Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trẻ biếng ăn: Các nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.41 KB, 3 trang )

Trẻ biếng ăn: Các nguyên nhân dẫn
đến chứng biếng ăn

Có con trẻ như có vật báu trong nhà. Thế nhưng
“vật báu” ấy có thể khiến cả nhà phải “phùng
mang trợn mắt”, “đồng tâm hiệp lực” trong “cuộc
chiến” với bé trên bàn ăn. Điều đó chẳng còn lạ
nữa khi em bé của bạn mắc chứng biếng ăn.

Tâm lý
Nếu trẻ có 1.001 nguyên nhân biếng ăn thì hiển
nhiên trẻ cũng có 1.001 kiểu biểu hiện khác nhau.
Biếng ăn do không hiểu tâm lý của bé là nguyên
nhân phổ biến nhất. Không một đứa trẻ nào muốn thành “chiến binh”, chẳng cha
mẹ nào muốn trở thành “phe kia” để chiến đấu với con mình trong bữa ăn. Thế
nhưng, không ít bậc phụ huynh lại ép con mình phải thực hiện các “nghi thức” như
đeo khăn, ngồi yên một chỗ.
Nhiều người lớn còn vô tình trút những căng thẳng, bực dọc trong cuộc sống lên
bữa ăn bằng việc dọa nạt, la mắng bé. Thay vì để con được thoải mái và khám phá
bữa ăn một cách thích thú, đứa trẻ chỉ cảm thấy ăn là một cực hình mà người lớn
được quyền “tra tấn” bé mỗi ngày.
Hãy để bé đư
ợc khám phá bữa
ăn một cách thích thú

Giáo sư Benny Kerzner - Chủ tịch Ủy ban tư vấn toàn cầu dành cho trẻ biếng ăn
cho biết: “Phụ huynh có thể không biết là hành vi của chính họ – ví dụ như dụ
ngọt hay đe dọa trẻ con ăn – có thể vô tình làm trầm trọng thêm vấn đề”. Chẳng có
gì tốt hơn cho bé ngoài một bữa ăn thật thoải mái và vui vẻ. Hãy cho phép con
được “bừa bộn” trong lúc ăn, ăn bằng cách bé thích, ăn những món bé thích với
những tô chén sặc sỡ ngộ nghĩnh Và đừng quên đối xử với bé như một “người


lớn”, khen ngợi ngay khi con có những biểu hiện tích cực trong ăn uống.
Những sai lầm trong chế biến món ăn
Ăn những món đơn điệu hay ăn một món từ ngày này qua ngày khác cũng có lúc
phải ngán. Nếu được nói, chắc chắn bé sẽ bảo mẹ thay đổi thực đơn ngay! Bắt bé
ăn hàng loạt các món ăn “bổ béo” hay nhồi nhét cho trẻ ăn quá nhiều trong bữa ăn
có thể khiến sự bài tiết các men tiêu hóa của trẻ bị ức chế. Nên đổi món thường
xuyên và cho bé tập dần với những món ăn mới lạ bằng cách cho ăn từ ít đến
nhiều, xen kẽ thức ăn mới - cũ. Hạn chế cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn. Những
dinh dưỡng bổ sung là một gợi ý tốt để cung cấp thêm cho bé vitamin, khoáng chất
và cả năng lượng.
Phụ huynh vẫn thường có thói quen xem nhẹ và “đánh đồng” một cữ sữa dinh
dưỡng như là một bữa ăn phụ như trái cây hay một ly chè hay hũ sữa chua Đó là
một sai lầm trong suy nghĩ của phụ huynh nên trẻ đã vô tình bị lấy mất đi những
cơ hội tuyệt vời được tăng cường năng lượng và dưỡng chất phù hợp với tiêu chí
dinh dưỡng hiện đại sau những bữa ăn “được mất” của trẻ
Bệnh lý
Trong 5 năm đầu đời của bé, các bác sĩ nhi khoa thường có một con số thống kê
chung là “trung bình mỗi tháng thì bé có ít nhất 1 ngày bệnh”. Nếu trẻ đã bị các
bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, táo bón, viêm đường hô hấp, tai mũi họng, tiết
niệu, giun sán thì chức năng tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng. Việc ăn sẽ kém đi ít
nhiều tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Hãy nhớ bổ sung cho bé các vi chất
dinh dưỡng mà trẻ rất thường hay thiếu, xổ giun 6 tháng/lần, giữ gìn vệ sinh răng
miệng, điều trị bệnh nhiễm trùng.
Do sinh lý và các nguyên nhân khác
Sang 1 tuổi, “bận rộn” với việc quan sát và khám phá thế giới xung quanh, con
bạn gần như chẳng còn thời gian để cảm nhận chuyện ăn nữa. Khi mọc lên những
chiếc răng đầu tiên, trẻ thường có nguy cơ bị sốt, tiêu chảy, táo bón. Các bệnh này
khiến cho bé ăn không ngon miệng hoặc thậm chí không thấy đói, không muốn ăn.
Đừng vội “đốt cháy giai đoạn” bằng cách thúc ép con phải ăn, hãy kiên nhẫn cho
bé ăn từng bữa nhỏ, thay đổi các món ăn cho đến khi con bạn qua hết thời kỳ này.

Nguyên nhân khiến trẻ chán ăn còn rất nhiều, có thể do biếng ăn bẩm sinh, biếng
ăn do thuốc, biếng ăn sau khi tiêm phòng, sau khi chấn thương Có thể nói,
nguyên nhân gây biếng ăn rất đa dạng, thay đổi tùy theo độ tuổi. Nên phát hiện
sớm nguyên nhân để có thể chăm sóc bé tốt hơn. Nên nhớ, biếng ăn nghiêm trọng
hơn những gì bạn tưởng.
Nếu bạn quá lo lắng và không biết bắt đầu từ đâu, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi
khoa hoặc chuyên viên dinh dưỡng. Chắc chắn một lời khuyên tốt sẽ là thay đổi
hành vi của cả phụ huynh và trẻ. Hơn thế nữa và không thể thiếu đó là một chế độ
dinh dưỡng đầy đủ và cân đối theo khuyến nghị của dinh dưỡng hiện đại. Hãy bắt
đầu từ hôm nay, ngay khi mọi việc vẫn còn “dễ dàng” như bạn nghĩ.

×