Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Kháng Độc Tố Bạch Hầu pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.56 KB, 9 trang )

Kháng Độc Tố Bạch Hầu


Tên chung quốc tế: Diphtheria antitoxin.
Mã ATC: J06A A01.
Loại thuốc: Kháng độc tố.
Dạng thuốc và hàm lượng
Kháng độc tố bạch hầu là một dung dịch protein tinh chế, đậm đặc (chủ yếu
là globulin miễn dịch) vô khuẩn, không có chất gây sốt, có chứa các kháng
thể chống độc tố. Dung dịch được điều chế từ huyết tương hay từ huyết
thanh ngựa khỏe mạnh đã được gây tăng miễn dịch chống độc tố bạch hầu
bằng giải độc tố bạch hầu đơn thuần hoặc phối hợp với độc tố bạch hầu.
Dạng thương phẩm thường chứa ít nhất 500 đvqt/ml.
Các thành phần khác: Kháng độc tố bạch hầu chứa cresol hoặc m - cresol là
chất bảo quản.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Các kháng thể kháng độc tố bạch hầu có trong chế phẩm có khả năng kết
hợp và trung hòa các độc tố do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae sinh
độc sản xuất ra.
Chỉ định
Kháng độc tố bạch hầu được dùng trong điều trị bệnh bạch hầu và rất hiếm
trường hợp được dùng để phòng bệnh cho người đã tiếp xúc với bệnh nhưng
chưa có triệu chứng và chưa được miễn dịch.
Thuốc kháng khuẩn (erythromycin, penicilin G) có thể loại trừ được vi
khuẩn khỏi các ổ viêm nhiễm, ngăn chặn sự khuếch tán và tiết độc tố, ngăn
chặn và chấm dứt tình trạng mang vi khuẩn. Tuy nhiên, các thuốc kháng
khuẩn không có giá trị trung hòa độc tố bạch hầu và không thể thay thế được
kháng độc tố trong điều trị bệnh. Sau khi điều trị bằng thuốc kháng khuẩn
(khoảng 14 ngày) có thể khẳng định vi khuẩn đã bị loại trừ hết, khi 3 lần
nuôi cấy vi khuẩn liên tiếp cho kết quả âm tính. Mặc dầu hiệu quả điều trị
bệnh bạch hầu thể ngoài da bằng kháng độc tố bạch hầu còn chưa được xác


định, và hầu hết các trường hợp như vậy là do C. diphtheriae không sinh độc
tố gây ra, nhưng một số nhà lâm sàng vẫn khuyến cáo nên dùng kháng độc
tố bạch hầu, vì đã xảy ra di chứng nhiễm độc ở một số người bệnh ở thể này.
Không khuyến cáo dùng kháng độc tố bạch hầu để phòng bệnh cho người
trong cùng nhà hoặc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh bạch hầu đường
hô hấp hoặc ngoài da khi chưa có biểu hiện bệnh và chưa được miễn dịch, vì
có nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn (ví dụ như quá mẫn, bệnh
huyết thanh) liên quan đến huyết thanh ngựa, ngay cả khi không thể theo dõi
chặt chẽ được việc tiếp xúc. Vì hiệu quả của việc phòng bệnh bằng thuốc
kháng khuẩn chỉ là do suy đoán mà không được chứng minh trong các kiểu
tiếp xúc như vậy, nên một vài chuyên gia khuyến nghị nên dùng kháng độc
tố bạch hầu khi không có điều kiện theo dõi chặt chẽ trong khoảng 7 ngày.
Khi kháng độc tố bạch hầu dùng như vậy thì nên kèm với một Loại thuốc
kháng khuẩn để phòng và sớm bắt đầu việc gây miễn dịch chủ động. Phương
pháp phòng bệnh cho người tiếp xúc người bệnh thể hô hấp và thể ngoài da
là như nhau; tuy nhiên, nếu thể ngoài da là do chủng vi khuẩn C. diphtheriae
không độc tính gây nên thì không cần thiết phải điều trị dự phòng.
Chống chỉ định
Dị ứng với huyết thanh ngựa.
Thận trọng
Trước khi tiêm kháng độc tố bạch hầu, cần phát hiện tiền sử mẫn cảm với
huyết thanh ngựa, tiền sử hen suyễn hoặc các phản ứng dị ứng khác; tuy
nhiên, test nhạy cảm cần được tiến hành cho tất cả các đối tượng kể cả
không có tiền sử dị ứng trước khi tiêm chế phẩm có chứa huyết thanh ngựa.
Hết sức thận trọng khi dùng kháng độc tố bạch hầu cho những người có tiền
sử dị ứng và/hoặc trước đây có biểu hiện mẫn cảm với huyết thanh ngựa.
Cần chuẩn bị sẵn adrenalin và các biện pháp hỗ trợ khác để xử trí ngay phản
ứng phản vệ nếu xảy ra.
Thời kỳ mang thai
Hiện không có dữ liệu về vấn đề này.

Thời kỳ cho con bú
Hiện không có dữ liệu về vấn đề này.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Các phản ứng phản vệ với huyết thanh ngựa đặc trưng bởi những hiện tượng
nổi mày đay, khó thở, trụy mạch, xảy ra tức thì với tỷ lệ 7% ở người lớn sau
khi được tiêm kháng độc tố bạch hầu. Bệnh huyết thanh xảy ra vào ngày thứ
12 trở đi sau khi tiêm kháng độc tố bạch hầu và biểu hiện là nổi mày đay,
sốt, ngứa, khó chịu, sưng hạch bạch huyết và đau khớp, gặp với tỷ lệ 5 -
10% ở người lớn sau khi đã được tiêm phòng bằng kháng độc tố bạch hầu,
nhưng thường xảy ra nhiều hơn khi dùng với liều điều trị. Bệnh huyết thanh
thường sớm xảy ra (thời gian ủ bệnh dưới 7 - 12 ngày) ở những người trước
đây đã mẫn cảm do được điều trị bằng huyết thanh ngựa. Các thuốc
salicylat, kháng histamin hay các corticosteroid có thể có hiệu quả trong điều
trị bệnh huyết thanh. Tỷ lệ các phản ứng phản vệ và bệnh huyết thanh có liên
quan mật thiết với lượng huyết thanh ngựa đã dùng, với độ nhạy cảm của
người bệnh và với tiền sử đã tiêm huyết thanh ngựa.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng
Kháng độc tố bạch hầu được dùng theo đường tiêm bắp hoặc truyền nhỏ giọt
chậm theo đường tĩnh mạch. Phải thử test nhạy cảm cho mọi đối tượng trước
khi dùng kháng độc tố bạch hầu.
Kháng độc tố bạch hầu cần được ủ lên tới nhiệt độ 32 - 34
o
C trước khi sử
dụng; cần theo dõi cẩn thận để không vượt quá 34
o
C.
Các mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy vi sinh vật cần được lấy trước và sau khi
điều trị hay dự phòng bệnh bạch hầu.
Khi truyền theo đường tĩnh mạch, liều thích hợp của kháng độc tố bạch hầu

cần được pha loãng với một thể tích thích hợp dung dịch natri clorid 0,9%
hoặc dung dịch dextrose 5% để có được nồng độ pha loãng kháng độc tố ở
mức 1:20. Sau đó có thể truyền trực tiếp vào tĩnh mạch với tốc độ không quá
1 ml/phút.
Test nhạy cảm và phương pháp giải mẫn cảm
Trước khi dùng kháng độc tố bạch hầu cần tiến hành làm các test lẩy da hay
trong da và test giác mạc để phát hiện độ nhạy cảm với huyết thanh. Trong
trường hợp có thể thì tiến hành đồng thời cả hai test giác mạc và trong da
hoặc lẩy da. Phép thử trong da được tiến hành bằng cách pha loãng kháng
độc tố với dung dịch natri clorid 0,9% để có được dung dịch nồng độ 1:100,
rồi tiêm trong da 0,1 ml; đọc kết quả sau 20 phút. Khi người bệnh có tiền sử
dị ứng, cần tiến hành test trong da sơ bộ bằng cách tiêm 0,05 ml dung dịch
pha loãng 1:1000. Mũi tiêm đối chứng, dùng dung dịch natri clorid 0,9%, tạo
thuận lợi cho việc nhận định kết quả. Test trong da dương tính khi thấy nổi
mày đay có hay không có chân giả và một vùng hồng ban bao quanh. Một
cách khác là làm test lẩy da để thử độ nhạy cảm, bằng cách nhỏ trên vùng da
định thử 1 giọt kháng độc tố pha loãng 1:100 và sau đó lẩy trên giọt thuốc
một vết vào da có độ dài chừng 0,64 cm, rồi đọc kết quả sau 20 phút. Cần
tiến hành làm một test đối chứng bằng cách dùng dung dịch nước muối sinh
lý 0,9%. Test lẩy da được coi là dương tính khi xuất hiện một quầng mày
đay, có hoặc không có các chân giả và có một vùng ban đỏ bao quanh. Test
giác mạc được tiến hành bằng cách nhỏ một giọt kháng độc tố bạch hầu pha
loãng 1:10 vào túi cùng của một bên mắt và đọc kết quả sau 15 phút. Test
đối chứng cũng được làm tương tự bằng nhỏ một giọt dung dịch nước muối
sinh lý 0,9% vào mắt bên kia. Test giác mạc được coi là dương tính nếu tại
mắt bên thử xuất hiện phản ứng ngứa, đau rát, đỏ và chảy nước mắt; các dấu
hiệu và triệu chứng này sẽ hết khi nhỏ vào mắt bị phản ứng 1 giọt dung dịch
adrenalin dùng cho mắt. Test trong da, test lẩy da và test giác mạc âm tính
thường được coi là có giá trị tin cậy, nhưng không phải là một quy tắc tuyệt
đối loại trừ sự mẫn cảm toàn thân. Một khi test da và giác mạc dương tính

hoặc nghi ngờ thì nên cân nhắc việc dùng kháng độc tố bạch hầu để hạn chế
rủi ro; nếu bắt buộc phải dùng, thì nên tiến hành giải mẫn cảm.
Phương pháp giải mẫn cảm được tiến hành như sau: Tiêm dưới da các liều
kháng độc tố bạch hầu kế tiếp nhau cứ 15 phút một lần theo tuần tự: 0,05 ml
dung dịch pha loãng 1:20, 0,1 ml dung dịch 1:10, 0,3 ml dung dịch 1:10, 0,1
ml kháng độc tố không pha loãng và 0,2 ml kháng độc tố không pha loãng;
cuối cùng sau 15 phút tiêm bắp 0,5 ml kháng độc tố không pha loãng. Nếu
phản ứng quá mẫn xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong quy trình trên, thì
phải tiến hành đặt ga rô ngay ở phần trên của nơi tiêm rồi tiêm adrenalin vào
vùng trên của ga rô. Sau 1 giờ, có thể làm tiếp tục phương pháp giải mẫn
cảm cho đến liều cuối cùng. Nếu không có phản ứng gì sau khi tiêm bắp 0,5
ml kháng độc tố không pha loãng, thì liều thường dùng còn lại sẽ được tiêm
bắp hoặc tĩnh mạch.
Ðiều trị bệnh bạch hầu
Liều kháng độc tố dùng để điều trị bệnh bạch hầu phụ thuộc vào vị trí, kích
thước các màng giả, mức độ nhiễm độc và thời kỳ của bệnh. Nên tiêm một
lần cả tổng liều kháng độc tố. Trước khi tiêm cần phát hiện tiền sử mẫn cảm
với huyết thanh ngựa, tiền sử hen suyễn hoặc các phản ứng dị ứng khác; tuy
nhiên, test nhạy cảm cần được tiến hành cho tất cả các đối tượng kể cả
không có tiền sử dị ứng trước khi tiêm chế phẩm có chứa huyết thanh ngựa.
Bất cứ việc trì hoãn nào trong việc dùng thuốc đều có thể dẫn đến phải tăng
liều và giảm hiệu quả của thuốc. Liều thường dùng cho người lớn và trẻ em
là 20.000 đến 40.000 đơn vị đối với các trường hợp bạch hầu họng - thanh
quản đã phát bệnh được 48 giờ; 40.000 - 60.000 đơn vị nếu bệnh có tổn
thương ở vùng mũi họng, hoặc 80.000 - 120.000 đơn vị cho thể bệnh lan tỏa
mạnh hoặc đã kéo dài quá 3 ngày hoặc cho những bệnh nhân có sưng hạch ở
cổ. Cần theo dõi người bệnh và điều trị hỗ trợ ngay từ đầu và tiếp tục cho
đến khi hết tất cả các triệu chứng tại chỗ và toàn thân, hoặc cho đến khi xác
định được một loại vi sinh vật gây bệnh khác. Ðồng thời, dùng phối hợp
thêm thuốc kháng khuẩn như erythromycin, penicilin G. Phòng bệnh bạch

hầu
Kháng độc tố bạch hầu hiếm khi được dùng để phòng bệnh. Khi việc phòng
bệnh thấy là cần thiết đối với những người tiếp xúc với người bệnh thể
đường hô hấp hoặc thể ngoài da mà trước đây chưa được tiêm phòng bằng
giải độc tố thì cần phải dùng kháng sinh thích hợp trong 7 - 10 ngày (uống
erythromycin hoặc tiêm bắp một liều duy nhất benzathin penicilin G), đồng
thời gây miễn dịch chủ động bằng một liều giải độc tố bạch hầu và tiêm một
liều duy nhất kháng độc tố bạch hầu. Liều kháng độc tố để phòng bệnh phụ
thuộc vào thời gian, mức độ tiếp xúc và điều kiện sức khỏe của người được
tiêm. Thông thường là tiêm bắp một liều duy nhất cho người lớn và trẻ em,
từ 5.000 đến 10.000 đơn vị kháng độc tố.
Tương tác thuốc
Có thể dùng kháng độc tố bạch hầu phối hợp với giải độc tố bạch hầu. Tuy
nhiên, không được trộn chung kháng độc tố và giải độc tố vào một bơm tiêm
và cũng không được tiêm vào cùng một vị trí, vì chúng có thể trung hòa tác
dụng của nhau.
Ðộ ổn định và bảo quản
Kháng độc tố bạch hầu cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh từ 2 đến 8
o
C và
tránh ánh sáng; đông lạnh không ảnh hưởng tới hiệu lực của thuốc.
Thông tin qui chế
Thuốc phải được kê đơn và bán theo đơn.

×