VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HÀ NỘI
CNĐT: NGUYỄN NGỌC HÒA
8229
HÀ NỘI – 2010
1
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG
DẠY VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai hoạt động chính của giảng viên
đại học và là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo của trường đại học. Do vậy,
nâng cao chất lượng đào tạo đại h
ọc đòi hỏi trước hết phải nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên mà ưu tiên trong đó là chất lượng hai hoạt động
chính của họ - hoạt động giảng dạy và hoạt động nghiên cứu khoa học. Để
thay đổi chất lượng giảng dạy và chất lượng nghiên cứu khoa học của đội ngũ
giảng viên hiện nay theo hướng tích cực, ngày một tốt hơn đòi hỏ
i các trường
đại học, trong đó có Trường Đại học Luật Hà Nội phải thực hiện đồng bộ
nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó có một biện pháp rất quan trọng, không
thể thiếu nếu muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học
nhưng biện pháp này trong thời gian vừa qua hầu như chưa được thực hiện
hoặc được thực hiện chưa đúng. Đó là bi
ện pháp đánh giá hoạt động giảng
dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên bằng cách chỉ ra những hạn chế
trong giảng dạy và nghiên cứu mà từng giảng viên cần phải khắc phục. Thực
hiện đúng biện pháp này không chỉ tạo ra động cơ cho mỗi giảng viên tự hoàn
thiện mình trong giảng dạy và nghiên cứu mà còn tạo điều kiện cần thiết cho
việc hoàn thiện đó.
Đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên là hoạt động
cần thiết trong trường đại học. Để hoạt động này có hiệu quả cần phải xác
định đúng và rõ mục đích đánh giá, nội dung cần đánh giá và phương thức tổ
chức đánh giá.
Trong thời gian vừa qua, việc đánh giá giảng viên ở nhiều trường đại
học, trong đó có Trường Đại họ
c Luật Hà Nội không có hiệu quả do việc đánh
giá mới chỉ dừng lại ở việc bình xét thi đua cuối năm và cũng chỉ nhằm mục
đích để xét tặng các danh hiệu thi đua hoặc khen thưởng với các tiêu chí xem
2
xét rất chung, chưa gắn với các nội dung, yêu cầu và đặc điểm riêng của các
hoạt động chính của giảng viên. Đặc biệt, cách thức bình xét cũng rất hình
thức, nặng về cảm tính. Do vậy, việc đánh giá giảng viên chưa giúp cho việc
nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học của họ.
Để nâng cao chất lượng đào tạo đại học qua việc nâng cao chất l
ượng đội
ngũ giảng viên, Trường Đại học Luật phải có sự thay đổi có tính đột phá về
hoạt động đánh giá giảng viên trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa
học của họ.
II. MỤC ĐÍCH VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CỦA HOẠT
ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TRONG GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC
Trước hết, cần khẳng định mục đ
ích chính của việc đánh giá hoạt động
giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên là nhằm giúp cho giảng
viên hoàn thiện hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình và qua
đó nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mỗi giảng viên
nói riêng cũng như chất lượng đào tạo đại học nói chung.
Để thực hiện công tác đánh giá giảng dạy và nghiên cứu khoa học của
gi
ảng viên cần có sự chuẩn bị về các điều kiện sau:
- Bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy và Bộ tiêu chuẩn đánh
giá hoạt động nghiên cứu khoa học. Đây được coi là “Thước đo” chuẩn, là
phương tiện cần thiết của hoạt động đánh giá. Không có thước đo này thì
không thể thực hiện được việc đánh giá. Thước đo này đồ
ng thời cũng là
“chuẩn” để đội ngũ giảng viên có thể tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy và
nghiên cứu khoa học của mình.
- Bộ quy trình đánh giá hoạt động giảng dạy và Bộ quy trình đánh giá
hoạt động nghiên cứu khoa học. Với các bộ quy trình này các chủ thể tham
gia đánh giá cũng như trình tự, cách thức tổ chức việc đánh giá được xác đị
nh
một cách rõ ràng, cụ thể từ khâu xây dựng kế hoạch cho đến khâu tổng hợp
kết quả hoạt động đánh giá toàn trường.
3
- Bộ công cụ hỗ trợ hoạt động đánh giá giảng viên trong giảng dạy và Bộ
công cụ hỗ trợ hoạt động đánh giá giảng viên trong nghiên cứu khoa học. Đây
được coi là “Phương tiện” giúp các chủ thể tham gia đánh giá thực hiện trách nhiệm
đánh giá của mình theo đúng chuẩn đánh giá và quy trình đánh giá. Không có
phương tiện này thì hoạt động đánh giá khó có thể được thực hiện đồng bộ và
thống nhất. Thuộc về công cụ hỗ trợ là các biểu mẫu và phiếu thăm dò.
Ngoài ba điều kiện cụ thể nêu trên, hoạt động đánh giá giảng viên trong
giảng dạy và nghiên cứu khoa học còn đòi hỏi một điều kiện khác không kém
phần quan trọng. Đó là điều kiện về “tư tưởng”. Cùng với việc chuẩn bị ba
điều kiện nêu trên, Trường cần phả
i làm tốt công tác tư tưởng cho giảng viên
là đối tương được đánh giá cũng như cho các thành phần tham gia đánh giá.
Công tác này cần phải được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động đánh giá
vì chỉ trên cơ sở đã “thông” về mặt tư tưởng thì mới có thể thực hiện được
hoạt động đánh giá theo đúng mục đích.
III. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CÁC BỘ TIÊU CHUẨN, CÁC BỘ
QUY TRÌNH VÀ CÁC BỘ CÔNG CỤ H
Ỗ TRỢ
Quá trình xây dựng các bộ tiêu chuẩn, các bộ quy trình và các bộ công
cụ hỗ trợ của nhóm thực hiện đề án được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu các yêu cầu về số lượng và chất lượng của từng
hoạt động cụ thể thuộc về hoạt động giảng dạy và hoạt động nghiên cứu khoa
học của giảng viên và thể hiện kết quả nghiên cứu d
ưới dạng các chuyên đề.
Bước 2: Dự thảo các tiêu chuẩn đánh giá trên cơ sở kết quả nghiên cứu
của các chuyên để.
Bước 3: Lấy ý kiến về các bộ tiêu chuẩn.
Bước 4: Hoàn thiện các bộ tiêu chuẩn
Bước 5: Xây dựng các bộ quy trình và các bộ công cụ hỗ trợ.
Về bước 1
:
Ban chủ nhiệm Đề án đã giao cho 12 cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm
của Trường nghiên cứu 12 vấn đề cụ thể thuộc về các hoạt động giảng dạy và
4
nghiên cứu khoa học của giảng viên. Trong đó, các tác giả được giao trách
nhiệm làm rõ các yêu cầu chung về hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa
học cũng như các yêu cầu cụ thể về từng hoạt động hợp thành của hoạt động
giảng dạy và của hoạt động nghiên cứu khoa học. Các tác giả cũng được yêu
cầu đưa ra dự kiến cách thức tiến hành đánh giá từng hoạ
t động đó. (Xem: 12
chuyên đề trong Đề án)
Về bước 2
:
Ban chủ nhiệm đề án đã nghiên cứu các chuyên đề, tổng hợp các yêu cầu
cụ thể đối với từng hoạt động thuộc hoạt động giảng dạy và hoạt động nghiên
cứu khoa học. Ban chủ nhiệm đề án cũng đã đặt ra các nguyên tắc trong xây
dựng các tiêu chuẩn cũng như tiêu chí cụ thể của các Bộ tiêu chuẩn đánh giá
hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa họ
c của giảng viên. Trên cơ sở đó,
Ban chủ nhiệm đề án đã xây dựng Dự thảo các bộ tiêu chuẩn này. Dự thảo
này đã được các cộng tác viên của Đề án thảo luận, đóng góp ý kiến. Ban chủ
nhiệm đề án đã hoàn chỉnh Dự thảo để đưa ra lấy ý kiến ở bước 3. (Xem: Biên
bản các cuộc họp nội bộ)
Về bước 3
:
Ban chủ nhiệm đề án đã gửi Dự thảo hai bộ tiêu chuẩn kèm Phiếu đóng
góp ý kiến tới giảng viên của các khoa trong Trường (mỗi khoa nhận hơn 40
phiếu, tổng cộng đã phát ra 250 phiếu và đã thu vào được 212 phiếu). (Xem:
Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến)
Ban chủ nhiệm đề án đã tổ chức Hội thảo với thành phần gồm: Đại diện
lãnh đạo cấp khoa, cấp b
ộ môn và đại diện một số phòng, ban, đại diện các
giảng viên cùng toàn thể các cộng tác viên. (Xem: Biên bản Hội thảo)
Về bước 4
:
Ban chủ nhiệm đề án đã nghiên cứu các ý kiến đóng góp. Trên cơ sở đó,
Ban chủ nhiệm đề án đã sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các bộ tiêu chuẩn.
Về bước 5
:
Trên cơ sở nội dung của hai Bộ tiêu chuẩn Ban chủ nhiệm đề án đã dự
5
thảo các bộ quy trình và các bộ công cụ hỗ trợ. Các dự thảo này đã được
nhóm thực hiện Đề án gồm Ban chủ nhiệm đề án và các cộng tác viên của Đề
án nghiên cứu và đóng góp ý kiến.
IV. VỀ CÁC BỘ TIÊU CHUẨN, CÁC BỘ QUY TRÌNH VÀ CÁC BỘ
CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Về hai Bộ tiêu chuẩn
:
Để có cơ sở thống nhất cho việc xây dựng hai Bộ tiêu chuẩn đánh giá
nhóm thực hiện đề án đã thống nhất một số nguyên tắc trong xây dựng hai Bộ
tiêu chuẩn này. Đó là:
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa đánh giá về số lượng và đánh
giá về chất lượng của hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Theo nguyên tắc này, cần có tiêu chí về
số lượng và cũng có cả tiêu chí
về chất lượng của hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoan học.
- Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng trong hoạt động giảng dạy và nghiên
cứu khoa học
Theo nguyên tắc này, cần khuyến khích giảng viên tham gia giảng dạy ở
các bậc đào tạo, các phương thức đào tạo, các hình thức tổ chức dạy - học
khác nhau cũng như tham gia nghiên cứ
u khoa học ở các hình thức, các lĩnh
vực cũng như có các sản phẩm nghiên cứu khác nhau.
- Nguyên tắc đảm bảo tính kỷ luật trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Theo nguyên tắc này, các biểu hiện không tuân thủ kỷ luật như kỷ luật
về giờ giấc, kỷ luật về chấm thi, kỷ luật về thời hạn hoàn thành công việc v.v.
phải được tính đến khi cho điểm đánh giá.
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và phương pháp
trong giảng dạy
Theo nguyên tắc này phải có tiêu chí về nội dung của bài giảng, về nội
dung của giáo án và cũng phải có tiêu chí về phương pháp thể hiện trong giáo
án và phương pháp đã sử dụng trong giờ lên lớp.
6
- Nguyên tắc đảm bảo tính rõ ràng, tính thực tế và tính khả thi của các
tiêu chí của các Bộ tiêu chuẩn
Theo nguyên tắc này, các tiêu chí đưa ra phải được hiểu thống nhất một
cách dễ ràng, phải phù hợp với thực tế và hoàn toàn có khả năng để các chủ
thể có thể đánh giá được.
Tuân thủ các nguyên tắc trên, nhóm thực hiện đề án đã xây dựng được:
- Bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng d
ạy của giảng viên gồm 4 tiêu
chuẩn với 35 tiêu chí và
- Bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
gồm 3 tiêu chuẩn với 27 tiêu chí.
Về Bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy
: Bộ tiêu chuẩn gồm 4
tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn 1 gồm 10 tiêu chí chung (20 điểm); Tiêu chuẩn 2 gồm
10 tiêu chí về Giáo án là sản phẩm quan trọng nhất của hoạt động chuẩn bị
giảng dạy (15 điểm); Tiêu chuẩn 3 gồm 10 tiêu chí về Hoạt động giảng dạy
trên lớp (50 điểm) và Tiêu chuẩn 4 gồm 5 tiêu chí về hoạt động đánh giá kết
quả học tập của người học (15 đ
iểm). Trong 35 tiêu chí có 29 tiêu chí được
tính điểm ở các mức khác nhau và 6 tiêu chí về vi phạm và bị trừ điểm ở các
mức khác nhau. Trong các tiêu chí có cả tiêu chí định lượng và tiêu chí định
tính nhưng tiêu chí định lượng chiếm phần lớn và các tiêu chí định tính đều có
thể xác định được.
+ Tiêu chuẩn 1: là tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy ở khía cạnh
tổng quát. Trong đó, nội dung đánh giá bao gồm mức độ hoàn thành về số
lượng giờ giảng; mức độ tham gia các hình thức, phương thức và bậc đào tạo;
mức độ áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy và việc tuân thủ
kỷ luật trong giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn liên quan đến giảng dạy.
+ Tiêu chuẩn 2: là tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy về một hoạt
động chuẩn bị cơ bản của giảng viên - hoạt động chuẩ
n bị giáo án. Trong đó,
nội dung đánh giá bao gồm nội dung và hình thức của giáo án (kể cả giáo án
truyền thống và giáo án điện tử).
7
+ Tiêu chuẩn 3: là tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy về hoạt động
quan trọng nhất của giảng viên – hoạt động giảng dạy trên lớp. Trong đó, nội
dung đánh giá bao gồm nội dung bài giảng, phương pháp sư phạm và thái độ
làm việc.
+ Tiêu chuẩn 4: là tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy về hoạt động
đánh giá người học. Đây là hoạt động không tách rời hoạ
t động giảng dạy trên
lớp và cũng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động đào tạo nói chung. Nội
dung đánh giá của tiêu chuẩn này bao gồm mức độ hoàn thành về số lượng và
chất lượng công việc tham gia ra đề và chấm bài các loại.
(Về nội dung cụ thể của từng tiêu chuẩn đánh giá: xem Bộ tiêu chuẩn
đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên)
Về Bộ
tiêu chuẩn đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học: Bộ tiêu chuẩn
gồm 3 tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn 1 gồm 10 tiêu chí về các sản phẩm của tất cả các
hình hoạt động khoa học (70 điểm); Tiêu chuẩn 2 gồm 5 tiêu chí về hoạt động
hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học (20 điểm); Tiêu chuẩn 3 gồm 2 tiêu
chí về hoạt động thẩm định kết quả nghiên cứu khoa học (10 điểm). Trong 27
tiêu chí có 25 tiêu chí được tính điểm ở các mứ
c khác nhau (nhưng 4 tiêu chí
trong số đó có thể bị trừ điểm) và 2 tiêu chí về không hoàn thành nhiệm vụ và
bị trừ điểm ở các mức khác nhau. 27 tiêu chí đều là tiêu chí định lượng.
+ Tiêu chuẩn 1: là tiêu chuẩn đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học
của chính cá nhân giảng viên. Đây là nội dung cơ bản của hoạt động nghiên
cứu khoa học của giảng viên. Trong đó, nội dung đánh giá bao gồm số lượng
và chất l
ượng các sản phẩm nghiên cứu khoa học; mức độ đa dạng, đa mục
đích của các sản phẩm này và mức độ tuân thủ kỷ luật về thời hạn hoàn thành
công việc được giao.
+ Tiêu chuẩn 2: là tiêu chuẩn đánh giá hoạt động hướng dẫn người học
nghiên cứu khoa học. Công việc này vừa thuộc hoạt động đào tạo nhưng lại
liên quan trực tiếp đến hoạ
t động nghiên cứu khoa học không chỉ của người
học mà của cả giảng viên. Do vậy, hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học
8
có thể được đánh giá là một nội dung của hoạt động nghiên cứu khoa học. Nội
dung đánh giá ở đây bao gồm số lượng và chất lượng hướng dẫn.
+ Tiêu chuẩn 3: là tiêu chuẩn đánh giá hoạt động thẩm định sản phẩm
nghiên cứu khoa học các loại. Cũng như tiêu chuẩn 2 việc thẩm định phần lớn
sản phẩm nghiên cứu khoa học là thuộc hoạt độ
ng đào tạo nhưng cũng liên
quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học. Do vậy, thẩm định kết quả nghiên
cứu khoa học có thể được xếp là một nội dung của hoạt động nghiên cứu khoa
học tuy không có ý nghĩa như hoạt động hướng dẫn nghiên cứu khoa học. Nội
dung đánh giá ở đây bao gồm số lượng, mức độ đa dạng của các sản phẩm
được thẩm định và mức độ tuân thủ kỷ luật về thời hạn thẩm định.
(Về nội dung cụ thể của từng tiêu chuẩn đánh giá: xem Bộ tiêu chuẩn
đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên)
Về hai Bộ quy trình
Để có cơ sở thống nhất cho việc xây dựng hai Bộ quy trình đánh giá
nhóm thực hiện đề án đã thống nhất một số nguyên tắc trong xây dựng hai Bộ
quy trình này. Đó là:
- Nguyên tắc đảm bảo có sự tự đánh giá trong mỗi hoạt động đánh giá
Theo nguyên tắc này, trong quy trình đánh giá phải có khâu tự đánh giá
của từng giảng viên về hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình.
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa chủ thể đánh giá là Hội đồng
và chủ thể cung cấp thông tin đánh giá là các cá nhân
Theo nguyên tắc này, chủ thể đánh giá không thể là một cá nhân mà là
một Hội đồng có thể ở cấp khoa hoặc cấp trường. Tuy nhiên Hội đồng chỉ có
thể thực hiện được trách nhiệm đánh giá của mình trên cơ sở những thông tin
cần thiết. Do vậy, bên cạ
nh chủ thể đánh giá cần có các chủ thể cung cấp
thông tin đánh giá. Chất lượng đánh giá của Hội đồng đánh giá phụ thuộc gần
như có tính quyết định vào thông tin đánh giá được cung cấp. Trong đó bao
gồm cả số lượng, chất lượng và nguồn cung cấp của thông tin. Theo đó, chủ
thể cung cấp thông tin đánh giá bao gồm nhà quản lý, các giảng viên đồng
nghiệp và người học.
9
- Nguyên tắc đảm bảo mỗi tiêu chí cần có thông tin đánh giá từ nhiều
chủ thể khác nhau
Theo nguyên tắc này, việc cung cấp thông tin đánh giá được giao cho
chủ thể cung cấp thông tin theo từng tiêu chí cụ thể và mỗi tiêu chí cần có ít
nhất sự tham gia cung cấp thông tin của 2 chủ thể khác nhau.
Tuân thủ các nguyên tắc trên, nhóm thực hiện đề án đã xây dựng được:
- Bộ quy trình đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và
- Bộ
quy trình đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
với các nội dung chủ yếu sau:
Về Bộ quy trình đánh giá hoạt động giảng dạy
:
- Chu kỳ đánh giá: 2 năm
- Thời gian giảng dạy được đánh giá: 1 học kỳ
- Chủ thể đánh giá: Hội đồng đánh giá cấp khoa hoặc cấp trường
- Chủ thể cung cấp thông tin đánh giá: Cán bộ quản lý; đồng nghiệp và
người học. Trong đó, cán bộ quản lý có thể là: cán bộ quản lý bộ môn; cán bộ
quản lý cấp khoa của các khoa chuyên ngành, Khoa Sau đại học và Khoa Tại
chức; cán bộ quả
n lý cấp phòng của các phòng Đào tạo, Thanh tra đào tạo và
Công tác sinh viên. Đồng nghiệp ở đây được hiểu là các giảng viên cùng Bộ
môn. Người học là chủ thể cung cấp thông tin có thể là sinh viên, có thể là
học viên cao học hoặc là nghiên cứu sinh. Họ có thể theo học theo hệ chính
quy hoặc hệ vừa làm vừa học.
Về Bộ quy trình đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học
:
- Chu kỳ đánh giá: 3 năm
- Thời gian nghiên cứu khoa học được đánh giá: 2 năm
- Chủ thể đánh giá: Hội đồng đánh giá cấp khoa hoặc cấp trường
- Chủ thể cung cấp thông tin đánh giá: Cán bộ quản lý và đồng nghiệp.
Trong đó, cán bộ quản lý có thể là: cán bộ quản lý bộ môn; cán bộ quản lý
cấp khoa của các khoa chuyên ngành và Khoa Sau đại học; cán bộ quản lý
cấp phòng của các phòng Quản lý khoa học, Biên t
ập sách và trị sự Tạp chí,
10
Đào tạo và Thanh tra đào tạo. Đồng nghiệp ở đây được hiểu là các giảng
viên cùng bộ môn.
Về hai bộ quy trình có thể thấy có sự khác nhau về chu kỳ cũng như về
thời gian hoạt động được đánh giá. Sự khác nhau này là do có sự khác biệt
nhất định giữa hai loại hoạt động. Hoạt động giảng dạy có tính ổn định tương
đối và mỗi môn học nhìn chung đều có thể di
ễn ra trọn vẹn trong một học kỳ.
Trong khi đó, hoạt động nghiên cứu khoa học không có tính ổn định như vậy
và nhiều hình thức hoạt động diễn ra không phải trong một học kỳ mà trong
cả năm cũng như có thể trong nhiều năm như hoạt động nghiên cứu đề tài các
cấp hay hoạt động biên soạn giáo trình, sách. Chính do có những đặc thù này
mà thời gian hoạt động giảng dạy được
đánh giá chỉ cần 1 học kỳ, trong khi
thời gian hoạt động nghiên cứu khoa học được đánh giá cần phải dài hơn mà
không thể chỉ trong 1 học kỳ. Nhóm đề án dự kiến thời gian này cần phải là 2
năm liên tiếp. Từ vấn đề thời gian hoạt động được đánh giá mà chu kỳ đánh giá
cũng được xác định. Với thời gian hoạt động được đánh giá là 1 học kỳ chu kỳ
đánh giá hoạt động giảng dạy có thể là hàng năm hoặc hai năm một. Nhóm đề
án dự kiến chu kỳ này là 2 năm vì đánh giá hoạt động giảng dạy hàng năm là
không cần thiết mà lại tốn nhiều thời gian của giảng viên cũng như các bộ
phận có liên quan. Đối với việc đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học thì
chu kỳ cần phải lớn hơn thời gian hoạt
động được đánh giá. Với thời gian
nghiên cứu khoa học được đánh giá là 2 năm thì chu kỳ đánh giá tối thiểu
phải là 3 năm. Như vậy cứ hai năm được đánh giá thì có 1 năm trống. Đây là
chu kỳ hợp lý. Do vậy, nhóm đề án dự kiến chu kỳ đánh giá hoạt động nghiên
cứu khoa học là 3 năm. Như vậy, trong 5 năm, giảng viên sẽ được đánh giá 2
lần về hoạt
động giảng dạy và 1 lần về hoạt động nghiên cứu khoa học.
Về hai Bộ công cụ hỗ trợ
Trên cơ sở hai Bộ tiêu chuẩn và hai Bộ quy trình nhóm thực hiện đề án
đã xây dựng các Bộ công cụ giúp các chủ thể cung cấp thông tin đánh giá và
chủ thể đánh giá thực hiện trách nhiệm của mình. Các bộ công cụ hỗ trợ gồm
11
các biểu mẫu và phiếu thăm dò. Cụ thể có 17 loại biểu mẫu cho quy trình
đánh giá hoạt động giảng dạy (trong đó có 1 Bộ phiếu ý kiến phản hồi của
người học) và 14 loại biểu mẫu cho quy trình đánh giá hoạt động nghiên cứu
khoa học.
V. KIẾN NGHỊ TRIỂN KHAI
Nếu đề án được nghiệm thu và được phép triển khai thực hiện thì cần:
- Hoàn chỉnh lần cuối 02 Bộ tiêu chu
ẩn, 02 Bộ quy trình và 02 Bộ công
cụ hỗ trợ. (Nhóm thực hiện đề án)
- Tổ chức phổ biến chủ trương triển khai thực hiện hoạt động đánh giá
giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học để tạo ra sự đồng thuận về
tư tưởng trước khi triển khai thực hiện. (Ban giám hiệu Trường Đại học Luật
Hà Nội)
- Tổ chức tậ
p huấn về các Bộ tiêu chuẩn, các Bộ quy trình cũng như các
Bộ công cụ hỗ trợ cho tất cả giảng viên cũng như các cá nhân khác thuộc chủ
thể đánh giá và chủ thể cung cấp thông tin đánh giá. (Nhóm thực hiện đề án
và Trung tâm ĐBCLĐT của Trường Đại học Luật Hà Nội)
- Chuẩn bị các điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động đánh giá.
(Phòng Hành chính tổng hợp và Trung tâm ĐBCLĐT của Trường Đại học
Luật Hà Nội)
- Xây dựng kế hoạch trong đó có nội dung phân công trách nhiệm cụ thể
cho từng đơn vị, từng cá nhân. (Phòng Tổ chức cán bộ của Trường Đại học
Luật Hà Nội)
12
BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
(100 điểm)
TIÊU
CHUẨN
NỘI DUNG TIÊU CHUẨN VÀ
CÁC TIÊU CHÍ CỦA TIÊU CHUẨN
ĐIỂM
TIÊU CHUẨN CHUNG VỀ
CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
20
1.1. Thực hiện đủ hoặc vượt từ 30% giờ giảng theo quy định
trở lên và trong phạm vi cho phép
5
hoặc
6
1.2. Tham gia từ 02
hình thức giảng dạy trở lên (giảng,
seminar, tư vấn)
3
1.3. Tham gia cả hai
phương thức đào tạo (chính quy, vừa
làm vừa học)
3
1.4. Tham gia giảng dạy từ 02
bậc học trở lên (trung cấp, đại
học, sau đại học, đào tạo ngắn hạn)
3
1.5. Sử dụng giáo án điện tử từ 50%
số buổi lên lớp trở lên
Sử dụng giáo án điện tử dưới 50%
số buổi lên lớp
3
hoặc
2
1.6. Tham gia đủ
các buổi sinh hoạt chuyên môn về giảng
dạy của Tổ bộ môn
2
1.7. Bỏ
giờ lên lớp (mỗi lần bị trừ 3 điểm)
- 3
1
13
1.8. Bỏ
giờ tư vấn (mỗi lần bị trừ 2 điểm)
- 2
1.9. Vào muộn
, ra sớm các buổi lên lớp (mỗi lần trừ 1 điểm)
- 1
1.10. Không có
giáo án khi lên lớp (mỗi lần trừ 3 điểm)
- 3
TIÊU CHUẨN VỀ
GIÁO ÁN
15
2.1. Nội dung của giáo án bám sát
Đề cương môn học
2
2.2. Hình thức của giáo án (truyền thống) được trình bày rõ
ràng
1
2.3. Hình thức bài trình chiếu rõ ràng
, có mỹ thuật
1
2.4. Giáo án thể hiện nhiều
quan điểm khác nhau về cùng vấn
đề
2
2.5. Giáo án thể hiện được cả nội dung lý luận
và nội dung
thực tiễn
2
2.6. Giáo án thể hiện được cả nội dung trong nước
và nội
dung của nước ngoài
2
2.7. Giáo án thể hiện có
bài tập tình huống
2
2.8. Giáo án thể hiện được tính liên kết
của các vấn đề
1
2
2.9. Thông tin được cấp nhật đủ
và chính xác
1
14
2.10. Phân bố thời gian hợp lý
1
TIÊU CHUẨN VỀ
HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TRÊN LỚP
50
3.1.
Nội dung bài dạy bám sát Đề cương môn học, đầy đủ đáp
ứng được các mục tiêu
5+5
3.2. Nội dung bài dạy thể hiện tính đa chiều
, tôn trọng các
quan điểm khác nhau
3+2
3.3. Nội dung bài dạy thể hiện có sự kết hợp
giữa lý luận và
thực tiễn
5
3.4. Nội dung bài dạy có đưa ra bài tập tình huống
2
3.5. Nội dung bài dạy thể hiện có sự so sánh luật
3
3.6. Sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau
3
3.7. Kỹ năng triển khai bài dạy dễ hiểu
, hấp dẫn
5+5
3.8. Phân bố thời gian hợp lý
5
3.9. Có thái độ nghiêm túc
, nhiệt tình
2+3
3
3.10. Sử dụng được
các phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy
học trong phòng học
2
15
TIÊU CHUẨN VỀ
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
NGƯỜI HỌC
15
4.1.
Tham gia đủ các hoạt động chuẩn bị cho việc ra đề thi,
kiểm tra được phân công (tham gia xây dựng nguồn các loại
đề thi, kiểm tra, bài tập)
5
4.2. Tham gia đủ
việc ra đề thi, kiểm tra được phân công (tổ
hợp đề hoặc chọn đề hoặc ra đề độc lập)
5
4.3. Tham gia đủ
các hoạt động đánh giá được phân công
(chấm bài tập, chấm thi, kiểm tra, chấm tiểu luận, khoá luận)
5
4.4. Ra đề sai
(đề nguồn hoặc đề chính thức) (mỗi lần sai trừ
5 điểm)
-5
4
4.5. Chấm thi, kiểm tra hoặc vào điểm có sai sót
(mỗi lần sai
bị trừ 2 điểm)
-2
16
BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NCKH
CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
(100 điểm)
TIÊU
CHUẨN
NỘI DUNG TIÊU CHUẨN VÀ
CÁC TIÊU CHÍ CỦA TIÊU CHUẨN
ĐIỂM
TIÊU CHUẨN VỀ
ĐỊNH LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NCKH
CỦA CÁ NHÂN
70
1.1. Có
bài báo được đăng trên tạp chí khoa học
Mỗi bài báo được tính điểm theo qui định chung. Điểm tối đa cho
mỗi bài là 0,5 hoặc 1,0 điểm.
1.2. Có
giáo trình được xuất bản
- Xuất bản lần đầu: Chủ biên: 0,4; Tác giả: 1,6
- Tái bản: Chủ biên: 0,1; Tác giả: 0,4
Nếu bản thảo GT được nộp chậm
- dưới 6 tháng bị trừ 1/2 số điểm.
- từ 6 tháng đến 12 tháng bị trừ 2/3 số điểm.
- trên 12 tháng thì không được tính điểm.
1.3. Có
sách chuyên khảo được xuất bản
- Xuất bản lần đầu: Chủ biên: 0,6; Tác giả: 2,4
- Tái bản: Chủ biên: 0,2; Tác giả: 0,8
1.4. Có sách tham khảo được xuất bản
- Xuất bản lần đầu: Chủ biên: 0,3; Tác giả: 1,2
- Tái bản: Chủ biên: 0,1; Tác giả: 0,4
1
1.5. Có sách hướng dẫn được xuất bản
- Xuất bản lần đầu: Chủ biên: 0,2; Tác giả: 0,8
- Tái bản: Chủ biên: 0,1; Tác giả: 0,4
:
10 điểm
(>0 – < 1)
20 điểm
(1 - < 2)
30 điểm
(2 - < 3)
17
1.6. Tham gia thực hiện Đề tài NCKH các cấp
- Cấp cơ sở: Chủ nhiệm: 1,0; Thư ký: 0,5; Viết chuyên đề: 0,5
- Cấp bộ: Chủ nhiệm: 1,5; Thư ký: 1,0; Viết chuyên đề: 1,0
- Cấp NN: Chủ nhiệm: 2,0; Thư ký: 1,0; Viết chuyên đề: 1,0
+ Nếu đề tài được đánh giá ở mức độ xuất sắc thì cả đề tài
được cộng thêm 2 điểm, trong đó 0,5 điểm được chia cho Chủ
nhiệm đề tài và 1,5 điểm được chia cho các chuyên đề xuất
sắc theo đánh giá của Chủ nhiệm đề tài.
+ Nếu đề tài được thực hiện trong nhiều năm thì số điểm mỗi
năm sẽ là tổng điểm chia cho số năm.
+ Nếu đề tài được nộp chậm
- dưới 6 tháng bị trừ 1/2 số điểm.
- từ 6 tháng đến 12 tháng bị trừ 2/3 số điểm.
- trên 12 tháng thì không được tính điểm.
1.7. Tham gia thực hiện Đề án các cấp (được tính như mục
1.6.)
1.8. Tham gia
Hội thảo khoa học các cấp
-
Cấp khoa: Người chủ trì: 0,5; có bài viết: 0,5
- Cấp Trường: Người chủ trì: 0,5; có bài viết: 0,5
- Cấp Bộ: Người chủ trì: 1,0; có bài viết: 1,0
- Cấp QG, QT: Người chủ trì: 1,0; có bài viết: 1.0
Nếu bản thảo bài viết được nộp chậm hoặc Hội thảo được tổ
chức chậm
- dưới 1 tháng bị trừ 1/2 số điểm.
- từ 1 tháng trở lên thì không được tính điểm.
1.9. Thực hiện đa dạng
các hoạt động NCKH
- Thực hiện từ 2 đến 3 hoạt động trở lên được tính thêm 0,5 điểm
- Thực hiện từ 4 hoạt động trở lên được tính thêm 1,0 điểm
1.10. Các công trình NCKH phục vụ nhiều
lĩnh vực khác
nhau
(Lý thuyết, Thực tiễn áp dụng, Thực tiễn lập pháp, Phương
pháp đào tạo hoăc những vấn đề chung về đào tạo)
- Nội dung nghiên cứu phục vụ từ 2 đến 3 lĩnh vực đuợc tính
40 điểm
(3 - < 4)
50 điểm
(4 - < 4,5)
60 điểm
(4,5 - < 5)
70 điểm
(> 5)
18
thêm 0,5 điểm
- Nội dung nghiên cứu phục vụ cả 4 lĩnh vực đuợc tính thêm 1,0
điểm
TIÊU CHUẨN VỀ
HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN NGƯỜI HỌC NCKH
20
2.1. Hướng dẫn
SV viết khoá luận tốt nghiệp hoặc thực hiện
đề tài NCKH
Mỗi khoá luận hoặc đề tài bảo vệ thành công được tính 2 điểm
nhưng không quá 5 điểm
5
2.2. Hướng dẫn
từ 01 HVCH viết luận văn thạc sĩ trở lên
5
2.3.
Hướng dẫn NCS viết luận án tiến sĩ
Mỗi năm hướng dẫn từ 1 NCS trở lên được tính 10 điểm (theo tỷ
lê: HD chính = 2/3 và HD phụ = 1/3)
10
2.4.
Có người học không nộp bài đúng kế hoạch mà phải gia hạn
(mỗi trường hợp bị trừ 2 điểm)
- 2
2
2.5.
Có người học bị đánh giá không đạt hoặc không nộp được
bài (mỗi trường hợp bị trừ 5 điểm)
- 5
TIÊU CHUẨN VỀ
HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ NCKH
10
3.1. Tham gia
thẩm định
- 1 loại đối tượng được 1 điểm;
- 2 - 3 loại đối tượng thì được 3 điểm;
- từ 4 đối tượng trở lên được 5 điểm
(Các loại đối tượng có thể bao gồm: luận án tiến sĩ, luận văn thạc
sĩ, khoá luận tốt nghiệp, công trình NCKH của sinh viên, đề tài
NCKH các cấp, bài báo đăng tạp chí, )
5
3
3.2. Thẩm định được thực hiện đúng
kế hoạch
(Mỗi lần thực hiện thẩm định chậm so với kế hoạch bị trừ 1
điểm)
5
19
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
***
I. MỤC ĐÍCH: Quy trình này quy định trình tự, cách thức đánh giá hoạt động
giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
Chu kỳ đánh giá
: 2 năm.
Thời gian được đánh giá
: 01 học kỳ
II. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo dự kiến kế hoạch đánh giá tổng thể
của năm học. (Theo Mẫu ĐGGD-01)
Thời gian lên kế hoạch: Tháng 4
2. XEM XÉT, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH
Ban Giám hiệu xem xét và phê duyệt kế hoạch (nếu không có ý kiến khác).
Trong trường hợp có ý kiến chỉ đạo bổ sung, sửa đổi, Trung tâm Đảm bảo
chất lượng đào tạo tiến hành chỉnh sửa để Ban Giám hiệu xem xét lại.
Thời gian phê duyệt: Tháng 5
3. PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ VÀ ĐĂNG KÝ ĐÁNH GIÁ
- Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo chuyển Kế hoạch đánh giá của
Trường đến các đơn vị trong Trường. (Trước ngày 10 tháng 06)
- Lãnh đạo các Khoa, Bộ môn, Trung tâm trực thuộc Trường
1
phổ biến Kế
hoạch đánh giá tới các giảng viên thuộc đơn vị mình. (Trước ngày 20 tháng 06)
- Giảng viên đăng ký đánh giá với Khoa. (Theo Mẫu ĐGGD-02); (Trước ngày
25 tháng 06)
1
Sau đây được gọi chung là Khoa
20
- Các Khoa tổng hợp thông tin đăng ký của giảng viên thuộc đơn vị và gửi về
Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào. (Theo Mẫu ĐGGD-03); Trên cơ sở kết quủa
tổng hợp Trưởng khoa xây dựng kế hoạch đánh giá của khoa. (Theo Mẫu
ĐGGD-04); (Trước ngày 30 tháng 06)
4. CHUẨN BỊ THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ
4.1. Tổ thẩm định giáo án: Thẩm định giáo án của giảng viên trong Tổ đã đăng
ký đánh giá theo các tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn 2. (Theo Mẫu ĐGGD-05)
Tổ thẩm định ít nhất phải có 2 người, trong đó có Tổ trưởng và thành viên
do Trưởng bộ môn chuyên môn chỉ định. Trong trường hợp Trưởng bộ môn
chuyên môn đăng ký đánh giá thì Trưởng khoa sẽ chỉ định tổ thẩm định giáo án.
Giáo án được thẩm định được ch
ọn ngẫu nhiên tương đương với số giờ lên lớp là
15 tiết. Tổ trưởng Tổ thẩm định giáo án chịu trách nhiệm thực hiện việc chọn
ngẫu nhiên giáo án và việc thẩm định các giáo án đã chọn đó.
Thời gian thẩm định: Trong học kỳ được đăng ký đánh giá và trước khi
bài giảng của giáo án được thẩm định được thực hiện trên lớp.
4.2. Tổ công tác dự giờ
: Dự giờ giảng, từng thành viên đánh giá giờ giảng và tổ
công tác tổng hợp kết quả theo các tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn 3. (Theo Mẫu
ĐGGD-06 & 07)
Tổ công tác dự giờ gồm các giảng viên của bộ môn chuyên môn thuộc
Khoa và do Trưởng hoặc Phó bộ môn chuyên môn phụ trách. Nếu vì lý do công
tác thì giảng viên của bộ môn chuyên môn có thể vắng mặt trong buổi dự giờ
nhưng phải đảm bảo tối thiểu có 03 người của Tổ công tác d
ự giờ. Trong trường
hợp không đủ số người tối thiểu, Trưởng khoa quyết định mời người ngoài Bộ
môn chuyên môn nhưng có cùng chuyên môn với người đăng ký đánh giá. Nếu
trong Tổ công tác không có cả trưởng và phó Bộ môn chuyên môn thì Trưởng
khoa chỉ định 01 thành viên của Tổ công tác là người phụ trách Tổ công tác.
21
Buổi giảng (bao gồm các tiết lý thuyết và các tiết semina) được Tổ công tác đến
dự được chọn ngẫu nhiên từ 3 buổi giảng mà giảng viên đăng ký đánh giá đã
đăng ký. Người phụ trách Tổ công tác dự giờ chịu trách nhiệm về việc chọn giờ
giảng đến dự và về việc dự giờ giảng đã chọn đó.
Thời gian dự giờ: Trong học kỳ đượ
c đăng ký đánh giá.
4.3. Người học: Trả lời vào Phiếu ý kiến phản hồi của người học về các tiêu chí
thuộc Tiêu chuẩn 3. (Theo Mẫu ĐGGD-08)
Trưởng khoa phân công người của khoa thực hiện việc phát và thu lại các
Phiếu ý kiến phản hồi của người học. Phiếu đã thu lại được niêm phong trước sự
chứng kiến của người học (Đại diện lớp h
ọc và người thu Phiếu cùng ký vào
niêm phong) và được chuyển cho Trưởng khoa. Nếu người đăng ký có giờ giảng
ở nhiều lớp khác nhau thì Trưởng khoa chọn ngẫu nhiên 01 lớp trong số đó.
Thời gian trả lời: Cuối giờ của buổi lên lớp cuối cùng của giảng viên được
đánh giá.
4.4. Trưởng bộ môn chuyên môn: Cung cấp thông tin về giảng viên được đánh
giá theo các tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn 1 và Tiêu chuẩn 4 - các tiêu chí liên quan
đến trách nhiệm quản lý của Trưở
ng bộ môn (Theo Mẫu ĐGGD-09) theo yêu
cầu của Trưởng khoa.
Thời gian cung cấp: Trong tuần thứ nhất sau khi công việc chấm thi học
kỳ đã kết thúc.
4.5. Các đơn vị quản lý đào tạo: Cung cấp thông tin về giảng viên được đánh
giá theo các tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn 1 và Tiêu chuẩn 4 - các tiêu chí liên quan
đến trách nhiệm quản lý của mỗi đơn vị (Theo Mẫu ĐGGD-09) theo đề nghị của
Trưởng khoa có giả
ng viên được đánh giá (Theo Mẫu ĐGGD-10).
Thời gian cung cấp: Trong tuần thứ nhất sau khi công việc chấm thi học
kỳ đã kết thúc.
22
4.6. Giảng viên được đánh giá: Hoàn thành Báo cáo cá nhân theo các tiêu chí
của 04 tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy. (Theo Mẫu ĐGGD-11)
Thời gian hoàn thành báo cáo: Trong tuần thứ nhất sau khi công việc
chấm thi học kỳ đã kết thúc.
5. TẬP HỢP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ
Trưởng khoa có trách nhiệm tập hợp đủ các thông tin đánh giá từ mục 4.1
đến 4.6 của các giảng viên được đánh giá thuộc khoa mình và lập thành hồ sơ
đánh giá của từng giảng viên. (Theo Mẫu ĐGGD-12)
Thời gian hoàn thành: Trong tuần thứ 2 của học kỳ tiếp theo.
6. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
- Sau khi thông tin đánh giá từ các nguồn đã được tập hợp đầy đủ, trưởng
khoa sẽ ra quyết định thành lập Ban xử lý thông tin đánh giá. Ban xử lý thông
tin ít nhất là 03 người, gồm 01 trưởng ban và các thành viên. Trong đó có đại
diện lãnh đạo khoa, lãnh đạo bộ môn chuyên môn và một số giảng viên của khoa
(không phải là các giảng viên được đánh giá).
- Ban xử lý thông tin đánh giá giảng viên có trách nhiệm nghiên cứu các
thông tin đánh giá từ tất cả các nguồn, viế
t Bản xử lý thông tin đánh giá hoạt
động giảng dạy của giảng viên dựa trên Bộ tiêu chí đánh giá của Trường. (Theo
Mẫu ĐGGD-13)
Từng thành viên của Ban xử lý thông tin đánh giá phải chịu trách nhiệm
cá nhân về tính bảo mật của thông tin đánh giá.
- Sau khi hoàn tất công việc tổng hợp thông tin đánh giá, Ban xử lý thông
tin đánh giá sẽ trình kết quả xử lý thông tin lên trưởng khoa.
Thời gian hoàn thành: Trong tuần thứ 4 của học kỳ tiế
p theo.
7. XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
23
- Ban chủ nhiệm khoa có trách nhiệm nghiên cứu Báo cáo kết quả xử lý
thông tin đánh giá, kết luận về mức độ đạt được của giảng viên, phân tích
nguyên nhân của các yếu kém và chỉ đạo đề xuất phương hướng khắc phục. Cụ
thể:
+ Đối với các hạn chế mang tính cá nhân của từng giảng viên thì Ban chủ
nhiệm khoa sẽ trao đổi với chính giảng viên đó để khắc phục.
+ Đố
i với các hạn chế chung của nhiều giảng viên thuộc một bộ môn
chuyên môn thì Ban chủ nhiệm khoa sẽ chỉ đạo cho bộ môn đó nghiên cứu đề
xuất biện pháp khắc phục.
+ Đối với các hạn chế chung của các giảng viên thuộc nhiều bộ môn của
khoa thì Ban chủ nhiệm khoa sẽ chủ động họp bàn nghiên cứu biện pháp khắc
phục nếu có thể.
+ Đối với các hạn ch
ế chung của các giảng viên thuộc nhiều bộ môn của
khoa và việc khắc phục nằm ngoài phạm vi thẩm quyền của Khoa thì thì Ban chủ
nhiệm khoa sẽ gửi văn bản đề nghị Ban Giám hiệu chỉ đạo khắc phục.
Thời gian hoàn thành: Trong tuần thứ 5 của học kỳ tiếp theo.
- Khoa, bộ môn và các giảng viên: Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp
và kế hoạch cụ thể nhằm khắc ph
ục các hạn chế. Bản Kế hoạch khắc phục này
được nộp cho trưởng khoa phê duyệt. (Theo Mẫu ĐGGD-14)
Thời gian hoàn thành: Trong tuần thứ 6 của học kỳ tiếp theo.
8. BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐÁNH GIÁ
Trưởng khoa có trách nhiệm tổng hợp tình hình đánh giá hoạt động giảng
dạy của các giảng viên cùng các biện pháp khắc phục để báo cáo Ban Giám hiệu.
(Theo Mẫu ĐGGD-15) Báo cáo này cũng được gửi về Trung tâm Đảm bảo chất
lượng đào tạo cùng với Kết quả đánh giá của từng giảng viên (để tổng hợp và
lưu trữ).
24
Thời gian hoàn thành: Trong tuần thứ 7 của học kỳ tiếp theo.
9. TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TOÀN TRƯỜNG
Sau khi nhận được báo cáo từ các khoa, Trung tâm Đảm bảo chất lượng
đào tạo xây dựng Báo cáo kết quả đánh giá tổng thể trên phạm vi toàn trường
trình Ban Giám hiệu. (Theo Mẫu ĐGGD-16)
Thời gian hoàn thành: Trong tuần thứ 8 của học kỳ tiếp theo.
10. THỰC HIỆN VÀ THEO DÕI QUÁ TRÌNH KHẮC PHỤC
- Các đơn vị và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các biện
pháp khắc phục đã nêu trong Bản đề xuất.
- Các Khoa, bộ môn và Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo có trách
nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp khắc phục.
Trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo kết quả khắc phục trong phạm vi khoa
mình cho Ban giám hiệu. (Theo Mẫu ĐGGD-17)
III. LƯU GIỮ HỒ
SƠ
(Theo qui định chung của Trường)