Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ NGẠT NƯỚC docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.77 KB, 20 trang )

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
NGẠT NƯỚC


TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và
điều trị của bệnh nhân ngạt nước tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 2003 đến năm
2007.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca.
Kết quả: Tuổi trung bình của trẻ ngạt nước nhập viện là 5,1 ± 4,2 tuổi. Nơi xảy ra tai
nạn thường gặp nhất là sông, ao hồ (71%) và vật dụng chứa nước (18%). Ngạt do vật
dụng chứa nước chủ yếu xảy ra ở trẻ ≤ 3 tuổi, xảy ra ở trẻ nữ nhiều hơn trẻ nam. Trẻ ở
tỉnh và ngoại thành chủ yếu xảy ra tai nạn ở sông, ao hồ tự nhiên. Có 8% trường hợp
được hồi sức đúng cách. Tỉ lệ trẻ có suy hô hấp lúc nhập viện, có rối loạn tri giác, có
hạ thân nhiệt, có chấn thương đi kèm lần lượt là 75%, 64%, 4% và 3%. Có 32%
trường hợp đường huyết tăng ≥ 200mg%. Kết quả điều trị: hồi phục 62%, tử vong
24%, di chứng thần kinh 14%. Những trường hợp có thời gian chìm trong nước lâu,
rối loạn tri giác, Glasgow thấp, mất phản xạ ánh sáng, hạ thân nhiệt, tím tái, tăng
đường huyết hay pH < 7,2 thường có kết quả điều trị xấu.
Kết luận: Nơi xảy ra tai nạn thay đổi theo tuổi, giới và địa bàn cư trú. Dấu hiệu tiên
lượng xấu: thời gian chìm trong nước lâu, rối loạn tri giác, Glasgow thấp, mất phản xạ
ánh sáng, hạ thân nhiệt, tím tái, tăng đường huyết, pH < 7,2.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF EPIDEMIOLOGY, CLINICAL AND LABORATORY
FEATURES AND TREATMENT OF DROWNING AT CHILDREN’S HOSPITAL
N
0
I, 2003 - 2007
Nguyen Hoang Thanh Uyen, Bui Quoc Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 1 – 7
Objective: To determine prevalences of characteristics of epidemiology, clinical and


laboratory features and treatment of drowning at Children’s Hospital N
0
1, from 2003
to 2007.
Study design: Case series.
Results: The mean age of drowning children was 5.1 ± 4.2 years. Most of drownings
were in open water (71%) and in body of water (18%). Drowning in body of water
occurred primarily at the age of 0-3 years, in female more than in male. Children in
the countryside drowned majority in open water. Only 8% of victims received right
resuscitations. The proportions of respiratory failure, unconsciousness, hypothermia
and trauma were 75%, 64%, 4% and 3%, respectively. 32% of victims had glycemia
which was more than 200mg%. Results of treatment: 62% recovered, 24% died and
14% had neurologic impairment. The cases with prolonged submersion,
unconsciousness, low Glasgow score, no pupil reflex, hypothermia, hyperglycemia,
pH < 7.2 had bad outcome.
Conclusion: Drowning places vary by age, gender, home. Poor prognosis: prolonged
submersion, unconsciousness, low Glasgow score, no pupil reflex, hypothermia,
hyperglycemia, pH < 7.2.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới hằng năm ước tính có 500.000 người tử vong vì ngạt nước (mỗi phút
một người). Con số thực tế còn lớn hơn nhiều vì có nhiều trường hợp không được báo
cáo
(Error! Reference source not found.)
.
Trong các nguyên nhân tử vong do tai nạn, ngạt nước là nguyên nhân xếp thứ nhì, sau
tai nạn giao thông
(Error! Reference source not found.)
.
Không những có tỉ lệ tử vong cao, ngạt nước còn là một trong những nguyên nhân
quan trọng gây di chứng thần kinh cho trẻ còn sống.

Tại Việt Nam, nghiên cứu gần đây nhất của Phạm Thị Ngọc Lan tiến hành tại bệnh
viện Nhi Đồng 2 cho biết tỉ lệ tử vong của trẻ ngạt nước là 10,1%
(Error! Reference source
not found.)
.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định một số đặc điểm dịch tễ, lâm
sàng, cận lâm sàng và tỉ lệ các kết quả điều trị của trẻ ngạt nước nhập viện Nhi Đồng
1. Qua đó đóng góp một phần kiến thức cho việc dự phòng và điều trị ngạt nước.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Trẻ được chẩn đoán ngạt nước nhập bệnh viện Nhi Đồng 1.
Dân số chọn mẫu
Trẻ được chẩn đoán ngạt nước và nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/1/2003–
31/12/2007.
Cỡ mẫu
Lấy trọn.
Tiêu chí chọn mẫu
Trường hợp được chọn thỏa mãn hai tiêu chí sau:
 Trẻ ≤ 15 tuổi.
 Được chẩn đoán ngạt nước với bệnh sử úp mặt hoặc chìm trong nước.
Tiêu chí loại trừ:
Loại trừ những trường hợp có một trong các tiêu chí:
 Trẻ được chẩn đoán bại não hoặc chậm phát triển tâm thần vận động trước
nhập viện.
 Không đủ dữ kiện theo bệnh án mẫu.
 Gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu (với những trường hợp tiền
cứu).

Phân tích số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData 3.1. Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê
Stata 10.0. Biến số định tính: tính tần số và tỉ lệ
%
. Biến số định lượng: tính trung bình
và độ lệch chuẩn.
KẾT QUẢ
Trong vòng 5 năm từ 01/01/2003 đến 31/12/2007, có tổng cộng 137 trường hợp ngạt
nước nhập viện Nhi Đồng 1. Loại 12 trường hợp vì không đủ dữ kiện theo bệnh án
mẫu hoặc được chẩn đoán bại não hoặc chậm phát triển tâm thần trước nhập viện,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu 125 trường hợp còn lại, gồm 121 trường hợp hồi cứu
và 4 trường hợp tiền cứu.
Phân bố theo tuổi và giới
Tuổi trung bình của trẻ ngạt nước nhập viện là 5,1 ± 4,2 tuổi. Trẻ nhỏ nhất nhập viện
vì ngạt nước là 3 tháng tuổi. Nhóm tuổi thường gặp nhất là ≤ 3 tuổi, chiếm 49%, trẻ
trên 3 tuổi đến 5 tuổi chiếm 14%, trẻ trên 5 tuổi đến 10 tuổi chiếm 21%, trẻ trên 10
tuổi chiếm 16%. Tỉ lệ trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ trong mọi nhóm tuổi, tỉ lệ nam: nữ
xấp xỉ 2
:
1.
Địa bàn cư trú
Trẻ nhập viện từ các tỉnh chiếm 54%, từ thành phố Hồ Chí Minh là 46%. Trong đó
hai địa phương có số lượng trẻ nhập viện vì ngạt nước nhiều hơn hẳn các nơi khác là
tỉnh Long An chiếm 30% và huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 13%.
Thời điểm xảy ra tai nạn
Thời điểm trong ngày thường xảy ra tai nạn là 14 đến 17 giờ, chiếm 47,2%. Không
ghi nhận trường hợp nào xảy ra từ 21 giờ đến 6 giờ. Tháng xảy ra tai nạn thường gặp
là tháng 4 đến tháng 7, chiếm 43%.
Nơi xảy ra tai nạn
Nơi xảy ra tai nạn thường gặp nhất là sông, ao hồ (71%). Đứng thứ nhì là các vật

dụng chứa nước trong nhà (18%), mà chủ yếu là xô, chậu, chỉ 1 trường hợp trong
bồn tắm (1%). Tỉ lệ xảy ra tại hồ bơi, biển, nơi khác lần lượt là 7%, 2% và 2%.
Đối với trẻ nam, tỉ lệ ngạt nước xảy ra ở biển là 4%, ở sông, ao hồ là 75%, ở hồ bơi là
5%, do các vật dụng chứa nước trong nhà là 12% và những nơi khác (đều là cầu cá) là
4%. Với trẻ nữ, tỉ lệ tai nạn xảy ra ở sông, ao hồ là 60%, ở hồ bơi là 12%, do các vật
dụng chứa nước trong nhà là 28%. Nam có tỉ lệ xảy ra tai nạn ở sông, ao hồ cao hơn
nữ, ngược lại, nữ có tỉ lệ xảy ra tai nạn ở hồ bơi và các vật dụng chứa nước cao hơn
nam. Sự khác biệt về nơi xảy ra tai nạn theo giới tính là có ý nghĩa thống kê với
(p=0,042).
Trong mọi nhóm tuổi, ngạt nước tại sông, ao hồ đều chiếm tỉ lệ cao nhất, đặc biệt đối
với nhóm trẻ lớn hơn 5 tuổi đến 10 tuổi tỉ lệ này đến 85%. Ngạt do các vật dụng chứa
nước có khuynh hướng xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ ≤ 3tuổi (32%). Đối với trẻ càng
lớn, tỉ lệ ngạt nước do hồ bơi càng tăng. Sự khác biệt về nơi xảy ra tai nạn theo lứa
tuổi là có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Tai nạn ngạt nước của trẻ em nội thành xảy ra nhiều ở sông, ao hồ (48%), hồ bơi
(20%), vật dụng chứa nước trong nhà (29%). Đối với trẻ ở ngoại thành và ở tỉnh
tai nạn xảy ra chủ yếu tại sông, ao hồ. Sự khác biệt về nơi xảy ra tai nạn theo địa
bàn cư trú là có ý nghĩa thống kê (p = 0,011).
Tỉ lệ ngạt nước ngọt là 92%, ngạt nước mặn 8%.
Bảng 1: Tần suất (tỉ lệ
%
) nơi xảy ra tai nạn theo tuổi, giới và địa bàn cư trú
Biển

Sông,
ao hồ

Hồ
bơi


Vật
dụng
chứa
nước
Nơi
khác

Kiểm
định
Fisher

Tuổi
≤ 3 0 40
(65)
0 20 (32)

2 (3)

(3-5) 2
(12)

11
(64)
1
(6)
2 (12) 1 (6)

(5-10) 1 (4)

22

(85)
3
(11)

0 0
>10 0 15
(75)
5
(25)

0 0
p <
0,001

Giới
p =
Biển

Sông,
ao hồ

Hồ
bơi

Vật
dụng
chứa
nước
Nơi
khác


Kiểm
định
Fisher

Nam
3 (4)

62
(75)
4
(5)
10 (12)

3 (4)

N
ữ 0 26
(60)
5
(12)

12 (28)

0
0,042

Địa bàn cư trú
N
ội

thành
1 (3)

17
(48)
7
(20)

10 (29)

0
Ngo
ại
thành
0 18
(82)
0 4 (18) 0
Tỉnh 2 (3)

53
(78)
2
(3)
8 (12) 3 (4)

p =
0,011

Tình huống xảy ra tai nạn
Tình huống thường gặp nhất là trẻ té xuống sông, ao hồ (63%). Tiếp theo đó là do

chúi đầu vào vật dụng chứa nước (18%) hoặc do đi tắm biển, sông, hồ (18%). Có 1
trường hợp do bé lên cơn động kinh và bị ngã xuống ao, 1 trường hợp bé nhảy xuống
ao cứu em và cũng bị ngạt nước. Không ghi nhận trường hợp nào có liên quan đến sử
dụng rượu.
Thời gian ước đoán chìm trong nước
Trong 125 trường hợp nghiên cứu có 55 trường hợp không ghi nhận được thời
gian ước đoán chìm trong nước. Trong nhóm được ghi nhận thì thời gian này trung
bình là 6,6 ± 3,5 phút, các trường hợp chìm trên 5 phút chiếm 34%.
Biện pháp cấp cứu tại hiện trường
Trong 107 trường hợp được hồi sức tại hiện trường, có 8% trường hợp được hồi sức
đúng cách. Có đến 85% trẻ được xốc nước tại hiện trường. Một số trẻ được hơ lửa
(4%), lăn lu (1%), ép bụng (5%).
Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện
Tỉ lệ trẻ có suy hô hấp lúc nhập viện là 75%. Tỉ lệ phù phổi là 4%. Tỉ lệ bệnh nhân có
sốc lúc nhập viện là 7%. Tỉ lệ trẻ có rối loạn tri giác là 64%, trong đó 36% lơ mơ,
28% hôn mê. Tỉ lệ trẻ có hạ thân nhiệt (thân nhiệt < 35
o
C) là 4%. Tỉ lệ có chấn
thương đi kèm là 3%.
Đặc điểm cận lâm sàng
Hct và tiểu cầu trong giới hạn bình thường ở hầu hết trường hợp (92%). Bạch cầu
tăng trên 10.000 trong 57% truờng hợp.
Natri máu bình thường trong 61% trường hợp. Có 4% trường hợp natri máu tăng trên
145mEq/L. Có 35% trường hợp natri máu giảm dưới 135 mEq/ L.
Có 32% trường hợp đường huyết tăng ≥ 200mg%. Không có trường hợp nào đường
huyết < 40mg%.
Khí máu động mạch thể hiện tình trạng toan chuyển hóa có kiềm hô hấp bù trừ trong
đa số trường hợp (53%), trong đó toan chuyển hóa nặng với pH < 7,2 chiếm 15%. Tỉ
lệ AaDO
2

tăng trên 60 mmHg chiếm 67%.
91% trường hợp có bất thường trên X quang, thường gặp nhất là hình ảnh thâm
nhiễm ở hai phổi (49%).
Kết quả điều trị
Bảng 2: So sánh một số yếu tố giữa nhóm hồi phục với nhóm tử vong hoặc di chứng
Yếu tố Hồi phục

(N = 78)
Di ch
ứng
hay t

vong
(N = 47)
p
Giới
Nam
50 (61%) 32 (39%)
N
ữ 28 (65%) 15 (35%)
p** =
0,87
Tuổi
≤ 5 tuổi 47 (60%) 31 (40%)
p** =
0,52
Yếu tố Hồi phục

(N = 78)
Di ch

ứng
hay t

vong
(N = 47)
p
> 5 tuổi 31 (66%) 16 (34%)
Loại nước
Mặn 7 (70%) 3 (30%)
Ngọt 71 (62%) 44 ( 38%)
p* =
0,746
Th
ời gian
ư
ớc đoán
chìm trong
nước (phút)


5,5 ± 3

8,8 ± 3,5
p* <
0,001
Điểm
Glasgow
10,1 ± 3,2



4,5 ± 2,1
p* <
0,001
Tri giác
Tỉnh 42 (93%) 3 (7%)
Lơ mơ 32 (71%) 13 (29%)
p* <
0,001
Yếu tố Hồi phục

(N = 78)
Di ch
ứng
hay t

vong
(N = 47)
p
Mê 4 (11%) 31 (89%)
Thân nhiệt
< 35
o
C 0 5 (100%)
≥ 35
o
C 78 (65%) 42 (35%)

p* =
0,007
Co giật 9 (12%) 9 (19%)

p** =
0,24
Tím tái 12 (15%) 18 (38%)
p** =
0,004
Đường
huyết

< 200mg% 53 (70%) 23 (30%)
≥ 200mg%

15 (42%) 21 (58%)
p** =
0,005
CRP 14 ± 23 22 ± 35
p* =
Yếu tố Hồi phục

(N = 78)
Di ch
ứng
hay t

vong
(N = 47)
p
0,442
AaDO
2


108,6 ±
127,8
380,5 ±
207,8
p* <
0,001
pH
< 7,2 3 (21%) 11 (79%)
≥ 7,2 49 (60%) 32 (40%)
p* =
0,009
p*
:
kiểm định Fisher, p**: kiểm định chi bình phương.
Tỉ lệ hồi phục là 62%. Tỉ lệ tử vong là 24%. Tỉ lệ có di chứng thần kinh là 14%.
Nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận có sự khác biệt về các yếu tố: tuổi, giới,
loại nước gây ngạt, co giật và giá trị của CRP giữa nhóm hồi phục với nhóm tử vong
hoặc di chứng.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm hồi phục với nhóm tử vong hoặc di
chứng về các yếu tố: thời gian ước đoán chìm trong nước, thân nhiệt, điểm Glasgow,
tri giác, tím tái, đường huyết, AaDO
2
và pH. Nhóm tử vong hoặc di chứng có thời
gian ước đoán chìm trong nước trung bình dài hơn, có điểm Glasgow trung bình thấp
hơn và có giá trị AaDO
2
trung bình cao hơn của nhóm hồi phục. Nhóm tử vong hoặc
di chứng có tỉ lệ rối loạn tri giác, hạ thân nhiệt, tím tái, tăng đường huyết và toan
chuyển hóa nặng cao hơn của nhóm hồi phục.
BÀN LUẬN

Đặc điểm dịch tễ
Nhóm tuổi thường gặp nhất là ≤ 3 tuổi, đây là lứa tuổi bắt đầu biết đi nhưng chưa ý
thức rõ về môi trường xung quanh nên dễ xảy ra tai nạn.
Về phái tính, tỉ lệ nam
:
nữ trong nghiên cứu của chúng tôi xấp xỉ 2:1. Kết quả này
cũng phù hợp với đặc điểm tỉ lệ ngạt nước của trẻ nam cao hơn trẻ nữ được nêu
trong nhiều y văn
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
. Tỉ lệ này
trong nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Lan là 3:2
(Error! Reference source not found.)
, trong
nghiên cứu của Ruth A. Brenner xấp xỉ 3:1
(Error! Reference source not found.)
.
Thời điểm thường xảy ra tai nạn trong ngày là từ 14 đến 17 giờ (47%), đặc biệt là
khoảng 15-16 giờ (31%). Tai nạn xảy ra tương đối đồng đều vào các ngày trong tuần.
Từ tháng 4 đến tháng 7 là khoảng thời gian chiếm tỉ lệ cao trong năm (43%). Đây
cũng là những tháng nghỉ hè của học sinh. Ở một số nước có khí hậu bốn mùa thì ngạt
nước thường tăng cao vào những tháng ấm áp. Trong nghiên cứu của L. Quan và P.
Commings tiến hành tại Washington thì 50% trường hợp ngạt nước xảy ra vào những
tháng trời ấm là từ tháng 5 đến tháng 8
(Error! Reference source not found.)
. Nghiên cứu của Luis
K. Lee tiến hành tại Massachusetts cho thấy 65% trường hợp ngạt nước xảy ra vào
mùa hè, từ tháng 7 đến tháng 9
(Error! Reference source not found.)
.
Nơi xảy ra tai nạn thường gặp nhất là sông, ao hồ, giống như kết quả nghiên cứu của

Ruth A. Brenner và nhiều tác giả khác
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.)
. So với kết quả nghiên cứu của Ruth A. Brenner tỉ lệ ngạt nước tại hồ bơi của
chúng tôi thấp hơn và tỉ lệ ngạt do vật dụng chứa nước cao hơn. Sự khác biệt này có
thể do thói quen sử dụng hồ bơi ở nước khác phổ biến hơn ở Việt Nam và ở Việt Nam
thì thường dự trữ nước trong xô, chậu hơn. Nơi xảy ra tai nạn cũng thay đổi theo tuổi,
giới và địa bàn cư trú.
Tình huống xảy ra ngạt nước chủ yếu là do tai nạn sinh hoạt: trẻ ngạt nước khi đi
biển, tắm sông (17%), chúi đầu vào xô, chậu đang chứa nước (18%), do té xuống ao
hồ (63%). Đây là những tình huống phần nào có thể dự đoán trước và phòng ngừa
được. Gia đình có trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ ≤ 3 tuổi thì những vật dụng chứa nước cần có
nắp đậy an toàn, giám sát trẻ cẩn thận để tránh xảy ra tai nạn.
34% trường hợp thời gian ước đoán chìm trong nước trên 5 phút. Kết quả này cho
thấy rất nhiều trường hợp ngạt nước không được phát hiện kịp thời. Điều này sẽ ảnh
hưởng đến tiên lượng của trẻ.
Trong 107 trường hợp có hồi sức tại hiện trường chỉ 8% được hồi sức đúng, có đến
85% trẻ được xốc nước, bên cạnh đó là những xử trí sai lầm khác như hơ lửa, lăn lu,
ép bụng. Những xử trí này không những không giúp ích gì cho trẻ mà còn làm nặng
hơn đồng thời làm mất thời gian quí giá để hồi sức cho trẻ. Kết quả này cho thấy hiểu
biết của người dân về sơ cứu ngạt nước chưa cao. Có một trường hợp cha là điều
dưỡng vẫn tiến hành xốc nước cho trẻ. Một số nhân viên cứu hộ của hồ bơi cũng xốc
nước cho nạn nhân rồi mới hà hơi thổi ngạt. Điều này nói lên rằng ngay cả nhân viên
y tế hay nhân viên cứu hộ, những người được tin tưởng là có kiến thức, thực hành sơ
cứu tốt, vẫn xử trí sai, vẫn chưa xóa bỏ được những tập quán sai lầm đã có từ lâu này.
Qua đây cho thấy việc tuyên truyền, huấn luyện cách sơ cứu ngạt nước là hết sức cần
thiết và có thể phải lặp đi lặp lại nhiều lần. Đối tượng hướng đến không chỉ là nhân
viên cứu hộ, những người làm việc có liên quan đến tai nạn ngạt nước mà cả người
dân không liên quan đến công tác cứu hộ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có đến
91% người phát hiện ra trẻ là cha mẹ, hàng xóm, người đi đường…những người

không liên quan đến việc cứu hộ.
Đặc điểm lâm sàng
Có 3 trường hợp chuyển viện từ tuyến trước đến bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình
trạng mạch bằng 0, huyết áp bằng 0, điều này chứng tỏ quá trình chuyển viện chưa
thật sự an toàn. Do vậy, việc tiếp tục huấn luyện thường xuyên cho tuyến trước về an
toàn chuyển viện là cần thiết.
Hầu hết trẻ đều có biểu hiện rối loạn về hô hấp lúc nhập viện (75%). Nguyên nhân
của tổn thương hô hấp thường là do trẻ hít nước vào phổi hoặc do phản xạ co thắt
thanh môn gây thiếu oxy, đưa đến hàng loạt những rối loạn trên các cơ quan khác do
thiếu oxy mô
(8)
. Tỉ lệ bệnh nhân có phù phổi trong nghiên cứu của chúng tôi là 4%, tỉ
lệ này cũng tương đương với kết quả trong nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Lan
(4%)
(Error! Reference source not found.)
.
Đa số trẻ nhập viện có rối loạn tri giác: 36% lơ mơ và 28% hôn mê. Các tỉ lệ này cao
hơn tỉ lệ trong nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Lan (lần lượt là 12% và 18%). Trẻ có
rối loạn tri giác lúc nhập viện có kết quả điều trị xấu hơn trẻ không có rối loạn tri giác
(p < 0,001).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các trẻ có hạ thân nhiệt đều tử vong hoặc di
chứng thần kinh. Đây thông thường là một dấu hiệu tiên lượng nặng
(Error! Reference source
not found.)
. Tỉ lệ trẻ ngạt nước có thân nhiệt ≤ 35
o
C trong nghiên cứu của Blasco Alonso
và cộng sự lên đến 39%
(Error! Reference source not found.)
. Có thể ở các xứ lạnh trẻ sẽ có nhiều

nguy cơ bị hạ thân nhiệt hơn.
Tỉ lệ có chấn thương kèm theo trong nghiên cứu của chúng tôi là 3%. Trong đó 1
trường hợp gãy hai răng cửa hàm dưới kèm dập môi dưới do sang chấn lúc đặt nội khí
quản ở tuyến trước. Có 1 trường hợp bỏng do lăn lu, điều này lại một lần nữa cho
thấy những tập quán sai lầm trong sơ cứu ngạt nước không những không giúp nạn
nhân cải thiện mà còn gây thương tổn nhiều hơn. Có 1 trường hợp chấn thương cột
sống cổ trong nghiên cứu (0,8%). Một trường hợp còn lại xây xát da nhẹ. Trong
nghiên cứu của Vivian Hwang và cộng sự, tỉ lệ nạn nhân ngạt nước có chấn thương
kèm theo là 4,9%, và tất cả đều là chấn thương cột sống cổ
(Error! Reference source not found.)
.
Đặc điểm cận lâm sàng
Đa số trường hợp có bạch cầu tăng trên 10.000/mm
3
(57%), chủ yếu là tăng bạch cầu
đa nhân trung tính. Đây thông thường là biểu hiện của nhiễm trùng tại phổi.
Trong nghiên cứu, tỉ lệ đường tăng huyết ≥ 200mg% là 32%. Nhóm tử vong hoặc di
chứng thần kinh có tỉ lệ tăng đường huyết cao hơn nhóm hồi phục. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p = 0,005. Một số nghiên cứu cũng cho thấy tăng đường
huyết trên 10 mmol/L (180 mg) là một dấu hiệu tiên lượng nặng trong ngạt nước (p <
0,05) (Error! Reference source not found.). Tuy nhiên, chưa có chứng cứ y khoa
nào cho thấy việc sử dụng insulin để kiểm soát đường huyết mang lại ích lợi cho bệnh
nhân ngạt nước.
Khi ngạt nước, tình trạng giảm thông khí hoặc ngưng thở sẽ làm PaCO
2
tăng nhanh,
biểu hiện tình trạng toan hô hấp. Nếu quá trình này kéo dài, những sản phẩm của
lactate sẽ được tạo thành thông qua quá trình chuyển hóa yếm khí, thể hiện tình trạng
toan chuyển hóa trên khí máu động mạch. Khi hô hấp được khôi phục, PaCO
2

nhanh
chóng giảm xuống trong khi những phức hợp chuyển hóa thường tồn tại lâu hơn. Do
vậy, khí máu động mạch thường thể hiện tình trạng toan chuyển hóa, có hoặc không
có kiềm hô hấp bù trừ (PaCO
2
bình thường hoặc giảm)
(Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.)
. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số trường hợp có khí máu
động mạch biểu hiện tình trạng toan chuyển hóa có kiềm hô hấp bù trừ. Có 15%
trường hợp toan chuyển hóa nặng với pH < 7,2. Tỉ lệ này cũng tương đương với kết
quả trong nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Lan (14% trẻ có pH < 7,2) và nghiên cứu
của Blasco Alonso (18% trẻ có pH ≤ 7,1)
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.)
.
Kết quả điều trị
Tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi là 24%, tương đối cao so với nhiều
nghiên cứu khác
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
. Điều này là do
bệnh viện Nhi Đồng 1 là bệnh viện tuyến cuối, đa số bệnh nhân được chuyển từ các
tỉnh (54%), chủ yếu do quá khả năng điều trị. Tỉ lệ có di chứng thần kinh trong nghiên
cứu là 14%. Những trường hợp có kết quả điểu trị xấu là những trường hợp có thời
gian ước đoán chìm trong nước lâu, Glasgow thấp, rối loạn tri giác, hạ thân nhiệt, tím
tái, đường huyết ≥ 200mg% và pH < 7,2. Kết quả này cũng tương tự như kết quả
nghiên cứu của nhiều tác giả khác. Nghiên cứu của Al Mofadda cho thấy những yếu
tố tiên lượng xấu là thời gian ngạt trên 5 phút, Glasgow dưới 4 điểm, đường huyết
trên 180 mg% và pH dưới 7
(Error! Reference source not found.)

. Nghiên cứu của Blasco Alonso
cho thấy những yếu tố tiên lượng xấu là giới nữ, trên 4 tuổi, thời gian chìm trên 5
phút, thân nhiệt dưới 35
o
C, suy hô hấp nặng, tím tái lúc nhập cấp cứu, Glasgow 3
điểm, pH dưới 7,1
(Error! Reference source not found.)
.
KẾT LUẬN
Nơi xảy ra tai nạn thay đổi theo tuổi, giới và địa bàn cư trú. Để góp phần phòng ngừa
ngạt nước cần giám sát trẻ cẩn thận khi có những hoạt động gần sông, suối, ao, hồ và
đậy kín vật dụng chứa nước. Tuyên truyền kỹ năng sơ cứu ngạt nước cho người dân.
Lưu ý những triệu chứng nặng của bệnh nhân ngạt nước để điều trị thích hợp: thời
gian chìm trong nước lâu, rối loạn tri giác, Glasgow thấp, mất phản xạ ánh sáng, hạ
thân nhiệt, tím tái, tăng đường huyết, toan chuyển hóa nặng với pH < 7,2.

×