Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quy chế hoạt động Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.34 KB, 4 trang )

SỞ Y TẾ HƯNG YÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BV SẢN NHI HƯNG YÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:… /QC-BV
Hưng Yên, ngày tháng năm 2014
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
Căn cứ thông tư số 18 /2009 /TT – BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Bộ Y tế về
việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) trong các cơ sở
khám bệnh chữa bệnh.
Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên xây dựng qui chế hoạt
động như sau:
I. Tầm quan trọng của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong những thách thức và mối quan tâm
hàng đầu tại Việt nam cũng như trên toàn thế giới. NKBV có thể được xem như là bệnh gây
ra bởi bệnh viện, vì đây là những nhiễm khuẩn mắc phải chỉ trong thời gian bệnh nhân nằm
viện. Những nghiên cứu cho thấy rằng NKBV làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm
viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và chi phí điều trị. Cùng với
sự xuất hiện một số bệnh gây ra bởi những vi sinh vật kháng thuốc, hoặc bởi những tác nhân
gây bệnh mới, NKBV vẫn còn là vấn đề nan giải ngay cả ở các nước đã phát triển. Thống kê
cho thấy tỉ lệ NKBV vào khoảng 5-10% ở các nước đã phát triển và lên đến 15-20% ở các
nước đang phát triển.
II. Tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện
Nhằm quản lý tất cả các hoạt động KSNK, xây dựng chính sách, triển khai giám sát và
báo cáo tại bệnh viện, cần phải có một bộ khung về hoạt động kiểm soát NKBV, đó là:
• Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn
• Tổ kiểm soát nhiễm khuẩn
• Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn
1
III. Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn
Hội đồng KSNK đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chương trình KSNK. Hội


đồng KSNK có quyền quyết định và xây dựng chính sách, các hoạt động chủ chốt về KSNK.
Chẳng hạn như, hội đồng KSNK có quyền đưa ra những biện pháp đơn giản như khi nào thì
cần cấy môi trường, khi nào cần cách ly hay tư vấn cho giám đốc bệnh viện về công tác
KSNK bệnh viện hay có quyền quyết định các biện pháp quan trọng hơn.
IV. Thành phần hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn
Thành phần của Hội đồng KSNK bao gồm lãnh đạo (chủ tịch) và đại diện các Khoa, Phòng:
1. Bà Vũ Thị Thu Trang Phó Giám đốc bệnh viện Chủ tịch hội đồng
2. Ông Lưu Minh Đức Phụ trách khoa Dược – VTYT Phó chủ tịch hội đồng
3. Bà Nguyễn Thị Luận ĐDT phụ trách công tác KSNK Thư ký hội đồng
4. Ông Nguyễn Danh Hiệu P. trưởng phòng KHTH Ủy viên
5. Ông Đào Kim Ánh Trưởng khoa Xét nghiệm Ủy viên
6. Bà Vũ Thị Nguyệt P. trưởng khoa Xét nghiệm Ủy viên
7. Ông Nguyễn Cao Cường Trưởng khoa GMHS Ủy viên
8. Ông Nguyễn Quốc Hiệp Trưởng khoa Nội Nhi Ủy viên
9. Bà Đoàn Thị Thắm P. trưởng khoa Sơ sinh Ủy viên
10. Bà Trần Thị Minh Huệ ĐDT khoa HSCC – Ngoại – CK Ủy viên
11. Bà Bạch Hồng Loan P. trưởng khoa Khám bệnh Ủy viên
12. Bà Vũ Thị Thanh Huyền Phụ trách khoa Sản bệnh Ủy viên
13. Ông Giáp Bằng Mạnh Phụ trách khoa Phụ khoa Ủy viên
14. Bà Nguyễn Thị Lan Hương Trưởng phòng ĐD – KSNK Ủy viên
15. Ông Đặng Văn Cường P. trưởng phòng TCHC – Kế toán Ủy viên
16. Bà Đoàn Thị Mến Kế toán trưởng bệnh viện Ủy viên
17. Bà Phạm Thị Hà ĐDT phụ trách ĐN TN Ủy viên
Phương thức hoạt động
• Họp định kỳ (1 quý / lần) hoặc đột xuất
• Thảo luận dân chủ và biểu quyết theo đa số
• Có biên bản họp, trình Giám đốc xem xét phê duyệt những nghị quyết của hội đồng
• Gửi đến những cá nhân và đơn vị liên quan
2
Những điều thảo luận và đề xuất trong cuộc họp cần phải được ghi lại, báo cáo, công

bố và thực hiện.
V. Trách nhiệm của hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn
Tư vấn và xây dựng chính sách, quy định, quy trình KSNK, gồm các vấn đề:
- Các tiêu chuẩn KSNK bệnh viện
- Hệ thống theo dõi, báo cáo, đánh giá và lưu giữ hồ sơ của những trường hợp NKBV trong
bệnh nhân và nhân viên y tế
- Các quy định khử khuẩn và sát khuẩn trong bệnh viện
- Quy trình cách ly bệnh nhân
- Kế hoạch giảng dạy các thông tin về KSNK cho nhân viên bệnh viện
- Kế hoạch tư vấn những vấn đề về KSNK
- Công trình nghiên cứu và giáo dục liên quan đến KSNK
- Chương trình phòng bệnh cho nhân viên y tế
• Đánh giá các hoạt động phòng KSNK
• Đề xuất các biện pháp can thiệp kịp thời
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với quy định này đều bị
bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc báo cáo về phòng Điều dưỡng – KSNK.
Chủ tịch Hội đồng
Bs. Vũ Thị Thu Trang
3
Sơ đồ tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên

HỘI ĐỒNG KIỂM SOÁT
NHIỄM KHUẨN
Chủ tịch: Giám đốc


Tổ KSNK
nhiễm
khuẩn
Phòng kế

hoạch tổng
hợp
Phòng
điều
dưỡng
Phòng Tổ
chức Hành
chánh
Khoa Xét
nghiệm
Khoa Dược Khoa
Truyền
nhiễm
Khoa Nội
Nhi
Khác

ỦY VIÊN THƯỜNG TRỰC
Tổ kiểm soát nhiễm khuẩn


Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn tại
từng Khoa
4

×