Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tây Sơn xưng vương 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.58 KB, 5 trang )

Tây Sơn xưng vương
1

Thanh toán xong Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Thuần và Ðông Cung Nguyễn Phúc
Dương thì mặt Nam gọi là tạm yên.
Còn mặt Bắc. Tháng chạp năm Ất Mùi (1775) Hoàng Ngũ Phúc đóng tại Châu Ổ
(Quảng Nam), được chúa Trịnh cho rút về Thuận Hóa. Ðến Phú Xuân thì chết,
Chúa Trịnh sai Bùi Thế Ðạt vào thay và cho Lê Quý Ðôn làm Tham Thị vào cùng
giữ Thuận Hóa.
Từ ấy Quảng Nam thuộc về Tây Sơn.
Hai cựu thần của nhà Nguyễn là Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân nổi dậy chống
Tây Sơn, đánh lấy phủ Thăng Bình và phủ Ðiện Bàn .
Tây Sơn Vương liền sai Ðặng Xuân Phong đi đánh dẹp. Ðặng Xuân Phong nguyên
là người Dõng Hòa thuộc Tây Sơn Hạ (Bình Khê), sức mạnh võ giỏi lại có tài cưỡi
ngựa bắn cung, nhưng tánh ưa nhàn tản, nên không hưởng ứng lời chiêu mộ của
Tây Sơn Vương.
Một hôm nữ tướng Bùi Thị Xuân đứng ở trường trầu Kiên Mỹ, chợt thấy một
tráng sĩ trẻ tuổi cầm côn đồng, mang cung sắt, cỡi ngựa ô, từ Thuận Nghĩa chạy
lên Phú Lạc[39], thái độ hiên ngang nhưng tướng mạo trung hậu. Nữ tướng lấy
làm lạ, theo dò xem. Ðến Trưng Sơn, tráng sĩ cho ngựa lên núi. Ðường núi gập
ghềnh mà ngựa chạy như nơi bình địa. Ngựa chạy quanh quất hồi lâu rồi mới dừng
lại nơi khoanh đất bằng và rộng nằm ở lưng chừng núi. Chợt một bầy quạ bay
ngang, tráng sĩ liền trương cung bắn liên tiếp hai phát: hai con quạ rơi xuống như
hai quả chín cây. Rồi tráng sĩ xuống tháo cương cho ngựa đi ăn. Ðoạn xăn tay múa
côn. Tiếng gió vun vút. Khí lạnh ớn người. Diễn liên tiếp mấy bài mà khí sắc
không đổi. Tráng sĩ lên núi lúc mới tảng sáng. Mặt trời lên quá sào thì thắng ngựa
trở về.
Nữ tướng khen thầm:
Thật là một dũng sĩ !
Và tự trách:
Anh tài ở trước mặt mà bấy lâu mình có mắt cũng như không!


Dò biết được lai lịch của tráng sĩ Ðặng Xuân Phong và Trưng Sơn là nơi tráng sĩ
thường đến tập luyện, nữ tướng liền về chiến khu, rồi cùng Ðại Tổng Lý Vũ Ðình
Tú xuống Dõng Hòa mời họ Ðặng tham gia đại sự. Lạ gì thanh khí lẽ hằng. Không
đợi thuyết phục, họ Ðặng hưởng ứng ngay lời mời của họ Võ họ Bùi.
Ðặng Xuân Phong liền được tiến cử lên Vua Tây Sơn, và được đi đánh dẹp Quảng
Nam để lập công.
Không phải dùng nhiều công sức, Ðặng Xuân Phong mới xáp chiến trận đầu là lấy
ngay được Thăng Bình rồi Ðiện Bàn. Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân đều tử
trận.
Quảng Nam được dẹp yên, Tây Sơn Vương gọi Nguyễn Văn Xuân ở Quảng Nghĩa
về Qui Nhơn cử Ðặng Xuân Phong thay thế, và cử nguyễn Văn Tuyết[40] ra trấn
thủ Quảng Nam, cùng họ Ðặng làm răng môi giữ gìn mặt Bắc.
Bắc Nam được yên ổn, Tây Sơn Vương đổi thành Minh Ðức Vương và cho sửa lại
thành Qui Nhơn[41].
Thành Qui Nhơn tức là thành Ðồ Bàn cũ của Chiêm Thành.
Thành nằm trên dãy gò sỏi thuộc hai thôn Nam An và Bắc Thuận thuộc huyện Tuy
Viễn (tức An Nhơn ngày nay). Ðịa thế rất lợi về mặt chiến thủ.
Thành do Vua Chiêm Thành là Xá Lợi Ðà Bàn Ngô Nhật Hoan (Indravarman IV)
xây vào thế kỷ thứ X. Tường bằng gạch và đá ong. Mặt hướng vào Nam, chu vi
hơn 10 dặm, có bốn cửa. Bên ngoài có dãy Kim Sơn che phía tây, có núi Long Cốt
làm tiền án và gò Thâïp Tháp yểm hậu. Bốn nhánh sông Côn hội nước ở Lý Nhơn,
tạo thành cái thế nước chảy bao quanh, nhờ thế mà hào thành không bao giờ khô
cạn. Ngoài xa nữa, khắp bốn mặt lại có núi non trùng điệp, biển nước mênh mông,
triều ủng. Như phía Bắc có các núi Sa Lung, Cung Quăng, Thạch Ðê làm bình
phong ngăn từ xa, và núi Phú Cũ, Hải Lương (tức Ðèo Nhông), Ô Phi làm bình
phong thứ hai ở mặt Bắc. Phía Nam có trấn sơn Phước An và An Tượng cùng
nhiều núi nối tiếp rất hiểm trở. Phía Tây có núi Hương Sơn với ba ngọn tháp nơi
gò Dương Long rất tráng lệ. Phía đông có đầm Hải hạc chu vi trên 9.000 trượng,
với núi Tháp Thầy, Bãi Nhạn, Gành Hổ, rừng Hoàng Giản có thể đồn binh ngăn
giặc. Và đầm Thị Nại với dãy núi Triều Châu, một dãy cát trắng vun cao chất ngất,

thỉnh thoảng nhô lên những ngọn núi đá, chạy từ Cách Thử đến Phương Mai là
mũi đá làm cánh cửa của biển Thị Nại.
Nhờ địa thế của thành Ðồ Bàn mà Chiêm Thành đã ngăn chặn được ngoại bang
vào xâm nhập bờ cõi. Mãi đến thế kỷ thứ XV, năm Canh Thìn (1470) Vua Chiêm
là Trà Toàn gây sự, Vua Lê Thánh Tông mới cử binh vào đánh. Ðịa thế tuy hiểm,
thành trì tuy kiên cố, song nhuệ khí của quân Chiêm lúc bấy giờ đã nhụt, nên Vua
Lê chỉ mấy hôm công phá đã hạ được thành và bắt sống được Trà Toàn.
Vua Lê Thánh Tông đổi tên Ðồ Bàn thành Hoài Nhân.
Chúa Nguyễn Hoàng đổi tên Hoài Nhân thành Quy Nhơn (1605).
Chúa Nguyễn Phúc Tần đổi Quy Nhơn làm Quy Ninh (1651).
Chúa Nguyễn Phúc Khoát lại lấy lại tên Quy Nhơn (1741).
Từ 1741 cho đến năm 1776 là năm tu bổ lại, tên thành không thay đổi.
Nhà Tây Sơn cho mở rộng quy mô. Trước kia chu vi thành chỉ có 10 dặm. Nay mở
thêm mặt đông, chu vi nới rộng ra thành 15 dặm. Xây toàn đá ong, cao 1 trượng 4
thước và dày 2 trượng. Trước chỉ có 4 cửa. Nay mở thêm một cửa nơi mặt thành
phía nam, khoảng mới xây thêm, và gọi là Tân Môn. Còn cửa Nam Môn cũ gọi là
Vệ Môn. Trong thành đắp nhiều thổ môn đặt giàn súng, dùng làm đài quan sát và
tự vệ khi bị địch vây thành. Phía tây thành đắp để Ðỉnh Nhĩ để ngăn nước lụt. Phía
tây nam đắp đàn Nam Giao để tế Trời Ðất. Phía trong thành lại xây một lớp thành
nữa gọi là Càn Thành, chính giữa dựng điện bát giác là nơi Vua ngự. Phía sau
dựng điện Chánh Tẩm để Hoàng Hậu và cung nhân ở, phía trước dựng lầu Bát
Giác, bên tả bên hữu dựng hai tự đường, một thờ cha mẹ, một thờ cha mẹ vợ nhà
vua. Trước lầu bát giác có cung Quyển Bồng và liền với mặt nam Càn Thành, có
cửa tam quan gọi là Quyển Bồng Môn xây cổ lầu nên cũng gọi là Nam Môn Lâu.
Trong thành, ngoài thành, bài trí la liệt những voi đá, ngựa đá, nghé đá, tượng
nhạc công, vũ nữ di tích của người Chiêm Thành xưa kia.
Thành sửa từ 1776 đến 1778 mới hoàn tất. Tráng lệ nguy nga. Thành Quy Nhơn
sửa xong, nhà vua xưng đế hiệu Minh Ðức Hoàng Ðế, niên hiệu Thái Ðức.
Thành Quy Nhơn đổi tên là Hoàng Ðế Thành. Nhà vua rước thầy học Trương Văn
Hiến về làm quân sư. Và phong:

- Nguyễn Huệ làm Long Nhương Tướng quân.
- Nguyễn Lữ là Tiết Chế.
- Phan Văn Lân làm Nội Hầu.
- Trần Quang Diệu làm Thiếu Phó Võ Văn Dũng làm Ðại Tư Khấu.
- Võ Ðình Tú làm Thái Uùy.
- Ngô Văn Sở làm Ðại Tư Mã.
Các tướng khác đều phong Ðô Ðốc và Ðại Ðô Ðốc.
Còn bên văn thì phong Võ Xuân Hoài làm Trung Thư Lệnh. Các quan khác đều
sắp xếp từ Thị Lang, Thượng Thư đến Ðại Học Sĩ.
Bà họ Trần được rước về Hoàng Ðế Thành phong Chánh Cung Hoàng Hậu. Bà
người Thượng được rước về phong Thứ Phi. Nhưng không chịu nổi cảnh phồn hoa
náo nhiệt và nghi lễ nơi cung cấm, bà xin trở về vui với ruộng lúa.
Bà Bùi Thị Xuân được phong làm Ðại Tướng Quân, tự hiệu là Tây Sơn nữ tướng,
quản đốc mọi việc quân dân trong Hoàng Thành và tuần sát vùng Tây Sơn.
Bok Kiơm không nhận chức tước cũng không nhận tiền của, chỉ xin mỗi năm được
nhà vua cấp muối và cá khô để nuôi lòng trung thành của đồng bào Thượng.
Hai Vua Thủy Xá và Hỏa Xá được phong Vương tước, sai sứ đưa ra những trầm
hương, kỳ nam, hổ phách và voi ngựa làm cống vật và nguyện giữ một lòng trung
thành với Tây Sơn.
Nhà vua cũng không quên họ Ðinh ở Bằng Châu.
Truyền rằng:
Họ Ðinh lúc bấy giờ chỉ còn một ông lão trên bảy mươi, tánh khí ngang tàng
bướng bỉnh. Vua vời ông lão đến, ông lão nói:
- Ông làm vua là làm vua với thiên hạ, chớ với tôi ông vẫn là con cháu. Con cháu
mà ban chức tước cho cha ông, tôi thấy hơi nghịch. Chi bằng để tôi phê rồi ông lục
thì hơn.
Nhà vua chuẩn y. Ông lão viết:
- Bùng binh chi tướng.
- Uýnh ướng chi quan.
- Bộn bàng chi chức.

- Chảng chảng ngang thiên.
Rồi mỗi lần ông lão đi thăm Vua Thái Ðức, thì ngồi trên một cái ghế có bốn người
khiêng, hai bên có vài chục người cầm cào cỏ, cuốc chĩa, xuổng, cuốc thay thế
cho cờ biển hèo tua và hai cây dù tát nước che thế lọng. Phía sau phía trước lại
có hai đoàn người thổi kèn đánh trống bằng miệng. Tưng bừng rộn rịp. Thiên hạ
kéo ra xem đông và vui như hội.
Thăng thưởng cho mọi người xong, nhớ đến Nhưng Huy và Tứ Linh, nhà vua bùi
ngùi nói:
- Huy, Linh công chưa được thưởng, tội đã bị trừng, đối với ta thật chẳng khác tự
mình cầm lấy đao xẻo miếng thịt hư nơi vai vế!
Ai nấy đều cảm động. Long Nhương Tướng quân nói:
Làm việc lớn không nên bận đến điều nhân nghĩa nhỏ. Thà chịu cắn răng trong
chốc lát, còn hơn phải nhăn mặt suốt đời.
Rồi cuộc vui mở khắp nơi.
Ðồng bào vô cùng hoan hỷ.
Sau mười ngày yến tiệc, Vua Thái Ðức lo chỉnh đốn việc dân việc quân.
Thời chúa Nguyễn, từ Hoành Sơn đến Cà Mau, đất chia làm 12 dinh:
Chính dinh, Cựu dinh, Quảng Bình dinh, Vũ Xá dinh, Bố Chính dinh, Quảng Nam
dinh, Phú Yên dinh, Bình Khang dinh, Bình Thuận dinh, Trấn Biên dinh, Phiên
Trấn dinh, Long Hồ dinh.
Dinh chia ra phủ, phủ chia ra huyện.
Quy Nhơn, Quảng Nghĩa thuộc Quảng Nam dinh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×