Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

236 Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các Doanh nghiệp 

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.22 KB, 31 trang )

Đề án Kế toán tài chính 1
A. MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay thì mục tiêu lớn nhất của các
doanh nghiệp là lợi nhuận để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Điều
này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của doanh nghiệp, vì vậy làm thế
nào để giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách tối đa
là một yêu cầu đang đặt ra đối với các doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết
cách tính khấu hao tài sản cố định cũng như phương pháp hạch toán khấu hao
tài sản cố định trong các doanh nghiệp cũng là một vấn đề đáng được quan
tâm để giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Bởi vì khấu hao không chỉ đơn thuần
là việc chuyển dần giá trị tài sản cố định vào chi phí mà nó cón liên quan đến
nhiều vấn đề khác nữa như: khấu hao với việc tính thuế, khấu hao với việc tái
đầu tư tài sản cố định, khấu hao với tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Xác định phương pháp khấu hao thích hợp, việc tính đúng tính đủ chi
phí khấu hao tài sản cố định vào chi phí kinh doanh không chỉ tạo điều kiện
cho doanh nghiệp có điều kiện thay đổi máy móc thiết bị theo hướng áp dụng
công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu mà còn giúp doanh
nghiệp xác định chính xác và hạch toán đúng giá thành sản phẩm.
Với tầm quan trọng của vấn đề khấu hao trong các doanh nghiệp hiện
nay đồng thời để đi sâu vào nghiên cứu thực trạng khấu hao tài sản cố định
trong các doanh nghiệp em xin chọn đề tài: “ Bàn về cách tính khấu hao tài
sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ
hiện hành trong các doanh nghiệp hiện nay”.
Bài viết của em gồm 3 phần:
I. Khái quát chung về hao mòn tài sản cố định và khấu hao tài sản
cố định, các phương pháp tính khấu hao và nguyên tắc tính khấu hao tài
sản cố định trong doanh nghiệp.
II. Kế toán khấu hao tài sản cố định.
Lê Thị Hảo Lớp: KT 16A - BN
Đề án Kế toán tài chính 2
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ khấu hao và kế toán


khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp hiện nay.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên bài viết của em vẫn còn
nhiều sai sót, em rất mong được sự góp ý của thầy giáo để bài viết của em
được hoàn thiện hơn.
Lê Thị Hảo Lớp: KT 16A - BN
Đề án Kế toán tài chính 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU
HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO
VÀ NGUYÊN TẮC TÍNH KHẤU HAO TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1. Ý nghĩa và mục đích của hao mòn tài sản cố định và khấu hao tài sản
cố định trong doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm về hao mòn tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định.
 Hao mòn tài sản cố định: Theo quyết định số 1062 TC/QD/CSTC ngày
14/11/1996 của Bộ tài chính thì hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần
giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do
bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật… trong quá trình hoạt
động của tài sản cố định.
 Khấu hao tài sản cố định: Theo quyết định số 166 do Bộ tài chính ban
hành ngày 30/12/1999 thì khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và
phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi
phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của tài sản cố định.
1.1.2. Phân loại hao mòn
Hao mòn tài sản cố định bao gồm hai loại sau:
 Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị
cọ xát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận. Hao mòn hữu hình của tài
sản cố định có thể là do tham gia vào quá trình sản xuất của doanh
nghiệp, do tác động của tự nhiên ( độ ẩm, không khí, hơi nước…)
không phụ thuộc vào việc sử dụng. Đây là một trong những lý do mà
tài sản cố định mất dần giá trị và giá trị sử dụng so với ban đầu cuối
cùng phải thay thế bằng một tài sản cố định khác.

 Hao mòn vô hình: Là sự giảm giá trị của tài sản cố định do sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà tài sản cố
Lê Thị Hảo Lớp: KT 16A - BN
Đề án Kế toán tài chính 4
định được sản xuất ra ngày càng nhiều tính năng với năng suất cao hơn
và chi phí ít hơn.
1.1.3. Lý do và mục đích trích khấu hao
 Lý do:
+ Về phương diện kinh tế: Khấu hao cho phép doanh nghiệp phản
ánh được giá trị thực của tài sản, đồng thời làm giảm lợi nhuận
ròng của doanh nghiệp.
+ Về phương diện tài chính: Khấu hao là một phương tiện tài trợ
giúp cho doanh nghiệp bộ phận giá trị đã mất của tài sản cố định.
+ Về phương diện thuế khóa: Khấu hao là một khoản chi phí được
trừ vào lợ nhuận chịu thuế, tức là tính vào chi phí kinh doanh
hợp lệ.
+ Về phương diện kế toán: Khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá
của tài sản cố định.
 Mục đích: Để tái đầu tư tài sản cố định bảo đảm cho quá trình hoạt
động của doanh nghiệp được liên tục.
1.2. Các phương pháp tính khấu hao trong doanh nghiệp
Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau.
Việc lựa chọn phương pháp khấu hao nào là tùy thuộc vào quy định của Nhà
nước về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của
doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao được lựa chọn phải đảm bảo thu hồi
vốn nhanh đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh
nghiệp. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp đều phải trích khấu hao tài sản
cố định theo quyết định số 166/1999/QD-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ tài
chính.
Lê Thị Hảo Lớp: KT 16A - BN

Đề án Kế toán tài chính 5
1.2.1. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Phương pháp này được áp dụng phổ biến, và thực hiện tính khấu hao trên
cơ sở giả định rằng tài sản cố định giảm dần đều giá trị theo thời gian và giá
trị này được đưa dần đều vào chi phí của từng kỳ.
Cách tính khấu hao theo phương pháp này như sau:
M
i
= G
i
x t
i
hay M
i
=
Ti
Gi
và t
i =
100
1
×
Ti
Trong đó:
+ M
i
: Mức khấu hao bình quân năm của tài sản cố định
+ G
i
: Nguyên giá tài sản cố định i

+ T
i
: Số năm dự kiến sử dụng của tài sản cố định i
+ ti: Tỷ lệ khấu hao bình quân năm của tài sản cố định
Trên cơ sở mức khấu hao bình quân năm của từng tài sản cố định kế toán
tính ra mức khấu hao bình quân tháng của từng tài sản cố định (m
i
) và tổng mức
khấu hao của toàn bộ tài sản cố định phải trích trong tháng này theo công thức:
m
i =
12
Mi


Theo chế độ kế toán hiện hành ( quyết định 206/2003/QĐ- BTC) việc
trích hoặc thôi trích khấu hao của tài sản cố định được bắt đầu từ ngày mà tài
sản cố định tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh
(nguyên tắc tròn ngày). Vì thế để đơn giản cho việc tính toán, nếu trong tháng
trước không có biến động tăng giảm tài sản cố định thì kế toán sẽ tiến hành
trích khấu hao tài sản cố định phân bổ cho từng bộ phận sử dụng theo công
thức sau:
Mức khấu hao
TSCĐ phải
trích tháng này
ở bộ phận J
=
Mức khấu hao
TSCĐ đã trích
tháng trước ở

bộ phận J
+
Mức khấu hao của
những TSCĐ tăng
thêm trong tháng
này ở bộ phận J
-
Mức khấu hao của
những TSCĐ giảm
đi trong tháng này
ở bộ phận J
Lê Thị Hảo Lớp: KT 16A - BN
Đề án Kế toán tài chính 6
Trong đó:
Mức khấu hao của
những TSCĐ tăng
thêm trong tháng
=
Mức khấu hao phải
trích bình quân tháng
của TSCĐ tăng thêm
x
Số này phải trích khấu hao thực trong
tháng của TSCĐ tăng thêm tại bộ phận
Số ngày thực tế trong tháng
Mức khấu hao của
những TSCĐ giảm
đi trong tháng này
=
Mức khấu hao phải

trích bình quân tháng
cả TSCĐ giảm đi tại
x
Số ngày thôi trích khấu hao thực tế trong
tháng của TSCĐ giảm tại bộ phận J
Số ngày thực tế của tháng
Trường hợp trong tháng trước có tài sản cố định biến động thì mức khấu
hao tài sản cố định phải trích trong tháng này còn cộng thêm và trừ đi mức
khấu hao của tài sản cố định tăng thêm và giảm đi trong tháng trước. Sở dĩ
như vậy là do mức khấu hao đã trích tháng trước chỉ mới cộng thêm vào mức
khấu hao theo số ngày tăng của những tài sản cố định tăng thêm và trừ đi mức
khấu hao theo số ngày giảm của tài sản cố định giảm đi trong tháng trước
trong khi tháng này doanh nghiệp phải trích hoặc thôi trích khấu hao đủ cho
cả tháng đối với tài sản cố định tăng hoặc giảm tháng trước. Cụ thể là:
Mức khấu
hao TSCĐ
phải trích
thêm trong
=
Mức khấu hao bình quân tháng
của TSCĐ tăng thêm trong
tháng trước ở bộ phận J
x
(Số ngày
theo lịch của
tháng trước
-
Số ngày đã trích
khấu hao trong
tháng trước)

Số ngày theo lịch của tháng trước
Mức khấu hao TSCĐ
phải giảm trừ đi trong
tháng này tại bộ phận J =
Mức khấu hao bình quân
tháng của TSCĐ tăng
thêm trong tháng trước ở
bộ phận J
x
( Số ngày
theo lịch của
tháng trước
-
Số ngày thôi
trích khấu hao
trong tháng
trước)
Số ngày theo lịch của tháng trước
Ví dụ minh họa:
Chẳng hạn trong tháng 6/N ( tháng 6 có 30 ngày) tại một doanh nghiệp có tài
liệu sau:
Lê Thị Hảo Lớp: KT 16A - BN
Đề án Kế toán tài chính 7
- Ngày 7/6, thanh lý một văn phòng quản lý doanh nghiệp nguyên
giá: 540.000, đã khấu hao: 500.000, tỷ lệ khấu hao bình quân
năm: 12%.
- Ngày 16/6 mua một thiết bị sản xuất theo tổng giá thanh toán ( cả
thuế VAT 10%): 660.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 9%.
Được biết trong tháng 4/N không có biến động tăng, giảm tài sản
cố định và mức khấu hao tài sản cố định đã trích tại các bộ phận

trong tháng 5/N như sau:
+ Bộ phận sản xuất: 50.000
+ Bộ phận bán hàng: 12.000
+ Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 15.000
Yêu cầu: Xác định khấu hao tài sản cố định trong tháng 6 và tháng 7/N ( giản
sử trong tháng bảy không có biến động về tài sản cố định).
Mức khấu hao tháng 6/N tại:
- Bộ phận
sản xuất
= 50.000 +
3012
15%9000.600
x
xx
= 52.250
- Bộ phận bán hàng: 12.000;
- Bộ phận
quản lý
= 15.000 +
3012
24%12000.540
x
xx
= 10.680
Mức khấu hao tháng 7/N tại:
- Bộ phận
sản xuất
= 52.250 +
3012
15%9000.600

x
xx
= 54.500
- Bộ phận bán hàng: 12.00;
- Bộ phận
quản lý
= 10.680 +
3012
24%12000.540
x
xx
= 9.600
Ưu điểm: Phương pháp khấu hao này tính toán đơn giản, tổng mức khấu
hao tài sản cố định được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng không gây
ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm.
Lê Thị Hảo Lớp: KT 16A - BN
Đề án Kế toán tài chính 8
Nhược điểm: Phương pháp này trong nhiều trường hợp không thu hồi
vốn kịp thời do không tính hết được sự hao mòn vô hình của tài sản cố định.
Bên cạnh đó phương pháp này chỉ thích hợp với các tài sản cố định hoạt động
trong điều kiện ổn định, ít biến động như nhà cửa, vật kiến trúc, tài sản cố
định.
1.2.2. Một số phương pháp khấu hao khác
Để thu hồi vốn nhanh người ta có thể áp dụng các phương pháp khấu hao
nhanh.
 Phương pháp khấu hao theo định mức thời gian sử dụng
Theo phương pháp này thì tổng số các năm hữu dụng cộng lại với nhau.
Tổng của chúng trở thành mẫu số của dãy các tử số, dùng để phân bổ tổng
mức khấu hao cho các năm trong thời gian hữu dụng của tài sản cố định.
Tử số của của các tỷ số này là số thứ tự năm sử dụng theo thư tự ngược lại.

Như vậy phương pháp này đòi hỏi phải tính tỷ lệ khấu hao từng năm hữu
dụng của tài sản cố định
Tỷ lệ khấu
hao TSCĐ năm =
)1(
)1(2
+
+−
tt
tit
thứ i
Trong đó t: Là thời gian sử dụng của tài sản cố định
t
i
: Là thời điểm năm i cần trích khấu hao
Ví dụ minh họa:
Doanh nghiệp A mua một thiết bị dùng cho sản xuất có nguyên giá là 420
triệu đồng và có thời gian ước tính là 7 năm. Tính mức khấu hao hàng năm
của tài sản cố định.
Tổng số các năm của thời gian hữu dụng của thiết bị sản xuất là: 1 + 2
+ 3 + 4 + 5 + 6 + 7 = 28
Lê Thị Hảo Lớp: KT 16A - BN
Đề án Kế toán tài chính 9
Mức khấu hao hàng năm được tính như sau:
STT năm Mức khấu hao KH lũy kế Giá trị còn lại
1 7/28*420 = 105 105 315
2 6/28*420 = 90 195 225
3 5/28*420 = 75 270 150
4 4/28*420 = 60 330 90
5 3/28*420 = 45 375 45

6 2/28*420 = 30 405 15
7 1/28*420 = 15 420 15
Ưu điểm: Phương pháp khấu hao nhanh cho mức khấu hao trong những
năm sử dụng tài sản cố định lớn hơn rất nhiều so với những năm cuối. Do vậy
doanh nghiệp nhanh thu hồi được vốn đầu tư vào tài sản cố định. Áp dụng
phương pháp này doanh nghiệp sẽ có điều kiện đổi mới nhanh chóng tài sản
cố định cho phù hợp vơi yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Xét về mặt tài chính khấu hao nhanh còn cho phép doanh nghiệp hoàn trả tiền
thuế thu nhập đến những năm sau do mức khấu hao trong những năm đầu lớn
dẫn đến làm giảm thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập trong những năm này.
Nhưng nếu quá lạm dụng phương pháp khấu hao này thì sẽ dẫn đến tình trạng
không phản ánh đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và còn ảnh
hưởng đến công tác thu thuế của nhà nước.
Nhược điểm: Phương pháp này phức tạp hơn phương pháp khấu hao
đường thẳng do phải tính tỷ lệ khấu hao cho từng năm sử dụng của tài sản cố
định.
 Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm
Để tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp này thì trước hết
chúng ta phải xác định được mức khấu hao tính cho một đơn vị sản lượng dự
kiến. Sau đó hàng năm căn cứ vào sản lượng thực tế thực hiện được khi sử
dụng tài sản cố định xác định mức khấu hao hàng năm.
Lê Thị Hảo Lớp: KT 16A - BN
Đề án Kế toán tài chính 10
Tài sản cố định được trích khấu hao theo sản lượng theo quy định phải là các
loại máy móc, thiết bị phải thõa mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công
suất thiết kế của tài sản cố định
+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không
thấp hơn 50% công suất thiết kế

Công thức tính khấu hao theo phương pháp này như sau:
Mức khấu hao đơn
vị sản phẩm
=
Nguyên giá TSCĐ
Tổng sản phẩm dự kiến
Ưu điểm: Cách tính này cố định mức khấu hao trên một đơn vị sản
lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh doanh nghiệp sẽ có cách khắc phục được
hao mòn vô hình, có biện pháp tăng ca, tăng kíp, tăng năng suất lao động để
làm ra nhiều sản phẩm.
Nhược điểm: Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc dự đoán
chính xác khối lượng sản phẩm sẽ sản xuất ra trong kỳ.
Tóm lại: Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp phải đăng ký
phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp
dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi trích khấu hao. Trường hợp
việc lựa chọn của doanh nghiệp không trên cơ sở có đủ điều kiện quy định thì
cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho các doanh nghiệp biết để thay đổi
phương pháp khấu hao phù hợp. Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng tài
sản cố định mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải thực hiện nhất quán
trong quá trình sử dụng tài sản cố định đó.
1.3. Các quy định trong tính khấu hao tài sản cố định.
 Các tài sản cố định sau cần phải trích khấu hao là:
Lê Thị Hảo Lớp: KT 16A - BN
Đề án Kế toán tài chính 11
+ Các tài sản cố định có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh. Mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào
chi phí sản xuất.
+ Các tài sản cố định ngừng hoạt động để sữa chữa lớn vẫn phải
trích khấu hao tài sản cố định.
 Các tài sản cố định sau đây không phải trích khấu hao là:

+ Các tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho
doanh nghiệp quản lý, giữ hộ: Tài sản cố định phục vụ cho hoạt
động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà
truyền thống, nhà ăn,… được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
+ Những tài sản cố định không cần dùng, chưa cần
dùng.
+ Các tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử
dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Các tài sản cố định thuê vận hành
+ Các tài sản cố định chưa khấu hao hết đã hư hỏng.
Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, theo dõi các tài sản cố định trên
đây như đối với các tài sản cố định dùng trong hoạt động kinh doanh và tính
mức hao mòn của tài sản cố định này nếu có; mức hao mòn hàng năm được
tính bằng cách lấy nguyên giá chia cho thời gian sử dụng của tài sản cố định
xác định theo quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số
206/2003/QĐ –BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Việc tính khấu hao tài sản cố định theo từng tháng được áp dụng theo
nguyên tắc tròn tháng, tức là khi tài sản cố định tăng lên hay giảm đi trong
tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao. Bởi vậy nguyên giá tài sản cố
định cần trích khấu hao ở đầu tháng này chính là nguyên giá tài sản cố định
cần tính khấu hao ở đầu tháng trước cộng với nguyên giá tài sản cố định tăng
Lê Thị Hảo Lớp: KT 16A - BN
Đề án Kế toán tài chính 12
lên trong tháng và trừ đi nguyên giá tài sản cố định giảm đi trong tháng trước.
Ta có thể viết công thức tính khấu hao của từng tháng như sau:
Mức khấu
hao TSCĐ
tháng N
=
Mức khấu

hao TSCĐ
tháng N-1
+
Mức khấu hao
TSCĐ tăng
tháng N
-
Mức khấu hao
TSCĐ giảm
tháng N-1
II. KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
2.1. Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản
 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 214 ( hao mòn tài sản cố định)
 Kết cấu tài khoản 214
+ Bên nợ: Giá trị hao mòn tài sản cố định do các lý do giảm tài sản
cố định ( thanh lý, nhượng bán, chuyển đi nơi khác)
+ Bên có: Giá trị hao mòn của tài sản cố định tăng do trích khấu
hao của tài sản cố định, do đánh giá lại tài sản cố định.
+ Dư có: Giá trị hao mòn tài sản cố định hiện có ở đơn vị
 Tài khoản 214 có các tài khoản cấp 3 sau:
+ Tài khoản 2141 ( Hao mòn tài sản cố định hữu hình): Phản ánh
giá trị hao mòn của tài sản cố định hữu hình trong quá trình sử
dụng do trích khấu hao hoặc tính hao mòn tài sản cố định và
khoản tăng giảm hao mòn khác của tài sản cố định hữu hình.
+ Tài khoản 2142 ( Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính ): Phản
ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định thuê tài chính do khấu
hao hoặc hao mòn tính vào những khoản tăng giảm hao mòn
khác của tài sản cố định thuê tài chính.
+ Tài khoản 2143 ( Hao mòn tài sản cố định vô hình): Phản ánh giá
trị hao mòn của tài sản cố định vô hình trong quá trình sử dụng

do trích khấu hao hoặc tính hao mòn tài sản cố định vô hình và
Lê Thị Hảo Lớp: KT 16A - BN

×