS hoặc có du lịch tới khu vực có dịch.
Ca bệnh chắc chắn SARS:
Là các trường hợp ca bệnh nghi ngờ cộng thêm với dấu hiệu trên X uang có biểu
hiện viêm phổi và tổn thương trên X quang thay đổi nhanh hoặc có các dấu hiêu
của hội chứng SHH cấp
7/. Từ "Người tiếp xúc gần gũi" có nghĩa như thế nào?
Theo WHO người tiếp xúc gần gũi có nghĩa:
Chăm sóc người mắc SARS.
Chung sống với người mắc SARS.
Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp hoặc dịch tiết cơ thể khác của người
mắc SARS.
CHẨN ÐOÁN- PHÁT HIỆN - SÀNG LỌC

8/. Ðã có các test chẩn đoán bệnh SARS chưa?
Hiện tại đã có nhiều phòng thí nghiệm lớn trên thế giới đã phát triển các Kit chẩn
đoán bệnh SARS. Tuy nhiên mỗi loại cũng có những hạn chế nhất định của nó.
Các nghiên đang được tiến hành để tìm ra các xét nghiệm nhanh và chính xác hơn.
Tại Việt nam, Viện VSDT Trung Ương cũng đã tìm ra thử nghiệm chẩn đoán
SARS, để có kết quả cũng phải mất khoảng 5 giờ và kết quả âm tính cũng chưa
chắc loại trừ được SARS.
9/. Tôi không tiếp xúc với bệnh nhânSARS và cũng không đi du lịch tới những
khu vực có dịch SARS, tôi có thể bị mắc bệnh không?
Nguy cơ mắc bệnh của bạn rất thấp.
10/. Tôi có thể đến đâu khám và tư vấn nếu tôi bị sốt?
Nếu bạn không tiếp xúc với bệnh nhân SARS và cũng không đi du lịch tới những
khu vực có dịch, nếu bạn sốt, bạn có thể đến bất cứ cơ sở y tế nào gần địa chỉ nơi
bạn ở để thăm khám và tư vấn.
Nếu bạn tiếp xúc với bệnh nhân SARS và có đi du lịch tới những khu vực có dịch,

nếu có biểu hiện sốt bạn cần thông báo ngay cho Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh/
thành phố nơi bạn cư trú để được cách ly trên địa bàn.
11/. Việc thăm khám và sàng lọc được tiến hành như thế nào?
Việc thăm khám và sàng lọc bao gồm khám nghiệm lâm sàng, thử máu và chụp X
quang. Những người nghi ngờ sẽ được tiếp tục cách ly, theo dõi và làm thêm một
số xét nghiệm khác.
12/. Việc điều trị SARS tại các bệnh viện nhà nước có phải trả tiền không?
Không, tất cả bệnh nhân mắc bệnh SARS trong thời gian vừa qua đều được điều
trị miễn phí.
CĂN NGUYÊN CỦA DỊCH BỆNH SARS

13/. Vi rút gây dịch bệnh SARS có thể sống ngoài môi trường bao nhiêu lâu?
Các nghiên cứu ban đầu cho thấy vi rút có thể sống ngoài môi trưởng nhiều ngày.
Tuy nhiên, thời gian tồn tại ngoài môi trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các
yếu tố này là loại nguyên, vật liệu hoặc dịch cơ thể chứa đựng vi rút và điều kiện
thời tiết khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm
14/. Những hóa chất gì có thể tiêu diệt được SARS -CoV?
Hiện tại, chưa có hoá chất nào đăng ký tại tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ
(EFA) dùng trong môi trường có khả năng tiêu diệt được loại vi rút này. Tuy nhiên
các vi rút khác có cấu trúc hóa học và lý học tương tự có thể bị tiêu diệt bởi dung
dịch có chứa chất tẩy, amoniac hoặc cồn. Các dung dịch sát khuẩn này cần được
sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
15/. Họ Coronavirus là nguyên nhân gây ra các biểu hiện bệnh nhẹ như cảm
cúm thông thường, tại sao loại vi rút mới như SARS-CoV có thể gây bệnh nặng
như vậy?
Hiện tại chưa có đủ thông tin về loại vi rút mới này để có thể xác định được đầy
đủ các bệnh mà vi rút mới này có thể gây ra. Trong một vài trường hợp,
Coronavirus có liên quan đến viêm phổi ở người, đặc biệt ở những người có liên
quan đến viêm phổi ở người, đặc biệt ở những người có suy giãm hệ thống miễn
dịch. Vi rút này còn gây ra bệnh nặng trên động vật như : chó, mèo, lợn, chuột và

chim.
BÙNG PHÁT DỊCH VÀ SỰ LÂY TRUYỀN

16/. Dịch bệnh SARS lây truyền bằng đường gì?
Hiện tại, đường lây truyền được biệt là qua hạt nước bọt của người bệnh sang
người lành vì vậy bạn có nguy cơ mắc bệnh nếu bạn đã từng tiếp xúc với người
bệnh hoặc đến các khu vực có dịch.
17/. Vi rút Corona gây bệnh SARS có lây truyền qua không khí không?
Các bằng chứng hiện tại cho thấy vi rút corona gây bệnh SARS không lây truyền
qua không khí. Khả năng lây truyền của căn bệnh này kém hơn so với cúm, là
bệnh lây qua không khí.
18/. Nguy cơ mắc bệnh SARS có như nhau đối với mọi người không?
Nguy cơ mắc bệnh nói chung như nhau đối với tất cả mọi người nếu có tiếp xúc
với người mắc bệnh hoặc đi đến khu vực có dịch. Tuy nhiên, khi mắc bệnh thì mỗi
người có khả năng đề kháng khác nhau đối với vi rút corona nên các biểu hiện
bệnh có thể nặng nhẹ hoặc có thể dẫn tới tử vong tuỳ theo thể trạng và các bệnh lý
sẵn có của người đó.
ÐIỀU TRỊ, VẮC XIN VÀ CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG
19/ Hiện tại có vắc xin phòng bệnh SARS không?
Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh. Các nghiên cứu đang được tiến hành trên thế
giới để tìm ra vắc xin phòng bệnh.
20/ Làm thế nào để tự phòng lây nhiễm dịch bệnh SARS?
Cách tốt nhất để phòng tránh nhiễm SARS là tuyệt đối không tiếp xúc với người
bệnh , không đi đến khu vực có dịch, đồng thời phải thực hiện tốt vệ sinh cá nhân
bao gồm rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng, không dùng tay giụi
mắt, ngoáy mũi và đưa vào miệng khi chưa rửa sạch, khi ho hay hắt hơi cần dùng
khăn tay hoặc giấy che miệng và mũi lại. Ngoài ra cần ăn uống đầy đủ chất, nghỉ
ngơi hợp lý và tập thể dục đều đặn , giữ cho cơ thể khỏe mạnh và tăng cường hệ
thống miễn dịch của cơ thể.
21/ Có cần đeo khẩu trang phòng chống SARS ở nơi công cộng không?

Trong thời gian có dịch thì tốt nhất nên đeo khẩu trang nếu bạn phải đi đến những
nơi công cộng để đề phòng nguy cơ lây nhiễm mặc dù rất thấp do tất cả các bệnh
nhân, người tiếp xúc đều đã được quản lý tốt tại các cơ sở y tế. Hiện tại không cần
đeo khẩu trang phòng chống SARS tại nơi công cộng trừ khi bạn dùng khẩu trang
cho các mục đích khác để chống ô nhiễm không khí. . Tuy nhiên tại các cửa khẩu,
trong các phòng khám tại bệnh viện và những khu vực có nguy cơ khác, các cán
bộ y tế nên dùng khẩu trang thường xuyên.
22/ Trong tình hình hiện nay, khi nào cần phải đeo khẩu trang?
Khi bạn có biểu hiện nghi ngờ SARS như : sốt cao trên 38 độ C, ho khan, thở
nhanh . thì tốt nhất nên đeo ngay khẩu trang phòng chống SARS và đến ngay cơ
sở y tế gần nhất để được khám và xử trí kịp thời.
23/ Loại khẩu trang nào được coi là đủ tiêu chuẩn phòng chống SARS?
Khẩu trang N95 là loại khẩu trang tốt nhất hiện nay vì có màng lọc vi rút. Ngoài ra,
Việt Nam cũng đã tự sản xuất được khẩu trang có chất lượng tương tự như loại
khẩu trang N95, đó là khẩu trang do trung tâm nhiệt đới Việt - Nga sản xuất, hiện
đang có bán tại một số cửa hàng dược và thiết bị y tế lớn.
24/ Hiện nay đã có cách điều trị SARS đặc hiệu chưa?
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, cách điều trị chủ yếu là điều trị
triệu chứng, dự phòng bội nhiễm và hỗ trợ hô hấp. Các thuốc kháng vi rút tỏ ra ít
có hiệu quả.
KIỂM TRA NHIỆT ÐỘ CƠ THỂ

25/ Kiểm tra nhiệt độ cơ thể là gì?
Là phương pháp kiểm tra nhiệt độ cơ thể để phát hiện các biểu hiện sốt, là triệu
chứng thường gặp của các bệnh nhiễm trùng. Qua theo dõi và điếu tra, 100% bệnh
SARS đều có triệu chứng sốt, là biểu hiện lâm sàng đầu tiên, vì vậy kiểm tra nhiệt
độ cơ thể để phát hiện sớm bệnh SARS là biện pháp phát hiện sớm các trường hợp
mắc SARS.
26/ Những nơi nào bắt buộc phải kiểm tra nhiệt độ cơ thể?
Tại các cửa khẩu nơi co khách nhập cảnh đến từ khu vực có dịch và đối với cả

khách xuất cảnh.
Tại các cơ sở điều trị cách ly.
Tại nhà đối với các trường hợp phải tự cách ly.
Tại nơi công cộng : cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học, khách sạn, hội nghị,
hội thảo. trong trường hợp dịch đã lan ra cộng đồng.
27/ Nếu có dấu hiệu sốt cao thì sẽ phải làm gì?
Qua kiểm tra nhiệt độ cơ thể, nếu bạn có biểu hiện sốt cao trên 38 độ C thì bạn sẽ
được đưa ngay đến cơ sở điều trị cách ly tại cửa khẩu, sân bay, hải cảng nơi bạn
xuất, nhập cảnh hoặc các cơ sở điều trị cách ly sẵn có trên địa bàn để tiếp tục theo
dõi, chẩn đoán (chụp X quang phổi và một số xét nghiệm khác). Nếu bạn :
Chắc chắn bị nhiễm SARS thì bạn sẽ được đưa ngay đến cơ sở điều trị bệnh nhân
SARS trên địa bàn. Ví dụ tại Hà nội là Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, tại
các tỉnh là khoa Lây- bệnh viện tỉnh.
Nghi ngờ nhiễm SARS thì thì bạn sẽ phải tiếp tục được theo dõi y tế trong thpời
gian 10 ngày tại các cơ sở điều trị.
28/ Có điều gì cần chú ý đối với cán bộ kiểm tra nhiệt độ?
Cán bộ làm nhiệm vụ có tiếp xúc với những người có sốt cao, cần rửa tay bằng xà
phòng hoặc các dung dịch sát trùng sau mỗi ca trực. Cần đeo khẩu trang trong khi
làm nhiệm vụ.
29/ Loại nhiệt kế nào dùng tốt nhất cho việc kiểm tar nhiệt độ này?
Có thể dùng một trong các loại sau:
Nhiệt kế thông thường
Nhiệt kế cặp tai hoặc nhiệt kế trên trán cho kết quả nhanh.
Máy đo nhiệt độ dùng hồng ngoại
30/ Những điều cần lưu ý để đo nhiệt độ chính xác là gì?
Ðể có kết quả đo nhiệt độ cơ thể chính xác, bạn cần nghỉ 15 phút sau khi hút thuốc
lá, ăn, uống những thức ăn hoặc nước nóng, lạnh , nghỉ 1 giờ sau khi tập thể dục
hoặc tắm nước nóng, đặc biệt khi sử dụng nhiệt kế thông thường để đo.
BỆNH NHÂN SARS


31/ Những người đã khỏi bệnh SARS có thể bị mắc trở lại không?
Những bằng chứng hiện tại cho thấy những người đã hồi phục thì không mắc bệnh
trở lại nữa trừ khi người đó tiếp xúc trở lại với nguồn bệnh ( người mắc SARS
hoặc đi đến khu vực có dịch SARS).
32/ Khi nào thì bệnh nhân SARS có thể xuất viện?
Bệnh nhân SARS được điều trị trong các cơ sở điều trị, khi hết các triệu chứng
lâm sàng và hết sốt thì được chuyển sang khu vực đệm để tiếp tục theo dõi trong
thời gian 10 ngày, nếu không có sốt trở lại, thể trạng khỏe mạnh bình thường thì
được xuất viện.
33/ Những bệnh nhân đã mắc SARS có khả năng miễn dịch với bệnh không?
Các nghiên cứu hiện tại cho thấy, nhìn chung những người mắc bệnh khi hồi phục
đều có kháng thể kháng vi rút trong huyết thanh.
KIỂM DỊCH Y TẾ

34/ Nếu trở về Việt Nam từ khu vực có dịch SARS thì phải làm gì?
Trong thời gian có dịch:
Giấy chứng nhận sức khỏe của nước sở tại là không mắc SARS.
Khai tờ khia kiểm dịch y tế đối với khách nhập - xuất cảnh Việt Nam.
Ðược kiểm tra nhiệt độ cơ thể khi nhập cảnh.
Thực hiện cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà trong thời gian 10 ngày.
Khi dịch SARS đã được khống chế thành công trên thế giới:
Khai tờ khai kiểm dịch y tế đối với khách nhập -xuất cảnh Việt Nam.
Ðược kiểm tra nhiệt độ cơ thể khi nhập cảnh.
35/ Ðối tượng nào thì sẽ phải cách ly trong thời gian 10 ngày?
Người nhập cảnh từ khu vực có dịch.
Bệnh nhân SARS sau khi hồi phục và xuất viện cần theo dõi tiếp tục tại cơ sở điều
trị hoặc tại nhà.
36/ Mục đích của cách ly tại nhà là gì?
Ðể khống chế nguồn lây của dịch bệnh SARS. Những người phải cách ly at5I nhà
là những người không bị bệnh nhưng có tiếp xúc với nguồn lây nên có nguy cơ

mắc bệnh. Cách ly là để làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
37/ Những cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi người cách ly tại nhà?
Cơ quan Y tế địa phương (trạm y tế xã/phường, trung tâm y tế quận/huyện, trung
tâm y tế dự phòng tỉnh/thành phố) với sự phối hợp của các cơ quan chức năng
khác như công an, văn hóa.
38/ Phải làm gì khi bạn bị cách ly tại nhà?
Không được đi ra ngoài trong thời gian cách ly.
Kiểm tra nhiệt độ 2 lần/ngày và theo dõi các triệu chứng lâm sàng.
Cung cấp các thông tin chính xác về bản thân cho cơ quan y tế.
Giảm tối thiểu các tiếp xúc với người nhà, nếu có tiếp xúc phải đeo khẩu trang.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
DU LỊCH

39/ Hiện tại, Tổ chức Y tế thế giới có hạn chế du lịch vì dịch bệnh SARS không?
Hiện tại thì không bởi vì tất cả các quốc gia đã khống chế thành công dịch SARS.
Nhưng trước đây khi có dịch xảy ra, Tổ chức y tế thế giới chỉ khuyến cáo đối với
khách du lịch tạm thời không nên đến hoặc hoãn tất cả các chuyến đi không cần
thiết đến khu vực đang có dịch SARS.
40/ Trong trường hợp vẫn phải đến khu vực có dịch vì lý do công tác thì cần
phải làm gì để phòng tránh lây nhiễm SARS?
Ðiều đầu tiên, có thể nói chung với tất cả các bệnh nhiễm trùng là thực hiện tốt vệ
sinh cá nhân, đặc biệt là rửa sạch tay thường xuyên. Cần thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn khác. Hạn chế tiếp xúc với các đám
đông, đeo khẩu trang ở những khu vực công cộng. Theo dõi nhiệt độ cơ
thểbthường xuyên để phát hiện sớm các biểu hiện sốt. Cần có số điện thoại của cơ
quan y tế để kịp thời tư vấn và khám khi cần thiết.
41/ Nếu quốc gia nơi đến yêu cầu phải có giấy chứng nhận sức khỏe là không
mắc bệnh SARS, sẽ phải đến đâu khám và lấy giấy chứng nhận này?
Theo quy định của Bộ Y tế, 3 cơ sở y tế được phép cấp giấy chứng nhận là:
Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới tại Hà Nội.

Bệnh viện trung ương Huế, tại thành phố Huế.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tại thành phố Hồ Chí Minh.
42/ Nếu đi trên cùng chuyến bay hoặc phương tiện vận tải khác về Việt Nam, có
người nghi ngờ bị nhiễm SARS thì các thủ tục về y tế đối với tôi như thế nào?
Ðầu tiên phải hoàn chỉnh tờ khai kiểm dịch y tế đối với khách nhập xuất cảnh Việt
Nam để xem bạn có các biểu hiện nghi ngờ mắc SARS hay không. Sau đó khi đến
cửa khẩu bạn sẽ được kiểm tra nhiệt độ cơ thểvaà bạn sẽ được cơ quan y tế theo
dõi sức khỏe trong thời gian 10 ngày. Trong thời gian trên nếu bạn có dấu hiệu
nghi ngờ thì bạn sẽ được đưa ngay đến cơ sở y tế để khám và xử trí kịp thời.
43/ Hiện tại đi du lịch đã an toàn chưa?
Hiện tại, có thể đi du lịch tới tất cả các nước màkhông hề lo ngại bị mắc
SARS. Tuy nhiên cần thận trọng khi tới các khu vực có ổ dịch cũ và đặc biệt
theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới dịch bệnh SARS có thể bùng phát trở
lại khi mùa đông tới.



×