Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

nghiên cứu sự biến đổi nồng độ protein phản ứng c độ nhạy cao ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 69 trang )


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một trong những bệnh hô
hấp thường gặp. Hàng năm có hàng triệu người bị bệnh này và sự tốn kém về
kinh phí và xã hội rất lớn [17]. Nhiều nghiên cứu về dịch tễ học mới đây của
Châu Âu và Bắc Mỹ đã chỉ ra tỷ lệ tăng cao của BPTNMT từ 2-12% trong
dân chúng, 5-10% người lớn. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng 20-30% trường
hợp chưa được chẩn đoán.
Năm 1990 cuộc điều tra được sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
và Ngân hàng Thế giới đã báo cáo về các con số người mắc bệnh trên thế giới
là 93,4/100.000 nam và 73,3/100.000 nữ. Tỷ lệ này thay đổi ở những quốc gia
theo sự tiêu thụ thuốc lá và vùng dịch tễ đang nới rộng ở những quốc gia chậm
phát triển. BPTNMT là nguyên nhân thứ tư gây tử vong trên thế giới và dự
đoán đến năm 2020 nó sẽ đứng hàng thứ ba, và đặc biệt liên quan đến những
người trên 45 tuổi. BPTNMT là một trong 12 nguyên nhân của gánh nặng bệnh
tật trên thế giới, và nó sẽ lên đứng hàng thứ 5 trong những năm 2020 [8].
Năm 2001, Viện Huyết học Tim mạch Hô hấp Hoa kỳ và WHO đưa ra:
"Chương trình khởi động toàn cầu về BPTNMT" viết tắt là GOLD.
Tại châu Á, tần suất bệnh gia tăng trong những năm 90, tỷ lệ bệnh tuỳ
theo mức độ hút thuốc lá ở các nước khác nhau. Ở Singapor là 1,6%, Nhật là
7,6%, Trung Quốc tỷ lệ hút thuốc cao nên tỷ lệ bệnh cũng cao 6,7%.
Tại Việt Nam BPTNMT có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tại
khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai BPTNMT chiếm đến 26% số người điều trị
nội trú. Ghi nhận tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh
trong 03 năm từ 2000 đến 2002, số bệnh nhân tương ứng là 2200; 3077; 4210.
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, 20% bệnh nhân trong khoa Hô hấp mắc BPTNMT.

2
Một nghiên cứu do công ty Bochringer Ingelheim thực hiện tại 6 quốc gia


châu Á (Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Indonesia)
vừa được công bố cho thấy: 40% những người hút thuốc lá ở Việt Nam có các
triệu chứng ho, khó thở nhưng lại không lưu tâm tới chúng, 78% cảm thấy
chưa nghiêm trọng đến mức đi khám bác sĩ. Những người đó không biết rằng
các triệu chứng đó có thể là khởi đầu của một căn bệnh không thể chửa lành
và gây tử vong nhanh: BPTNMT.
Trong BPTNMT có nhiều nguyên tố viêm như interleukin 6 (IL6),
interleukin8 (IL8), interleukin B4 (IL B4), yếu tố hoại tử u anpha (TNF) và
C-reactive protein (CRP) [3],[5]. Để làm rõ vai trò của hs-CRP huyết thanh
trong chẩn đoán các bệnh nhiểm trùng, đặc biệt là nhiểm trùng do vi khuẩn
nói chung và trong BPTNMT nói riêng một số tác giả đã có những công trình
nghiên cứu.
Nghiên cứu về vai trò của hs-CRP huyết thanh trong việc theo dõi đánh
giá diễn tiến bệnh của BPTNMT chưa được thực hiện nhiều trong nước.Đây
là một xét nghiệm có thể thực hiện được ở nhiều nơi và chi phí không cao, vì
vậy chúng tôi muốn tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu sự biến đổi
nồng độ Protein phản ứng C độ nhạy cao ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính giai đoạn ổn định".
Qua đề tài trên chúng tôi muốn nghiên cứu với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát sự biến đổi nồng độ hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với mức
độ khó thở và tương quan giữa hs-CRP huyết thanh với: khí máu (PaO2,
PaCO2, SaO2,HCO3
-
và pH máu) và hút thuốc lá.

3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
1.1.1. Định nghĩa
Theo GOLD, BPTNMT là một tình trạng bệnh đặc trưng bởi sự giới hạn
của đường dẫn khí mà tình trạng giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Giới
hạn đường dẫn khí thông thường tiến triển dần dần và đi kèm với đáp ứng
viêm bất thường của phổi đối với những phần tử hay khí độc [3].
BPTNMT bao gồm viêm phế quản mạn và khí phế thũng
+ Viêm phế quản mạn được định nghĩa là bệnh có sự gia tăng tiết dịch
phế quản với ho mạn tính và khạc đàm ít nhất là 3 tháng trong 1 năm, trong 2
năm liên tiếp [5], [4].
+ Khí phế thũng được định nghĩa là sự giãn nở do phá huỷ vĩnh viễn từ
những khoảng khí đầu xa đến những tiểu phế quản tận cùng mà không có sự
xơ hoá rõ ràng.
Sự chẩn đoán BPTNMT căn cứ vào triệu chứng ho, khạc đàm, khó thở và
hay là có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Sự chẩn đoán được xác định
bằng phế dung kế. Sau khi dùng thuốc giãn phế quản mà FEV1<80% so với
trị số dự đoán phối hợp với FEV1/FVC <70% chứng tỏ có một sự giới hạn
lưu lượng khí, sự giới hạn này không hoàn toàn hồi phục.
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân
Những yếu tố nguy cơ của BPTNMT bao gồm những loại yếu tố ký chủ
và những yếu tố tiếp xúc môi trường và bệnh thường khởi phát từ sự tác động
qua lại của 2 yếu tố này.

4
Vai trò giới tính là yếu tố nguy cơ của BPTNMT nhưng cơ chế chưa rõ.
Trước đây hầu hết những nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn
ở nữ, trong những nghiên cứu gần đây từ những nước đã phát triển cho thấy
tỷ lệ mắc bệnh ở nam tương đương nữ điều này xảy ra có lẽ do hút thuốc lá.
Một số nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng nữ giới có tính nhạy cảm đối

với thuốc lá cao hơn ở nam giới. Tuy nhiên đôi khi tỷ lệ nam giới cao hơn nữ
trong giai đoạn tiến triển của bệnh [5].
1.1.2.1. Những yếu tố ký chủ
* Genes: Những yếu tố di truyền làm gia tăng nguy cơ phát triển BPTNMT.
Yếu tố di truyền đáng lưu ý nhất là thiếu hụt bẩm sinh 1 -antitrypsine. Sự phát
triển sớm và nhanh khí phế thủng toàn tiểu thuỳ và sự giảm chức năng hô hấp
xảy ra ở người hút thuốc lá hay không hút thuốc lá.
* Sự tăng đáp ứng phế quản: ảnh hưởng đến BPTNMT là không rõ. Sự gia
tăng đáp ứng phế quản có thể cũng phát triển sau khi tiếp xúc với khói thuốc
lá hay với những chất kích thích ở môi trường.
* Sự tăng trưởng phổi: Liên hệ với quá trình xảy ra trong giai đoạn mang
thai, cân nặng lúc sinh và sự tiếp xuc với môi trường trong thời kỳ thiếu niên
làm chức năng hô hấp giảm tối đa có thể gặp ở một số người. Điều đó làm gia
tăng nguy cơ cho sự hình thành và phát triển BPTNMT.
1.1.2.2. Những yếu tố tiếp xúc
* Hút thuốc lá
Liên hệ rất chặt chẻ với BPTNMT, điều này xảy ra có lẽ là do những yếu
tố di truyền. Đây là nguyên nhân chủ yếu nhất, chiếm 80-90% các trường hợp
BPTNMT xảy ra ở người có tiền sử hút thuốc lá. Tuy nhiên chỉ có 15-20%
người hút thuốc lá bị BPTNMT. Có nhiều cơ chế gây ra BPTNMT ở người
hút thuốc lá. Viêm phế quản và gia tăng bạch cầu đa nhân trung tính, giảm

5
hoạt tính của -1Antitrypsine, biến đổi khả năng lọc của tiêm mao. Người ta
nhận thấy có sự liên quan giữa số lượng thuốc lá và độ trầm trọng của bệnh. Ở
những người hút thuốc lá tốc độ giảm FEV1 hằng năm và tỷ lệ tử vong cao
hơn ở những người không hút thuốc lá. Những người hút thuốc pipe hay xì gà
cũng có bệnh suất và tử suất do BPTNMT cao hơn người không hút thuốc lá,
tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn người hút thuốc lá có giấy. Đối với thuốc lá
thụ động, trẻ em trong gia đình có người hút thuốc lá bị các bệnh về đường hô

hấp nhiều hơn trẻ em trong gia đình không có người hút thuốc lá do sự gia
tăng gánh nặng toàn thể phổi do hít phải những hạt và khí. Hút thuốc lá trong
thời kỳ mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ cho bào thai, do ảnh hưởng đến
sự tăng trưởng và phát triển phổi trong tử cung.
* Bụi và chất hoá học nghề nghiệp
Mỗi khi sự tiếp xúc quá đầy đủ và kéo dài, những bụi và chất hoá học
nghề nghiệp (hơi nước, chất kích thích, khói) có thể gây nên BPTNMT độc
lập với hút thuốc lá và làm gia tăng nguy cơ bệnh nếu đồng thời hút thuốc lá.
Tiếp xúc với những chất kích thích, bụi hữu cơ và những chất kích ứng có thể
gây nên sự gia tăng đáp ứng phế quản, đặc biệt ở những phế quản đã bị tổn
thương bởi những tiếp xúc nghề nghiệp khác, thuốc lá hay hen phế quản.
* Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà
Những mức cao của ô nhiễm không khí có hại cho người có sẳn bệnh tim
hay phổi. Vai trò của ô nhiễm không khí ngoài nhà gây BPTNMT không rõ,
nhưng sự ô nhiễm môi trường này ít gây BPTNMT hơn là hút thuốc lá. Ô
nhiễm môi trường trong nhà như chất đốt, chất đốt cháy từ nấu ăn và hơi nóng
là những yếu tố gây nên BPTNMT.
* Nhiễm khuẩn
Nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên thường phối hợp với một sự giảm

6
chức năng hô hấp và làm gia tăng triệu chứng hô hấp ở thời kỳ trưởng thành.
Tuy nhiên nhiễm siêu vi có thể liên hệ với một yếu tố khác ví dụ như cân
nặng lúc sinh thấp, chính nó liên hệ với BPTNMT.
* Tình trạng kinh tế xã hội
Có liên hệ với BPTNMT, cơ chế không rõ tuy nhiên vấn đề này phản ảnh
những tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài nhà, dân cư đông
đúc, nuôi dưỡng kém.
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh
BPTNMT được đặc trưng bởi

hiện tượng viêm mạn đường dẫn khí,
nhu mô và mạch máu phổi. Cường độ
và những đặc tính về tế bào và phần tử
của phản ứng viêm thay đổi khi bệnh
tiến triển. Viêm làm tổn thương phổi và
dẫn đến những thay đổi bệnh lý đặc
trưng của BPTNMT. Ngoài ra mất cân
bằng proteinase và kháng proteinase ở
phổi và tác nhân gây oxy hoá là hai yếu
tố quan trọng trong bệnh sinh của
BPTNMT.
1.1.3.1. Viêm và các yếu tố nguy cơ
của BPTNMT
Sự liên quan giữa hút thuốc lá và
viêm đã được nghiên cứu rất nhiều.
Thuốc kích hoạt đại thực bào và tế bào thượng bì sản xuất ra TNF và
một số chất trung gian gây viêm IL8 và ILB4.
Hình 1.1. Cơ chế viêm trong BPTNMT

7
Viêm là hiện tượng xảy ra ở phổi người hút thuốc lá mà không có triệu
chứng BPTNMT. Viêm giống như viêm ở phổi của bệnh nhân bị BPTNMT,
tuy nhiên không rầm rộ bằng [3].
Thật vậy, đặc điểm viêm của BPTNMT là sự gia tăng đáp ứng bảo vệ đối
với sự tiếp xúc do hít phải những hạt độc và khí. Có thể đoán chừng rằng
viêm gây ra bởi hút thuốc lá tác động qua lại với những yếu tố ký chủ và môi
trường gây nên sẽ giảm chức năng hô hấp ở bệnh nhân BPTNMT.
Những tế bào viêm và những chất môi giới nghiên cứu mô bệnh học chỉ ra
rằng hầu hết viêm trong BPTNMT xảy ra trên những đường dẫn khí ngoại
biên và nhu mô phổi. Những nhánh cuống phổi nhỏ bị tắc nghẽn bởi những

viêm sợi và thâm nhiễm với những đại thực bào và tế bào lymphoT, có sự huỷ
hoại của nhu mô phổi và một sự gia tăng số lượng của đại thực bào và các tế
bào lymphoT mà chủ yếu CD8 + tế bào lymphoT. Những kết quả sinh thiết
phế quản được tìm thấy tương tự như trong hình ảnh mô học, những bệnh
nhân BPTNMT trầm trọng có thâm nhiễm đại thực bào và CD8+ tế bào
lymphoT và một sự gia tăng số lượng của bạch cầu trung tính [32], [35], [36].
Những chất chỉ điểm viêm liên hệ trong BPTNMT được xác định ít hơn
trong hen nồng độ của leukotrien B4 được gia tăng trong đờm dãi của bệnh
nhân có lẽ đó là một phức hợp tác động lẫn nhau giữa những tế bào và những
chất môi giới trong BPTNMT kết quả tiến triển tắc nghẽn những đường dẫn
khí nhỏ và huỷ hoại nhu mô phổi [48].
1.1.4.2. Mất quân bình giữa proteinase và antiproteinase
Đây là một trong những cơ chế quan trọng gây ra khí phế thũng và ảnh
hưởng đến độ chun giãn phổi. Elastin là thành phần chủ yếu của thành phế
nang.Tác nhân bảo vệ Elastin gồm kháng proteinase, -1 Antitrypsine, tác
nhân tấn công Elastin là Elastase.

8
Thiếu 1- antitrypsine là một chất ức chế một số proteine huyết thanh như
neutrophile elastase làm gia tăng nguy cơ gây khí phế thũng; elastin là một
thành phần chính của thành phế bào bị huỷ bởi neutrophile elastase và những
mảnh elastin có thể bị viêm do những tác nhân hoá hướng động đối với đại
thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính.
Sự mất quân bình giữa proteinase và antiproteinase nội sinh có thể gây
nên sự phá huỷ phổi và có thể xảy ra do sự suy giảm hoạt tính của
antiproteinase do stress oxy hoá, do thuốc lá và có thể do những yếu tố nguy
cơ khác của BPTNMT [3].
1.1.4.3. Những stress oxy hoá





Các chất oxy hoá có thể phản ứng và gây tổn thương cho nhiều phân tử
sinh học đưa đến rối loạn chức năng và thương tổn tế bào phổi trực tiếp, tác
nhân oxy hoá còn gây ra sự mất cân bằng giữa proteinase và antiproteinase
Hình 1.2. Những Stress oxy hoá trong BPTNMT

9
bằng bất hoạt kháng proteinase như 1-antitrypsine như MMPS (Matrix
metalloproteinase).Trong BPTNMT có một sự mất quân bình rõ ràng chất oxy
hoá và chất chống oxy hoá, trong đó chủ yếu là các chất oxy hoá [49].
1.1.4.4. Biến đổi chất gian bào ở ngoại bào
Chất gian bào hay chất cơ bản tạo nên khung xơ của phổi giữ vai trò quan
trọng trong điều hòa dịch lỏng, chất dinh dưỡng và cytokin ở nhu mô phổi.
Colagen là đại phân tử chiếm ưu thế ở gian bào tiếp đến là Elastin, protein,
glycan và fibronectin. Có hai loại men phân giải đạm đóng vai trò phá hủy các
protein cấu trúc là Elastase và metalloprotinase.
Muốn duy trì khung phổi bình thường thì các thành phần của trung gian
bào phải thường xuyên đổi mới, cơ thể phải duy trì cân bằng giữa proteinase
và kháng proteinase để bảo vệ chức năng của gian bào mô liên kết.

Những hạt và khí độc
Những yếu tố ký chủ

Chất chống oxy hoá Hiện tượng viêm phổi Antiproteinases

Stress oxy hoá Proteinases

Những cơ chế hồi phục


Bệnh lý BPTNMT

Sơ đồ 1.1. Cơ chế bệnh sinh BPTNMT

10
1.1.5. Chẩn đoán và phân giai đoạn BPTNMT
1.1.5.1. Tiền sử và lâm sàng
* Tiền sử
- Ho khạc đàm nhiều năm (một năm ho 3 tháng), ít nhất 2 năm liền.
- Có yếu tố nguy cơ rõ: Hút thuốc, bụi, sản phẩm hóa học công
nghiệp
- Thiếu ức chế 1-protease( ở người trẻ <50 tuổi) và khí phế thũng.
* Triệu chứng lâm sàng
- Thở nhanh, thở phải bậm môi, dùng các cơ hô hấp phụ, lồng ngực
căng phồng.
- Tím trung tâm.
- Tăng độ giãn nở phổi với các khoảng gian sườn nằm ngang, lồng
ngực hình thùng.
- Tần số thở lúc nghỉ > 20 lần/phút, nhịp thở nông.
- Âm phế bào giảm
- Nghe phổi ran rít, ngáy, nổ
- Dấu hiệu của bệnh tâm phế mạn (gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù chi,
tím môi), dấu thiếu oxy mãn, dấu tăng CO2 cấp.
1.1.5.2. Thăm dò chức năng hô hấp
Theo hướng dẫn của GOLD, lâm sàng gợi ý cho chẩn đoán BPTNMT.
Nơi không có phế dung kế chẩn đoán dựa trên lâm sàng hoàn toàn, nhưng phế
dung kế với giá trị của FEV1 và FVC vẫn là tiêu chuẩn vàng để xác định chẩn
đoán và để theo dõi tiến triển BPTNMT [13].
* Thể tích thở ra gắng sức trong một giây FEV1 (Forced Expiratory
Volume in the second). Là thể tích thoát ra ở giây đầu tiên tính từ khi bắt đầu


11
thở ra mạnh hết sức.
Bình thường ở người khỏe mạnh FEV1 là 3,2- 4 lít. Sự chênh lệch của
những lần đo FEV1 liên tiếp là 60 - 270ml, trung bình là 183ml [13].









Hình 1.3. Đo phế dung bệnh nhân BPTNMT
FEV1 có ích trong theo dõi diễn biến của bệnh và tiên lượng tử vong về sau.
* Dung tích sống gắng sức FVC (Forced Vital Capacity)
Là thể tích ghi được ở miệng giữa lúc hít vào hoàn toàn và thở ra hoàn
toàn với sự gắng sức hết mức. Dung tích sống gắng sức không giúp đánh giá
hội chứng tắc nghẽn, nhưng sự giảm của FVC chứng tỏ có sự trở ngại trong
thì thở ra hoặc một số bệnh lý như khí phế thũng [14].
* Tỷ FEV1/FVC
Là thông số rất nhạy để chẩn đoán hội chứng tắc nghẽn phế quản, nhưng
không khách quan bằng FEV1 vì còn bị ảnh hưởng của FVC. Có thể loại trừ
bệnh phổi tắc nghẽn khi kết quả đo tỷ FEV1/FVC>70%.
Hạn chế lưu lượng khí là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán BPTNMT.

12
Đo thể tích thở ra gắng sức trong một giây (FEV1), dung tích sống gắng
sức(FVC) và tính toán tỷ FEV1/FVC, sau khi khí dung thuốc dãn phế quản

FEV1<80% trị số lý thuyết và tỷ FEV1/FVC<70%, xác nhận một sự tắc
nghẽn phế quản không hồi phục hoàn toàn và cho phép chẩn đoán BPTNMT
và xác định độ nặng.
1.1.5.3. Một số xét nghiệm cận lâm sàng khác
Các giai đoạn 2,3 của BPTNMT cần xét nghiệm thêm:
- Phim phổi cần cho chẩn đoán gián biệt
- Tét phục hồi phế quản.
- Khí máu
- Nghiên cứu suy giảm men 1-Antitrypsine.
1.1.5.4. Phân giai đoạn
Theo GOLD (2006) BPTNMT được chia làm 4 giai [5].
- Giai đoạn I: BPTNMT nhẹ, giới hạn đường thở nhẹ FEV1/FVC<70%
nhưng FEV180% của giá trị lý thuyết, thông thường không phải luôn luôn
có ho và khạc đàm mạn tính.
- Giai đoạn II: BPTNMT trung bình, giới hạn đường thở nặng hơn
50%FEV1<80% giá trị lý thuyết, thông thường các triệu chứng nặng lên với
khó thở đặc biệt khi gắng sức.
- Giai đoạn III: BPTNMT nặng, giới hạn đường thở nặng hơn nữa 30%
FEV1< 50% giá trị lý thuyết, FEV1/FVC< 70%
Gia tăng triệu chứng khó thở và các đợt cấp xảy ra lặp đi lặp lại làm
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những đợt cấp làm ảnh
hưởng đến tiên lượng của bệnh đặc biệt xảy ra ở những bệnh nhân FEV1<
50% giá trị lý thuyết.

13
- Giai đoạn IV: BPTNMT rất trầm trọng, giới hạn đường dẫn khí trầm
trọng, FEV1< 30% giá trị lý thuyết hay có suy hô hấp mạn. Bệnh nhân có thể
ở giai đoạn BPTNMT rất trầm trọng ngay cả khi FEV1>30% nếu có các biến
chứng xảy ra . Ở giai đoạn này chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh
hưởng và những đợt cấp có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

1.2. TỔNG QUAN VỀ PROTEIN PHẢN ỨNG C
1.2.1. Cấu trúc và chức năng
CRP là một vòng 5 phân tử (Cycle pentamer) thiết lập không đồng hóa trị
có trọng lượng khoảng 23,5K.Da.Chức năng của vòng này có quan hệ đến dấu
hiệu khả năng đáp ứng sinh học trong thực nghiệm của CRP. Nó được trình
bày lần đầu tiên vào năm 1930 bởi Tillet và Francis, họ đã chứng minh rằng
CRP có kết tủa với thành phần C - polysaccharide của phế cầu trong pha cấp
của những mẫu huyết thanh. Sự kết tủa của polysaccharide -C mất nhanh khi
khỏi bệnh. Sau này người ta đã xác định được chất gây kết tủa trong huyết
thanh người bệnh có bản chất là protein và huyết thanh người bệnh có chứa
thành phần C của vỏ phế cầu. Vì vậy người ta gọi protein này là C-Reactive
Protein (CRP) và thuật ngữ giai đoạn cấp để xác định bệnh nhân đang ở giai
đoạn nhiễm khuẩn cấp [22].
Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu và vai trò của CRP [1],[9],[10].
Để xâm nhập vào cơ thể, các yếu tố gây viêm phải vượt qua hàng rào bảo
vệ của hệ thống đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, bao gồm:
- Hàng rào vật lý: da, niêm mạc và các nhung mao hoặc chất nhầy do
chúng tiết ra, có tác dụng ngăn cản các yếu tố xâm nhập.
- Hàng rào hóa học của máu và dịch gian bào: chứa lyzozym, interferon,
các thành phần bổ thể, CRP Bổ thể được hoạt hóa bởi polysaccharide,
hydratcacbon của vi khuẩn rồi chọc thủng thành vi khuẩn, Interferon do bạch

14
cầu lympho T tiết ra, che chở cho tế bào chưa bị nhiễm và giúp đỡ tế bào giết
tự nhiên ( Nature Killer) tăng hoạt tính diệt khuẩn.
- Hàng rào tế bào: gồm bạch cầu trung tính và các đại thực bào. Các
mảnh C3a và C5a sinh ra khi hoạt hóa bổ thể có tác dụng co cơ trơn, dãn
mạch tăng tính thấm thành mạch, hấp dẫn bạch cầu. Sau khi bị bao vây, vi
khuẩn sẽ bị tiêu diệt trong phagolysosom. Nếu vật lạ quá to, bạch cầu không
thực bào được thì bạch cầu ái toan tiêu diệt theo cơ chế ngoại bào.











Hình 1.4. Cấu trúc phân tử của CRP
- Phản ứng viêm không đặc hiệu: sau hàng loạt cơ chế vừa nêu trên, vi
khuẩn bị khu trú lại và bị tiêu diệt dưới dạng ổ viêm không đặc hiệu.
Một khi yếu tố gây viêm vượt qua được hàng rào vật lý, sẽ phá hủy một số
tế bào tạo ra yếu tố khởi phát như yếu tố đông máu, bổ thể các kinin huyết
tương và một số chất trung gian như histamin, serotonin và các enzym. Đại
thực bào sẽ tiết ra các cytokin có tác dụng khuyếch đại phản ứng tại chổ và
toàn thân.

15
Trong các chất trung gian mới hình thành có các cytokin như Interleukin-
1(IL-1), Interleukin-6 (IL-6) và yếu tố hoại tử u (TNF). IL-1 và TNF có vai
trò hoạt hóa và hóa ứng động tế bào viêm. IL-6 kích thích tế bào gan tạo các
protein giai đoạn cấp, haptoglobulin, các thành phần bổ thể, các thành phần
đông máu
Các protein giai đoạn cấp có bản chất là dịch thể và có nhiều chức năng
khác nhau. Các cytokin thường tăng sớm ở giai đoạn viêm cấp, nhưng không
phân biệt được nguyên nhân nhiễm khuẩn, nồng độ cũng giảm nhanh do mức
tiêu thụ cao. Trong giai đoạn này, CRP và serum amyloid tăng nhanh và tăng
cao gấp hàng trăm lần, haptoglobulin và bổ thể tăng chậm và ít hơn. Serum

amyloid protein A tuy có độ nhạy hơn CRP, nhưng kỷ thuật đo protein này còn
nhiều hạn chế, vì vậy CRP được đánh giá là một yếu tố chỉ điểm viêm tốt nhất.

Hình 1.5. Đáp ứng pha cấp của viêm
CRP được tổng hợp trong tế bào gan. IL-6 là yếu tố kích thích tổng hợp
hầu hết CRP. Ngoài ra IL-1, interferon  (INF), hoặc TNF cũng ảnh hưởng

16
đến quá trình tổng hợp CRP. Trong cơ thể 60% CRP gắn vào bề mặt bạch cầu
đơn nhân, và 40% gắn vào bề mặt bạch cầu đa nhân trung tính.
CRP có hai vai trò chính là nhận dạng và hoạt hóa.
- Khả năng nhận biết: CRP liên kết với phosphorylcholine thành phần
chủ yếu của màng tế bào. Liên kết của CRP với những phối tử (Ligand) tăng
cường khả năng khử độc, tăng tính thực bào và kết hợp bổ thể của các đại
thực bào.
- Khả năng hoạt hóa: Khả năng này được chứng minh bởi sự tác dụng
trung gian của CRP đối với hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu CRP làm cho hoạt hóa bổ thể không đầy đủ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy hs-CRP huyết thanh không tăng ở những người
bình thường hoặc bệnh nhân không mắc bệnh nhiễm trùng. Nồng độ hs-CRP
trong huyết thanh là chỉ số duy nhất phản ánh mức độ tổng hợp CRP trong cơ
thể. Điều đó khẳng định giá trị của hs-CRP như là một chỉ điểm khách quan
của tiến trình bệnh tật trong những rối loạn liên quan đến đáp ứng của cơ thể
với giai đoạn cấp tính của bệnh. Do đó, trị số hs-CRP cung cấp nhiều thông
tin trong thực hành lâm sàng.
Tùy thuộc vào bản chất của kích thích, tế bào gan sẽ sản xuất ra một
lượng CRP phù hợp và lượng này được phản ánh qua nồng độ của nó trong
huyết thanh.Trong tình huống lâm sàng thực nghiệm, kích thích mạnh ở giai
đoạn cấp tính làm tăng nồng độ hs-CRP từ 6-12 giờ kể từ lúc kích thích. Điều
đó có nghĩa là khi có triệu chứng lâm sàng thì nồng độ hs-CRP đã tăng ở mức

độ bệnh lý. Thông thường nồng độ hs-CRP đạt ở mức tối đa trong vòng 48
giờ và nếu không còn tác nhân kích thích, nồng độ hs-CRP sẽ trở lại bình
thường sau 96 giờ Ở người bình thường nồng độ hs-CRP huyết thanh vào
khoảng 0-5mg/L, giá trị CRP > 5mg/L được coi là bệnh lý. Hs-CRP huyết

17
thanh tăng rất nhanh và cao gấp vài trăm lần so với bình thường ở các bệnh lý
viêm nhiễm cấp tính.
Hs-CRP là một test mới mà đo lường số lượng rất nhỏ của CRP trong
máu. Giá trị của CRP chuẩn và CRP siêu nhạy có gì khác nhau [20]:
- CRP chuẩn là test xác định mức tăng gấp 1000 lần trong đáp ứng đối
với nhiễm trùng hoặc viêm nhưng không thể xác định ở mức bình thường.
- CRP siêu nhạy là test phát hiện CRP ở một nồng độ rất thấp có thể ghi
nhận những thay đổi nhỏ của CRP, qua đó phát hiện những phản ứng viêm
nhẹ ở người khoẻ mạnh. Người ta đề nghị xếp test CRP siêu nhạy ở ba mức
độ như sau:
+ < 1mg/L: nguy cơ thấp.
+ 1-3mg/L: nguy cơ trung bình.
+ > 3mg/L: nguy cơ cao.
1.2.2 Vai trò, tác dụng và chỉ định của hs-CRP
1.2.2.1 Vai trò, tác dụng
Vai trò quan trọng nhất của CRP là tương tác với hệ thống bổ thể mà hệ
thống này là một phần của những cơ chế bảo vệ miễn dịch học [41]. Hs-CRP
đã được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng trong việc đánh giá nhiễm trùng và
bệnh lý viêm. Với việc sử dụng phương pháp định lượng hs-CRP có nhiều ưu
điểm hơn trong việc nghiên cứu các bệnh lý lâm sàng trong quần thể lớn và
ngày càng có nhiều nghiên cứu được tiến hành với định lượng hàng loạt hs-
CRP chứ không phải chỉ định lượng một giá trị đơn độc ở thời điểm ban đầu.
* Hs-CRP và bệnh lý nhiễm trùng:
Hs-CRP huyết thanh tăng rất nhanh và cao gấp vài trăm lần so với bình

thường ở các bệnh lý viêm nhiễm cấp tính. Đặc biệt ở các nhiễm trùng do vi

18
khuẩn nồng độ hs-CRP thường > 100mg/L. Nồng độ hs-CRP tăng lên và giảm
đi theo sát quá trình viêm vì vậy mức hs-CRP phản ánh độ nặng của tình trạng
nhiễm trùng và huỷ hoại mô [15]. Ở những bệnh nhân sốt không rõ nguyên
nhân, hs-CRP tăng cao là một chỉ điểm tốt cho nhiễm khuẩn. Mức hs-CRP
trong các nhiễm trùng do virus thường không vượt quá 40mg/L. Mặc dù
hs-CRP không thể giúp xác định căn nguyên nhưng nó có giá trị chẩn đoán
khi kết hợp với các xét nghiệm khác và thăm khám thực thể ngoài ra nó có giá
trị trong việc theo dõi diễn tiến, đáp ứng với điều trị [23], [27].
* Hs-CRP và các bệnh lý tim mạch:
Trong bản báo cáo của Journal,Danesh và cộng sự đã báo cáo rằng những
mức gia tăng của hs-CRP được liên kết với gia tăng trung bình trong nguy cơ
bệnh mạch vành. Sử dụng một phân tích đa dạng tác giả tìm thấy rằng giá trị
dự báo đo lường của hs-CRP làm tăng thêm tương đối điều kiện đánh giá
những yếu tố nguy cơ truyền thống .
Có một vài chứng minh rằng hs-CRP có thể là căn nguyên gây tổn thương
mô, sự gắn kết của hs-CRP đối với ligand của nó có thể hoạt hoá hệ thống bổ
thể dẫn đến sự lắng đọng của C3 trong các mô trong những mẫu động vật
nhồi máu cơ tim, đây có thể dẫn đến gia tăng vùng nhồi máu. Lắng đọng của
C3 và hoạt hoá của bổ thể trong các động mạch có thể xúc tiến tiềm tàng
chứng vữa xơ động mạch.
Nhiều nghiên cứu lớn đa trung tâm cũng đã chứng minh rằng hs-CRP không
chỉ đơn giản là một đáp ứng của quá trình viêm mà còn tác động lên các giai
đoạn của quá trình xơ vữa là nguồn gốc của hội chứng mạch vành cấp.
Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức hs-CRP tăng cao trong những
người bên ngoài khoẻ mạnh dự báo chắc chắn nguy cơ tương lai của tấn công
tim, đột quỵ, tử vong đột ngột liên quan tim cũng như bệnh động mạch ngoại


19
biên. Khi hs-CRP tăng cao chỉ nguy cơ cao hơn gấp 2-3 lần của bệnh tim
mạch. Từ khi cao huyết áp là một yếu tố nguy cơ chủ yếu cho phát triển đột
quỵ và cũng dự báo nguy cơ phát triển đái đường type II thì mức hs-CRP cao
cũng là một yếu tố dự báo cho bệnh nhân cao huyết áp [28], [31], [40], [41].
* Hs-CRP với đái tháo đường type II và hội chứng chuyển hoá:
Béo phì thường đi kèm với đề kháng insulin, và gây cường insulin máu.
Sự gia tăng phân bố mô mỡ ở các cơ quan (đặc biệt là tăng phân bố mỡ vùng
bụng) làm giảm nhạy cảm với insulin ở các cơ quan đó và là một trong những
lý do làm phát sinh đái tháo đường type II. Mối liên quan giữa béo phì và gia
tăng đáp ứng pha cấp đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu. Nồng
độ hs-CRP cho thấy là gia tăng theo BMI và tỉ vòng bụng/ vòng mông trong
các nghiên cứu cắt ngang quần thể [2], [10], [12], [25].
CRP được sản xuất chủ yếu trong tế bào gan và những cytokin đặc biệt
interleukin 6 gây ra sự biểu hiện và phóng thích , những cytokin tạo ra trong
mô mỡ có thể gây ra sản sinh CRP trong gan dẫn đến tăng cao trong huyết
tương. Trong xơ vữa động mạch đại thực bào lọt qua mô mỡ trong những
người béo phì góp phần phóng thích cytokin và đề kháng insulin vì vậy sự gia
tăng hs-CRP huyết tương là một phần trong chất chỉ điểm của giai đoạn viêm
nhẹ đặc biệt trong mô mỡ tạng. Do sự liên quan của tình trạng béo phì, đề
kháng insulin và hs-CRP nên hs-CRP có thể là một tiêu chuẩn đánh giá của
hội chứng chuyển hoá.
* Hs-CRP và một số bệnh lý khác:
Ridker và cộng sự trong một nghiên cứu bệnh - chứng cho thấy mức hs-CRP
ban đầu cao thì sau đó gia tăng biểu hiện các bệnh lý mạch máu ngoại biên.
Đồng thời mức hs-CRP càng cao thì nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngoại biên
càng cao. Hs-CRP cũng là yếu tố tiên đoán nguy cơ phát triển bệnh lý mạch máu

20
ngoại biên ở người bề ngoài khoẻ mạnh.

Các nghiên cứu cũng cho thấy mức hs-CRP tăng có liên quan đến tiên
lượng ở bệnh nhân đột quỵ. Napoli và cộng sự nghiên cứu về ảnh hưởng của
hs-CRP với tiên lượng bệnh nhân đột quỵ lần đầu trong vòng một năm cho
thấy hs-CRP tăng cao có liên quan đến mức độ nặng của bệnh. Sau một năm
theo dõi, nhóm có hs-CRP tăng cao có tỉ lệ tử vong tăng lên rõ rệt (OR=2,39;
CI 95%: 1,28 - 4,49, p<0,05) bất kể có các biện pháp điều trị trong thời gian
theo dõi. Tuy nhiên, đột quỵ tự bản thân nó không làm tăng đáp ứng pha cấp
vì có đến 25% số bệnh nhân có mức hs-CRP bình thường sau đột quỵ. Liên
quan giữa hs-CRP và khả năng hoạt hoá bổ thể của nó được xem là vai trò
chính làm gia tăng các biến cố và tử vong ở bệnh nhân đột quỵ.
Test hs-CRP có thể giúp ích hơn trong phát hiện viêm trầm trọng như
viêm gây ra bởi bệnh viêm ruột thừa hoặc bệnh viêm xương chậu. Mức hs-
CRP cao trước một phẩu thuật có thể chỉ cho chúng ta nguy cơ phát triển một
nhiễm trùng sau mổ (hs-CRP tăng 2 đến 6 giờ khi mổ và giảm sau ngày thứ 3
nếu vẫn tiếp tục tăng chứng tỏ có một nhiễm trùng sau mổ). Hs-CRP cũng
được dùng để giám sát đáp ứng điều trị ung thư hoặc điều trị một bệnh nhiễm
trùng khác (mức hs-CRP sẽ tăng nhanh và rồi nhanh chóng trở lại bình
thường nếu đáp ứng điều trị) [29], [30], [50].
1.2.2.2. Một vài chỉ định của hs-CRP
Viêm đa khớp dạng thấp, sốt thấp, ung thư, lao, viêm phổi tụ cấu, viêm cơ
tim, Osle, bệnh mô liên kết, nhiễm vi khuẩn - virus - nấm hoặc nhiễm ký sinh
trùng và những nguyên nhân khác của viêm tiến triển [29],[30].
1.2.3. Định lƣợng hs-CRP huyết thanh
Xét nghiệm được thực hiện tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung Ương Huế[53].
- Phương pháp:

21
CRP người trong các mẫu nghiệm, mẫu chuẩn và sự kiểm soát phản kháng
lại với kháng thể CRP kháng người trong việc hình thành phức hợp miễn dịch
gây ra đục do hỗn hợp phản ứng được đánh giá bằng phương pháp đo sáng.

Mức độ của sự đục này tỉ lệ với nồng độ CRP trong mẫu. Sự đục này do lipid
máu trong mẫu bị loại trừ bởi yếu tố lọc lipid.
- Mẫu:
Huyết thanh, huyết tương (NaF, he'parin, oxalate, citrate hay EDTA).
Bilirubin 10mg/dl, hemoglobin 250mg/dl cũng như lipid máu không
ảnh hưởng đến kết quả.
- Cách thức (trong số phần cơ bản): Đo lường
mẫu trắng 10(min)

Mẫu: 14l AS 50l 340nm/700nm
BUF 330l
- Tính nồng độ của CRP: Cchuẩn = C STD x A chuẩn (mg/l)
A STD
Giá trị bình thường:
- Trẻ sơ sinh đến 21 ngày tuổi: 4,1mg/l.
- Trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi: 2,8mg/l.
- Người lớn: 5mg/l
1.3. NGHIÊN CỨU VỀ HS-CRP TRONG BPTNMT
Có bằng chứng sự gia tăng rằng BPTNMT là một bệnh viêm hệ thống
nhiều cơ quan. Sự suy yếu và giảm hiệu lực của cơ xương và việc thực hiện
những tập luyện bị suy giảm đã được xác định là những triệu chứng thường
xuyên xảy ra trong bệnh phổi tắc nghẽn tiến triển, những đặc trưng này liên

22
quan nghèo nàn đến sự trầm trọng của sự giới hạn đường dẫn khí nhưng biểu
hiện sự liên kết với hệ thống đáp ứng viêm. Như bài viết của Gan về một vài
chất trung gian của hệ thống viêm như nhân tố hủy hoại khối u  (TNF-),
một vài Interleukin (Il), protein pha cấp: C. reactive protein (CRP),
fibrinogen, lipopolysaccharide gắn protein (LBP) và bạch cầu đã tăng trong
BPTNMT. Một sự chỉ điểm của hệ thống viêm đó là cho thấy sự hợp lý đối

với sự gia tăng nhẹ trong những bệnh nhân BPTNMT được so sánh với sự
kiểm soát chắc chắn là hs-CRP.Khả năng chiếm ưu thế của hs-CRP đã được
nghiên cứu tại Hiệp hội khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia ở Mỹ lần
thứ 3 (NHANES III); 41 bệnh nhân với BPTNMT mức độ trung bình (thể tích
thở gắng sức trong 1 giây (FEV1) 50-80% giá trị lý thuyết) đã có hs-CRP ở
mức độ >3mg/L và 6% có mức độ >10mg/L. Trong khi 52% bệnh nhân với
BPTNMT ở mức độ trầm trọng (FEV1 <50% theo lý thuyết) có mức độ hs-
CRP > 3mg/L và 23% có hs-CRP >10mg/L.
Trong một nghiên cứu mối tương quan giữa phổi và mức hs-CRP trong
những bệnh nhân BPTNMT đã có kết luận CRP đã tiết ra từ một vùng của bộ
máy hô hấp. Tổn thương của chức năng phổi trong những bệnh nhân
BPTNMT là một sự gia tăng của mức hs-CRP[52].
Vấn đề quan trọng là điều gì đã kích thích CRP sản sinh trong bệnh lâm
sàng ổn định [33], CRP cổ điển được thuyết phục trên nhiễm trùng. Mặc dù
phổi có thể hoàn toàn bình thường được định cư trong khoảng 30% những
bệnh nhân BPTNMT trong nghiên cứu bởi Torres và cộng sự. Chìa khoá để
hiểu vấn đề này có thể nằm trong động lực học của những phản ứng tự miễn
bẩm sinh, CRP giống như những phân tử cơ quan tự miễn bẩm sinh khác là
một phần của một khuôn mẫu và đáp ứng rất nhanh đó là dùng viêm để giết
chết hoặc huỷ hoại những mầm bệnh xâm nhập và kiềm chế tổn thương mô,
khả năng tiền viêm của CRP rõ ràng là có lợi trong bối cảnh này. Khi mối

23
nguy hiểm đã qua và mầm bệnh bị giết kích thích ban đầu được ngưng, những
dấu hiệu nguy hiểm được loại bỏ bởi những cơ quan nhận cảm nhận biết
khuôn mẫu (như cơ quan nhận cảm sự thiệt hại(TLR)2) mà đó là phân tử bẩm
sinh nhận biết những khuôn mẫu nguồn bệnh kết hợp (như acide lipotechoic
trong C polysaccharide của phế cầu), ngừng và những mức của những cơ
quan phản ứng lại kích thích này hạ nhanh chóng đến vạch ranh giới (hs-CRP
bình thường thấp hoặc không có trong người khoẻ mạnh). Những mức được

duy trì của những phân tử tự miễn dịch bẩm sinh (như CRP, lô protein 1
nhóm biến đổi cao, cơ quan nhận cảm cho glycosylation tiến bộ sản phẩm
cuối những ligand và những chất khác) là gia tăng được công nhận như sinh
bệnh học trong những bệnh khác nhau. Người ta nghỉ rằng ở nơi nào mức
viêm thấp chúng góp phần gây nên tiến triển tiêu hao mô và chức năng trong
những cơ quan phức tạp.
Khi tăng hs-CRP được tìm thấy trong hen phế quản ổn định và những
người hút thuốc trong BPTNMT, nó dường như tất yếu để kết luận rằng mô
phổi bị bệnh tự nó phải duy trì và liên tục cung cấp những tín hiệu "nguy
hiểm" để phát động tổng hợp CRP. Điều này có thể bởi vì mô phổi đã tổn
thương có thể sản sinh những ligand TLR nội sinh như xơ hoá hoặc những
protein sốc nóng khởi sự trực tiếp viêm.
* Một số tương quan giữa hs-CRP và BPTNMT:
1. Hs-CRP và tiến triển nặng của BPTNMT:
Tiến triển nặng của BPTNMT được xem như là một trong những nguyên
nhân chung nhất của những bệnh nhân nhập viện, đặc biệt trong suốt những
tháng mùa đông. Tiến triển nặng là thường nhưng không luôn luôn, được kết
hợp với lâm sàng và bằng chứng xét nghiệm của nhiễm trùng. Nhiều bệnh
nhân BPTNMT được định cư mạn tính với những nguồn vi khuẩn tiềm tàng

24
như là Haemophilus influenzae và streptococcus pneumoniae và vì vậy cấy vi
khuẩn thường qui của đàm có thể thỉnh thoảng không rõ ràng mặc dù những
bệnh nhân cải thiện lâm sàng. Vì vậy trên cơ sở cấy vi khuẩn đàm thường qui
có thể trở ngại trong phân biệt định cư từ nhiễm trùng hoạt động và ngay cả
trong đánh giá hiệu lực của liệu pháp chống vi trùng. Trong tình huống này
xét nghiệm định kỳ hs-CRP mà xét nghiệm này rẻ, nhạy cảm và nhanh để
thực hiện cung cấp một đo lường chất lượng hữu ích của tiến triển nặng trong
BPTNMT [34].
Trong nghiên cứu của Nel và cộng sự cho thấy rằng trong hầu hết những

bệnh nhân (84%) mà họ đã tiến triển nặng của BPTNMT có một sự tăng cao
hs-CRP ở thời điểm nhập viện. Trong khi những bệnh nhân trong nhóm kiểm
soát với BPTNMT ổn định và không tiến triển nặng lúc nào cũng có mức hs-
CRP bình thường. Có 2 nhóm bệnh nhân mà đã có tiến triển nặng của
BPTNMT, một nhóm với nhiễm trùng vi khuẩn đã được chứng minh và nhóm
khác không xác định được nguyên nhân của nhiễm trùng. Tuy nhiên trong cả
2 nhóm này hs-CRP đều tăng cao ban đầu và giảm thấp mức hs-CRP sau điều
trị. Có một khả năng lớn rằng CRP là một chất chỉ điểm của một tiến triển
nặng của BPTNMT nhưng không nhất thiết cần chất chỉ điểm của nhiễm
trùng. Vì vậy định giá hs-CRP có thể cung cấp một đánh giá khách quan của
tiến triển nặng trong BPTNMT.
2. Hs-CRP và những hậu quả dự báo lâm sàng quan trọng trong những
bệnh nhân BPTNMT ổn định:
Trong nghiên cứu thực hiện trong 130 bệnh nhân BPTNMT ổn định được
đo dung tích phổi, thể tích phổi, áp lực khí oxy động mạch, khó thở, đi bộ
khoảng cách 6 phút, trọng lượng cơ thể, khối chất béo tự do, chất lượng sức
khoẻ liên quan đời sống, tình trạng hút thuốc và sự hiện diện của những yếu
tố nguy cơ tim mạch, bệnh tật và số lượng của những đợt trầm trọng trong

25
năm trước; Mức hs-CRP được đo trong những bệnh nhân này và trong 65 người
được kiểm soát. Những mức hs-CRP cao hơn trong những bệnh nhân BPTNMT
hơn là trong những người kiểm soát. Những mức hs-CRP trong những bệnh
nhân BPTNMT là tương quan tốt nhất với áp lực khí oxy động mạch và khoảng
cách đi bộ trong 6 phút. Điều này được nghỉ đến khi những mức hs-CRP được
đo trong những bệnh nhân BPTNMT ổn định [43], [47], [51].
3. Hs-CRP và di truyền học trong BPTNMT:
BPTNMT được kết hợp với tình trạng viêm hệ thống, được tạo ra bởi sự
gia tăng những chất chỉ điểm viêm trong huyết thanh bao gồm hs-CRP.
Nghiên cứu hiện nay nhằm vào để xác định những dự báo dịch tễ học của

những mức hs-CRP, để đánh giá tác động di truyền trên những mức hs-CRP,
và để nhận biết những khác nhau di truyền mà ảnh hưởng CRP trong một
nghiên cứu gia đình cơ sở của BPTNMT. Hs-CRP đã được đo bởi một xét
nghiệm độ nhạy cao trong những người tham gia từ nghiên cứu bệnh nhân
BPTNMT giai đoạn sớm ở Boston. Những dự báo của mức hs-CRP được xác
định dùng những mẫu kẻ đa chiều. Phân tích thành phần khác nhau được dùng
để đánh giá tính có thể di truyền và để thực hiện phân tích sự liên kết bộ gene
rộng cho những mức hs-CRP. Hai khác nhau trong gene protein B hoạt tính
bề mặt được kiểm tra cho kết hợp với những mức hs-CRP. Sự gia tăng tuổi,
giới , trọng lượng cơ thể cao hơn, hút thuốc số gói nhiều hơn trong năm và
giảm thể tích thở ra gắng sức trong một giây tất cả được kết hợp với mức tăng
hs-CRP. Có một tác động di truyền rõ ràng trên CRP (tính di truyền = 0,25)
phân tích sự nối kết rộng đã cho thấy có một tác động di truyền trên mức
hs-CRP trong BPTNMT, bằng chứng sơ bộ đề nghị một kết hợp của gene
protein B hoạt tính bề mặt với hệ thống viêm trong BPTNMT [39].

×