Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 202 trang )


1
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong tố tụng dân sự
(TTDS) luôn là mục tiêu hướng đến trong các hoạt động giải quyết các vụ việc dân
sự (VVDS) của tòa án nhân dân (TAND). Để đạt được mục tiêu này, trong những
trường hợp cần thiết, TAND có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT)
theo quy định của pháp luật. BPKCTT được pháp luật tố tụng dân sự (PLTTDS) ghi
nhận từ khá lâu và hiệu quả nổi bật của nó đã được kiểm chứng qua thực tiễn TTDS
của rất nhiều nước trên thế giới. Với BPKCTT, tòa án có thể giải quyết ngay nhu cầu
cấp bách chính đáng của đương sự, bảo vệ ngay tức khắc bằng chứng dùng để giải
quyết VVDS hay bảo toàn nhanh chóng tài sản nhằm đảm bảo cho khả năng thi hành
án dân sự, từ đó bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự khi mà VVDS
chưa có phán quyết chính thức giải quyết về nội dung.
Việt Nam hiện nay đã và đang khẩn trương thực hiện công cuộc cải cách tư
pháp và thủ tục tố tụng theo tinh thần của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005
và ngay sau đó là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đề ra.
Thực tiễn thực hiện cải cách tư pháp, cải cách thủ tục tố tụng cộng với thực tiễn của
việc hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua cho thấy TTDS của Việt Nam mà trước
hết là PLTTDS Việt Nam cần phải đáp ứng được hai đòi hỏi cơ bản đó là tính nhanh
chóng và tính bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên đương sự trong việc bảo vệ
quyền lợi của họ tại tòa án [80, tr. 86]. Một chế định của PLTTDS có khả năng đáp
ứng tương đối tốt hai đòi hỏi cơ bản này chính là chế định BPKCTT. Chế định
BPKCTT mà cơ bản là các quy định về BPKCTT trong Bộ luật Tố tụng dân sự
(BLTTDS) đã ghi nhận, tạo cơ sở pháp lý hợp pháp để trong những trường hợp
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS cần được tòa án can thiệp, bảo vệ
ngay tức khắc, TAND có quyền sử dụng một biện pháp tố tụng tương đối đặc biệt là
BPKCTT - một biện pháp có ý nghĩa bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự, “góp phần bảo đảm tính thực tế, thiết thực cho việc giải quyết vụ án” của


TAND [21, tr. 116].

2
Hiện nay, chế định BPKCTT được quy định chủ yếu tại chương VIII BLTTDS
gồm 28 điều luật cụ thể với nhiều nội dung khác nhau. Mặc dù so với các văn bản
PLTTDS trước đây, khi Việt Nam chưa có BLTTDS thì chế định BPKCTT được quy
định trong BLTTDS đã có một bước phát triển tương đối dài, rất đáng ghi nhận, tuy
nhiên, qua khoảng thời gian 6 năm (từ năm 2005 khi BLTTDS bắt đầu có hiệu lực
cho đến nay) thực tiễn thực hiện các quy định này đã cho thấy nhiều quy định bộc lộ
những bất cập, vướng mắc, chưa thực sự phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn TTDS.
Chính thực trạng pháp luật còn nhiều vướng mắc, bất cập đã là nguyên nhân rất cơ
bản làm các tòa án ít áp dụng BPKCTT. Kết quả khảo sát thực tiễn áp dụng
BPKCTT trong TTDS 6 năm qua cho thấy tỉ lệ trung bình các VADS được tòa án áp
dụng BPKCTT là rất thấp, chỉ là 0,13% trên tổng số các VADS được tòa án thụ lý
(xem bảng 1 trang 95 của luận án). Ngay cả đối với phía đương sự, mặc dù họ được
pháp luật công nhận quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT nhưng khi có quyền, lợi
ích hợp pháp cần được tòa án bảo vệ khẩn cấp, đương sự cũng rất e dè, hoặc không
tự tin để đưa ra yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT. Tại nhiều tòa án nước ta, từ khi
việc giải quyết vụ án dân sự (VADS) được thực hiện theo quy định của BLTTDS
đến nay vẫn chưa hề có VADS nào có áp dụng BPKCTT. Rõ ràng, xét về mặt lý
luận, chế định BPKCTT có ý nghĩa rất thiết thực, BPKCTT rất cần được áp dụng để
bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, nhưng thực tiễn TTDS ở Việt
Nam trong thời gian qua lại cho thấy chế định BPKCTT chưa phát huy được hiệu
quả như nó vốn có, biện pháp tố tụng này rất ít khi được áp dụng.
Nhận biết được nhiều quy định của BLTTDS (trong đó có các quy định về
BPKCTT) còn bất cập, hạn chế, cần phải được khắc phục, hoàn thiện, Uỷ ban
thường vụ quốc hội đã phân công cho Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) chủ trì,
phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của BLTTDS. Trong quá trình thực hiện Dự án, đã có nhiều quan điểm, ý kiến
có giá trị được đưa ra nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện BLTTDS trong đó có hoàn

thiện chế định BPKCTT. Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS
mới được thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011 cho thấy phần các quy định về
BPKCTT không có nội dung nào được sửa đổi, bổ sung và như vậy Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLTTDS vẫn chưa cải thiện được hiệu quả điều chỉnh của

3
PLTTDS về BPKCTT, chưa cải thiện được thực trạng pháp luật hiện nay về
BPKCTT. Điều này có nghĩa là tình trạng “ngại” áp dụng BPKCTT tại các tòa án sẽ
vẫn tiếp diễn. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS chưa đáp ứng được
đòi hỏi của thực tiễn áp dụng BPKCTT trong TTDS. Trong tình hình hiện nay, việc
nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về các quy định của PLTTDS về BPKCTT, về thực
tiễn áp dụng các quy định của PLTTDS về BPKCTT để nhận biết được những thành
công về lập pháp dẫn đến những kết quả đã đạt được thực tiễn áp dụng BPKCTT
cũng như những bất cập, hạn chế trong công tác lập pháp để từ đó đưa ra các kiến
nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa chế định BPKCTT, nâng cao hơn nữa hiệu quả của
việc áp dụng BPKCTT là vô cùng cần thiết, cần được thực hiện ngay. Việc nghiên
cứu đề tài này sẽ góp phần thực hiện một trong những nhiệm vụ quan trọng của công
cuộc cải cách tư pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của
Bộ Chính trị: “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ,
bình đẳng, công khai, minh bạch” [17, tr. 5] và tiếp tục được nhấn mạnh trong Nghị
quyết số 49- NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị: “hoàn thiện các thủ tục tố tụng
tư pháp, đảm bảo tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ
quyền con người” [18, tr. 3].
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong thời gian qua, Việt Nam mới có một số ít công trình nghiên cứu có đề
cập đến vấn đề này. Có thể một trong những lý do cơ bản dẫn đến thực trạng này là
các văn bản PLTTDS trước đây có quá ít quy định về BPKCTT, chỉ là một, hai điều
luật tương đối đơn giản trong các văn bản dưới luật như Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
(PLTTGQCVAKT), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động

(PLTTGQCTCLĐ). Thực tiễn các hoạt động tố tụng giải quyết các VADS, lao động,
thương mại trong suốt một thời gian dài trước khi có BLTTDS cũng cho thấy
BPKCTT không được các tòa án chú trọng áp dụng nên BPKCTT cũng chưa thể
hiện được hiệu quả vốn có của nó trong thực tiễn giải quyết các VADS. Như vậy, với
số điều luật ít ỏi và với hiệu quả áp dụng trong thực tiễn TTDS không nổi bật nên
BPKCTT trong TTDS chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Trong suốt một thời gian dài trước khi ban hành BLTTDS rất ít công trình nghiên

4
cứu về BPKCTT. Chỉ sau khi Nhà nước ta ban hành BLTTDS, vấn đề BPKCTT
trong TTDS mới phần nào thu hút hơn sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu và
cán bộ làm công tác thực tiễn. Sau đây việc điểm qua một số công trình nghiên cứu
trong nước cũng như ngoài nước trong khoảng thời gian hơn một thập kỷ qua sẽ đưa
lại một cái nhìn tổng thể hơn về tình hình nghiên cứu về BPKCTT trong TTDS Việt Nam:
- Trước khi ban hành BLTTDS gần như không có công trình nghiên cứu riêng,
chuyên sâu nào về vấn đề BPKCTT trong TTDS. Có chăng chỉ là một số công trình
nghiên cứu về một số nội dung cơ bản của PLTTDS, trong đó có đề cập sơ qua đến
BPKCTT. Trong một số công trình nghiên cứu đó, cuốn sách “Luật tố tụng dân sự
Việt Nam (lược giải) của tiến sĩ luật khoa, luật sư Nguyễn Mạnh Bách do nhà xuất
bản Đồng Nai xuất bản năm 1996 có đề cập sâu hơn về BPKCTT so với những công
trình khác. Ví dụ tại điểm B Đoạn 2 Chương II của cuốn sách, tác giả có viết về
quyền hạn của Chánh án tòa án cấp sơ thẩm, trong đó có quyền quyết định áp dụng
BPKCTT. Trong cuốn sách này tác giả viết tới 5 trang về BPKCTT theo quy định tại
Điều 41, Điều 42 PLTTGQCVADS nhưng sự nhìn nhận của tác giả về BPKCTT
trong TTDS bị chi phối nhiều bởi PLTTDS cũ trước đó và tác giả chỉ tiếp cận
BPKCTT dưới góc độ thuộc quyền ban hành của Chánh án. Tác giả đã phân chia
thẩm quyền của Chánh án theo hai loại: quyền ban hành các án lệnh phê đơn và
quyền ban hành các án lệnh cấp thẩm để phân tích và chỉ ra điểm khác nhau giữa hai
loại quyền hạn này. Nhận xét một cách khách quan, tác giả đã tiếp cận BPKCTT
trong TTDS dưới lăng kính của một nhà nghiên cứu rất hiểu biết PLTTDS trước đây,

khi mà TTDS Việt Nam chịu ảnh hưởng rất rõ nét của PLTTDS Pháp. Tác giả cũng
đã phân tích về yếu tố khẩn cấp, về thủ tục xin án lệnh phê đơn cũng như thủ tục cấp
thẩm. Tuy nhiên, PLTTGQCVADS năm 1989 đã không còn phân chia quyền hạn
của Chánh án theo hai trường hợp như tác giả nêu. Vì vậy, cuốn sách trên của tác giả
Nguyễn Mạnh Bách có thể dùng để tham khảo về PLTTDS trước khi có
PLTTGQCVADS.
- Luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành dân sự “Biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong tố tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Pha, mã số 50507 năm 1997
nghiên cứu về BPKCTT. Có thể khẳng định, trước khi có BLTTDS, đây là công
trình nghiên cứu hiếm hoi, có ý định nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt về BPKCTT.

5
Trong luận văn của mình, tác giả đã chú trọng nghiên cứu về một số vấn đề lý luận
của BPKCTT như khái niệm, ý nghĩa của BPKCTT, sơ lược quá trình phát triển của
chế định BPKCTT trong PLTTDS, tham khảo một số quy định của PLTTDS một số
nước về BPKCTT. Đặc biệt, tác giả đã tìm hiểu và phân tích các quy định của
PLTTGQCVADS, chỉ ra những vướng mắc, bất cập của luật hiện hành, trên cơ sở đó
mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của
PLTTGQCVADS Tuy nhiên, tính cho đến nay, công trình nghiên cứu của tác giả
này về BPKCTT đã được thực hiện cách đây nhiều năm, nội dung được nghiên cứu
dựa trên các quy định của PLTTGQCVADS năm 1989 - một văn bản đã bị thay thế
bởi BLTTDS nên mặc dù luận văn này vẫn có giá trị tham khảo về một số vấn đề lý
luận nhưng phần tìm hiểu về các quy định của PLTTDS không còn phù hợp, một số
kiến nghị không còn tính thời sự, không còn khả năng đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
- Trong nội dung của cuộc Hội thảo khoa học “Những điểm mới và những vấn
đề đặt ra trong thực tiễn thi hành BLTTDS” tổ chức vào tháng 12/2004 của Học viện
tư pháp cũng có nội dung đề cập đến BPKCTT trong BLTTDS nhưng chỉ dưới góc
độ tìm hiểu những điểm mới của BLTTDS, trong đó có chế định BPKCTT. Những
nghiên cứu được công bố trong hội thảo chỉ là những điểm mới trong quy định của
BLTTDS so với PLTTGQCVADS về BPKCTT mà không đi sâu tìm hiểu các vấn đề

lý luận về BPKCTT như khái niệm, cơ sở hình thành, bản chất, đặc điểm cũng như
các yêu cầu đặt ra về mặt lý luận đối với BPKCTT.
- Các sách chuyên ngành đã xuất bản như Giáo trình Luật TTDS của khoa Luật
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xuất bản năm 1995, Giáo trình Luật TTDS của
Học viện Tư pháp do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2007, Giáo trình
Luật TTDS của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản
năm 2010 đều có phần về BPKCTT. Vì là giáo trình nên các vấn đề như khái niệm,
đặc điểm, ý nghĩa của BPKCTT trong TTDS, các quy định của BLTTDS về
BPKCTT… chỉ được đề cập ở mức độ đại cương.
- Cuốn sách tham khảo Luật TTDS Việt Nam - Nghiên cứu và so sánh của tác
giả Tống Quang Cường do Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
xuất bản năm 2007 cũng có viết một phần về BPKCTT trong TTDS. Mặc dù cuốn
sách này không viết riêng về BPKCTT trong TTDS nhưng trong cuốn sách này, với

6
phần viết về áp dụng BPKCTT trong TTDS, tác giả đã chỉ ra được một số vấn đề lý
luận về BPKCTT trong TTDS như khái niệm, đặc điểm của BPKCTT, làm nổi bật
được một số nội dung cơ bản của PLTTDS Việt Nam hiện nay về BPKCTT như các
loại BPKCTT, thẩm quyền và thủ tục ra quyết định áp dụng BPKCTT, hiệu lực của
quyết định và hậu quả pháp lý của quyết định áp dụng BPKCTT. Tuy nhiên, vì cuốn
sách được viết theo tinh thần đề cập tới toàn bộ các vấn đề cơ bản của PLTTDS,
phần viết về áp dụng BPKCTT chỉ là một nội dung nhỏ, chiếm rất ít số trang trong
cuốn sách đó, mặt khác với mục đích chủ yếu là tìm hiểu các quy định của PLTTDS
hiện hành về áp dụng BPKCTT, chỉ ra một vài điểm mới nổi bật trong quy định của
BLTTDS với PLTTGQCVADS và đưa ra nhận xét về những điểm mới đó nên tác
giả đã không đi sâu giải quyết các vấn đề lý luận về BPKCTT. Vì thế, mặc dù tác giả
có đưa ra khái niệm, đặc điểm của BPKCTT nhưng lại chưa lý giải cơ sở lý luận và
cơ sở thực tiễn của việc xây dựng nên khái niệm và đặc điểm của BPKCTT, cũng
như chưa lột tả được bản chất của BPKCTT, của việc áp dụng BPKCTT trong
TTDS. Với tiêu đề “áp dụng BPKCTT”, tác giả chỉ tập trung vào việc áp dụng

BPKCTT và một vài chỗ tác giả cuốn sách không phân biệt rõ giữa vấn đề áp dụng
BPKCTT với vấn đề BPKCTT trong TTDS, vì thế một vài nhận xét của tác giả về
đặc điểm của BPKCTT cần được bàn luận thêm.
- Cuốn sách tham khảo “Những vấn đề cơ bản của BLTTDS” của Vụ công tác
lập pháp do nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2004 viết về những nội dung cơ bản
của BLTTDS, trong đó có đề cập đến các quy định của BLTTDS về BPKCTT. Với
mục đích tìm hiểu những vấn đề cơ bản của BLTTDS, phần viết về BPKCTT chỉ nêu
sơ lược, vắn tắt các quy định của BLTTDS về BPKCTT, nêu ra một vài điểm mới
trong quy định của BLTTDS về BPKCTT, vì thế chủ yếu là người đọc chỉ tham khảo
được sơ lược quy định của BLTTDS về BPKCTT.
- Cuốn sách tham khảo “Bình luận khoa học một số vấn đề của PLTTDS và
thực tiễn áp dụng” của Tiến sĩ Lê Thu Hà do nhà xuất bản Tư pháp xuất bản bình
luận về nhiều vấn đề trong PLTTDS Việt Nam, trong đó có bình luận về BPKCTT.
Trong cuốn sách này, ở một mức độ nhất định, tác giả có giải thích về khái niệm, đặc
điểm, ý nghĩa của BPKCTT, đặc biệt chú trọng đi sâu phân tích điểm mới của
BLTTDS về BPKCTT, chỉ ra hướng áp dụng trong thực tiễn TTDS. Từ phần viết

7
này, người đọc vừa có thể hình dung được thực chất BPKCTT có ý nghĩa gì, các đặc
điểm của nó ra sao, PLTTDS đã có sự phát triển như thế nào về chế định BPKCTT,
khi áp dụng những điểm mới đó vào thực tiễn tố tụng thì áp dụng như thế nào cho
đúng. Tuy nhiên, cũng như những cuốn sách tham khảo khác, cuốn sách này viết về
nhiều vấn đề cơ bản của PLTTDS nên tác giả đã không có điều kiện đề cập sâu, đầy
đủ toàn bộ các nội dung của chế định BPKCTT cũng như một số vấn đề lý luận khác
về BPKCTT.
- Một số ít các bài viết được đăng trên một số tạp chí pháp luật chuyên ngành
như Tạp chí Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội; Tạp chí Tòa án nhân dân
của TANDTC, Tạp chí Nhà nước và pháp luật của Viện nghiên cứu Nhà nước và
Pháp luật; Tạp chí Kiểm sát của VKSNDTC hoặc một vài bài tham luận của một vài
tác giả trong các cuộc hội thảo về PLTTDS Việt Nam có đề cập tới BPKCTT trong

TTDS Có thể nêu ra những tác giả điển hình có một số bài viết đề cập đến
BPKCTT trong TTDS như tác giả Trần Anh Tuấn với các bài như “Chế định
BPKCTT trong BLTTDS Việt Nam”, “Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế”…; tác giả Chu Xuân Minh với một số bài viết, bài
tham luận tại các cuộc hội thảo về PLTTDS như “Cần thống nhất tố tụng kinh
doanh, thương mại với tố tụng dân sự”, “Tham luận về biện pháp khẩn cấp tạm thời
trước khi khởi kiện”…; Tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương với bài viết “Áp dụng
BPKCTT trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại tại tòa án: Những
vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện BLTTDS” đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp
luật số 3 năm 2010; bài viết của Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa “BPKCTT
trong tố tụng trọng tài” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 23 tháng 12 năm
2010 So với các vấn đề nghiên cứu khác, số bài viết về vấn đề BPKCTT trong
TTDS là khá ít ỏi. Vì chỉ dừng lại ở mức độ là một bài viết, một bài tham luận nên
các tác giả cũng chỉ tiếp cận BPKCTT dưới một góc độ nhất định, với một khía
cạnh, một nội dung cụ thể nhất định. Một điều cũng dễ nhận thấy là các tác giả có
bài viết về BPKCTT trong TTDS thường là những người có trình độ khá cao (tiến sĩ,
phó giáo sư hoặc là thạc sĩ). Điều này chứng tỏ BPKCTT trong TTDS là một vấn đề
nghiên cứu tương đối khó và vấn đề này chưa được xác định là một nội dung cơ bản
của TTDS. Có lẽ do cơ sở thực tiễn dựa vào để nghiên cứu là số điều luật quy định

8
về vấn đề này không nhiều, tài liệu để tham khảo nghiên cứu vấn đề này là rất ít nên
mặc dù sau khi có BLTTDS, bài viết về BPKCTT trong TTDS đã nhiều hơn nhưng
nhìn chung các bài viết này chưa đưa đến cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về
BPKCTT.
Nguồn tài liệu nguyên bản bằng tiếng nước ngoài có đề cập đến BPKCTT
(trong sách nước ngoài, dịch sang tiếng Anh, BPKCTT là Provisional measures) mà
nghiên cứu sinh tham khảo được là cuốn sách “On Civil Procedure” của tác giả
J.a.Jolowicz; cuốn “Compliance with Decisions of the I Court of Justice”; cuốn
“Fifìty yeas of the international court of justice”. Ngoài ra một số cuốn sách đã được

dịch sang tiếng Việt cũng được nghiên cứu sinh tham khảo như Kỷ yếu của Dự án
VIE/95/017 về PLTTDS; một số tài liệu của các cuộc hội thảo về PLTTDS do Nhà
Pháp luật Việt - Pháp tổ chức tại Hà Nội Nhìn chung, trong các tài liệu này,
BPKCTT cũng chỉ được đề cập dưới góc độ là một nội dung rất nhỏ với lượng thông
tin hạn chế.
Từ việc điểm qua các công trình nghiên cứu về BPKCTT trong TTDS có thể
khẳng định cho đến hiện tại, trong nghiên cứu khoa học pháp luật TTDS chưa có
công trình nghiên cứu nào có thể mang đến cho người đọc cái nhìn toàn cảnh, sâu
sắc về BPKCTT trong TTDS. Vì thế luận án này được hoàn thành với tham vọng sẽ
là một công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có tính hệ
thống về vấn đề BPKCTT trong TTDS Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn. Luận án sẽ
là một tài liệu chuyên khảo, đề cập khá đầy đủ các khía cạnh khác nhau cũng như
các nội dung khác nhau của BPKCTT trong TTDS.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
* Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về BPKCTT trong TTDS.
- Làm rõ những điểm hạn chế, bất cập trong những quy định của PLTTDS Việt
Nam hiện hành về BPKCTT (chủ yếu là các quy định trong BLTTDS) và những
vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định đó trong thực tiễn giải quyết các
VVDS tại TAND
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về BPKCTT.

9
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài phải thực hiện được các
nhiệm vụ sau:
- Xác định đúng và nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về
BPKCTT trong TTDS.
- Phân tích, so sánh, đánh giá đúng thực trạng các quy định của PLTTDS Việt
Nam hiện nay về BPKCTT và việc áp dụng các quy định đó trong thực tiễn giải

quyết các vụ việc dân sự của TAND.
- Xác định rõ các yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện PLTTDS về BPKCTT,
trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện PLTTDS về
BPKCTT.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Một số vấn đề lý luận về BPKCTT trong TTDS.
- Các quy định của PLTTDS Việt Nam (đặc biệt là các quy định của PLTTDS
Việt Nam hiện hành) và một số quy định PLTTDS của một số nước trên thế giới về
BPKCTT.
- Thực tiễn thực hiện các quy định của PLTTDS Việt Nam về BPKCTT tại các
tòa án của Việt Nam trong những năm gần đây.
BPKCTT trong TTDS là một vấn đề nghiên cứu tương đối lớn, có phạm vi
nghiên cứu rộng nên có thể được nghiên cứu dưới nhiều phương diện khác nhau và
với nhiều nội dung khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, luận án tập
trung nghiên cứu vào những nội dung cơ bản như sau:
- Luận án tập trung nghiên cứu về BPKCTT trong TTDS mà không có tham
vọng nghiên cứu sâu về BPKCTT trong các tố tụng khác như tố tụng trọng tài, tố
tụng hành chính.
- Trong phần nghiên cứu về khái niệm BPKCTT trong TTDS, mặc dù luận án
có nghiên cứu BPKCTT trong TTDS dưới nhiều phương diện cụ thể khác nhau
nhưng luận án có tập trung nghiên cứu sâu hơn về BPKCTT trong TTDS dưới
phương diện là một chế định pháp luật. Chủ ý này xuất phát từ nhận thức: trong

10
BLTTDS của hầu hết các nước, BPKCTT đều được quy định là một chương tương
đối đồ sộ gồm nhiều điều luật quy định về nhiều nội dung khác nhau có liên quan
đến BPKCTT. Mặt khác, cho dù BPKCTT có được nhìn nhận dưới góc độ nào thì
pháp luật về BPKCTT vẫn được coi là cơ sở cho mọi sự nhìn nhận. Nghiên cứu vấn
đề BPKCTT trong TTDS dưới góc độ pháp luật có góc độ nghiên cứu rộng nhất, có

khả năng bao quát được các nội dung cơ bản của BPKCTT dưới các góc độ khác.
Chính vì vậy, trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu các nội dung của luận án,
luận án luôn chú trọng nghiên cứu sâu hơn dưới góc độ là một chế định pháp luật.
Những góc độ khác, những vấn đề lý luận khác về BPKCTT trong TTDS, nghiên
cứu sinh sẽ tiếp tục nghiên cứu ở các công trình sau này.
- Mặc dù trong luận án có tham khảo PLTTDS của nhiều nước khác nhau và
tham khảo PLTTDS của Việt Nam trước đây về BPKCTT nhưng luận án tập trung
nghiên cứu các quy định của PLTTDS Việt Nam hiện hành về BPKCTT mà chủ yếu
là các quy định của BLTTDS về BPKCTT và Nghị quyết hướng dẫn thi hành các
quy định của BLTTDS về BPKCTT của HĐTPTANDTC.
- Vì định hướng nghiên cứu là tập trung nghiên cứu dưới góc độ pháp luật nên
các kiến nghị mà nghiên cứu sinh đưa ra trong luận án cũng chỉ tập trung kiến nghị
về hoàn thiện PLTTDS nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh của các quy
định PLTTDS về BPKCTT chứ không đề cập tới tổng thể các giải pháp khác nhau
nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng BPKCTT.
- Thực tiễn của việc thực hiện các quy định của PLTTDS Việt Nam hiện hành
về BPKCTT được nghiên cứu sinh nghiên cứu trong thời gian 6 năm, từ khi
BLTTDS có hiệu lực (năm 2005) đến năm 2010.
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong suốt quá trình thực hiện luận án, các nội dung trong luận án đều được
nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa Mác
- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Đặc biệt, nghiên cứu
sinh xác định công tác xây dựng và hoàn thiện PLTTDS về BPKCTT phải quán triệt,
tuân theo các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam về cải cách tư pháp
và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, vì thế các kiến nghị hoàn thiện

11
pháp luật đều được xuất phát và thực hiện dựa trên những quan điểm chỉ đạo đó.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luận án còn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học chuyên ngành phù hợp khác như phân tích, chứng minh, so

sánh, diễn giải, suy diễn logic và phương pháp xã hội học như khảo sát thực tế tại
một số tòa án, sử dụng kết quả thống kê của ngành tòa án và kiểm sát để làm sáng tỏ
những vấn đề nghiên cứu trong luận án.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án là một công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện và
có hệ thống về BPKCTT trong TTDS. Những đóng góp mới nổi bật của luận án thể
hiện ở những nội dung sau:
- Luận án đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận rất cơ bản, quan trọng về
BPKCTT trong TTDS, đặc biệt là vấn đề khái niệm BPKCTT trong TTDS, các dấu
hiệu, đặc điểm đặc trưng của BPKCTT trong TTDS, ý nghĩa của BPKCTT trong
TTDS, những vấn đề cơ bản của PLTTDS về BPKCTT và những tiêu chí cần đạt
được đối với PLTTDS về BPKCTT. Việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận này sẽ là
cơ sở để tiếp cận các quy định của PLTTDS hiện hành về BPKCTT trong TTDS, là
định hướng cho việc kiến nghị hoàn thiện PLTTDS về BPKCTT. Những vấn đề lý
luận này từ trước đến nay chưa có tác giả nào đề cập một cách hệ thống, chuyên sâu
trong những công trình nghiên cứu khoa học về BPKCTT trong TTDS.
- Luận án đã phân tích các quy định của PLTTDS Việt Nam hiện nay (chủ yếu
là các quy định của BLTTDS) về BPKCTT và thực tiễn thực hiện các quy định đó
trong những năm gần đây, từ đó chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định
của PLTTDS hiện nay về BPKCTT. Không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những vướng
mắc, bất cập đó, luận án còn phân tích để tìm ra nguyên nhân của tình trạng các quy
định của PLTTDS về BPKCTT ít có cơ hội được áp dụng vì các tòa án rất ít khi
quyết định áp dụng BPKCTT.
- Luận án đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của
BLTTDS về BPKCTT nhằm hoàn thiện PLTTDS về BPKCTT, từ đó góp phần nâng
cao hiệu quả của việc áp dụng BPKCTT trong TTDS, tòa án sẽ ngày càng bảo vệ tốt
hơn, kịp thời hơn quyền, lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong TTDS. Những kiến

12
nghị cụ thể về các chủ thể có quyền yêu cầu, thời điểm yêu cầu, thủ tục yêu cầu, các

BPKCTT được yêu cầu, trách nhiệm của chủ thể đã yêu cầu và áp dụng BPKCTT
không đúng đã đưa ra trong luận án là những kiến nghị mới, chưa được tác giả nào
đưa ra và được dựa trên những căn cứ, lập luận tương đối khoa học, phù hợp với chủ
trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền
Việt Nam XHCN.
7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Kết quả của việc nghiên cứu của luận án góp phần vào việc hoàn thiện
PLTTDS về BPKCTT nói riêng và hoàn thiện PLTTDS Việt Nam nói chung.
Luận án còn là tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, học
tập Luật TTDS Việt Nam cho các cơ sở chuyên nghiên cứu pháp luật, đào tạo cán bộ
pháp luật.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu hướng dẫn trong việc
áp dụng PLTTDS về BPKCTT nhằm đảm bảo tính thống nhất và chính xác trong
thực tiễn áp dụng BPKCTT trong giải quyết các VADS tại TAND.
Các kiến nghị nhằm hoàn thiện PLTTDS được đưa ra trong luận án còn là tài
liệu tham khảo trong quá trình hoàn thiện PLTTDS nói riêng, hoàn thiện pháp luật
nói chung.
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về BPKCTT trong TTDS.
Chương 2: Các quy định của PLTTDS Việt Nam hiện hành về BPKCTT và
thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Yêu cầu và kiến nghị hoàn thiện PLTTDS về BPKCTT.



13
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BIỆN PHÁP

KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1.1. Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
Vấn đề công nhận các quyền con người là vấn đề nhân quyền đã và đang được
đặt ra với mỗi quốc gia trên thế giới. Việc công nhận các quyền này quan trọng đến
mức trong cuốn sách “Các quyền con người” do Liên Hiệp Quốc xuất bản để kỷ
niệm 30 năm ngày ra đời của bản Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền đã khẳng
định “chúng ta không thể sống như con người nếu không có các quyền này” [98, tr. 26].
Công nhận các quyền con người sẽ đồng nghĩa với việc cần thiết phải ghi nhận nó trong
hệ thống pháp luật của quốc gia, coi đó là sự đảm bảo cho mỗi chủ thể có thể thụ
hưởng và tham gia tích cực vào quá trình thực hiện các quyền đó. Nhưng nếu chỉ
dừng lại ở việc ghi nhận quyền cho các chủ thể và các chủ thể tích cực thực hiện
quyền của mình thì trong nhiều trường hợp quyền con người vẫn không được đảm
bảo thực hiện. Về điều này, nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Đẩu đã có nhận xét và nhận
xét này đã nhận được rất nhiều sự đồng tình, đó là “Một quyền lợi được luật pháp
công nhận nhiều khi không đủ đảm bảo cho người có chủ quyền hưởng dụng: quyền
lợi có thể bị phủ nhận, bị xâm phạm” [19, tr. 3]. Vì thế một yếu tố rất quan trọng,
thậm chí quan trọng hơn cả là pháp luật phải tạo ra được những thiết chế đặc biệt để
thực hiện và bảo vệ các quyền con người đã được pháp luật công nhận trong trường
hợp chúng bị phủ nhận hoặc bị xâm phạm. Trong suốt lịch sử phát triển của nhân
loại, có một thiết chế đã tỏ rõ tính hiệu quả, đó là chủ thể của những quyền, lợi ích
khi bị xâm phạm, bị phủ nhận sẽ tìm đến tòa án - cơ quan tư pháp của nhà nước để
nhờ tòa án bảo vệ bằng một hoạt động đặc thù là xét xử. Quyền tìm đến tòa án để
nhờ tòa án bảo vệ cũng là một quyền con người được ghi nhận tại Tuyên ngôn toàn
thế giới về nhân quyền của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 19/12/1948.

14
Trong các quyền con người, các quyền về dân sự được xem là có tính chất nền

tảng, cơ bản, thiết yếu nhất. Cũng như các quyền con người khác, các quyền về dân
sự của các chủ thể được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia và được
bảo hộ chặt chẽ. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Đại Hội
đồng Liên Hợp Quốc ngày 16/12/1966 đã đảm bảo rằng: bất cứ người nào bị xâm
phạm các quyền và tự do được công nhận trong công ước này thì đều được bảo hộ
pháp lý một cách có hiệu quả [98, tr. 223]. Sự bảo hộ pháp lý được nói đến ở đây
cũng chính là việc công nhận các chủ thể có quyền và lợi ích dân sự muốn thực hiện
hoặc muốn bảo vệ các quyền và lợi ích của mình có quyền tìm đến tòa án có thẩm
quyền để yêu cầu tòa án bảo vệ.
Để bảo vệ các quyền và lợi ích dân sự cho các bên tranh chấp một cách khách
quan, công bằng và đúng pháp luật, việc giải quyết các tranh chấp đó thường phải
tuân theo một quy trình TTDS chặt chẽ do pháp luật quy định. Quy trình TTDS này
bao gồm nhiều giai đoạn tố tụng, các giai đoạn này được thực hiện tuần tự, tiếp nối
nhau, giai đoạn này được thực hiện mới có cơ sở cho giai đoạn sau được thực hiện.
Vì thế, nhìn chung thời gian cần thiết để có kết quả giải quyết nội dung các VVDS
đã phát sinh tại tòa là không ngắn, không thể nhanh chóng như mong muốn của
đương sự và mặc dù có muốn thì tòa án cũng không thể bảo vệ quyền, lợi ích cho
đương sự một cách nóng vội. Ngoài yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tố
tụng do luật định, việc giải quyết các VVDS tại tòa án còn phải đảm bảo một yêu cầu
khác cũng quan trọng không kém, yêu cầu này được tất cả các nước theo hệ thống
pháp luật dân sự và các nước theo hệ thống pháp luật án lệ coi như một nguyên tắc tố
tụng: đó là nguyên tắc xét xử kịp thời. Nguyên tắc xét xử kịp thời được công nhận và
đề cao ngay từ giai đoạn đầu tiên trong lịch sử phát triển của TTDS. Được hình
thành từ án lệ của tòa án Châu Âu về quyền con người, nguyên tắc này ngày càng
được chú trọng thực hiện bởi hiệu quả của nó đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích của
đương sự tại tòa án [43, tr. 26]. Nguyên tắc xét xử kịp thời nhấn mạnh vai trò của tòa
án trong việc giải quyết kịp thời các yêu cầu của đương sự trong VVDS, nhấn mạnh
vai trò của tòa án trong việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của các đương
sự trong quá trình đương sự tìm đến tòa án. Để có thể làm được điều này, trước hết


15
tòa án cần phải tiến hành nhanh chóng quy trình tố tụng theo luật định để có được
phán quyết về việc giải quyết về nội dung VVDS một cách sớm nhất, tránh lãng phí
thời gian, tiền của, công sức của tòa án cũng như các bên đương sự. Tuy nhiên, vì
quy trình tố tụng đó thường phải tốn nhiều thời gian nên trong nhiều trường hợp đến
khi có phán quyết giải quyết giải quyết về nội dung VVDS thì đương sự đã bị thiệt
hại, tài sản để thi hành án đã bị tẩu tán, chứng cứ dùng để giải quyết VVDS đã bị
hủy hoại… và như vậy tòa án không còn bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự. Vì thế, ngoài yêu cầu phải có được phán quyết về việc giải quyết nội dung
VVDS một cách sớm nhất, nguyên tắc xét xử kịp thời còn đặt ra một yêu cầu nữa đối
với tòa án, đó là: ngay cả trong thời gian tòa án đang tiến hành quy trình tố tụng để
giải quyết VVDS, khi cần thiết, tòa án cần phải nhanh chóng có quyết định thích
hợp, kịp thời để trước mắt tránh cho đương sự khỏi bị thiệt hại, bảo vệ ngay được
bằng chứng, bảo toàn ngay được tài sản. Chính yêu cầu phải đảm bảo nguyên tắc xét
xử kịp thời được xuất phát từ nhu cầu cần được tòa án bảo vệ kịp thời trên thực tế
của đương sự đã là một trong những lý do đòi hỏi tòa án cần phải có sự linh hoạt,
mềm dẻo, đa dạng hóa cách thức, biện pháp giải quyết các VVDS. Các VVDS thì rất
đa dạng, phức tạp. Chánh án Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris Jean-Marie
COULON đã chỉ ra rằng: tùy theo tính chất, đặc điểm của từng VVDS, mỗi vụ việc
phải được giải quyết theo một tiến trình riêng, phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của nó
[43, tr. 11]. Trong ấn phẩm Chương trình thông tin quốc tế của Bộ ngoại giao Hoa
Kỳ cũng đưa ra một khẳng định gần tương tự: “một số vụ tranh chấp được giải quyết
bằng những phương pháp giải quyết tranh chấp khác nhau” [103, tr. 80]. Xuất phát
từ thực tế các VVDS là rất đa dạng, rất khác nhau nên tùy theo đặc điểm của mỗi
VVDS mà tòa án cần phải quyết định áp dụng những biện pháp giải quyết khác
nhau, phải có cách thức giải quyết khác nhau cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả
cao nhất. Sẽ có những VVDS chỉ cần được tòa án giải quyết bằng biện pháp giải
quyết thông thường, cứ tuần tự thực hiện các giai đoạn tố tụng theo luật định, xem
xét, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng về chứng cứ cũng như yêu cầu của các bên đương
sự rồi ra phán quyết chính thức giải quyết nội dung. Nhưng đối với một số VVDS có

sự khẩn cấp như đương sự có nhu cầu rất cấp bách, chứng cứ dùng để giải quyết

16
VVDS có nguy cơ bị hủy hoại, tài sản tranh chấp có nguy cơ bị tẩu tán , nếu tòa án
vẫn giải quyết theo biện pháp tố tụng thông thường như đối với những VVDS không
có sự khẩn cấp mà không can thiệp ngay bằng một phán quyết tạm thời nhằm đáp
ứng tình trạng khẩn cấp thì chắc chắn tính mạng, sức khỏe, cuộc sống bình thường
của đương sự bị ảnh hưởng, chứng cứ, tài sản trong VVDS sẽ bị tẩu tán, hủy hoại và
như vậy sẽ không thể giải quyết được VVDS hoặc có giải quyết được thì cũng khó
có khả năng thi hành án, không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Vì thế, trong những trường hợp khẩn cấp, tòa án cần phải nhanh chóng có một quyết
định tạm thời để có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, kịp thời
bảo vệ bằng chứng, kịp thời bảo toàn tài sản của đương sự. Sau khi tình trạng khẩn
cấp đã được giải quyết, tòa án sẽ xem xét kỹ về chứng cứ, về yêu cầu của đương sự
và dựa trên chứng cứ đã thu thập được, tòa án sẽ có phán quyết chính thức giải quyết
nội dung VVDS. Điều này cũng có nghĩa là chính những VVDS có sự khẩn cấp đòi
hỏi tòa án phải áp dụng biện pháp tố tụng giải quyết phù hợp tương đối đặc biệt: tòa
án ra phán quyết tạm thời nhằm đáp ứng tình trạng khẩn cấp trước, sau đó mới ra
phán quyết chính thức giải quyết nội dung VVDS. Cũng từ thực tế tố tụng này mà
Chánh án tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris Jean-Marie COULON đã từng nhận
xét: “có những vụ việc phải đi theo một tiến trình chậm để bảo vệ quyền lợi của
những người khiếu kiện và đảm bảo tốt công tác tư pháp, giảm bớt gánh nặng cho
tòa án. Có những vụ việc đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, nếu không thẩm phán
sẽ bị coi là từ chối xét xử” [43, tr. 34].
Như vậy, xuất phát từ yêu cầu phải bảo đảm nguyên tắc xét xử kịp thời (còn
được hiểu là nguyên tắc giải quyết kịp thời) trong công tác giải quyết các VVDS của
tòa án nhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích của các bên đương sự, xuất phát từ thực tế
đa dạng, phức tạp của các VVDS, từ đó nảy sinh nhu cầu tòa án cần phải linh hoạt,
đa dạng hóa và kết hợp các biện pháp tố tụng nhằm giải quyết hiệu quả VVDS cũng
như xuất phát từ nhu cầu cần được bảo vệ kịp thời trên thực tế quyền, lợi ích hợp

pháp của đương sự trong VVDS, biện pháp giải quyết tạm thời tình trạng khẩn cấp
của VVDS mà ngày nay hay gọi là BPKCTT trong TTDS ra đời, được thừa nhận
trong pháp luật và ngày càng được tòa án sử dụng có hiệu quả.

17
Cho đến nay, chưa có tài liệu nào xác định rõ BPKCTT chính thức xuất hiện
vào thời điểm nào trong lịch sử phát triển của TTDS, chỉ biết rằng BPKCTT đã có
bóng dáng từ rất lâu trong lịch sử TTDS. Theo kết quả nghiên cứu của nhà nghiên
cứu Lê Tài Triển, việc tòa án nhanh chóng ra quyết định tạm thời, trước mắt để giải
quyết tình thế cấp bách, sau đó mới ra bản án, quyết định chính thức giải quyết nội
dung VVDS có nguồn gốc hình thành từ một thủ tục rất đặc biệt trước đây trong
TTDS, đó là thủ tục cấp thẩm
( )1
. Cũng chưa ai biết chính xác thủ tục cấp thẩm có từ
khi nào và bắt đầu xuất hiện ở đâu. Có người cho rằng thủ tục cấp thẩm do đạo luật
“thập nhị bảng” của thời La Mã truyền lại, có người cho rằng thủ tục này do một tục
lệ riêng của xứ Normandie lưu truyền về sau [75, tr. 104]. Một giả thiết khác sau này
cũng được đặt ra trong lịch sử phát triển của TTDS, một lý do góp phần hình thành
nên BPKCTT trong TTDS hiện nay còn do việc hình thành các tòa thương mại bao
gồm các thẩm phán do thương nhân bầu lên chuyên tư vấn về thương mại tại các nền
cộng hòa có kinh tế hành hóa phát triển của Bắc Ý. Đến khoảng thế kỷ thứ XIV, thiết
chế kiểu Ý này hình thành tại các hội chợ ở miền Bắc và vùng Champagne của Pháp
với nhiệm vụ giải quyết nhanh chóng, tại chỗ nhiều tranh chấp nảy sinh trong hội
chợ [47, tr. 4]. Ngày nay, trong PLTTDS của hầu hết các quốc gia đều có những quy
định về BPKCTT. Có thể trong PLTTDS về BPKCTT của mỗi quốc gia có những
quy định cụ thể khác nhau nhưng tất cả đều ý thức được sự cần thiết và hiệu quả của
nó trong việc giải quyết các VVDS nhằm bảo vệ hiệu quả, kịp thời quyền, lợi ích
hợp pháp cho đương sự tại tòa án.
Ở Việt Nam, qua nghiên cứu các tài liệu cho thấy các quy định của PLTTDS
Việt Nam về BPKCTT hiện nay có nguồn gốc hình thành từ thủ tục cấp thẩm, một

thủ tục xét xử được cho rằng không những có ích lợi đặc biệt mà còn cần thiết cho sự
bảo vệ quyền lợi của tư nhân [75, tr. 103]. Sở dĩ BPKCTT trong TTDS Việt Nam
được bắt nguồn từ thủ tục cấp thẩm bởi cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp tại Việt
Nam thì các quy định của Luật TTDS của Pháp cũng được áp dụng tại Việt Nam,
trong đó có thủ tục cấp thẩm. Trong thời kỳ Pháp thuộc đó, nhà nghiên cứu Lê Tài

( )1
. Một thủ tục có mục đích xét xử tạm thời và mau chóng về những sự khó khăn trong các vụ cấp bách hay
khó khăn về những động tác thi hành [75, tr. 281].

18
Triển đã nhận xét: Pháp đình cấp thẩm và thủ tục cấp thẩm ở Việt nam được tổ chức
và quy định theo khuôn mẫu điển chế của Pháp [75, tr. 104].
Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, do yêu cầu phải xây dựng một hệ thống các
quy phạm PLTTDS mới cho phù hợp với một chế độ mới, một nhà nước mới,
PLTTDS của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Thủ tục cấp thẩm không còn
tồn tại mà thay vào đó là các quy định về BPKCTT được tòa án áp dụng trong quá
trình giải quyết VADS khi chưa có bản án, quyết định chính thức giải quyết nội dung
nhưng cần phải có ngay quyết định tạm thời để giải quyết nhu cầu cấp bách của
đương sự, bảo toàn chứng cứ, tài sản, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án và thi hành
án dân sự. BPKCTT được tòa án quyết định áp dụng rất nhanh chóng nhưng thực
chất nó chỉ là quyết định của tòa án về giải pháp tạm thời nhằm giải quyết tình trạng
khẩn cấp của VADS. BPKCTT không còn là một thủ tục xét xử độc lập, do một tòa
độc lập xử như thủ tục cấp thẩm trước kia mà nó được PLTTDS quy định như một
trong những biện pháp tố tụng được tòa án sử dụng nhằm giải quyết VADS, từ đó
bảo vệ kịp thời trên thực tế các quyền, lợi ích của đương sự trong VADS.
Về khái niệm BPKCTT, dưới góc độ ngôn ngữ học, BPKCTT là một cụm từ
được ghép bởi ba từ: “biện pháp”, “khẩn cấp” và “tạm thời”. Nếu giải nghĩa một
cách cụ thể thì hầu như trong các Từ điển tiếng Việt đều chung một giải thích giống
nhau: “biện pháp” là một danh từ, chỉ cách làm, cách thức tiến hành, cách giải quyết

một vấn đề cụ thể [101, tr.161; 96, tr. 62]. “Khẩn cấp” là một tính từ chỉ sự gấp gáp,
cần kíp, phải giải quyết ngay, không thể trì hoãn được [96, tr. 447; 101. tr. 892] hay
trong Từ điển Hán Việt còn giải thích khác: “cấp” có nghĩa là sự cần kíp [12, tr. 559]
và “khẩn” có nghĩa là khẩn cầu, cầu người khác một cách cần thiết [1, tr. 451]. Về
thuật ngữ “tạm thời”, thuật ngữ này là một tính từ, có nghĩa là tạm trong một thời
gian ngắn trước mắt, không có tính chất lâu dài, ổn định [101, tr. 1489; 96, tr. 855].
Như vậy, nếu ghép nghĩa của các cụm từ trên với nhau, chúng ta có thể hiểu:
BPKCTT là cách giải quyết tạm một vấn đề nào đó, là cách thức giải quyết gấp gáp,
tạm thời trong thời gian ngắn trước mắt.
Trong nghiên cứu khoa học pháp lý, khái niệm BPKCTT trong TTDS đã được
các nhà nghiên cứu nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau và đều được dựa trên

19
những lý giải cơ bản, khái quát về thuật ngữ “tố tụng dân sự”. Có dựa trên những lý
giải cơ bản, khái quát về thuật ngữ “trong tố tụng dân sự” thì trên cơ sở đó mới có
thể đưa ra được khái niệm khoa học về BPKCTT trong TTDS.
Theo nhà ngiên cứu Nguyễn Huy Đẩu: “tố tụng” là một thuật ngữ có nguồn gốc
từ tiếng La tinh (procudure), được hiểu là một đường lối phải tuân theo để đi đến chỗ
thắng kiện. Trong thuật ngữ khoa học pháp lý còn có một thuật ngữ khác tương
đương với thuật ngữ “tố tụng”, hay được sử dụng lẫn với thuật ngữ “tố tụng” đó là
thuật ngữ “thủ tục”, có nguồn gốc từ tiếng Nhật Bản, được hiểu là một thể thức phải
làm để đạt được một kết quả nhất định [19, tr3,4]. Thuật ngữ “tố tụng” cũng gần
giống như thuật ngữ “thủ tục”, chỉ về việc kiện tụng do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giải quyết. Thông thường, nói đến tố tụng là hay nói đến vai trò nổi bật của
TAND, nói đến việc tòa án xem xét, giải quyết và ra quyết định giải quyết các
VVDS. Có lẽ cũng vì điểm này mà có ý kiến cho rằng “tố tụng chỉ xuất hiện trong
các trình tự tại cơ quan tư pháp” [58, tr. 10]. Ngoài ra, nói đến “tố tụng” còn nói đến
một quy trình các việc có tính bắt buộc do pháp luật quy định mà các chủ thể liên
quan đến việc kiện tụng và giải quyết việc kiện tụng phải làm theo. Mục đích của
việc các chủ thể phải thực hiện quy trình các việc đó là để đạt được một thứ quyền

lợi nào đó. Dựa vào việc xác định bản chất của thứ quyền lợi được mang đến tòa để
nhờ tòa án bảo vệ thì tố tụng lại được phân loại thành những loại tố tụng khác nhau
như tố tụng hình sự, TTDS, tố tụng hành chính.
“Tố tụng dân sự” được hiểu là những việc kiện cáo nhau về các quan hệ dân sự
ra trước tòa án và yêu cầu tòa án giải quyết [15, tr. 5]. Theo một cách giải thích khác
thì “tố tụng dân sự” không chỉ là việc kiện cáo nhau về các quan hệ dân sự ra tòa án
mà còn là một quy trình giải quyết vụ việc dân sự gồm nhiều giai đoạn khác nhau
như khởi kiện, lập hồ sơ, hòa giải, xét xử VVDS, xét lại bản án, quyết định của tòa
án, thi hành bản án, quyết định của TAND [26, tr. 21; 78, tr. 10]. Quy trình đó được
thể hiện qua hai phương diện: PLTTDS và hoạt động TTDS bởi: “PLTTDS và hoạt
động TTDS là hai mặt không thể tách rời của một hệ thống thống nhất đó là quy
trình TTDS” [66, tr. 78].
Từ những lý giải trên về “tố tụng dân sự”, khái niệm BPKCTT trong TTDS cần

20
phải được nhìn nhận dưới phương diện PLTTDS và hoạt động TTDS. Trong nghiên
cứu khoa học pháp lý, khái niệm BPKCTT trong TTDS cũng đã được các nhà nghiên
cứu tiếp cận dưới một trong các phương diện trên. Cụ thể là khái niệm BPKCTT
trong TTDS đã được nhìn nhận dưới các phương diện là các biện pháp cụ thể, là một
thủ tục TTDS hay là một chế định pháp luật trong hệ thống PLTTDS.
Dưới góc độ là các biện pháp cụ thể, BPKCTT trong TTDS được nhìn nhận
xuất phát từ yêu cầu việc giải quyết VVDS của tòa án phải bảo đảm nguyên tắc giải
quyết kịp thời để từ đó bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Muốn
vậy, một trong những biện pháp cần phải thực hiện là trong những trường hợp khẩn
cấp như một bên đương sự cần được đáp ứng ngay nhu cầu cấp bách, chứng cứ dùng
để giải quyết VVDS cần được bảo vệ ngay để khỏi bị hủy hoại, tài sản cần được bảo
toàn ngay để bảo đảm khả năng thi hành án…, tòa án phải có ngay biện pháp can
thiệp thích hợp, có tính bắt buộc phải thực hiện để bảo vệ tạm thời quyền, lợi ích của
đương sự trong VVDS. Điều này có nghĩa ngay cả khi tòa án chưa ra được bản án,
quyết định giải quyết nội dung VVDS nhưng do tình thế khẩn cấp, tòa án vẫn có

quyền ra một quyết định tạm thời để giải quyết tình trạng khẩn cấp trước, sau đó mới
ra quyết định chính thức giải quyết toàn bộ nội dung VVDS. Chính biện pháp thích
hợp được tòa án quyết định áp dụng để giải quyết trước mắt tình thế khẩn cấp đó
được gọi là BPKCTT trong TTDS. Với cách tiếp cận này, BPKCTT trong TTDS
được nhìn nhận một cách rất cụ thể, trực diện và dưới phạm trù hình thức. Ví dụ,
trong tình thế cấp bách là một bên đương sự cần có ngay một khoản tiền để duy trì
cuộc sống tối thiểu, nếu không tính mạng, sức khỏe của đương sự sẽ bị ảnh hưởng
thì BPKCTT cụ thể, thích hợp giải quyết tình thế khẩn cấp này là buộc bên đương sự
đối lập phải tạm ứng ngay một số tiền nhất định cho bên đương sự đang có nhu cầu
cấp thiết duy trì cuộc sống. Trong những trường hợp này, BPKCTT buộc bên đương
sự còn lại phải tạm ứng ngay một khoản tiền nhất định còn thể hiện một ý nghĩa cao
hơn đó là bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền được sống của đương sự. Hay
trong một tình thế khẩn cấp khác như chứng cứ, tài sản trong VVDS có nguy cơ bị
hủy hoại, tẩu tán thì BPKCTT cụ thể để giải quyết tình thế khẩn cấp này sẽ là kê biên
tài sản, phong tỏa tài khoản, cấm hoặc buộc bên đương sự có hành vi tẩu tán, hủy

21
hoại chứng cứ, tài sản phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định…
Các BPKCTT này được áp dụng đã tác động đến những lợi ích về tài sản hay cụ thể
hơn là làm hạn chế quyền đối với tài sản của đương sự.
Về hình thức, BPKCTT trong TTDS chính là biện pháp thích hợp được áp
dụng để giải quyết tình trạng khẩn cấp của VVDS. Xét dưới phạm trù nội dung,
BPKCTT trong TTDS thực chất là giải pháp tạm thời cho tình trạng khẩn cấp. Thẩm
phán Tưởng Duy Lượng khi nghiên cứu về BPKCTT trong TTDS đã khẳng định:
“BPKCTT thực ra chỉ là một giải pháp tình thế” [76, tr.54]. Giải pháp tình thế để giải
quyết tình trạng khẩn cấp của VVDS được quy định cụ thể trong luật và do cơ quan
có thẩm quyền quyết định áp dụng. Điều này còn có nghĩa là giải pháp tạm thời cho
tình trạng khẩn cấp chỉ được gọi là BPKCTT trong TTDS khi giải pháp đó được
pháp luật quy định và do cơ quan có thẩm quyền (thông thường là TAND) quyết
định áp dụng

( )1
.
Vì chỉ là giải pháp tình thế nên BPKCTT không được áp dụng cho mọi VVDS
mà chỉ áp dụng cho một số VADS có sự khẩn cấp, tức là chỉ áp dụng đối với những
VVDS mà quyền, lợi ích của đương sự trong vụ việc đó cần phải được tòa án can
thiệp ngay, xử lý ngay, nếu không sẽ không bảo vệ được nữa hoặc đương sự sẽ bị
thiệt hại. Là giải pháp tình thế nên nhìn nhận ở một mức độ khái quát hơn, BPKCTT
còn có thể được xem như một biện pháp tố tụng tương đối đặc biệt được tòa án sử
dụng để giải quyết VADS, theo đó trong trường hợp cần thiết, tòa án có thể ra quyết
định tạm thời giải quyết tình thế khẩn cấp trước, sau đó ra quyết định chính thức giải
quyết toàn bộ nội dung VADS sau. Như vậy, khác với biện pháp tố tụng thông
thường được áp dụng để giải quyết các VVDS thông thường (tuần tự thực hiện các
giai đoạn tố tụng để cuối cùng ra quyết định giải quyết toàn bộ nội dung VADS),
BPKCTT trong TTDS thể hiện một biện pháp giải quyết VVDS của tòa án là ra
quyết định tạm thời trước, ra quyết định giải quyết chính thức sau. Được xem là một
biện pháp tố tụng tương đối đặc biệt, BPKCTT được áp dụng không phải để giải

( )1
. Theo pháp luật của một số nước (trong đó có Việt Nam), BPKCTT còn có thể do cơ quan trọng tài thương
mại ra quyết định áp dụng. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung nghiên cứu về
BPKCTT trong TTDS tại tòa án mà không đi sâu nghiên cứu về BPKCTT trong tố tụng trọng tài nên thẩm
quyền quyết định áp dụng BPKCTT trong TTDS tại tòa là của TAND.

22
quyết nội dung VVDS mà chỉ để giải quyết tình trạng khẩn cấp của VVDS. Biện
pháp tố tụng áp dụng BPKCTT này thường được sử dụng kết hợp với các biện pháp
khác như biện pháp chứng minh, biện pháp hòa giải… nhằm giải quyết được VVDS
và thường được áp dụng trong quá trình giải quyết VVDS. Với ý nghĩa là biện pháp
tố tụng, BPKCTT là biện pháp cưỡng chế, bắt buộc đối với đương sự bị áp dụng và
biện pháp tố tụng này sẽ tác động đến lợi ích nhân thân hoặc tài sản của đương sự,

trong nhiều trường hợp còn tác động đến lợi ích của người thứ ba không phải là
đương sự trong vụ việc dân sự. Việc áp dụng BPKCTT thể hiện sự can thiệp kịp thời
của tòa án vào VVDS để bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong
trường hợp khẩn cấp, vì thế biện pháp tố tụng này được áp dụng thường phải xuất
phát từ yêu cầu của đương sự hay nói cách khác là thường phụ thuộc vào quyền tự
định đoạt của đương sự.
Tuy nhiên trong TTDS, vì các VVDS rất đa dạng nên tình thế khẩn cấp có thể
xảy ra trong VVDS cũng rất đa dạng. Mỗi tình thế khẩn cấp khác nhau đòi hỏi phải
có biện pháp đối phó khác nhau, giải quyết bằng những giải pháp khác nhau. Mỗi
giải pháp cho một tình thế khẩn cấp là một BPKCTT nên hiểu một cách cụ thể nhất,
đầy đủ nhất thì BPKCTT trong TTDS phải là các biện pháp, là các giải pháp khác
nhau được pháp luật quy định và được tòa án quyết định áp dụng nhằm giải quyết
nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản. Thẩm phán
Thierry Gallais khi bàn luận về BPKCTT đã đưa ra một khẳng định nhận được nhiều
sự đồng tình, đó là: “không thể đưa ra một giải pháp để áp dụng cho tất cả [45, tr. 12].
Trong TTDS, BPKCTT phải bao gồm các BPKCTT khác nhau, có những BPKCTT
nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, có những BPKCTT nhằm bảo vệ
chứng cứ, có những BPKCTT nhằm bảo toàn tài sản… Thực tiễn giải quyết các
VVDS cho thấy tùy thuộc vào tình thế khẩn cấp khác nhau mà mục đích hướng tới
của BPKCTT cũng khác nhau và như thế có nghĩa là cần phải có những BPKCTT
khác nhau, đúng như tác giả Tống Quang Cường khẳng định: “BPKCTT theo đúng
tên gọi của nó là các biện pháp do tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án…”
[15, tr.279].
Như vậy, dưới góc nhìn rất cụ thể, trực diện và trên phương diện hình thức,

23
BPKCTT trong TTDS phải được hiểu là các BPKCTT và các BPKCTT trong TTDS
là các biện pháp do pháp luật quy định mà tòa án được áp dụng để tạm thời giải
quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản, bảo
đảm việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong VVDS.

Dưới góc độ là một thủ tục TTDS: Thủ tục thường được hiểu là “cách thức
tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của nhà
nước” [101, tr. 1596] Trong đời sống xã hội, thủ tục thường được nhắc đến như một
phương thức hay cách thức giải quyết công việc theo một trình tự, một thể lệ thống
nhất. Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, thủ tục được nhiều người hiểu là
các quy tắc, các phép tắc, hay các quy định chung mà mọi chủ thể phải tuân theo khi
làm việc công. Thủ tục mang tính hình thức và được xây dựng trên cơ sở của nội
dung, là đảm bảo cho những vấn đề về nội dung và là hình thức sống của đạo luật
[37, tr. 158]. Thủ tục tố tụng là “cách thức, trình tự và nghi thức tiến hành xem xét
một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án đã được thụ lý hoặc khởi tố theo các quy định
của pháp luật” [95, tr. 729], từ đó, thủ tục TTDS được hiểu là cách thức, trình tự và
nghi thức tiến hành xem xét, giải quyết VVDS theo quy định của PLTTDS [50, tr.6].
Nghiên cứu về khái niệm BPKCTT trong TTDS, bên cạnh cách nhìn nhận rất
cụ thể, trực diện và dưới phạm trù hình thức như đã nêu trên, một số nhà nghiên cứu
còn có một cách nhìn nhận khác. Vì cho rằng BPKCTT trong TTDS chỉ thực sự có ý
nghĩa, chỉ thực sự phát huy tác dụng nếu BPKCTT được áp dụng trong thực tiễn
TTDS nên nói đến BPKCTT là nói đến việc áp dụng BPKCTT và nói đến việc áp
dụng BPKCTT thực chất là nói đến một thủ tục TTDS do tòa án tiến hành nhằm giải
quyết tình trạng khẩn cấp của VVDS theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu thực
tiễn PLTTDS của Việt Nam trước đây cho thấy đã từng có quy định về một thủ tục
giống như thủ tục áp dụng BPKCTT hiện nay. Cụ thể là Bộ luật dân sự - Thương sự
- Tố tụng thi hành trong các tòa Nam án Bắc kỳ được ban hành theo Nghị định ngày
2/12/1921 và có hiệu lực ngày 1/1/1923 trong phạm vi Bắc kỳ có quy định về “thủ
tục phụ đái” [85, tr 91]. Trong suốt thời kỳ là thuộc địa của Pháp, TTDS Việt Nam
có sự hiện diện của thủ tục cấp thẩm - một “thủ tục xét xử dành cho những vụ tranh
chấp đòi hỏi sự can thiệp cấp thời của công lý” [75, tr. 103]. Trong thời kỳ chính

24
quyền Sài Gòn trước năm 1975, Bộ luật Dân sự - Thương sự - tố tụng có quy định về
thủ tục khẩn cấp. Về cơ sở lý luận, thẩm phán Jean-Marie COULON đã chỉ ra rằng:

mục đích cuối cùng của một phiên tòa là tìm ra được giải pháp cuối cùng để giải
quyết tranh chấp, vì thế cần phải xem xét đến tiến trình của vụ việc. Có những vụ
việc phải được giải quyết theo tiến trình bình thường, có những vụ việc đòi hỏi phải
được giải quyết nhanh chóng để tìm ra biện pháp tối ưu [45, tr. 33, 37]. Tiến trình
được ông nói đến ở đây có thể được hiểu là thủ tục, là quy trình giải quyết VVDS.
Có những VVDS được tòa án giải quyết theo thủ tục TTDS thông thường, có những
VVDS sẽ được tòa án giải quyết theo thủ tục TTDS khẩn cấp. Nghiên cứu về
BPKCTT trong TTDS Việt Nam, ông có nhận xét: trong các quy định của PLTTDS
Việt Nam về BPKCTT có “hàm chứa những quy định về thủ tục xét xử khẩn cấp”
[43, tr. 39]. Đối với các vụ việc có sự khẩn cấp, do tình thế khẩn cấp nên trước khi
tìm ra giải pháp cuối cùng để giải quyết vụ việc thì phải tìm ra một giải pháp tạm
thời để áp dụng trước. Tiến trình hay nói cách khác là quy trình để quyết định về giải
pháp tạm thời cũng cần được xác định là một thủ tục TTDS. Với góc nhìn như vậy,
nói đến BPKCTT là nói đến việc áp dụng BPKCTT trong giải quyết VVDS và cũng
là nói đến thủ tục áp dụng BPKCTT trong TTDS. Thủ tục áp dụng BPKCTT trong
TTDS là một thủ tục TTDS do tòa án tiến hành nhằm ra được quyết định về giải
pháp tạm thời giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, tài sản,
bảo đảm cho việc giải quyết được VVDS và thi hành án.
Không chỉ thẩm phán Jean-Marie COULON, mà nhiều nhà nghiên cứu khác
cũng có cái nhìn tương tự về khái niệm BPKCTT. Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Duy
Nghĩa khẳng định: tuy rằng mục đích hướng tới là các biện pháp cụ thể, ví dụ như kê
biên tài sản, phong tỏa tài khoản, cấm định đoạt tài sản, song thực chất, BPKCTT là
một công đoạn tố tụng nhằm giúp cơ quan tài phán can thiệp nhanh chóng, kịp thời
nhằm bảo vệ chứng cứ, tài sản hoặc các bảo đảm thiết yếu khác cho thi hành các
nghĩa vụ trong khi phiên tranh tụng chính chưa kết thúc. Là một công đoạn tố tụng
trong quy trình giải quyết VVDS nói chung nhưng thực chất BPKCTT là một trình
tự quy định về quyền yêu cầu, thẩm quyền xem xét và ban hành các quyết định tố
tụng, các đảm bảo, quyền khiếu nại và yêu cầu đền bù thiệt hại nếu có. Quy trình này

25

là một phần phụ, phái sinh, có tính chất chuẩn bị, bổ trợ cho thủ tục tố tụng chính
đang được cơ quan tài phán thụ lý [49, tr. 77].
Nhà nghiên cứu Lê tài Triển cũng đưa ra những nhận định của mình về thủ tục
nhằm giải quyết nhanh tình trạng khẩn cấp của VVDS, đó là: tiêu chí để nhận định
sự khẩn cấp của VVDS là đương sự sẽ bị thiệt hại một cách không chính đáng nếu
việc giải quyết yêu cầu khẩn cấp của đương sự bị kéo dài với thủ tục thường tụng.
Hay nói cách khác thủ tục thường tụng không thích ứng vì quá trì chậm để ngăn chặn
thiệt hại không chính đáng [75, tr. 110]. Như vậy, theo quan niệm của nhiều nhà
nghiên cứu, nói đến BPKCTT trong TTDS là nói đến thủ tục áp dụng BPKCTT bao
gồm một trình tự các hoạt động TTDS được thực hiện bởi các chủ thể liên quan. Thủ
tục áp dụng BPKCTT trong TTDS là một thủ tục TTDS tương đối đặc biệt bởi các
dấu hiệu như:
- Thủ tục áp dụng BPKCTT chỉ được thực hiện đối với những VVDS có sự
khẩn cấp, vì thế nó không phải là thủ tục bắt buộc trong quy trình giải quyết mọi
VVDS.
Khác với các thủ tục TTDS khác như thủ tục thụ lý, thủ tục hòa giải, thủ tục xét
xử sơ thẩm…, thủ tục áp dụng BPKCTT chỉ được thực hiện đối với một số VVDS có
sự khẩn cấp. Thông thường, sự khẩn cấp được nhận biết từ phía đương sự, xuất phát
từ quyền tự định đoạt của đương sự, đương sự đề đạt yêu cầu khẩn cấp đối với tòa án
nên thủ tục áp dụng BPKCTT trong TTDS thường được khởi động, bắt đầu từ yêu
cầu khẩn cấp của đương sự (thường là nguyên đơn) trong VVDS. Vì tính chất khẩn
cấp của VVDS, vì yêu cầu khẩn cấp của đương sự nên cơ quan tài phán cần phải giải
quyết ngay, quyết định ngay biện pháp phù hợp. Mặc dù cần phải giải quyết, quyết
định ngay nhưng việc giải quyết, quyết định đó vẫn phải thực hiện theo một trình tự
các thủ tục do pháp luật quy định từ thủ tục làm đơn yêu cầu, nhận đơn yêu cầu, xem
xét, giải quyết yêu cầu đến thủ tục ra quyết định về việc áp dụng hoặc không áp dụng
BPKCTT.
Vì chỉ là một thủ tục TTDS được áp dụng đối với những VVDS có sự khẩn cấp
nên thủ tục áp dụng BPKCTT không phải là một thủ tục TTDS có tính bắt buộc
chung, không phải là một công đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết mọi VVDS.

×