Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.49 KB, 3 trang )

GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN.
GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
+ Xuất khẩu lao động.
+ Cung cấp cho doanh nghiệp trong nước.
+ Tự mở cơ sở làm riêng.
Do trình độ thanh niên nông thôn còn thấp, tay nghề thấp, những người có
trình độ thì nếu quay về cũng không có môi trường phát huy tay nghề đầy đủ.
 Sửa chữa xe gắn máy, xe ô tô.
 Hớt tóc / Uốn tóc, trang điểm.
 Buôn bán nhỏ tạp hóa.
 Xây dựng nhà cửa, thợ hồ.
 Lái xe vận chuyển hàng hóa.
 Học nghề may áo quần.
 Tách vỏ hạt đều.
 Học nghề may giày da.
 Học nấu ăn mở quán cơm.
 Phay-tiện-bào.
 Nghề tin học, điện toán văn phòng, công nghệ thông tin.
 Nghề thi công điện đèn, nước cho nhà mới xây.
 Làm ruộng trồng cây, nhổ cỏ mướn.
 Câu cá, bán cá.
 Ra biển đánh cá.
 Bẩy chim.
 Làm tạp vụ, lao công.
ĐƯA KHU CÔNG NGHIỆP VỀ NÔNG THÔN VÙNG SÂU, DO ĐẤT ĐAI
CÒN NHIỀU DỄ XÂY DỰNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ NHÀ LƯU TRÚ
CHO CÔNG NHÂN VÀ XÂY DỰNG KHU NHÀ Ở, KHU DÂN CƯ CHO CÔNG
NHÂN. VỚI VIỆC XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI CƠ SỞ VẬT CHẤT HẠ TẦNG
KÈM THEO CHO KHU CÔNG NGHIỆP ĐÓ ĐỂ TẠO CÔNG ĂN VIỆC LÀM


KẾT HỢP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN NƠI ĐÓ.
THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, DOANH NGHIỆP LỚN ĐẾN CÁC
TỈNH VỚI CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI TRẢI THẢM ĐỎ VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH
MỘT CỬA THÔNG THOÁNG, VÀ VỀ THUẾ .
THỰC TRẠNG LÀ ĐƯA LÊN THÀNH PHỐ CÓ CHI NHÁNH CHÍNH
HOẶC CÓ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐỂ DẠY NGHỀ MỘT THỜI GIAN RỒI
ĐƯA VỀ LÀM TẠI QUÊ.
Xã hội hóa giáo dục với cơ chế đầu tư và huy hoạch vùng có cơ sở hạ tầng
kèm theo sẽ khuyến khích đầu tư không nên cứ dựa vào nhà nước không mà phải
chủ động tạo chương trình dự án cho xã hội cùng tham gia đầu tư.
Trịnh Quang Minh
1
GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN.
Học ở trường không bằng ở tiệm ? do không thích ứng với thị trường nhu
cầu thực tế linh hoạt và thay đổi liên tục.
Vừa đào tạo nghề, vừa tạo điều kiện nâng cao trình độ văn hóa liên thông công
nhân kỹ thuật 3/7 lên cao đẳng nghề, đại học nghề theo tay nghề chuyên môn không đặt
nặng về lý thuyết vì đây là kỹ sư thực hành cần tay nghề giỏi.
Không cào bằng, đào tạo đại trà phổ cập không thực dụng và thực tế là không
tính đến việc làm từng cá nhân sau đào tạo gắn kết với địa phương sẽ làm việc.
Thừa trường lớp, thiếu người học ? Do tay nghề thầy không đủ giỏi quá
nặng về đào tạo đại trà phổ cập phổ thông tay nghề không tính đến sự ham thích, khiếu
tay nghề, thiết bị dạy nghề nặng tính phổ cập lý thuyết không bám sát thực tế nghề đòi
hỏi, nặng tính quy mô hình thức không bám sát trình độ yếu kém nhưng có khả năng lấy
cần cù bù khả năng.
Vai trò làm cầu nối giữa doanh nghiệp hoạt động thực tế và trung tâm đào tạo
nghề thì nhà nước phải làm , trung tâm đào tạo nghề phụ trách chương trình đào tạo,
nguồn nhân lực thầy dạy đạt chất lượng chứ không phải chạy theo bằng cấp này nọ,
chứng chỉ đủ thứ mà tay nghề không có, tay nghề không giỏi thì thua.
Nhà nước lại nắm quyền đầu tư chung chung đại trà, nên tạo điều kiện cho doanh

nghiệp đầu tư, xã hội hóa vì như thế tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn vốn
nhàn rỗi, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật linh hoạt theo nhu cầu thị trường, đừng nói
chung chung là lập kế hoạch dự án đi rồi chờ phê duyệt và sự trùng lấp giữa các trường
nghề cùng chung ngành nghề làm sự canh tranh giữa tư nhân (trường tư thục) và nhà
nước, mà cơ quan nhà nước nên dành kinh phí cho việc quản lý lo kết nối các đơn vị có
năng lực có chuyên môn có tâm huyết với nghề chứ đừng để cơ sở bỏ phí lãng phí quá
trình chủ trương xã hội hóa trong giáo dục nhất là giáo dục nghề.
Lập danh sách các giáo viên dạy nghề còn sống tại thành phố cần thơ và tạo
cơ hội cho họ có cơ hội đóng góp chung cho sự phát triển của thành phố chứ đừng để
các giáo viên nghề phải tứ tán khi trung tâm dạy nghề đó không hoạt động mạnh mẽ như
xưa. Phải tăng cường năng lực quản lý chuyên trách nhân sự, chứ đừng giám sát thông
qua giấy tờ bằng cấp mà bỏ qua thợ giỏi có tay nghề rất cần cho sự phát triển của thành
phố mà bằng cấp chưa có nếu ta muốn người học đến trung tâm đào tạo có bài bản mà
chỉ đến tiệm học nghề mất nhiều thời gian hơn và dễ mất căn bản và không có bằng cấp
và sự bổ sung kiến thức để học liên thông lên cao rất uổng phí vì khó lòng nâng lương
theo thời gian năng lực kinh nghiệm trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa công
nghiệp mà làm việc riêng lẽ không sử dụng máy móc hiện đại hổ trợ sẽ khó lòng theo
kịp thời đại nguồn nhân lực chất lượng cao với mức lương có thể nuôi sống gia đình
trong quá trình quốc tế hóa sản xuất sản phẩm công nghiệp.
Đừng miễn hay giảm học phí vì như thế nhà nước không lo nỗi mãi mãi do
học viên phải có sự đầu tư về tinh thần về khả năng tự đào tạo nâng cấp trình độ
theo sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật – tái đào tạo và như thế không tạo
áp lực học lên học viên học nghề, mà là cho vay không thế chấp - không lãi suất với
cam kết trả sau thời gian học xong và kiếm được việc làm thì sẽ trừ dần theo lương
sẽ tạo áp lực tinh thần làm việc cho học viên và khả năng thu hồi vốn đầu tư theo
dự án của trung tâm đào tạo không chạy theo bằng cấp thi cử không bám sát nhu
cầu thị trường thực tế tại địa phương của học viên học nghề.
Đừng thống kê theo tỉ lệ tốt nghiệp khá giỏi mà xét thống kê theo tỉ lệ lương cao
thấp và sống được với nghề và nuôi nổi vợ con hay không ?
TRƯỜNG DẠY NGHỀ PHẢI ĐÀO TẠO THEO CƠ CHẾ TÍN CHỈ, để học

viên thích phần nào do doanh nghiệp không phải có một vị trí việc làm mà là nhiều vị trí
nhiều công đoạn, mà học viên học xong không áp dụng cũng quên hết, và những cái
doanh nghiệp cần mà học viên chưa được học mà giáo viên dạy nghề muốn dạy cũng
Trịnh Quang Minh
2
GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN.
không dám dạy khác chương trình phổ cập đại trà chung thống nhất giáo trình khi thực
tế nghề không là giống dạy phổ thông hay tin học căn bản ban đầu mà là chuyên ngành
chi tiết. Thầy dạy thì cầu chúa học viên tự học sẽ biết dù mình không dạy, học viên thì
cầu phật là mình sẽ biết dù mình muốn được học nhưng không dám tầm sư học đạo vì sợ
tốn tiền riêng học thêm ở nhà riêng của thầy, còn doanh nghiệp thì không tin tưởng đến
trường dạy nghề nữa vì sẽ phải dạy lại.
Thực chất địa phương không thể xác định nghề do không nắm về chuyên môn và
khả năng cập nhật kiến thức công nghệ chuyên môn mới đáp ứng nhu cầu phát triển của
địa phương, nên cần mời chuyên gia nghề đến địa phương để xác định nhu cầu thực tế
và xác định số lượng người cần cho nghề đó tại địa phương sẽ tuyển và đào tạo và chịu
trách nhiệm quản lý chuyên môn sau đào tạo tại địa phương đó làm cố vấn cho lãnh đạo
địa phương và nếu không có năng lực thì mình không mời nữa.
Thông báo công khai tuyển chuyên gia cho địa phương.
Nhà nước thành lập Trung tâm phân tích nghề DACUM - Development of A
Curriculum (Triển khai chương trình đào tạo) cung cấp các phiếu phân tích theo từng
nghề cụ thể cho các trung tâm đào tạo nghề đào tạo theo cơ chế tín chỉ nghề. Như thế sẽ
dễ dàng liên thông giữa các bậc nghề, tiết kiệm chi phí soạn giáo trình riêng hướng tới
chuẩn đầu ra cho học viên học nghề, để học viên nghề tích cực chủ động hướng tới từng
kỹ năng mà mình muốn học muốn tiếp thu hoàn thiện dựa trên kiến thức được cung cấp
hoàn thiện thành kỹ xảo để kiếm sống được với nghề của mình và dễ dàng bổ sung kiến
thức mới dựa trên ngân hàng dữ liệu các phiếu phân tích nghề DACUM .
TRỊNH QUANG MINH
Giảng viên trường Đại học Tây Đô
Email:

Trịnh Quang Minh
3

×