Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

NHỮNG KHIẾM KHUYẾT HỆ THỐNG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.92 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ
Đề tài
NHỮNG KHIẾM KHUYẾT HỆ THỐNG THỊ
TRƯỜNG CẠNH TRANH & CÁC GIẢI PHÁP CỦA
CHÍNH PHỦ
GVHD : TRẦN THỪA
SVTH : PHẠM HOÀNG HẢI
LỚP : 69 KHÓA : 34 STT: 06
MSSV : 108206906
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2009
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế ,theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc
các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn
ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ
cách đây hai nghìn năm khi đế quốc la mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng
lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng
rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi.
Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể
chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ
thâp niên 60 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách.
Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc:
một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế
giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc
dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và
toàn cầu.
Trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam,thị trường cạnh tranh Việt Nam
còn gặp rất nhiều khiếm khuyết.Nếu chúng ta không tìm hiểu khắc phục những
điểm yếu này thì nền kinh tế của chúng ta sẽ rất chậm tiến.Vì vậy,tiểu luận này xin


trình bày “Những khiếm khuyết của thị trường cạnh tranh & giải pháp khắc phục
của Chính Phủ”.
PHẠM HOÀNG HẢI
MỤC LỤC
I/Thị trường (kinh doanh) là gì ?
1/Định nghĩa…………………………………………………………….trang 1
2/Khái quát trang 1
3/Chức năng…………………………………………………………….trang 1
4/Các dạng thị trường………………………………………………….trang 1
II/ Những hạn chế của thị trường cạnh tranh
1/Tác động ngoại vi (Externalities)…………………………………….trang 1
2/Thiếu hàng hóa công cộng (Public Goods)…………………………trang 3
3.Sự gia tăng quyền lực độc quyền (Monopoly)…………………….trang 8
4/Chênh lệch thái hóa về thu nhập của dân cư…………………… trang 12
5/Chu kỳ kinh doanh (Business cycles)……………………………….trang 13
6/Thông tin thị trường lệch lạc(incomplete information)&những suy thoái
đạo đức………………………………………………………………… trang 17
III/Những giải pháp của chính phủ
1/Tác động ngoại vi-Bảo vệ môi trường tự nhiên…………………… trang 18
2/Hàng hóa công cộng trang 19
3/Chống gia tăng độc quyền……………………………………………trang 21
4/Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng trong thu nhập …trang
22
5/Giải pháp cho chu kì kinh doanh…………………………………….trang 23
6/Giải pháp trong chống thông tin lêch lạc(buôn bán hàng giả) trang 23
I/Thị trường (kinh doanh) là gì?
1/Định nghĩa
Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán (hay
người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để
trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.

2/ Khái quát
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định
nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng
khoán, thị trường vốn, v.v Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi
nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với
nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung.
Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua
bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh
tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế
học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường
sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.
3/ Chức năng của thị trường
• Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa (giá trị sử dụng xã hội) và lao
động đã chi phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa đó có bán được
hay không, bán với giá thế nào.
• Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những
biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu
của ác loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa
• Kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
4/Các dạng thị trường
Dựa vào tính cạnh tranh có thể chị thị trường ra 4 loại:
• Thị trường cạnh tranh hoàn toàn
• Thị trường cạnh tranh độc quyền
• Thị trường độc quyền nhóm
• Thị trường độc quyền hoàn toàn
II/Những hạn chế của thị trường cạnh tranh
1/Tác động ngoại vi(Externalities)
Con người đang phá hủy môi trường sống của chính mình.
Để phát triển triển kinh tế, để thỏa mãn lòng tham vô đáy của mình, con
người đang chặt cây phá rừng, đào khoáng sản dưới lòng đất, chặn dòng nước để

làm thủy điện, xả khí thải vào môi trường…
Trong thiên nhiên liệu có con vật nào “láo toét” với thiên nhiên hơn con
người? Con hổ, con báo sống ẩn mình dưới những lùm cây, trong hang đá để sống
và kiếm mồi. Những con vật đó đã biết nương nhờ vào thiên nhiên để sống. Chắc
chỉ có mỗi con người - một động vật vẫn vỗ ngực tự hào là văn mình - là phá hủy
chính môi trường mà nó đang sống
Thiên nhiên vẫn đang âm thầm chứng kiến những hành động phá hoại của
con người và thiên nhiên vẫn đang âm thầm vận hành theo quy luật cân bằng của
nó. Phải chăng những sự biến đổi về khí hậu, những thiên tai, dịch bệnh… chính là
những hành động qua đó thiên nhiên lập lại cân bằng và để đáp trả lại những hành
động phá hoại của con người.
Con người sống cần không khí để thở, cần nước để uống và cần thực
phẩm để ăn. Vậy mà chúng ta đang hít thở không khí gì? Có phải chúng ta đang
hít căng vào lồng ngực một bầu không khí trong lành? Những ai đang sống trong
những thành phố lớn đều có chung một nhận xét là bây giờ hàng ngày chúng ta
đang hít vào phổi một bầu không khí độc hại gồm bụi và khói xe máy… quyện
vào nhau.
Chúng ta đang uống những nguồn nước gì? Chúng ta dùng phân bón,
thuốc trừ sâu… trên những cánh đồng. Những phân bón, thuốc trừ sâu, nước thải
từ các nhà máy chảy ra các dòng sông và nhiều người đang uống nước từ các dòng
sông đó .
Bài học nhiều nước cho thấy,giá phải trả không áp dụng và thực thi luật
môi trường là cao hơn nếu chỉ coi trọng phát triển phát sinh lợi nhuận.Tác nhân
thường không gánh chịu hậu quả mà là xã hội,người dân và thế hệ sau gánh chịu.
Giá trị của một thương hiệu và hình ảnh của thương hiệu qua sự nhận
thức và cảm nhận của người tiêu dùng sẽ chĩ tăng khi thương hiêu đó có những
hoạt động xã hội do công ty chủ trương đề ra và thực hiện.Có nhiều nghiên cứu
cho thấy những hoạt động như vậy có hiệu quả nhiều trong lĩnh vực tiếp thị quản
cáo cho công ty hơn các phương pháp tiếp thị truyền thống cổ điển.Người tiêu thụ
hiện nay ở một số nước đã phát triển bắt đầu có khuynh hướng để ý đến vấn đề

môi trường,môi sinh tác dộng qua các sản phẩm hau dịch vụ kinh tế.Họ sẵn sàng
bỏ ra thêm hay trả giá cao hơn cho các sản phẩm,dịch vụ ít ảnh hưởng đến môi
trường mang hiệu quả “sản phẩm xanh”.
Ở Việt Nam thực trạng hiện tại là ít có doanh nghiệp có trách nhiệm về
môi trường và lợi ích xã hội trong chính sách và tôn chỉ của công ty.Sự xuất hiện
của những “làng ung thư”
Liên tục trong thời gian gần đây cho thấy,các giá phải trả cho ô nhiễm môi
trường là quá đắt.Đứng đầu là ô nhiễm môi trường nước do các doanh nghiệp sản
xuất đã thải chất thải không được xử lý tiêu chuẩn.Theo ông Trần Hồng Hà,Cục
trưởng Cục Bảo vệ môi trường-Bộ TN&MT,cho biết tính đến tháng 6/2006,Việt
Nam co 134 khu Công Nghiệp,khu chế xuất,trong đó chỉ có 33 khu đã có công
trình xử lý nước thải tập trung.Các khu Công Nghiệp chế xuất này thải ra hàng
triệu tấn rác thải mỗi năm,trong do01 có hàng vạn tấn chất thải nguy hại.
Theo tin tức gần đây,trong số 12 khu Công nghiệp ở Tp.HCM chỉ có 2
khu Công Nghiệp là có hệ thống xử lý nước thải.Hàng năm,các nhà máy trong khu
Công Nghiệp ,khu chế xuất tại TPHCM thải ra gần 63.000 tấn chất thải rắn.Con số
này tăng lên gấp 10 lần nếu tính cả các nhà máy ngoài khu Công Nghiệp.Đoạn
sông Thị Vải kéo dài trên 10 km từ xã Long Thọ (Nhơn Trạch,Đồng Nai) cho đến
thị trấn Phú Mỹ(Tân Thanh,Bà Rịa –Vũng Tàu)bị ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.
2/Thiếu hàng hóa công cộng(Public Goods)
2.1.Thế nào là hàng hóa công cộng?
Hàng hóa tập thể (collective goods) là một trong số những chủ đề gây đau
đầu các nhà kinh tế học nhiều nhất trong vòng 50 năm qua. Không đơn giản chỉ vì
là một trong các nguyên nhân gây nên thất bại thị trường (market failures), việc
sản xuất hàng hóa tập thể còn dấy lên vô số câu hỏi về vai trò quản lý kinh tế của
chính phủ, đặc biệt là hiệu quả các chính sách đầu tư và chính sách thuế của nhà
nước. Nếu như việc cung cấp hàng hóa tập thể thể hiện sự quan tâm của nhà nước
tới ngườii dân, nó cũng đồng thời sinh ra vô số mâu thuẫn giữa những “người tiêu
dùng”: mẫu thuẫn về đóng góp xây dựng, mâu thuẫn về bình đẳng sử dụng, thậm
chí mâu thuẫn về quyết định sản xuất. Bài viết này sẽ trình bày những thuộc tính

kinh tế cơ bản nhất của hàng hóa tập thể, ngõ hầu đem đến cho bạn đọc một cái
nhìn hệ thống về một hiện tượng kinh tế mà chúng ta vẫn gặp hàng ngày.
Khái niệm về hàng hóa tập thể được trình bày rõ ràng nhất lần đầu trong một
bài báo của Paul Samuelson viết năm 1954. Trong vỏn vẹn 4 trang Samuelson
chứng minh rằng thị trường thất bại trong việc phân bổ hiệu quả các nguồn tài
nguyên để sản xuất hàng hóa tập thể. Trong bài báo này, Samuelson không gọi
hàng hóa là tập thể mà gọi là công cộng (public goods) Theo Samuelson, hàng hóa
công cộng có hai thuộc tính cơ bản là tính tiêu dùng không đối đầu (non-rivalry)
và tính tiêu dùng không loại trừ (non-excludability) .

2.2.Tính chất hàng hóa công cộng:
• Không thể loại trừ: tính chất không thể loại trừ cũng được hiểu trên giác độ
tiêu dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất định
thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho
việc sử dụng hàng hóa của mình. Ví dụ: quốc phòng là một hàng hóa công cộng
nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người trả tiền còn không bảo vệ
những ai không làm việc đó. Đối lập với hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân có
thể loại trừ một cách dễ dàng, ví dụ: bảo vệ rạp hát sẽ ngăn cản những người
không có vé vào xem.
• Không cạnh tranh: tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu
dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những
người khác đồng thời cũng sử dụng nó. Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi
người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này ngược lại hoàn toàn
so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác
không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng
không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công
cộng.
Trong thực tế, có một số hàng hóa công cộng có đầy đủ hai tính chất nêu
trên như quốc phòng, ngoại giao, đèn biển, phát thanh Các hàng hóa đó có chi
phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0, ví dụ đài phát thanh một khi

đã xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân
số luôn tăng. Tuy nhiên có nhiều hàng hóa công cộng không đáp ứng một cách
chặt chẽ hai tính chất đó ví dụ đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng
thì đường sẽ bị tắc nghẽn và do đó những người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng
đến khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau. Đó là những hàng hóa
công cộng có thể tắc nghẽn. Một số hàng hóa công cộng mà lợi ích của nó có thể
định giá thì gọi là hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá. Ví dụ đường cao
tốc, cầu có thể đặt các trạm thu phí để hạn chế bớt số lượng người sử dụng nhằm
tránh tắc nghẽn
2.3.Những vấn đề bất cập trong việc sản xuất và sử dụng hàng hóa công
cộng.
Vấn nạn đầu tiên của việc sản xuất hàng hóa công cộng, xin được tạm gọi là
vấn nạn “người lậu vé”, dịch từ tiếng Anh: free-rider. Một người sử dụng phương
tiện giao thông công cộng, như tàu hỏa, ôtô buýt, hoặc tàu điện ngầm thường tìm
cách trốn vé, bởi vì một chiếc tàu chở thêm một người lậu vé có tốn thêm một
đồng chi phí nào đâu. Dù chỉ có một hoặc hai hành khách thì đến giờ tàu vẫn chạy
kia mà. Động cơ free-rider rất phổ biến tại bất cứ trường hợp sử dụng hàng hóa tập
thể nào. Bạn đọc xin phân biệt chuyện lậu vé - vốn bắt nguồn từ động cơ free-
rider, và chuyện mua vé vì sợ bị phạt. Free-rider là việc không tự giác đóng góp
khi sử dụng hàng hóa tập thể, và bởi vì có quá nhiều người lậu vé nên công ty kinh
doanh tàu mới phải phạt để hạn chế lậu vé. Nói bằng ngôn ngữ kinh tế học, free-
rider sử dụng dịch vụ tập thể như một người sử dụng bình thường, nhưng bắt
người khác phải trả chi phí đóng góp xây dựng. Còn nói nôm na thì free-rider là
người “dùng đồ chùa”.
Nhìn từ góc độ người sản xuất, nhất là trong trường hợp nhà nước cung cấp
dịch vụ công cộng, free-rider thực sự là một vấn đề nhức nhối. Nếu nhà nước cung
cấp dịch vụ miễn phí thì chắc chắn là sẽ thiệt hại nặng nề, vì người dân sẽ sử dụng
vô tội vạ (sử dụng chung mà). Huống hồ nhà nước đào đâu ra tiền để đầu tư vào
sản xuất nếu không thu phí. Đương nhiên nhà nước có cách thu khác: nhà nước
thu thuế. Thuế về mặt bản chất là một khoản thu trước, để có vốn xây dựng và bảo

dưỡng các dịch vụ công cộng như an ninh, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, xây
đường xá…vv…Tuy nhiên nếu thu thuế thì lại đẻ ra một vấn đề nữa là “bất bình
đẳng” trong đóng góp. Nếu bạn mua một hàng hóa tư nhân, bạn trả tiền tương ứng
với nhu cầu thật sự của bạn. Còn nếu bắt bạn đóng thuế, làm sao biết được khoản
đóng góp này có tương ứng với nhu cầu thật của bạn hay không?
Hãy lấy một ví dụ là giao thông công cộng, để hiểu vì sao có những lúc thu
thuế là một giải pháp rất dở nhìn từ kinh tế học. Giả sử nhà nước muốn cung cấp
một tuyến tàu vành đai để giúp người dân di chuyển dễ dàng hơn trong thành phố,
hoặc vòng quanh một sân bay (tàu điện ngầm ở Hồng Kông chẳng hạn). Nhà nước
tuyên bố tuyến tàu này là miễn phí cho mọi người dân. Dân chúng đương nhiên là
hài lòng vì được đi tàu mà không phải trả tiền (sic). Họ sẽ bớt hài lòng đi nhiều
nếu biết rằng để có kinh phí, nhà nước đã nhẹ nhàng sửa vài con số trong mức
thuế. Chỉ sửa đổi chút đỉnh vài con số đứng sau dấu phẩy, nhà nước đã tăng thêm
một khoản thu tương ứng với…thuế xây dựng cơ sở hạ tầng…mà chẳng ai phàn
nàn cả. Một việc làm rất logic, nhưng hậu quả như sau: hai người sử dụng với tần
suất khác nhau rất có thể sẽ phải đóng cùng một khoản thuế. Người sử dụng
thường xuyên hàng ngày sẽ hưởng lợi rất nhiều. Ngược lại, người họa hoằn sử
dụng một, hai lần mỗi tháng sẽ bị thiệt hại to lớn. Đóng thuế trong trường hợp này
cũng giống như đi mua hàng mà phải trả một số tiền chẳng tương ứng chút xíu nào
với cái mình trông đợi cả. Trong rất nhiều trường hợp, nhà nước có thể lạm quyền
đặt ra mức thuế, và người dân cứ đóng mà chẳng bao giờ thắc mắc xem đóng như
thế là quá nhiều (hay quá ít) so với dịch vụ mà mình sử dụng. Nhà nước có thể làm
việc này, nhà kinh tế học không thể.
Nhà nước cũng có thể đặt ra mức phí để bắt người tiêu dùng trả theo mức sử
dụng thật sự. Tuy nhiên việc này phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa. Có những
hàng hóa mà ta không thể biết được mức độ sử dụng thật của mỗi cá nhân là bao
nhiêu. Đây là vấn nạn thứ hai của hàng hóa tập thể, tạm gọi là “không tiết lộ lựa
chọn”, dịch từ tiếng Anh: non-revealed preference. Khi chính phủ muốn xây dựng
một công trình công cộng, hay một tập thể muốn đầu tư cho một hàng hóa tập thể,
người ta tìm cách đặt câu hỏi xem có bao nhiêu người sẽ sử dụng? và mỗi người sẽ

sử dụng bao nhiêu (nếu bản chất hàng hóa cho phép)? để thu phí. Tuy nhiên vì
người trả lời đã có sẵn động cơ free-rider nên anh ta thường sẽ trả lời ít hơn so với
sự thật, để sau này hy vọng sẽ “dùng chùa” kiếm lời. Hoặc giả anh ta ước lượng
sai nhu cầu của mình, hoặc giả sau này thất vọng vì chất lượng hàng hóa nên anh
ta giảm hẳn việc sử dụng. Chẳng có gì trừng phạt anh ta vì đã không ước lượng
chính xác nhu cầu của mình cả. Người sản xuất do đó sẽ thu được một tập hợp câu
trả lời sai, dẫn đến việc đưa ra quyết định sản xuất sai lầm.
Hãy tưởng tượng một thành phố khảo sát để xây dựng một khu giải trí công
cộng nhằm nâng cao điều kiện sống cho người dân. Sau khi xây xong thường
xuyên chẳng có ai vào, vì dịch vụ thấp hơn so với những gì họ đã tưởng tượng.
Vậy là một quỹ đất lớn đã bị lãng phí. Trong trường hợp ngược lại, khu giải trí lúc
nào cũng chật cứng vì có quá nhiều người có nhu cầu sử dụng, những người đã trả
lời “Không” khi được khảo sát. Khu giải trí mà đông chen chúc nhau thì chẳng ai
lại thỏa mãn cả, cũng là một quỹ đất bị lãng phí. Giả sử thành phố định điều chỉnh
diện tích bằng cách nới rộng quy hoạch, nhưng lần này có quá nhiều người đã thất
vọng với khu giải trí trước nên họ bỏ ngoài tai ý tưởng này. Kết quả là đến lần mở
cửa thứ hai lại có quá ít người vào, chưa kể đến chuyện người ta có thể từ chối
việc mua vé vì chẳng ai lại đi trả tiền cho một dịch vụ mà họ không thỏa mãn cả.
Như vậy có thể thấy cả giải pháp đóng phí và đóng thuế đều chứa những
khiếm khuyết trong việc xác định chính xác quy mô sản xuất. Đóng thuế thật ra là
trả tiền trước, còn đóng phí là trả tiền cùng lúc với việc sử dụng. Dù đóng thuế hay
đóng phí, cả hai động cơ free-rider và non-revealed preference đều sẽ hoạt động
hết công suất. Vấn đề sẽ không tồn tại nếu thế giới này chỉ có toàn hàng hóa cá
nhân. Đối với hàng hóa cá nhân, thị trường sẽ là nơi quyết định sản xuất gì? như
thế nào? và với số lượng bao nhiêu? Giá cả sẽ là tín hiệu chính xác nhất để người
mua và người bán đọc thông tin từ hai phía. Không thể có free-rider vì ai muốn sử
dụng phải trả tiền, không thể không trả tiền mà lại được sử dụng. Cũng không thể
có non-revealed preference, tất cả đều là revealed preference. Mua hàng tức là lựa
chọn, không mua hàng cũng là lựa chọn, trong cả hai trường hợp lựa chọn đều
được tiết lộ, và thông tin này sẽ được nhà sản xuất xử lý để đưa ra quyết định đúng

đắn. Tiếc thay đây lại không phải là thế giới mà chúng ta đang sống. Quyết định
thiếu chính xác trong việc sản xuất dẫn đến việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn
tài nguyên. Bàn tay vô hình của thị trường vậy là đã thất bại trong việc nắm bắt
hàng hóa tập thể.
Tính không hiệu quả khi khu vực tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng
Cây cầu - một ví dụ về hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá nhưng điều đó
là không được mong muốn
Đối với những hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá thì để ngăn
chặn tình trạng tắc nghẽn, cần áp dụng việc thu phí để những người tiêu dùng có
thể được hưởng đầy đủ lợi ích do hàng hóa công cộng mang lại. Tuy nhiên nếu
mức phí quá cao (chẳng hạn do chi phí giao dịch để thực hiện cơ chế loại trừ lớn)
thì số lượng người sử dụng có thể thấp hơn điểm gây tắc nghẽn quá nhiều dẫn đến
tổn thất phúc lợi xã hội. Trong trường hợp khu vực tư nhân đứng ra cung cấp hàng
hóa cộng cộng thì mức phí họ thu của người tiêu dùng sẽ khiến cho tổn thất phúc
lợi xã hội xảy ra. Hình bên là đồ thị minh họa trường hợp một cây cầu có công
suất thiết kế là Qc, trong khi nhu cầu đi lại tối đa qua đó chỉ là Qm. Nếu việc qua
cầu miễn phí thì sẽ có Qm lượt người đi qua nhưng nếu thu phí ở mức p thì chỉ
còn Qe lượt và xã hội bị tổn thất một lượng bằng diện tích hình tam giác bôi đậm.
Do vậy, đối với hàng hóa công cộng mà chi phí biên để cung cấp bằng 0 hoặc
không đáng kể thì hàng hóa đó nên được cung cấp miễn phí, kể cả khi nó có thể
được loại trừ bằng giá. Một nguyên nhân nữa khiến cho tư nhân cung cấp hàng
hóa công cộng không hiệu quả là nó thường có xu hướng được cung cấp với số
lượng ít. Một người có vườn bên đường được trồng hoa thì cả khu vực gần đó sẽ
tăng vẻ mỹ quan cũng như nhiều người cùng được thưởng thức vẻ đẹp của hoa.
Thế nhưng người trồng hoa sẽ cân đối thời gian, chi phí bỏ ra với nhu cầu thưởng
thức vẻ đẹp của hoa của cá nhân mình chứ không tính đến nhu cầu của những
người hàng xóm, chính vì vậy người đó nhiều khả năng sẽ trồng ít hoa đi.
Hàng hóa công cộng có thể loại trừ nhưng với phí tổn rất lớn:
Hàng hóa công cộng có chi phí giao dịch lớn
Có những hàng hóa công cộng mà chi phí để duy trì hệ thống quản lý nhằm

loại trừ bằng giá (gọi là chi phí giao dịch) rất tốn kém, ví dụ chi phí để duy trì hệ
thống các trạm thu phí trên đường cao tốc, thì có thể sẽ hiệu quả hơn nếu cung
cấp nó miễn phí và tài trợ bằng thuế. Tuy vậy, để cân nhắc việc này cần so sánh
tổn thất phúc lợi xã hội trong hai trường hợp. Đồ thị bên phải mô tả việc lựa chọn
này. Giả sử hàng hóa công cộng có chi phí biên để sản xuất là c và do phát sinh
thêm chi phí giao dịch nên giá của nó bị đẩy lên tới p. Mức cung cấp hàng hóa
cộng cộng hiệu quả nhất là khi chi phí biên bằng lợi ích biên nghĩa là Qo. Tuy
nhiên do giá bị đẩy lên p bởi chi phí giao dịch nên chỉ còn Qe người sử dụng hàng
hóa, xã hội bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích tam giác ABE. Thế
nhưng nếu hàng hóa được cung cấp miễn phí thì sẽ có Qm người sử dụng chứ
không phải Qo. Trong trường hợp này lợi ích biên (chính là đường cầu) nhỏ hơn
chi phí biên c nên xã hội cũng bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích hình
tam giác EFQm do tiêu dùng quá mức. Trong trường hợp này chính phủ muốn
quyết định xem nên cung cấp hàng hóa công cộng miễn phí hay thu phí cần phải
so sánh tổn thất phúc lợi xã hội, nếu tổn thất do tiêu dùng quá mức nhỏ hơn tổn
thất trong trường hợp tiêu dùng dưới mức hiệu quả thì cung cấp miễn phí và
ngược lại. Tuy nhiên việc cung cấp hàng hóa cộng cộng miễn phí hay thu phí hoàn
toàn không liên quan đến khu vực công cộng hay khu vực tư nhân sẽ sản xuất nó.
Nếu chính phủ thấy rằng một hàng hóa công cộng nào đó cần được cung cấp miễn
phí thì chính phủ hoàn toàn có thể đặt hàng khu vực tư nhân sản xuất rồi cung cấp
nó.
3.Sự gia tăng quyền lực độc quyền(Monopoly )

Độc quyền, trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy
nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi.
Tiếng Anh: monopoly có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp monos (nghĩa là một) và
polein (nghĩa là bán). Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là
trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. Mực dù trên thực tế hầu
như không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc
quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng

độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội. Độc
quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của
độc quyền, cấu trúc của độc quyền
3.1. Độc quyền thường
Nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền thường
• Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó: chính quyền địa
phương có thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đó hay nhà
nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường hợp chính phủ
Anh trao độc quyền buôn bán với Ấn độ cho Công ty Đông Ấn.
• Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một
khu vực địa lý nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung cấp sản
phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như độc quyền.
• Chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một mặt
chế độ này khuyến khích những phát minh, sáng chế nhưng mặt khác nó tạo cho
người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc quyền trong thời hạn được giữ
bản quyền theo quy định của luật pháp.
• Do sở hữu được một nguồn lực rất khan hiếm: điều này giúp cho người
nắm giữ có vị trí gần như độc quyền trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam
Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và
do đó quốc gia này có vị trí gần như độc quyền trên thị trường kim cương.
Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền thường gây ra:
Do tối đa hóa lợi nhuận nên doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất hàng hóa ở
mức sản lượng mà tại đó chi phí biên bằng với doanh thu biên thay vì sản xuất ở
mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm bằng chi phí biên như trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo (cân bằng cung cầu). Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi
mà giá bán sản phẩm không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm do một doanh
nghiệp sản xuất ra, trong tình trạng độc quyền giá bán sẽ giảm xuống khi doanh
nghiệp độc quyền tăng sản lượng. Vì thế doanh thu biên sẽ nhỏ hơn giá bán sản
phẩm và cứ một đơn vị sản phẩm sản xuất thêm doanh nghiệp độc quyền sẽ thu
thêm được một khoản tiền nhỏ hơn giá bán sản phẩm đó. Điều này có nghĩa là nếu

cứ sản xuất thêm sản phẩm thì doanh thu thu thêm được không đủ bù đắp tổn thất
do giá bán của tất cả sản phẩm giảm xuống. Mặt khác, nếu áp dụng nguyên tắc
biên của tính hiệu quả nghĩa là sản xuất sẽ đạt hiệu quả khi lợi ích biên bằng chi
phí biên, tất nhiên lợi ích biên và chi phí biên ở đây xét trên góc độ xã hội chứ
không phải đối với doanh nghiệp độc quyền ta thấy rằng: ở mức sản lượng mà
doanh nghiệp độc quyền sản xuất thì lợi ích biên (chính là đường cầu) lớn hơn chi
phí biên đồng nghĩa với tình trạng không hiệu quả. Tóm lại, doanh nghiệp độc
quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giá cao hơn so với thị trường
cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng giảm sút trừ đi tổng
chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm đó
chính là tổn thất do độc quyền.
3.2Độc quyền tự nhiên
Nguyên nhân dẫn đến độc quyền tự nhiên:
Một số ngành sản xuất có đặc điểm là những yếu tố hàm chứa trong quá trình
sản xuất cho phép đạt được thu nhập tăng theo quy mô hay nói cách khác chi phí
trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm nếu quy mô tăng. Khi đó một doanh nghiệp lớn
cung cấp sản phẩm là cách sản xuất có hiệu quả nhất. Điều này có thể thấy ở các
ngành dịch vụ công cộng như sản xuất và phân phối điện năng, cung cấp nước
sạch, đường sắt, điện thoại Lấy ví dụ như ngành cung cấp nước sạch: sẽ là có
hiệu quả hơn nếu chỉ một doanh nghiệp cung cấp nước sạch cho một vùng thay vì
có hai doanh nghiệp cung cấp với hai hệ thống đường ống dẫn nước đến từng nhà.
Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền tự nhiên gây ra:
Do chi phí sản suất ra một đơn vị sản phẩm giản dần theo quy mô nên chi phí biên
của doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có xu hướng giảm và luôn thấp hơn chi phí sản
xuất trung bình. Cũng do tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ cung ứng sản
phẩm sao cho doanh thu biên bằng chi phí biên. Tại trạng thái đó sản lượng sẽ thấp hơn
và giá cao hơn so với trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh khi mà giá bán hay
lợi ích biên bằng chi phí biên. Sự giảm sút sản lượng cũng gây ra tổn thất do độc quyền
giống như độc quyền thường. Tuy nhiên nếu như trong trường hợp độc quyền thường, khi
bị điều tiết để sản xuất ở mức sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền vẫn có lợi

nhuận (tuy đã bị giảm xuống) thì trong trường hợp độc quyền tự nhiên, nếu sản xuất ở
mức sản lượng hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền luôn bị lỗ vì giá bán sản phẩm (bằng
chi phí biên) thấp hơn chi phí trung bình.
3.3.Độc quyền bán và độc quyền mua
Khái niệm độc quyền thường dùng để chỉ độc quyền bán nhưng tương tự như
độc quyền bán cũng có độc quyền mua - một trạng thái thị trường mà ở đó chỉ tồn
tại một người mua trong khi có nhiều người bán. Khác với độc quyền bán, trong
trường hợp độc quyền mua, doanh nghiệp độc quyền sẽ gây sức ép để làm giảm
giá mua sản phẩm từ những người bán. Doanh nghiệp độc quyền bán có thể đồng
thời là độc quyền mua và trong trường hợp này lợi nhuận siêu ngạch của nó rất lớn
vì bán sản phẩm với giá cao hơn và mua yếu tố đầu vào thấp hơn mức cân bằng
của thị trường cạnh tranh. Doanh nghiệp độc quyền bán có điều kiện thuận lợi để
trở thành độc quyền mua vì nó sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế
gần gũi và do đó một vài yếu tố đầu vào của nó có thể là duy nhất, kể cả trong
trường hợp yếu tố đầu vào không duy nhất thì doanh nghiệp độc quyền bán cũng
có khả năng chi phối mạnh giá các yếu tố đầu vào nếu nó có quy mô lớn.
• Mối liên hệ giữa các công ty:
Trên thị trường hiện nay có ba hình thức trong mối quan hệ hệ giữa các công
tu với nhau thể hiện hành vi độc quyền,hành động của một công ty hoặc sự kết
hợp về cấu trúc giữa các công ty độc lập.Ba hình thức này là:các thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh,độc quyền,lạm dụng vị trí độc quyền hoặc vị trí thống lĩnh và sáp
nhập.
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho phép các nhóm công ty hoạt động
cùng nhau nhằm đạt được lợi ích trong vị trí độc quyến,tăng giá,hạn chế sản phẩm
và ngăn cản sự xâm nhập mới vào thị trường hoặc các hoạt động phát triển(thường
công nghệ hoặc kỹ thuật).Những thỏa thuận nguy hiểm nhất là các thỏa thuận
ngăn cản sự ganh đua về các động lực cơ bản của cạnh tranh trên thị trường là giá
cả sản phẩm.Tùy theo từng hoàn cảnh,các thỏa thuận về sản phẩm kết hợp chẳng
hạn như yêu cầu các nhà phân phối đảm nhận tất cả các khâu hoặc trói buộc các
sản phẩm khác nhau lại(chẳng hạn như yêu cầu bán kèm hoac85mua kèm một sản

phậm với một sản phẩm đăn được thị trường ưa chuộng),có thể hoặc tạo điều kiện
hoặc hạn chế giới thiệu sản phẩm mới.Quyền kinh doanh thường bao gồm một tập
hợp các thỏa thuận với các yếu tố cạnh tranh quan trọng.Một thỏa thuận về sử
dụng quyền kinh doanh có thể bao gồm các điều khoản về cạnh tranh trong cùng
môi trường địa lý,về việc liên hệ với nguồn cung và về các quyền đối với sở hữu
trí tuệ chẳng hạn thương hiệu(ví dụ như kinh doanh dưới thương hiệu nào đó phải
đảm bảo thống nhất về cách thức trang trí cửa hàng hay sử dụng cùng một nhà
cung cấp dịch vụ).Lạm dụng vị trí độc quyền đích thực do không phải đối mặt với
cạnh tranh hay đe dọa canh tranh sẽ đưa mức giá cao hơn và sản xuất ít hơn hoặc
sản phẩm kém chất lượng hơn.Công ty này cũng có thể ít giới thiệu các sản phẩm
phát triển hay các phương pháp cải tiến chất lượng.Thứ ba là “sáp nhập”hay “tập
trung kinh tế” bao gồm các loại hợp nhất về cấu trúc chẳng hạn như cổ phần hoặc
tài sản,công ty liên doanh,cùng nắm giữ cổ phần hoặc ban quản trị phối hợp(cùng
tham gia trong vấn đề điều hành công ty) Việc sáp nhập tại các thị trường có độ
tập trung bất thường hoặc việc sáp nhập tạo ra các công ty có thị phần cao bất
thường được coi là có nhiều khả năng ành hưởng tới cạnh tranh
Các hình thức hợp tác giữa các công ty hoặc của một công ty đơn lẻ nhằm
tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường đang diễn ra ngày càng nhiều.Đó cũng là lý do
luật cạnh tranh đang được thông qua ngày càng nhiều trên thế giới với xu hướng
ngày càng trừng phạt nặng hơn đối với các hành vi có hại cho cạnh tranh,làm giảm
sự năng động của thị trường và làm méo mó quan hệ cung cầu.Và 1/7/2005 theo tờ
trình của Chính phủ ,sự cần thiết tạo công cụ pháp lý hạn chế cạnh tranh không
lành mạnh đảm bảo sự công bằng,bình đẳng trong kinh doanh,Luật Cạnh tranh
chính thức có hiệu lực.
Luật cạnh tranh quy định các hành vi gây hạn chế cạnh tranh bị cấm như:
Thỏa thuận ấn định giá ,phân chia thị trường lạm dụng vị thế độc quyền,vị trí
thống lãnh thị trường(chiếm trên 30% thị phần)…để áp đạt giá mua,bán bất hợp
lý.Tuy nhiên,trên thực tế,năm 2008 đã liên tiếp xảy ra các vụ việc khá điển hình về
các vi phạm như Hiệp hội thép Việt Nam ra nghị quyết ấn định giá bán(yêu cầu
các thành viên bán 13.7-14 triệu đồng/tấn thép),vụ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

thống nhất mức chi phí bảo hiểm len 3.95%/năm cho tất cả các đối tượng khách
hàng…Theo luật cạnh tranh,những doanh nghiệp tham gia”liên minh làm giá”này
sẽ bị phạt tối đa 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện
hành vi.Luật gia Vũ Xuân Tiền đã chỉ ra rằng,Luật cạnh tranh đã bao quát hàng
loạt nội dung mới không có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế theo mô
hình”con anh,con tôi,con chúng ta”như đã xảy ra trong không ít Luật và Pháp lệnh
ở nước ta;Luật cạnh tranh cũng bao quát một cách toàn diện những vấn đề liên
quan đến cạnh tranh thương trường…Và bên cạnh đó việc Bộ Công thương trình
4/Chênh lệch thái hóa về thu nhập của dân cư:

Lao động ở những ngành “độc quyền” thu nhập rất khác, ví dụ như thu
nhập bình quân ở các ngành than, thép, hoá chất, xăng dầu, ngân hàng, điện lưc…
cao gấp khoảng 4 lần các ngành dệt may, da giày hay cơ khí. Theo đó, sự phân hoá
về thu nhập của người lao động (NLĐ) trong các khu vực và trong các ngành tuỳ
thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, vào lợi thế độc quyền làm cho chênh lệch
mức sống ngày càng cao. Thu nhập của NLĐ trong DNNN Trung ương và DN có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thường cao hơn DNNN địa phương và DN ngoài
quốc doanh.
Cụ thể, thu nhập của NLĐ trong các đơn vị về xăng dầu, bảo hiểm, ngân
hàng, điện lực thường cao hơn thu nhập của các ngành nghề khác; các ngành như
than, thép, hoá chất, xăng dầu, thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, sữa nhựa… có
thu nhập bình quân từ 4-5,4 triệu đồng/NLĐ/tháng/; trong khi lao động trong các
ngành dệt may, da giày, cơ khí chỉ thu nhập từ 800 nghìn đồng- 1,2 triệu
đồng/NLĐ/tháng. Tiền lương của công nhân trong các DN tư nhân, Công ty
TNHH nhìn chung thấp hơn so với các DNNN: như thu nhập bình quân của các
DN ngoài nhà nước thuộc ngành công thương năm 2007 chỉ vào 3,1 triệu
đồng/tháng; ngành giao thông thậm chí còn thấp hơn, chỉ khoảng 2,4 triệu
đồng/tháng. Đối với DN FDI lại nảy sinh khó khăn khác cho NLĐ: làm việc trực
tiếp với cường độ cao, nhưng các chế độ bảo hiểm, tiền lương, tiền thưởng, lương
làm thêm giờ không được tính đủ và kịp thời; định mức lao động cao khiến NLĐ

phải làm thêm giờ mới đạt được. Hiện nay, các doanh nghiệp FDI thuộc ngành dệt
may, da giày, chế biến gỗ…đa số chỉ trả lương cho NLĐ cao hơn lương tối thiểu
một chút, buộc NLĐ muốn có thu nhập phải làm thêm. Ở các DN dệt may, da giày
đang có tình trạng biến động rất lớn về lao động do cường độ lao động căng thẳng,
thu nhập thấp trong khi giá cả ngày càng tăng. Nhiều lao động chọn giải pháp về
làm ở địa phương, khiến cho khu vực TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương bị
thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Giá cả tăng cũng đã ảnh hưởng mạnh đến khu
vực hành chính, sự nghiệp. Lương thấp, ngày lại càng nhiều khoản đóng góp, tiêu
dùng khiến đời sống cán bộ, công chức gặp nhiều khó khăn. Đã xảy ra tình trạng
"chảy máu" chất xám ở các cơ quan hành chính nhà nước.Từ góc nhìn của một
nhà quản lý, ông Hoàng Minh Hào, Phó vụ trưởng Vụ Tiền lương - Tiền công, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, nhìn nhận vấn đề chênh lệch thu nhập trong
điều kiện nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường là điều khó tránh
khỏi.Theo ông, có ba nguyên nhân khiến cho chênh lệch thu nhập giữa các nhóm
lao động ngày càng lớn. Thứ nhất, việc trả lương đã không còn bị bó buộc bởi các
quy định, định mức như trước đây. Thứ hai, thỏa thuận mức lương đã theo quy
luật cung cầu về lao động. Thứ ba, mức lương chịu tác động bởi biến động nhân
lực của từng ngành.
Chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam đang nới rộng:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học vừa công bố tại Hội nghị cập nhật
nghèo do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức cuối tháng 3-2007: khoảng
cách giữa các nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất đang bị nới rộng
một cách liên tục và đáng kể.
Cụ thể: năm 1993, chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của gia đình giàu
nhất cao gấp 5 lần so với gia đình nghèo nhất, năm 2004 tỷ lệ này tăng lên 6,3 lần.
Do vậy, tỷ lệ chi tiêu bình quân đầu người của nhóm giàu nhất trong tổng chi tiêu
dùng xã hội tăng từ 41,8% lên 44,7%, trong khi đó nhóm nghèo nhất lại giảm từ
8,4% xuống còn 7,1% ở cùng thời kỳ.
Sự khác biệt trong chỉ số khoảng cách nghèo giữa nông thôn và thành thị rất
lớn, nhưng tốc độ gia tăng trong khoảng cách chi cho tiêu dùng có chiều hướng

chậm lại kể từ năm 1998 trở lại đây. Do đó mức độ bất bình đẳng ở nông thôn
đang tiến gần hơn đến mức độ bất bình đẳng ở thành thị. Một phần nguyên nhân là
do di cư từ nông thôn ra thành thị đã tăng mạnh từ khi Việt Nam bắt đầu công
cuộc đổi mới kinh tế.
5/Chu kỳ kinh doanh(Business cycles)
Khi nghiên cứu các mô hình kinh tế, các nhà kinh tế luôn hướng tới việc
tìm hiểu cơ chế dẫn đến các trạng thái cân bằng, đặc biệt trong dài hạn. Trên thực
tế, nền kinh tế luôn bị các biến động làm đi chệch khỏi cân bằng dài hạn, gọi là
các sốc (shock). Các sốc này có thể tác động rất lâu dài, hoặc rất chóng vánh, có
thể dự kiến được hay hoàn toàn bất ngờ. Tùy vào loại sốc, mà dưới tác động của
nó nền kinh tế có thể vẫn ở nguyên vị trí cân bằng hay bị dịch chuyển sang trạng
thái khác. Quá trình điều chỉnh của nền kinh tế để trở về trạng thái cân bằng có thể
nhanh hoặc chậm. Hành trình nền kinh tế khi chịu tác động của sốc, dịch chuyển
trở lại vị trí cân bằng được gọi là “chu kỳ kinh doanh“, mặc dù trên thực tế, hành
trình này có vẻ không giống như các loại chu kỳ chúng ta thường gặp. Ý nghĩa của
nó như sau. Cho dù nền kinh tế không ở trạng thái cân bằng khi hành trình điều
chỉnh đang diễn ra, nhưng các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế sẽ “ứng xử” một
cách tối ưu trong chu kỳ kinh doanh đó, để hướng tới trạng thái cân bằng dài hạn.
Trên thực tế, chu kỳ kinh doanh là một dãy các trạng thái nền kinh tế đi qua, được
gọi là dãy các điểm cân bằng tạm thời, và người ta xem mỗi điểm cân bằng tạm
thời đó là trạng thái tối ưu tại thời điểm xác định. Dãy các trạng thái này được gọi
là một mô hình về cân bằng liên thời. Khái niệm này đặc biệt quan trọng đối với
các chính sách kinh tế vĩ mô hiện đại, được xử lý theo phương pháp nghiên cứu
DGE, và là một phần thiết yếu của nền tảng cho các chính sách ổn định kinh tế của
các chính phủ. Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của
GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh
(bùng nổ). Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh
chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh.
Các pha của chu kỳ kinh tế
• Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người

ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý
liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.
• Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy
thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.
• Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy
thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc
pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang
pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.
Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:
• Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong
các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm
sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là
GDP thực tế giảm sút.
• Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động
giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng
cao.
• Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất
giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng
không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
• Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường
giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh.
Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
Trước đây, một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần lượt
là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế
hiện đại, khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp tràn lan, các nhà
máy đóng cửa hàng loạt, v.v… không xảy ra nữa. Vì thế, toàn bộ giai đoạn GDP
giảm đi, tức là giai đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái. Ở
Việt Nam cho đến đầu thập niên 1990, trong một số sách về kinh tế các nước tư
bản chủ nghĩa, khi nói về chu kỳ kinh tế thường gọi tên bốn pha này là khủng
hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Nay không còn thấy cách gọi này nữa.

Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có
hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay
phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế.
Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực
công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng
giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị
trường vốn thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.
Nguyên nhân chu kỳ kinh doanh:
Vì cách lý giải nguyên nhân gây ra chu kỳ giữa các trường phái kinh tế học vĩ
mô không giống nhau, nên biện pháp chống chu kỳ mà họ đề xuất cũng khác nhau.
6/Thông tin thị trường lệch lạc(incomplete information)&những suy
thoái đạo đức
Ngày 28-3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị triển khai
công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại toàn quốc
năm 2008. Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, nhận xét tình hình
buôn lậu và gian lận thương mại trong năm đầu tiên khi VN gia nhập WTO rất
phức tạp. Các hình thức gian lận khi tạm nhập tái xuất với mặt hàng ô tô, gian lận
xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi từ các nước ASEAN diễn ra phổ biến.
Cùng đó, đã xuất hiện các phương thức hoàn thiện hàng giả tại Hà Nội, TPHCM
đưa đi các tỉnh tiêu thụ như: kính mắt, giày, quần áo, rượu ngoại, sữa bột, mỹ
phẩm. Đáng nói là phát hiện ngày càng nhiều mặt hàng nhập lậu có giá trị cao qua
đường hàng không như: vàng, ngoại tệ, kim loại quý, tân dược, ma túy, mỹ phẩm,
linh kiện điện tử cao cấp, máy tính xách tay Tinh vi hơn là một số doanh nghiệp
nhập khẩu phần mềm khai báo giá nhập khẩu với giá trị rất lớn, có dấu hiệu để
chuyển tiền ra nước ngoài. Chẳng hạn như các trường hợp: Tại TP.HCM,
15/1/2008, lực lượng công an phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường thành phố
phát hiện kho chứa 58.000 gói thuốc lá ngoại nhập lậu tại nhà số 750/1/16 đường
Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận. 20/12/2007, 4,6 tấn gà nhập lậu nguồn
gốc không rõ ràng, có nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm cao đã bị các lực lượng

chức năng bắt giữ và tiêu hủy tại huyện Văn Lãng (Lạng Sơn). Tháng 8-2008, giá
cả thị trường có chiều hướng ổn định hơn. Cụ thể giá xăng dầu giảm nhẹ, xăng
không chì và dầu hỏa giảm 1.000 đồng/lít, vàng SJC giảm 211.000 đồng/chỉ, đô la
Mỹ giảm 150VNĐ/USD, giá gas các loại giảm từ 4.000 đồng/bình. Tuy nhiên thực
tế thị trường vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một số doanh nghiệp, cá nhân đã lợi dụng
chính sách tạo thuận lợi khi tiến hành thủ tục hải quan để xuất nhập khẩu hàng
cấm, hàng giả, lợi dụng chính sách quà tặng để nhập khẩu tân dược trái quy định.
Không chỉ gian lận trong kinh doanh xăng dầu, giả mạo các nhãn hiệu phân bón
mà tình hình hàng giả, hàng kém chất lượng đã xảy ra trên diện rộng như: rượu,
sữa, thuốc tây, thuốc lá, điện thoại di động, gas, xi măng Nguy hại hơn khi tình
trạng sử dụng hàn the - một chất hóa học độc hại để pha chế trong thực phẩm vẫn
còn tiếp diễn, bánh Trung thu được sản xuất ở nhiều nơi bất chấp vệ sinh an toàn
thực phẩm. Biến động nổi bật nhất là tình trạng bán trái giá xăng và ngừng bán sau
khi giá xăng đã giảm. Lúc 9 giờ 30 ngày 22-7 Đội QLTT Củ Chi kiểm tra cây
xăng của DNTNKD xăng dầu Nguyễn Xuân tại Quốc lộ 22, ấp Tiền, xã Tân
Thông Hội, huyện Củ Chi do ông Nguyễn Xuân Bàng làm chủ. Tại đây có sáu trụ
bơm nhưng không hoạt động, lấy lý do là ba trụ bị hư. Đội đã xử phạt 4.000.000
đồng. Lúc 11 giờ ngày 14-8, lực lượng QLTT quận Tân Phú phát hiện cây xăng
Bình An tại số 462 đường Lũy Bán Bích, phường Hòa Thạnh vẫn bán xăng cho
khách với giá 19.000 đồng/lít thay vì 18.000 đồng/lít như quy định mới. Đội đã có
quyết định xử phạt hành chính 15.000.000 đồng đối với chủ cây xăng. Mặc dù
những vi phạm trên đã bị xử lý hành chính nhưng có nhiều ý kiến cho rằng đây là
tội lừa dối khách hàng ở mức độ nghiêm trọng có quy định trong Bộ luật hình sự
và nên xem xét để xử lý hình sự nhằm răn đe tình trạng hàng kém chất lượng mà
xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu.
III, Những giải pháp của Chính phủ.
1.Tác động ngoại vi-Bảo vệ môi trường tự nhiên.
Với những thông tin cập nhật như trên ,trước hết chính phủ cần phải có một
chính sách giúp doanh nghiệp thích ứng với những đòi hỏi của xã hội và thế giới
bên ngoài thay đổi theo chiều hướng và nhận thức chung của thế giới trong thời

đại toàn cầu hóa mà Việt Nam bắt đầu tích cực tham dự sau khi gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới(WTO).Thí dụ,các hàng xuất khẩu nông nghiệp và công
nghiệp ở một số nước gần đây đã bị trả về hoặc thu hồi do sự kém chất lượng,tác
hại vào môi trường và an toàn sức khỏe.Và khuynh hướng hiện nay là để nâng cao
chất lượng cho sản phẩm và thương hiệu của mình trong nước và ngoài nước,các
doanh nghiệp vì thế đã dần áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu về bảo vệ môi
sinh,bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất từ vật liệu đến sản phẩm sau
cùng,thậm chí sao cho sản phẩm cuối đời có thể được tái chế hay dễ được sinh hủy
không gây ô nhiễm đến môi trường.Ngoài luật trong nước liên quan đến môi
trường mà các doanh nghiệp sản xuất phải tuân theo,vai trò của chính phủ trong
lĩnh vực kinh tế là tạo ra một môi trường cạnh tranh với các cơ chế khuyến khích
áp dụng tiêu chuẩn sản xuất phù hợp,các dịch vụ môi trường và sự xử dụng các kỷ
thuật bảo vệ môi sinh và an toàn sản phẩm có sức mạnh cạnh tranh trong và ngoài
nước.
Hiện nay trong khu vực ASEAN,một số nước như Thái Lan,Mã
lai,Singapore,Phi Luật Tan đã triển khai và bắt đầu áp dụng hệ thống chuẩn nâng
cao chất lượng an toàn thực phẩm,ít tác hại vào môi trường và an toàn cho lao
động trong quá trình sản xuất,thâu hoạch,chế biến nông phẩm.Dự định trong tương
lai gần ,ASEAN sẽ đề ra tiêu chuẩn chung gọi là ASEANGAP dựa vào các chuẩn
đang được thực hiện ở các nước trên.Chính phủ Việt Nam vì thế nên đề ra một
chuẩn tương tự và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước áp dụng để sửa soạn
cho sản phẩm của mình có chất lượng cao về độ an toàn,không tác hại vào môi
sinh và sức khỏe con người.Áp dụng được chuẩn này sẽ giúp cho nông dân và
doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm có sức cạnh tranh tốt vào thị trường thế
giới,nhất là ở các thị trường có tiêu chuẩn cao như Nhật ,Mỹ và Âu Châu.Không
những sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng mà giá thành và rủi ro sẽ được
giảm nhiều và tạo được tiếng tốt cho thương hiệu của các doanh nghiệp áp dụng
chuẩn GAP.
Hệ thống chuẩn GAP cho sản phẩm nông nghiệp giống như chuẩn ISO
14000 cho sản phẩm công nghiệp.Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước đã ý

thức tầm quan trong của chuẩn ISO 14000 và áp dụng vào trong quá trình sản xuất
sản phẩm.Ví dụ như công tư Phong Phú Q9,Việt Tiến,hải sản Bình An(Cần
Thơ)đã áp dụng hệ chuẩn ISO 14000 và có những kết quả khả quan trong sự cạnh
tranh ở các thị trường này.Đây không phải vì luật pháp bắt buộc mà là sự sống còn
của thương hiệu và của chính doanh nghiệp.
Bên cạnh đó còn có chính sách dùng vật liệu tái tạo.Chính quyền trung ương
và địa phương cũng phải có chính sách làm dễ dàng hơn cho doanh nghiệp tham
dự vào sự việc chung bảo vệ môi trường tài nguyên.Thí dụ ở các thành phố,chính
sách dùng vật liệu tái tạo như giấy ,hộp,plastic,chai lọ được khuyến khích và thực
thi qua xử lý hai loại rác từ hộ trong thành phố lớn với hai loại thùng rác khác
nhau.Trước hết chính sách này có thể được áp dụng ở các thành phố lớn,nơi mà xử
lý chất thải rắn(chưa kể việc xử lý chất thải y tế)là một vấn đề lớn rất trầm trọng ở
TPHCM và Hà Nội,để giảm áp lực vào các bải rác chôn.Và từ đó có thể áp dụng
các nơi khác.Song song với việc thực thi chính sách này là sự giáo dục quần chúng
qua nhiếu phương tiện khác nhau để có được hiệu quả cao.Khi đã có nơi cho phép
xử lý khác nhau của các loại phế thải trên,doanh nghiệp cụng vì thế sẽ áp dụng
chính sách này trong phạm vi rác từ doanh nghiệp.Vừa có lợi cho doanh nghiệp
vừa có lợi cho môi trường và xã hội.Điều này có thể mô tả giống như hoạt động
được gọi là marketing xanh(Green Marketing).Marketing môi trường-Marketing
sinh thái là những thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động marketing các loại sản phẩm
được cho là tốt cho môi trường .Marketing xanh bao gồm hàng hoạt các hoạt động
doanh nghiệp từ thay đổi thiết kế sản phẩm,quy trình sản xuất bao bì đóng gói,kể
cả hoạt động quản cáo…nhằm đáp ứng “nhu cầu xanh”của người tiêu dùng và xã
hội,từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước các đối thủ.
2. Hàng hóa công cộng
Cung cấp hàng hóa công cộng một cách có hiệu quả
• Điều kiện Samuelson: muốn xác định mức cung cấp hàng hóa công cộng
một cách hiệu quả, cần xác định đường cung và đường cầu của nó. Mỗi cá
nhân có một ngân sách nhất định và có nhu cầu khác nhau về hàng hóa
công cộng (G) và hàng hóa cá nhân (X), nếu giá của hàng hóa công cộng là

t (mức thuế cá nhân phỉ trả) và của hàng hóa cá nhân là p thì đường ngân
sách của cá nhân sẽ có dạng: I = pX + tG. Ở mỗi mức thuế khác nhau, cá
nhân sẽ có cầu về hàng hóa công cộng khác nhau và để tối đa hóa lợi ích,
mỗi cá nhân sẽ có tỷ suất thay thế biên giữa hàng hóa công cộng và hàng
hóa cá nhân bằng tỷ số giá giữa chúng (t/p). Đường cầu của mỗi cá nhân về
hàng hóa công cộng cũng chính là tỷ suất thay thế biên nên đường cầu tổng
hợp của tất cả các cá nhân là tổng tỷ suất thay thế biên. Mặt khác đường
cung về hàng hóa công cộng phản ánh chi phí biên mà xã hội phải bỏ ra để
sản xuất nó và để tối ưu hóa lợi ích, đường cung này cũng chính là tỷ suất
chuyển đổi biên giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân. Nhà kinh tế
học Paul Samuelson đã chứng minh rằng, để hàng hóa công cộng được
cung cấp một cách hiệu quả thì tổng tỷ suất thay thế biên của các cá nhân
phải bằng tỷ suất chuyển đổi biên hay tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá
đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm cho xã
hội để sản xuất nó. Dó chính là điều kiện Samuelson về cung cấp hiệu quả
hàng hóa công cộng. Tuy vậy, kể cả khi đã xác định được mức cung cấp
hiệu quả thì việc thực thi chúng lại còn phụ thuộc vào quá trình lựa chọn
công cộng nên không phải lúc nào cũng đạt được mức hiệu quả
• Cân bằng Lindahl: theo các điều kiện của hiệu quả Pareto, hàng hóa công
cộng sẽ được cung cấp một cách hiệu quả nếu tổng giá trị mà các cá nhân
đánh giá đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng
thêm đối với xã hội để cung cấp nó. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hàng hóa
công cộng thuần túy không có thị trường để trao đổi như hàng hóa cá nhân,
nơi mà cân bằng thị trường do cung cầu quyết định, do vậy việc xác định
điểm cân bằng hiệu quả gặp khó khăn. Để giải quyết vấn đề xác định mức
cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy một cách có hiệu quả, nhà kinh tế
học người Thụy Điển Erik Lindahl đã xây dựng một mô hình mô phỏng mô
hình thị trường cho hàng hóa công cộng gọi là cân bằng Lindahl. Mô hình
này xác định nhu cầu của mỗi cá nhân về một loại hàng hóa công cộng
thuần túy tương ứng với mức thuế (chính là giá của hàng hóa công cộng) ấn

định cho cá nhân đó, mức cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy có hiệu
quả là mức mà cầu của các cá nhân đều như nhau. Lưu ý rằng mức cầu của
mỗi cá nhân tương ứng với những mức thuế khác nhau nên cân bằng
Lindahl khác với cân bằng thị trường hàng hóa cá nhân khi mà ở đó cân
bằng thị trường ở mức giá như nhau đối với mọi cá nhân.
Thế nhưng mô hình cân bằng Lindahl trong thực tế lại vấp phải vấn đề
kẻ đi xe không trả tiền. Để xác định đúng mức cung cấp hàng hóa công cộng
hiệu quả, các cá nhân phải thực hiện nguyên tắc nhất trí và tự nguyện đóng góp
đồng thời phải bộc lộ một cách trung thực nhu cầu của mình về hàng hóa công
cộng. Nếu một cá nhân biết được số tiền mà cá nhân khác sẵn sàng đóng góp
để có hàng hóa công cộng thì người đó có thể bộc lộ nhu cầu của mình về hàng
hóa công cộng cũng như số tiền sẵn sàng đóng góp ít hơn thực tế. Trong trường
hợp cực đoan, nếu một người biết rằng việc mình có trả tiền hay không cũng
không ảnh hưởng gì đến việc cung cấp hàng hóa công cộng thì anh ta sẽ không
trả tiền - hiện tượng kẻ đi xe không trả tiền. Nếu có rất ít kẻ đi xe không trả
tiền thì hàng hóa công cộng vẫn có thể được cung cấp một cách hiệu quả.
Trong những cộng đồng nhỏ, khi mà mọi cá nhân biết rõ nhau nên việc che
giấu nhu cầu về hàng hóa công cộng khó thực hiện thì dư luận, áp lực cộng
đồng có thể buộc mọi người đóng góp đầy đủ để có hàng hóa công cộng. Ví
dụ: một xóm có thể yêu cầu các hộ gia đình đóng góp để bê tông hóa con
đường chung một cách khá dễ dàng. Tuy nhiên, trong cộng đồng lớn thì vấn đề
trở nên rất phức tạp, không thể hoặc phải tốn chi phí rất lớn mới có thể loại trừ
những kẻ đi xe không trả tiền. Đặc biệt nếu hàng hóa công cộng do tư nhân
cung cấp thì họ không có công cụ, chế tài để buộc những người sử dụng trả
tiền. Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến khu vực tư nhân không muốn
cung cấp hàng hóa công cộng. Vì thế, chính phủ phải đóng vai trò cung cấp
hàng hóa công cộng và thu các khoản đóng góp thông qua thuế. Cùng với sự
phát triển của công nghệ, tính chất không thể loại trừ ngày càng bị hạn chế.
Hiện tượng đi xe không trả tiền, vì thế, có thể ngăn chặn dễ hơn. Ví dụ, nhờ sự
phát triển của công nghệ truyền hình, ngày nay đài truyền hình có thể cung cấp

dịch vụ qua đường cáp thuê bao, qua đầu thu có cài mã khóa, nên có thể ngăn
chặn tốt những người không chịu mất tiền mà vẫn xem được truyền hình. Điều
này giải thích tại sao, gần đây, tư nhân ngày càng tham gia nhiều hơn vào việc
cung cấp hàng hóa công cộng
3. Chống gia tăng độc quyền
3.1 Độc quyền thường
• Thi hành các chính sách chống độc quyền: chính phủ ban hành các đạo luật
nhằm ngăn ngừa một số hành vi dẫn đến độc quyền như các doanh nghiệp
cấu kết với nhau để nâng giá bán sản phẩm hay hạn chế một số cơ cấu thị
trường nhất định. Các nước có thị trường phát triển thường dùng biện pháp
này để điều tiết những doanh nghiệp lớn, chiếm thị phần rất cao trong
khoảng thời gian dài. Phán quyết của tòa án Mỹ năm 1911 buộc nhóm công
ty Standard Oil phải tách ra thành 34 công ty độc lập là ví dụ điển hình.
• Khuyến khích cạnh tranh: chính phủ thi hành các chính sách khuyến khích
cạnh tranh bằng cách phá bỏ những rào cản để các doanh nghiệp mới dễ
xâm nhập thị trường hơn hoặc khuyến khích sự hình thành của các doanh
nghiệp mới.
• Điều tiết việc định giá của các doanh nghiệp độc quyền: trái với các điều
luật chống độc quyền trong đó quy định các hành vi doanh nghiệp không
được làm, chính phủ có thể đề ra các quy định cưỡng chế doanh nghiệp
phải định giá như thế nào. Đây là biện pháp phổ biến để kiểm soát các công
ty thuộc sở hữu nhà nước.

×