PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU
Trường THCS Diễn Quảng
ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM
Công tác tuyển chọn và phương pháp huấn luyện
HSG nội dung chạy cự ly ngắn
Người viết: Ngô Xuân Minh
Đơn vị: Trường THCS Diễn Quảng
Năm học: 2004-2005
Công tác tuyển chọn và phương pháp huấn luyện HSG
nội dung chạy cự ly ngắn
KINH NGHIỆM THÀNH LẬP VÀ HUẤN LUYỆN
HỌC SINH GIỎI MÔN CHẠY NGẮN
I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình đổi mới phương pháp dạy
học.Với đăc trưng của môn thể dục là nhầm hoàn thiện và nâng cao sức khỏe, đào tạo
rèn luyện tác phong con người mới XHCN, góp phần xây dựng nhân cách con người,
đáp ứng với sự phát triển của đất nước.
Nội dung chạy cự li ngắn là một môn học đặc biệt ( Nữ hoàng tốc độ ). Nhằm rèn
luyện tất cả các tố chất của con người: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, tốc độ và phản
xạ…
Đây là những yếu tố cơ bản nhất để học tốt các nội dung khác trong chương trình thể
dục.
Mặt khác để có thành tích cao sẵn sàng tham gia thi đấu có kết quả cao trong hội
khoẻ phù đổng, ngoài năng khiếu bẩm sinh chúng ta cần phải có một quá trình tập
luyện công phu và khoa học.Đặc biệt phải tìm đúng đối tượng cần tìm.Như chúng ta
đã biết:” Chăm sóc tốt mà không có giống tốt thì không có năng suất.ngược lại có
giống tốt mà không biết cách chăm bón thì cây sẽ không phát triển được”. chính vì lẽ
đố việc tuyển chọn và bồi dưỡng huấn luyện là hai yếu tố cần thiết không thể tách
rời nhau, nó quyết định đến hiệu quả của công tác huấn luyện sau này.
II - NHẬN THỨC CŨ , THỰC TRẠNG CŨ:
Trong những năm trước đây, việc bồi dưỡng đào tạo đội tuyển học sinh giỏi môn
Thể dục hầu như không được chú trọng. Chủ yếu dựa vào thành tích sẵn có của học
sinh nếu có thì cũng mang tính thời vụ tức thời và hoàn toàn bị động chủ yếu là dựa
vào kê hoach của cấp trên: Nghĩa là lúc nào có lịch tổ chức cụ thể thì khi đó nhà
trường mới có kế hoạch triển khai tập luyện. Thông thường còn 7- 10 ngày tới ngày
thi đấu thì học sinh mới được tập luyện. Trong 7- 10 buổi tập ( mỗi buổi 4 tiết) tổng
cọng là 28-40 tiếtvới khối lượng 40 tiết trong 10 buổi liên tục là quá nặng với các
em. Như vậy thời gian để các em nghỉ hồi phục hầu như không có làm các em càng
tập càng mệt mỏi, dẫn đến thành tích sẽ bị ảnh hưởng.
Mặt khác do thời gian cập rập nên việc chọn lựa ,sàng lọc đội tuyển chưa được
chu đáo.GV chỉ nhìn vào thành tích ở trong một thời điểm để tuyển chọn mà chưa
nhìn nhậntới nhiều yếu tố khác liên quan đến công tác tâp luyên sau này như: Sự ổn
định về thành tích,thểhình, thể lực, tốc độ chạy …của từng HS.Vì lẽ bất cập đó mà
kết quả tập luyện hầu như không có gì biến chuyển thậm chí một số emthành tích có
phần kém đi.
Ví dụ: Bảng thống kê thành tích chạy 80m năm 2003-2004
TRƯỚC KHI TẬP SAU KHI TẬP
HỌ TÊN THỂ
HÌNH
ĐỘ
DÀI
TẦN
SỐ
THÀNH
TÍCH
THỂ
HÌNH
ĐỘ
DÀI
TẦN SỐ THÀNH
TÍCH
TĂNG GIẢM
Sung 1,58m 2,1m 3b/s 12”69 1,58m 2,1m 3,1b/s 12”28 0”41
Ngô Xuân Minh - Trường THCS Diễn Quảng
2
Công tác tuyển chọn và phương pháp huấn luyện HSG
nội dung chạy cự ly ngắn
Hữu 1,6m 2,2m 3b/s 12”12 1,60m 2,1m 3b/s 12”69 0”57
Phước 1,52m 1,9m 3b/s 14”03 1,52m 2,1m 2,5b/s 15”23 1”20
Nhiên 1,50m 1,8m 3b/s 14”81 1,50m 1,8m 3b/s 14”81 0 0
Như vậy, do thời gian tập luyện quá ngắn, khối lượng tập luyện không thay đổi làm
cho HS bị quá tải, thể lực không ổn định,dẫn đến kỹ thuật không ổn định, làm cho
thành tích không ổn định, thất thường, thậm chí còn thấp hơn khi chưa tập luyện.
III - NHẬN THỨC MỚI, GIẢI PHÁP MỚI:
Rút kinh ngiệm từ thực trạng của những năm trước đây, năn học 2004-2005 nhom
thẻ dục đã lập kế hoạch để thành lập và bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi môn Thể dục
nói chungvà nội dung chạy cự ly ngắn nói riêng chuẩn bị đón đầu cho Hội khoẻ phù
đổng năm học 2005-2006 và đã được BGH nhất trí.
1) Công tác tuyển chọn xây dựng đội tuyển: đây được coi là công việc hết sức
quan trọng nên phải làm việc công phu, chính xác.
Trước hết phải chọn những em có thành tích tốt và ổn định.Ngoài rachúng tôi còn
căn cứ những đặc điểm sau:
+ Thể hình, thể lực: Phải cân đối khoẻ mạnh, có chiều cao, sải chân dài, không mắc
bệnh truyền nhiểm ,tim mạch …
+ Sự phát triển cơ: Cơ bắp chưa phát triển hoàn toàn, đặc biệt cơ đùi, cơ bắp chân
tròn đều đang trên đà phát triển (Nếu được tập luyện sẽ phát triển nhanh).
+ Gan bàn chân: phải săn, có độ lõm nhất định(tiếp đất nhanh,nhẹ nhàng).
+ Tần số và độ dài bước chạy: ổn định
Ví dụ : Nếu đem so sánh hai em:
1. Nguyễn Văn Hùng:
- Thành tích: 12 giây 60
- Thể hình : Cao 1,58m
- Bắp cơ: đang phát triển
- Gan bàn chân: có độ lõm lớn
2. Cao Văn Lạc:
- Thành tích: 12 giây 50
- Thể hình : Cao 1,55m
- Bắp cơ: đã phát triển
- Gan bàn chân: có độ lõm nhỏ
Nếu phải chọn một trong hai em thì ta nên chọn em Nguyễn Văn Hùng bởi vì: tuy thành
tích thời điểm hiện tại của em Cao Văn Lạc tốt hơn, song các yếu tố khác lại hạn chế
hơn, đặc biệt cơ bắp của em đã phát triển rồi nên khi tập luyện thì sự thay đổi sẽ không
đáng kể . còn Nguyễn Văn Hùng khi được tập luyên bài bản thì sự thay đổi sẽ lớn và
nhanh hơn rất nhiều.
Căn cứ vào các yếu tố trên chúng tôi đã chộn lựa và sàng lọc được đội tuyển chạy ngắn
với các thông số sau:
( Cự ly 80m)
Ngô Xuân Minh - Trường THCS Diễn Quảng
3
Công tác tuyển chọn và phương pháp huấn luyện HSG
nội dung chạy cự ly ngắn
Họ và tên
Thể hình
(Cao m)
Độ dài
bước chạy
Tần số Thành tích
Nguyễn Văn Hùng 1,58m 2,2m 3b/s 12”12
Chu Văn Bang 1,56m 2,1m 3b/s 12”28
Tăng Thị Dịu 1,50m 1,9m 3b/s 14”03
Phan Thị Ngọ 1,52m 2,0m 3b/s 13”33
2) Tiến hành tập luyện:
Trên cơ sở 40 tiết theo quy định như những năm trước đây, chúng tôi chia học
trong 20 buổi(mỗi buổi 2 tiết) và được tập luyện theo 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: Tập thể lực- tốc độ:
Giai đoạn này chủ yếu nhằm rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực, tập phản xạ,
tăng cường sức nhanh ,sức mạnh cho từng học sinh.
a) Thời gian tập: từ 12-15 buổi, chia làm 6 -7 buổi, mỗi buổi cách nhau 2-3 ngày.
b) Nội dung tập luyện:
Các bài tập phát triển thể lực, sức nhanh mạnh và tập phản xạ: ngoài nội
dung không thể thiếu trong môic buổi tập là phần khởi động. Trong thời
gian này cho HS tăng cường tập thể lực bằng các bài tập như: chạy nhanh
tiếp sức chuyền vật, trò chơi cướp cờ, bóng ma …tập chạy tại chỗ trên cát
trên đệm …
Các bài tập phát triển tốc độ:
Chúng ta phải hiểu được rằng mục đích tập luyện là để phát triển tốc độ cho
người tâp ( nâng cao thành tích).
Mà tốc độ chính bằng : Độ dài bước chạy * tần số bước chạy
Trong đó: Độ dài bước chạy là số đo của một bước chạy.
Tần số:Là số lần bước chạy trong một thời gian nhất định.
Ví dụ:
Nếu độ dài bước chạy là 2,1m
Tần số bước chạy là 4b/s, tốc độ chạy là 2,1*4 = 8,4 m/s
khi ta giữ nguyên tần số là 4b/s mà tăng độ dài là
2,2m
tốc độ là 8,8m/s.
Như vậy : tần số và độ dài bước chạy là hai yếu tố quan tọng quyết định đến thành
tích của người tập. chính vì lẽ đó muốn tăng thành tích của HS có nghĩa là làm sao
tăng được độ dài bươc chạy và tần số bước chạy.
• Các bài tập tăng và ổn định độ dài bước chạy:
- Thông thường độ dài bước chạy phu thuộc chủ yếu vào độ dài
cẳng chân của từng HS.do đo dể tăng độ dài bước chạy là không
đáng kể, tuy nhiên nếu được luyện tập tốt cũng có thể độ dài
Ngô Xuân Minh - Trường THCS Diễn Quảng
4
Công tác tuyển chọn và phương pháp huấn luyện HSG
nội dung chạy cự ly ngắn
bước chạy sẽ được tăng lên hoặc ít nhất cũng giữ được mức ổn
định cần thiết.
- Muốn vậy HS tăng cường các bài tập: chạy đạp sau;chay với
vạch quy định;chạy bước hoặc chạy qua rào…
+ Nếu đạp sau càng nhanh thì thời gian đạp sau càng lớn.
+ Đập sau mạnh thì lực phản tác dụngkhi đạp sau sẽ cùmg độ lớn và
nhất trí với phương chuyển động.
+ Đạp sau đúng phương hướng Không bị phân tán về lực.
+ Đạp sau đúng góc độ: Góc độ khoảng 48
0
đến 52
0
.
+ Duỗi hết các khớp mới tận dụng được hết sức mạnh của cơ thông
qua trọng tâm cơ thể.
Như vậy: độ dài bước chạy phụ thuộc vào động tác đạp sau. Nếu
đạp sau không hết thì độ dài bước chạy sẽ bị hạn chế.
• Các bài tập tăng tần số bước chạy:
- Khi độ dài bước chạy đã đạt đến đô dài cần thiết và ổn định thì
việc tăng về duy trì tần số bước chạy sẽ quyết định đến thành
tích của người tập.
Như vậy chúng ta cho HS tập luyện tốt các bài tập sau:
- Chạy nâng cao đùi tại chỗ và di chuyển.
- Chạy tại chỗ trên cát hoặc trên đệm.
- Chạy tăng tốc theo đoạn ngắn.
- Chạy bước tốc theo tín hiệu…
+ Lượng vân động này được tăng lên hợp lý trong từng buổi tập( tránh tình
trạng tập quá tải hoặc quá hời hợt). Cuối buổi tập GV kiểm tra lại tần số bước chạy của
từng em và có biện pháp điều chỉnh. GV phải có nhât kí của từng buổi tập từ đố xác định
giai đoạn tập luyệnphù hợp với các giai đoạn tâp luyện, đảm bảo nguyên tắc tăng tiên về
thể lực.
Nhìn vào sơ đồ ta thấy khối lượng các buổi tập được tăng lên ( m
1
< m
2
<m
3
… )
Và được bắt đầu khi người tập đã được nghỉ ngơi vượt mức thì thêr lực cũng được tăng
theo chiều mũi tên…
Giai đoạn II : Tập kỹ thuật:
Ngô Xuân Minh - Trường THCS Diễn Quảng
5
m 3
m 2
m 1
y
x
O
Buổi 2
Buổi 1
Buổi 3
Buổi 4
Công tác tuyển chọn và phương pháp huấn luyện HSG
nội dung chạy cự ly ngắn
Giai đoạn tập luyện năng cao các giai đoạn trong kỹ thuật chạy cự ly ngắn.Trước
khi tập luyện giai đoạn này GV cần phân tích đánh giá cụ thể tỉ mỉ và khoa học một
loạt các vấn đề sau:
+ Phân tích Tỉ mỉ HS của mình (những tiến bộ, thành tích trong năm qua; những
điểm mạnh cần khai thác; các chỉ tiêu về lượng vận động mà HS đã thực hiện;
những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của HS; những tiềm năng có thể phát huy
được; đối chiếu năg lực của HS vớicấu trúc thành tích cần phải đạt về mặt thể lực,
kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý ,trí tuệ…).
+ Phân tích các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác huấn luyện.
+ Phân tích điều kiện khí hậu, thời tiết.
+ Kế hoạch về thời gian tập (giờ nào , ngày nào)…
+ Xác định mục đích cần phải đạt được cho từng HS.
Ví dụ: - Thứ hạng cần phải đạt được.
- Huy chương cần phải giành được.
- Kỷ lục cần phải nêu…
• Phân chia thời gian và giai đoạn tập luyện:
Giai đoan này tập trong thời gian từ 13-15 tiết trong 6-7 buổi, mỗi buổi tập cách
nhau 2 ngày.
1) Luyện tâp giai đoạn giữa quãng: Từ 8- 12 tiết:
với các nội dung như sau: Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong chạy ngắn nên:
- Tiếp tục sủ dụng các bài tập tăng độ dài và tần số bước
chạy:Chạy đạp sau, chạy nâng cao đùi, chạy bước tới…
- Sử dụng các trò chơi phát triển sức nhanh: Trò chơi chạy nhanh
tiếp sức tạo không khí thi đua sôi nổi trong học tập.
- HS tập chạy 3/4 sức trên đường thẳng để GV sửa chữa kỹ thuạt
điều chỉnh lại hướng chạy, góc độ thân trên, điểm tiếp đất của
bàn chân…
- Những yêu cầu đối với người tập:
+ Chạy trên đường thẳng
+ Tiếp đất bằng nửa bàn chân trên.
+ Góc độ thân trên khoảng 80
0
– 85
0
+ Duy trì độ dài và tần số bước chạy tối đa.
2)Phương pháp tập luyện giai đoạn xuất phát chạy lao:
Sau khi giai đoan kỹ thuật giai đoạn giữa quãng tương đối ổn định cho HS tập luyện
giai đoạn xuất phát và chạy lao: từ 3-5 tiết với các nội dung như sau:
- Tập xuất phát theo khẩu lệnh “ Vào chỗ” , “ Sẵng sàng” để khi
chuẩn bị tốt mới xuất phát.
- Cho HS xuất phát có người giữ vai.
- Xuất phát vào hố cát: tập cảm giác đạp thẳng chân vào bàn đạp.
- Cho Hs xuất phát với xà chếch: HS tự kiểm tra góc độ thân
người khi chạy.
- Xuất phát với giây cao su; xuất phát lên dốc…
- Xuất phát với khẩu lênh và chạy 20m-30m tính thời gian.
Ngô Xuân Minh - Trường THCS Diễn Quảng
6
Công tác tuyển chọn và phương pháp huấn luyện HSG
nội dung chạy cự ly ngắn
- Tập phản xạ xuất phát…
3) Tập giai đoạn về đích: 1 tiết.
Giai đoạn III: Hoàn thiện kỹ chiến thuật. Tổ chức kiểm tra- thi đấu:
- Đây cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng.ngoài việc tổ chức tập
luyện để duy trì tốc độ cao, HS biêtvận dụng iên kết giữa các
giai đoạn để đạt thành tích cao nhất. Mặt khác đay là giai đoạn
G V luôn tổ chức kiểm tra thi đấu, thoe dõi thành tích hàng ngày
của từng HS.
- Giai đoạn này được luyện tập từ 10-12 tiết với trình tự như sau:
+ Tiếp tuc ôn giai đoạn giữa quãng : chạy tốc độ cao: 60-80 m sau
đó chạy về với 30 % sức.Giai đoạn này tập liên tục buổi sau cách 1
ngày.
- Ôn xuất phát chạy lao.
- Xuất phát : chạy lao - giữa quãng – về đích.
- Tỗ chức thi đấu kiểm tra.rèn luyện ý chí tâm lý và trí tuệ…
• Trong các buổi tập GV kết hợp cho HS nghỉ ngơi hợp lý. Sau khi thi đấu kiểm
tra GV nhận xét cụ thể, tỉ mỉ kết quả tập luyện của từng HS ghi nhật ký
hàng ngày để theo dõi điều chỉnh.
Ngoài những yếu tố, những nội dung mà GV truyền thụ cho HS trong 40 tiết trong kế
hoạch. GV cần ra bài tập về nhà để HS thường xuyên luyện tập ( theo yêu cầu của
GV).kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý( trong điều kiện cho phép). Nhằm mục đích
duy trì và đảm bảo thành tích luôn ở thời kỳ cao nhất.
IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi giai đoạn tập luyện kết thúc chúng tôi kiểm tra đội tuyển và đã có những
thông số như sau:
( Cự ly 80m)
HỌ VÀ TÊN
TRƯỚC KHI TẬP SAU KHI TẬP
THỂ HÌNH
THÀNH
TÍCH
THỂ HÌNH ĐỘ DÀI TẦN SỐ
THÀNH
TÍCH
TĂNG
Nguyễn Văn
Hùng
1,58m 12”12 1,60m 2,1m 3,5b/s 10”88 1”24
Chu Văn Bang 1,56m 12”28 1,57m 2,1m 3,4b/s 11”20 1”68
Tăng Thị Dịu 1,50m 14”03 1,51m 2,0m 3,5b/s 11”42 2”61
Phan Thị Ngọ 1,52m 13”33 1,52m 2,0m 3,5b/s 11”41 1”91
Như vậy thành tích sau khi vân j dụng phương pháp tập mới đã được tăng lên rõ rệt. đặc
biệt có sự tăng lên đột biến(2”61) của em Tăng Thị Dịu. Ngoài ra khi kiểm tra cho thấy
các chỉ số về thể lực và thể hình đều tăng lên. Nếu đem đối chứng với bảng thống kê quá
trình tập luyện năm học2003-2004 thì kết quả sau quá trình tập luyện năm học 2004-
2005 hoàn toàn hơn hẳn ở mọi thông số.điều đó khẳng định cùng khối lượng tập luyên
là 40 tiết (khối lượng không thay đổi) nếu có phương pháp tuyển chọn và huấn luyện
hợp áy thì sẽ có kết quả cao hơn.
Ngô Xuân Minh - Trường THCS Diễn Quảng
7
Công tác tuyển chọn và phương pháp huấn luyện HSG
nội dung chạy cự ly ngắn
V – BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong lĩnh vực hoạt động TDTT , muốn có thành tích cao, muốn có sức khoẻ,
muốn có kỹ chiến thuật tốt thì chỉ có môt con đường đó là phải tăng cường tập
luyện.
Nhưng tập luyện cũng có hai mặt của nó: đó là tích cực và tiêu cực
+ Phương pháp luyện tập tích cực: Là phương pháptapj luyện khoa họcđảm bảo
nguyên tắc tăng tiến về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và thành tích cao cho người
tập. Kết quả được biểu thị qua sơ đồ sau:
- Nếu biết xây dựng kế hoạch hợp lý.
- Các bài tập được tăng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp.
- Khối lượng vận động phải từ ít đến nhiều, từ chưa có đến có.
- Giữa buổi tập I và buổi tập II phỉ có thời gian nghỉ ngơivà được
bắt đầu trong điểm cơ thể hồi phục vượt mức . Như vậy càng tập
luyện thì biểu đồ biểu thị kết quả tập luyện càng tăng lên.
+ Phương pháp tập luyện tiêu cực: Cũng là tập luyện song không mang tính
khoa học, thời gian tập luyện ngắn mà lượng vận động lại quá nhiều làm cho người tập
luôn trong trạng thái mệt mỏi.
- Các bài tập quá gần nhau có nghĩalà buổi tập sauđược bắt đầu khi cơ thể chưa hồi
phục. Như vậy thì biểu đồ biểu thị kết quả là đồ thị đi xuống.
• Tóm lại: Không phải cứ tập luyện nhiều là có sức khoẻ, sẽ có thành tích.
Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Nếu cứ tập luyện ôm đồm , đốt cháy giai
đoạn mà không chú ý đến sức khoẻ, giới tính của người tập, làm cho người tập
quá tải thì chẳng những không tăng được sức khoẻ thình tích mà ngược lại
còn làm giảm đi.
Như vậy việc tập luyện TDTT thường xuyên và có kế hoạch hợp lý thì sức
khoẻ và thành tích chắc chắn sẽ được nâng lên.
Việc tuyển chọn đội tuyển và phương pháp luyện tập khoa học đã chứng
minh cho ta thấy rõ điều đó. Thành tích của người tập được nâng lên đáng kể.
Đây chính là điều chúng ta cần quan tâm nghiên cứu thêm để người tập đạt kết
quả cao nhất.
Mặt khác, qua kiểm tra đánh giá cho ta thấy: Những HS giỏi về nội dung
chạy cự ly ngắn đều học tốt các nội dung khác như: chạy bền, nhảy cao, nhảy
xa và một số môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, đá cầu… Như vậy có
thể nói rằng: “ Một mũi tên ta đã bắn được trúng đích”.
Ngô Xuân Minh - Trường THCS Diễn Quảng
8
IVIII
O x
y
I II
I II III IV
x
y