Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phương Pháp Huấn Luyện pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.07 KB, 3 trang )

Phương Pháp Huấn Luyện 1 Bài
Quyền VoviNam

Trong môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, hầu hết các bài quyền tay không và vũ khí đều
theo nguyên tắc chung “Một phát triển thành ba” (Học các đòn căn bản lẽ, được ghép
lại thành bài quyền, sau đó phối hợp lại thành bài đối luyện, song luyện, song đấu)
nhằm giúp cho người môn sinh có nhiều hình thức ôn tập thuần thục và dễ nhớ, phát
triển các kỷ năng nhanh, mạnh, bền, khéo léo đồng thời tạo sự gắn bó, xuyên suốt, có
tính logic, khoa học trong tập luyện và giảng dạy.
Hiện nay, ngoài việc tập luyện các bài đơn luyện để tăng cường thể lực, nâng cao sức
khỏe, thi lên cấp đai theo chương trình, các bài quyền còn được đưa vào thi đấu, tranh
giải tại các địa phương; do đó việc tập luyện và huấn luyện các bài quyền (đơn luyện) đều
phải đạt được mục đích, tiêu chuẩn chung như : phải thuộc đòn cơ bản, nắm vững động
tác lẻ rồi mới ghép vào bài. Thực hiện bài tập đúng trình tự, chính xác từng động tác, dứt
khoát trước khi bắt đầu động tác kế tiếp.
Trước khi huấn luyện bài quyền cần giới thiệu qua :
1. Tên gọi bài quyền, xuất xứ, ý nghĩa, nội dung chính trong bài quyền (ghép các thế
chiến lược, các động tác lẻ, đòn cơ bản của từng trình độ trong chương trình).
2. Số động tác của toàn bài, đồ hình, phương hướng và 1 số đặc điểm chung trong bài
quyền.
3. Yêu cầu phải đạt : Đánh nhanh, mạnh, dứt khoát, chính xác từng động tác, thời gian
thực hiện, khả năng chịu đựng, giữ thăng bằng, tấn bộ pháp vững chắc, thân thái tốt (biểu
hiện nét mặt, nhãn thần).

Phương pháp huấn luyện :
1. Huấn luyện các thế tấn :
Các thế tấn có trong bài quyền đều phải được tập trước. cần chú ý làm cho võ sinh nắm
vững vị trí bàn chân, vị trí đùi, tư thế của thân.
2. Huấn luyện cách chuyển tấn :
Chú ý nắm vững sự vận động của chân khi chuyển tấn, chân chuyển luôn luôn phải trở về
chân trụ . Hướng dẫn cụ thể, rành mạch cách chuyển tấn.


3. Huấn luyện cách đá :
Gồm các loại đá, đạp. Hướng dẫn võ sinh hiểu rõ cách lấy sức bật ở hông, ở đầu gối, cách
lầy đà, đá ra và rút chân về.
4. Huấn luyện vị trí vận động của 2 cánh tay :
Chú ý đến tác dụng: Che thân, che mặt, đầu, biên độ rộng thì hở sườn, hở bụng, hạ bộ,
mặt. Chú ý cách vận động cổ tay, bàn tay.
5. Huấn luyện cách phối hợp giữa thế tấn, tay, chân, hướng mặt, mắt nhìn :
Trong từng động tác, làm thế nào cho có sự phối hợp nhịp nhàng, cân đối trong từng
động tác. Trong giai đoạn chuyển thế, Huấn luyện viên phải coi trọng tính chính xác của
động tác, thế võ, sự phối hợp, cùng lúc giữa cử động chân tay với đầu, mắt và hơi thở.


×