Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ý thức biển của vua Minh Mệnh 2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.34 KB, 7 trang )

Ý thức biển của vua Minh Mệnh
2

Phòng ngự bờ biển

Nửa sau thời kỳ Minh Mệnh, Việt Nam đã xa cách chiến loạn mấy chục năm, vì
thời bình lâu năm, không ít sĩ phu lạc quan một cách mù quáng, vua Minh Mệnh
và một số sĩ phu tỉnh táo đã ý thức được phần nào về mối nguy cơ nghiêm trọng.

Cảng Quảng Nam - Đà Nẵng là nơi neo đậu của tàu thuyền phương Tây sang
mậu dịch ở Việt Nam, vua Minh Mệnh cho rằng, nơi đây “là nơi xung yếu nhất
của cõi biển, tàu thuyền phương Tây sang nhất định đi qua nơi đây” (10), cho nên
ông lệnh cho xây dựng các pháo đài Trấn Hải, Điện Hải và Định Hải… tăng
cường công sự phòng thủ.

Vua Minh Mệnh cho rằng phòng chống xâm lược của phương Tây thì ngày
thường phải cẩn thận, không thể cho người phương Tây nắm biết hư thực của ta.
Năm 1840, quan Đô sát viện Võ Đức Khuê tâu rằng, các nước Man di phương Tây
“lấy việc buôn bán lập nước”, “thấy lợi tất tranh, không nghĩ đến nghĩa”, “nếu có
lợi thì họ ắt sẽ dốc hết sức để trục cho được”.

Các nước nhỏ xung quanh Xá Bà đều bị họ thôn tính. Nước Đại Thanh vừa cho
phép thông thương cũng gặp nhiều phiền phức, phương Tây “Tàu chiến làm cho
vùng Phúc Kiến và Quảng Đông lộn xộn”, sẽ trở thành “cơn bệnh khó chữa ở phía
Đông” của nhà Thanh.

Cho nên, ông đề nghị, để “tránh nạn bất ngờ”, nên cấm mọi việc thông thương
với các nước Man di, ngay cả mậu dịch hạn chế bao gồm tàu thuyền chính phủ
xuất dương và tàu thuyền phương Tây sang Việt Nam làm buôn bán đều cấm hết:
Chúng ta nên tự cấm đi lại trước… như thế thì phòng thủ của ta mới vững chắc”
(11).



Tuy vua Minh Mệnh bác bỏ đề nghị cấm thông thương với phương Tây của Võ
Đức Khuê nhưng lại đồng ý quan điểm “tránh việc bé xé ra to” của ông. Đồng thời
vua Minh Mệnh còn coi trọng cải cách binh chế, yêu cầu thủy quân học tập chiến
thuật thủy chiến của phương Tây, ngày đêm tập dợt để tăng sức chiến đấu phòng
ngự biển.

Ý thức trong việc nâng cao kỹ thuật hàng hải

Để xây dựng thủy quân hùng mạnh, phát triển hàng hải bảo đảm vận tải đương
thủy ven biển, vua Minh Mệnh dành sự quan tâm theo dõi đặc biệt cho việc đóng
tàu các loại và nâng cao kỹ thuật hàng hải. Trong thời kỳ Minh Mệnh, việc triều
đình đóng nhiều tàu biển, đẩy mạnh học tập và huấn luyện về kỹ thuật hàng hải
đều gắn chặt với những nhận thức và yêu cầu trên đây của vua Minh Mệnh.

Trong nhận thức của ông, sự phát triển của thủy quân trước hết phải nhờ vào
những con tàu đắc lực, thứ đó phải có những thủy thủ quen thuộc kỹ thuật. Ông
từng dụ cho bộ Công rằng: “Việc lớn của thủy quân là tàu thuyền, trong đó việc
chỉ hướng, trắc thủy và đo giờ là những nhân tố đặc biệt quan trọng cho việc hàng
hải” (12).

Vua Minh Mệnh cho rằng, người hàng hải phải thuộc hải trình, cho nên ông yêu
cầu bộ Công biên tập cuốn Hải trình tập nghiệm sách trên cơ sở tra tập các sách.
Nội dung bao gồm 4 mục là “tóm tắt về mưa gió”, “những điều kiêng kỵ khi chạy
tàu thuyền”, “những điều kiêng kị khi đóng tàu thuyền” và “tập nghiệm những
việc đã qua” tập trung những tai nạn tàu thuyền lại, và lệnh cho các nơi ven biển
vẽ “bản đồ của biển trong vùng hải phận của mình”, cùng phát cho thủy quân và
những người có liên quan học tập.

Ông cho rằng, việc hàng hải lấy thủy thủ làm then chốt, cho nên yêu cầu tăng

cường đào tạo và khảo hạch cho thủy thủ, do bộ Công biên soạn cuốn Thủy sư đà
công khóa tích thưởng phạt lệ. Ông nói: “ Nước ta nhiều nơi ven biển, tàu thuyền
thủy quân là quan trọng nhất. Hành động của họ trông vào thủy thủ, và thủy thủ là
người thầy của một con tàu vì họ quen biết hải trình và hiểm trở” (13).

Ngoài ra ông còn lệnh cho thủy quân phải mang theo đồ đo giờ để tính thời
gian, địa bàn Tây Dương để đo hướng và thuốc viên đo nước để đo độ sâu của
nước. Ông yêu cầu quan viên và binh lính thủy quân đều biết “cách đo nước bói
non”, “cách tránh gió”, có khả năng “nắm địa bàn can chi được chia trên địa cầu”
và “biết xem chỉ nam và phân biệt hướng đi”

Điểm xuất phát cơ bản trong ý thức về biển của vua Minh Mệnh là tìm hiểu thế
giới bên ngoài qua biển, học tập những kỹ thuật tiên tiến của phương Tây, tăng
cương xây dựng phòng ngự biển, phòng chống nguy cơ xâm lược từ biển của
phương Tây và mong rằng hoạt động biển và phòng ngự bờ cõi biển của ông được
trời và thần biển trợ giúp để triều Nguyễn được bình yên.

Nhưng sự hiểu biết của vua Minh Mệnh về thế giới bên ngoài quá hạn chế,
những gì mà ông học được ở kỹ thuật phương Tây cũng quá thiển cận, triều
Nguyễn đã tụt hậu cả một thời địa so với phương Tây. Ít lâu sau thời Minh Mệnh,
với những tuyến phòng ngự biển và những con tàu bọc đồng kiên cố không thể
chống nổi những con tàu chạu bằng lửa và hỏa khí của phương Tây, Việt Nam đã
không tránh khỏi vận mệnh trở thành thuộc địa của phương Tây.

Vua Minh Mạng – Vị tổ ngành Than

Không chỉ là một thương hiệu "rượu thuốc Minh Mạng" và những huyền thoại,
vị vua này còn lưu lại cho hậu thế nhiều di sản vật thể và phi vật thể đặc sắc và là
người nước Nam khai sinh một ngành công nghiệp quan trọng - ngành Than nước
Nam.


Rời Thăng Long - Hà Nội trong một chuyến về thăm đất cố đô, tôi đến Trung
tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và có cuộc nói chuyện với vị Giám đốc Trung tâm,
dù ông đang rất bận rộn với công việc điều hành và thường xuyên phải tiếp chuyện
với khách từ xa đến. Rất thú vị khi được luận bàn về những vấn đề đang đặt ra
trong việc nhìn nhận và đánh giá lại một giai đoạn lịch sử của dân tộc dưới triều
đại nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

Tấm lòng với tiền nhân

Không thú vị và bất ngờ sao được, khi tôi nhận được thông tin: Toàn thể công
nhân viên chức thuộc tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, mỗi
người đã góp một ngày lương để trùng tu Hiển Đức Môn, một di tích lịch sử văn
hóa tiêu biểu trong lăng vua Minh Mạng thuộc quần thể di tích cố đô Huế.

Tôi bất ngờ vì tấm lòng những con người của một ngành công nghiệp quan
trọng của đất nước đã dành riêng cho vị hoàng đế thế hệ thứ hai trong chín đời
chúa và mười ba đời vua nhà Nguyễn. Giờ đây, ở cố đô Huế, công trình Hiển Đức
Môn đang được gấp rút sửa sang. Màu sắc tươi mới đang sáng lên như tấm lòng
của những người thợ mỏ, mà vẫn gìn giữ được những đường nét cổ kính sâu lắng
của người xưa. Lăng Minh Mạng với Bi Đình, Hiển Đức Môn, điện Sùng Ân và
Minh Lâu, và với trăm ngàn ô chữ chạm trổ cả một bảo tàng thơ chọn lọc của nền
thơ ca nước ta đầu thế kỷ XIX.

Tất cả hòa quện vào khung cảnh thiên nhiên bát ngát, soi bóng xuống nơi hợp
lưu các nguồn nước Hữu Trạch và Tả Trạch tạo thành dòng sông Hương thơ mộng
chảy về thành phố Huế nên thơ.

"Trẫm muốn ra ân cho dân"


Những cái tên gắn liền với vùng than như Hòn Gai, Cẩm Phả, Đông Triều… từ
trong trang sách đã đi vào ký ức chúng tôi từ thuở mới đến trường. Như là điều tự
nhiên, ai cũng hiểu lịch sử ngành than có tuổi dài hơn tuổi của thế hệ chúng tôi.
Cũng như rất tự nhiên cho rằng vàng đen trong lòng đất nước Nam chỉ mới được
phát hiện và khai thác bởi người Pháp và chỉ người Pháp, sau khi xâm chiếm nước
ta. Nhưng điểm khởi đầu, mốc ra đời ngành Than thì chẳng có ai nói cho chính
xác. Vì vậy, cũng có lý khi ngày 12/11/1936, ngày nổ ra cuộc bãi công rộng lớn
của thợ mỏ, từ lâu, đã được chọn làm "Ngày truyền thống của ngành Than". Hơn
bảy mươi năm! Lịch sử ngành công nghiệp Than Việt Nam tưởng như vậy cũng là
dài lắm rồi nếu so sánh với nhiều ngành công nghiệp, kinh tế khác. Ai cũng biết,
rất nhiều ngành kinh tế, xã hội khác đều lấy năm ra đời nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa (1945) làm năm khai sinh ngành mình. Nhưng, lịch sử ngành công
nghiệp Than nước ta bỗng có sự thay đổi căn bản khi một tài liệu lịch sử, bản Chỉ
dụ của vua Minh Mạng được phát hiện bởi chính Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô
Huế.

Nội dung bản Chỉ Dụ ghi rõ: "Tháng này tổng đốc Hải Yên (tỉnh Quảng Ninh
ngày nay) là Tôn Thất Bật (một võ quan nổi tiếng triều Nguyễn) tâu xin thuê dân
công đào mỏ lấy than ở núi An Lãnh, xã Đông Triều (nay thuộc xã Yên Thọ,
huyện Đông Triều)". Và lệnh vua Minh Mạng cũng dứt khoát: "Nay nghĩ dân
trong hạt phần lớn nghèo hèn, đáng thương xót chu cấp. Lệnh chuẩn theo lời cầu
xin. Các ngươi nên thận trọng chớ sơ suất để an úy lòng Trẫm muốn ra ân cho
dân". Chi tiết đáng quan tâm nhất là thời điểm vua Minh Mạng ban ra Chỉ Dụ. Và
thời điểm đó đã được xác định: "Minh Mệnh năm thứ 20 ngày mồng 6 tháng 12
(tức ngày 29 tháng 12 năm 1840)".

Rõ ràng, công việc khai thác mở than ở Hải Yên (Quảng Ninh bây giờ) đã được
khởi đầu cả trước thời kỳ Pháp thuộc. Thậm chí, trước cả Chỉ Dụ ngày 29.12.1840
một ít năm tháng, như vua Minh Mạng đã viết: "Trước đây Bộ (Hộ) đã tư cho hạt
đó (Hải Yên) đào lấy mười vạn cân than đúng kỳ chở về Kinh đô giao nạp". Dẫu

vậy, hoàn toàn xác đáng, khi HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản
Việt Nam lấy ngày 29 tháng 12 hàng năm làm ngày chính thức khai sinh ngành
than Việt Nam, đồng thời vinh danh vua Minh Mạng là người nước Đại Nam
(quốc hiệu thời Minh Mạng) có công khai sáng ngành Than - Khoáng sản nước
Việt Nam.

Ngành Than và toàn thể thợ mỏ, toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngành
thật đáng được trân trọng khi có sáng kiến tưởng nhớ công lao cựu hoàng đế Minh
Mạng bằng cách đóng góp 3,2 tỷ đồng, cộng thêm khoản tài trợ khoảng 1 tỷ đồng
nữa từ Quỹ Di tích Thế giới (WMF-Mỹ), để trùng tu công trình Hiển Đức Môn.

Di sản một đời vua

Như quy luật muôn đời, thời gian quả là quan toà công bằng của lịch sử. Hiện
nay, chúng ta đang chứng kiến một khúc ngoặt của lịch sử dân tộc: Những gì
thuộc công lao của vua tôi nhà Nguyễn đang được minh định để trả lại cho họ.
Trong tiến trình này, vua Minh Mạng được vinh danh không chỉ là người khai sinh
ngành Than, một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước. Lịch sử không bao
giờ quên tên tuổi của Minh Mạng trong một loạt sự kiện trọng đại khác. Vị vua
nhà Nguyễn có công đầu xây dựng phép trị quốc quy củ và chống nạn tham lam
nhũng nhiễu mạnh mẽ nhất. Vị vua đầu tiên triều Nguyễn mở trường Quốc Tử
Giám (1821), mở các khoa thi Hội, thi Đình kén chọn nhân tài cho đất nước. Lập
Quốc sử Quán (năm 1821) trong kinh thành và ban Chỉ Dụ sưu tầm trong cả nước
nhiều Châu Bản Triều Nguyễn và "phần lớn những sách vở Hán Nôm…, các quốc
báu của Việt Nam của nhiều đời trước…" Không ai khác, chính vua Minh Mạng
chính thức lập Nhà hát tuồng Quốc gia trong Đại Nội (1826), gọi là Duyệt Thị
Đường. Ông có công lớn khai mở ngành Tơ tằm Việt Nam (1832) và suốt 21 năm
trị vì là 21 năm chăm lo phát triển nghề nông, "dĩ nông vi bản", hoàn chỉnh hệ
thống đê điều Bắc Bộ… xứng đáng là "vị hoàng đế của cây lúa". Quan tâm đến võ
bị, nhất là thủy quân, cử người học cách đóng tàu ở các nước châu Âu với mong

ước người Việt Nam đóng được tàu kiểu Tây và biết lái tàu vượt đại dương v.v…

Người đời có được mấy ai hoàn hảo. Vua Minh Mạng cũng vậy. Ông chịu trách
nhiệm riêng và chung cùng các đời vua nhà Nguyễn khác trước những chủ trương,
quyết sách có ảnh hưởng tới bước tiến của dân tộc. Nhiều câu hỏi còn để ngỏ:
Minh Mạng và những vụ án oan sai? Minh Mạng và Ki tô giáo? Minh Mạng và
chính sách bế quan tỏa cảng với phương Tây v.v…. May mắn thay, thời đại đã đổi
thay với tầm tư duy mới: Lịch sử rồi đây sẽ được đánh giá, được xem xét dưới
nhiều góc độ công bằng hơn, trung thực và khách quan hơn. Hy vọng, từ tư duy
mới này, mọi uẩn khúc của lịch sử trong quá khứ sẽ được sáng tỏ, mọi thang bậc
giá trị sẽ được soi rọi, với tất cả sự tiến bộ và hạn chế của hoàn cảnh và thời cuộc
đầy biến động cùng thăng trầm…

Dẫu vậy, Minh Mạng vẫn xứng đáng được nhắc đến như một vị vua văn võ
song toàn, có tư chất thông minh, học rộng, năng động và quyết đoán. Cuộc đời
của vua Minh Mạng để lại cho lịch sử những dấu ấn quả là sâu đậm và thú vị. Thú
vị như "rượu Minh Mạng" và sâu đậm như sự kiện lịch sử: Vua nước Nam khai
sinh ngành công nghiệp Than nước Nam.

×