Câu 6. Về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở Việt Nam
Bài làm
Mục tiêu của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang
hướng tới là xây dựng Việt Nam thành một nước công nghiệp có cơ sở vật
chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiên tiến,
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và
tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã
hội, công bằng, dân chủ, văn minh. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội để đạt được những mục tiêu đó, vai trò của người quản lý kinh tế có ý
nghĩa quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại. Trong bất cứ lĩnh
vực hoạt động kinh tế nào, người quản lý cũng phải là những chủ thể hội
đủ các phẩm chất và năng lực tương ứng. Làm gì để xây dựng đội ngũ cán
bộ quản lý kinh tế giỏi, bản lĩnh và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế
đất nước đang là vấn đề bức xúc đặt ra hàng đầu cho Đảng và nhà nước
ta.
Cán bộ quản lý kinh tế là tất cả các cá nhân thực hiện chức năng quản
lý nhất định trong bộ máy quản lý kinh tế, họ cũng là người lao động nhưng
khác những người trực tiếp hoạt động sản xuất - kinh doanh ở chỗ lao
động mà họ thực hiện là lao động quản lý - một thứ lao động sản xuất đặc
biệt, nó không nằm ngoài mà nằm trong quá trình sản xuất vật chất, tạo ra
giá trị mang lại lợi nhuận cho từng đơn vị kinh tế. Do đó, quản lý kinh tế
trước hết là một nghề có chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, nói đến cán bộ
là nói đến con người và người cán bộ phải được đặt trong mối quan hệ xác
định; quan hệ với đường lối, nhiệm vụ, chính trị trong từng thời kỳ nhất
định; quan hệ với bộ máy và cơ chế chính sách; quan hệ với thực tiễn hoạt
động kinh tế của đất nước.
Trong hoạt động kinh tế, cán bộ quản lý giữ vai trò cực kỳ quan trọng, là
nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong phát triển kinh tế của
một quốc gia, một doanh nghiệp, bởi họ trực tiếp tham gia xây dựng đường
lối, thể chế, kế hoạch chính sách, công cụ quản lý kinh tế và cũng là người
trực tiếp thực hiện những đường lối, kế hoạch đó, sử dụng những công cụ,
thực lực kinh tế để tác động quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường hoặc
trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất, đặc biệt là đối với cán bộ quản lý kinh
tế, các quyết định quản lý mà họ đưa ra có tác động sâu sắc, lâu dài đến
đời sống KTXH … . Có hai nhóm cán bộ quản lý kinh tế hoạt động ở hai
lĩnh vực khác nhau : quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý trong sản xuất
- kinh doanh. Hai nhóm cán bộ này thực hiện chức năng quản lý có khác
nhau, có những đặc điểm và yêu cầu riêng khác nhau nhưng có đặc điểm
và yêu cầu chung của một loại nghề nghiệp đặc biệt : nghề quản lý. Do vậy
họ phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức và
năng lực quản lý nhất định.
Về phẩm chất chính trị, biểu hiện cao nhất và tập trung nhất của cán bộ
quản lý kinh tế hiện nay là phải nắm vững quán triệt được quan điểm,
đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, nhà nước và ở từng cấp phải
biết cụ thể hoá đường lối quan điểm vào nội dung quản lý, vào trong hoạt
động thực tiễn của đơn vị, biểu hiện qua việc làm, kết quả cống hiến vào sự
nghiệp phát triển kinh tế của từng ngành, từng địa phương. Cụ thể hơn,
yêu cầu về phẩm chất chính trị cho mỗi cán bộ quản lý là : phải có quan
điểm, lập trường chính trị vững vàng, có bản lĩnh và kiên định trong công
việc được giao, có ý chí và có khả năng làm giàu cho tập thể - xã hội và
cho bản thân, có khả năng tự hoàn thiện, tự quản lý, tự đánh giá kết quả
công việc của bản thân, đánh gía con người mà mình quản lý, biết cách
biến nhận thức chính trị của mình thành nhận thức của mọi người, tạo
được lòng tin và lôi cuốn mọi người tham gia cũng như hoạt động trong quá
trình đổi mới họ vừa phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, vừa phải rất năng
động sáng tạo.
Về phẩm chất đạo đức, người quản lý kinh tế phải sống và làm việc
theo pháp luật, đồng thời với tư cách là người quản lý, họ phải biết chăm lo
việc công của đơn vị, của nhà nước cũng như chăm lo đến con người, tập
thể, cộng đồng, biểu hiện qua cách xử sự công bằng, công tâm, khách
quan, có văn hoá, tôn trọng con người… Bên cạnh đó, người quản lý phải
là tấm gương cho người dưới quyền và người lao động trực tiếp noi theo,
điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý phải là người liêm khiết, khiêm tốn,
trung thực, thẳng thắn, không vụ lợi. Sự công bằng, công tâm của người
lãnh đạo, quản lý và thực hiện bình đẳng giữa cống hiến và hưởng thụ,
giữa quyền lợi và trách nhiệm là yếu tố hết sức quan trọng bởi nó đem lại
sự đồng thuận, đoàn kết và thống nhất cao của tập thể mà họ quản lý. Cuối
cùng, người quản lý kinh tế còn phải biết lưu giữ và hàm chứa những
truyền thống dân tộc, kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và yếu tố
hiện đại trong tính cách.
Về yêu cầu năng lực quản lý, họ phải có khả năng hoàn thành một hoạt
động nhất định, bao gồm năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức quản
lý.
Về năng lực chuyên môn, người quản lý kinh tế phải có kiến thức
chuyên môn về lĩnh vực được giao trách nhiệm quản lý mới thực để biết sử
dụng và tập hợp các chuyên gia giỏi, các cán bộ chuyên môn dưới quyền,
giao đúng việc và tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng chuyên môn cho
nhiệm vụ chung. Bên cạnh đó, người quản lý kinh tế không những phải có
kiến thức về lĩnh vực kinh tế thị trường; nắm vững bản chất, quy chế vận
động để ứng xử, lựa chọn trong kinh doanh, để sử dụng công cụ điều tiết
kinh tế thị trường trong quản lý nhà nước mà còn phải có kiến thức về khoa
học quản lý hiện đại đồng thời trong hoạt động quản lý, người quản lý kinh
tế phải xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, thực tế địa
phương, thực tế đời sống kinh tế - xã hội để tìm lời giải, biện pháp cụ thể,
tránh giáo điều sách vở.
Về năng lực tổ chức quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế là
những người trực tiếp tổ chức điều hành bộ máy quản lý để phối hợp hoạt
động của từng đơn vị kinh tế cụ thể, do đó người cán bộ quản lý phải có
năng lực thực tế và phân tích các tình huống, năng lực quyết sách và giải
quyết các vấn đề, năng lực tổ chức và chỉ huy để tạo được chuyển biến
nhảy vọt về lực lượng sản xuất và năng suất lao động. Người quản lý kinh
tế phải có bản lĩnh, kiên quyết, nhạy cảm, linh hoạt, có khả năng quan sát,
biết thích nghi kinh tế thị trường, năng động và lợi dụng được các tác động
qua lại giữa thị trường với sản xuất kinh doanh để thúc đẩy sản xuất kinh
doanh phát triển. Họ cũng phải là người có tầm nhìn xa trông rộng, ít phải
trả giá cho những sai lầm, bình tĩnh, tự chủ nhưng quyết đoán, dứt khoát
trong công việc, có kế hoạch làm việc rõ ràng và tiến hành công việc nhất
quán theo kế hoạch, dám nghĩ dám làm, dám mạo hiểm, dám chịu trách
nhiệm, biết dồn đúng tiềm lực vào khâu yếu, biết tận dụng thời cơ có lợi
cho hệ thống. Người quản lý kinh tế phải có tác phong đúng mực, thông
cảm và hiểu cấp dưới, có thái độ chân thành, cộng tác, đồng thời hướng
cho cấp dưới tác phong cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau, biết sử dụng đúng tài
năng từng người, đánh giá đúng con người, biết xử lý tốt các mối quan hệ
ở trong và ngoài hệ thống, quan hệ với người dưới quyền; quan hệ với cấp
trên trực tiếp …
Ở Việt Nam, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế được hình thành, phát triển
gắn liền với chủ trương, đường lối cán bộ của Đảng và nhà nước. Bên
cạnh những ưu điểm như : đã có đội ngũ cán bộ tương đối đủ vể cơ cấu
trình độ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tận tuỵ tâm huyết với công việc;
có những bước phát triển về số lượng và chất lượng; có phẩm chất trong
sáng, thích ứng nhanh và có nhiều đóng góp xây dựng cơ chế kinh tế
mới… Song trước những yêu cầu đặt ra từ thực tế biến động không ngừng
của nền kinh tế thị trường, sự thách thức cạnh tranh kinh tế, sự phát triển
khoa học-công nghệ và hòa nhập kinh tế quốc tế, các nước trên thế giới ,
đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế nước ta cũng bộc lộ những hạn chế và
khuyết điểm : đó là tình trạng mất cân đối về cơ cấu trình độ, về ngành
nghề lứa tuổi; thiếu những nhà kinh doanh và công chức quản lý kinh tế
giỏi, cán bộ quản lý doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu mới về
trình độ năng lực do kiến thức về kinh tế thị trường, về luật pháp và năng
lực quản lý còn nhiều bất cập; công tác quản lý cán bộ còn yếu chưa đồng
bộ ở tất cả các khâu; một bộ phận cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức -
chính trị, chạy theo lối sống thực dụng, lợi dụng các sơ hở yếu kém để trục
lợi cá nhân…
Từ thực trạng trên, vấn đề bức xúc hiện nay là phải xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lý kinh tế có đủ khả năng thích nghi, làm chủ và vận hành nền
kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đầu tư cho cán
bộ quản lý kinh tế cũng chính là đầu tư cho phát triển, chống lại nguy cơ tụt
hậu. Do đó, đây là một quá trình lâu dài và gắn chặt với quá trình đổi mới
hoàn thiên cơ chế, cải cách hành chính, bao gồm việc thực hiện đồng bộ
các giải pháp như sau:
Một là phải đổi mới quan niệm, nhận thức về đội ngũ cán bộ quản lý
kinh tế : vấn đề chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ là vấn đề hệ trọng của sự
nghiệp đổi mới, vì vậy Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản
lý cán bộ. Mặt khác, quản lý kinh tế cần phải được nhìn nhận như một chức
nghiệp, một nghề nghiệp lao động đặc biệt trong cơ cấu lao động xã hội, nó
đòi hỏi cán bộ quản lý bên cạnh những phẩm chất, năng lực đặc biệt còn
phải được đào tạo thật bài bản, chuyên nghiệp. Song song đó, cần tiếp tục
cụ thể hoá Nghị quyết Hội nghị TW 3 (khoá VIII) về cán bộ quản lý kinh tế,
chuẩn bị đội ngũ cán bộ thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, từ đó có
biện pháp cụ thể từ phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ, đánh
giá cán bộ quản lý kinh tế. Để việc tuyển chọn, đánh giá cán bộ được
khách quan, khoa học, cần xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn có tính chất
pháp lý cho từng loại cán bộ quản lý trên hai mặt cơ bản : phẩm chất và
năng lực đồng thời cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh
tế và chức năng quản lý sản xuất - kinh doanh để trền cơ sở đó mà tiêu
chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cho từng lĩnh vực.
Hai là phải xây dựng chiến lược về cán bộ quản lý kinh tế : Đối với cán
bộ quản lý nhà nước về kinh tế, phải có chiến lược đào tạo những cán bộ
quản lý nhà nước về kinh tế vĩ mô bởi họ là những người có sự tác động
rộng, toàn diện trên các mặt chính trị, xã hội và toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, do đó phải là những công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có
phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực chuyên môn đủ cao khả năng
hoạch định chính sách, định hướng đúng đắn cho sự phát triển nến kinh tế
nước ta. Đối với cán bộ quản lý sản xuất - kinh doanh nhất là trong các
doanh nghiệp then chốt của nhà nước, ngoài những yêu cầu và đặc trưng
chung của một nhà quản trị thực thụ, cần phải đào tạo đội ngũ các nhà
quản trị doanh nghiệp giỏi, mang đậm bản sắc Việt Nam, có những phẩm
chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, tận tâm đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế của đất nước, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả cao, năng
động, tôn trọng pháp luật, văn minh và hiện đại, phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, của nhà nước, hội nhập được với quốc
tế và khu vực. Từ chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cần
cụ thể hoá thành kế hoạch ở mọi cấp, mọi ngành và địa phương, cơ sở; tập
trung một số kế hoạch như: kế hoạch dự báo tình hình cán bộ trong dài
hạn; kế hoạch đào tạo nguồn, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng, kế hoạch sử
dụng… đây là biện pháp rất cần thiết để đội ngũ cán bộ không bị hụt hẫng,
đảm bảo tính liên tục cũa hệ thống quản lý.
Ba là tiến hành đào tạo cán bộ theo những tiêu chuẩn đã xác định nhằm
tạo ra đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển sang mô hình
kinh tế mới, cơ chế quản lý mới; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập vào đời sống kinh tế quốc tế.
Kinh nghiệm các một nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực và thế
giới, hầu như nước nào cũng có chiến lược phát triển giáo dục, đề ra mục
tiêu và đầu tư thỏa đáng. Ô-xtrây-li-a đưa ra khẩu hiệu: "Hãy cứu lấy nền
kinh tế bằng giáo dục". Đảng ta trong quá trình đổi mới cũng đã xác định
giáo dục và đào tạo là "Quốc sách hàng đầu". Trong đào tạo, phải đổi mới
về nội dung, về phương pháp, phương thức sao cho những kiến thức quản
lý và kiến thức kinh tế được tiếp nhận qua đào tạo phải kết hợp lý luận cơ
bản với khoa học quản lý hiện đại, chuyên môn nghiệp vụ phải gắn liền với
kiến thức thị trường, phù hợp với yêu cầu cơ chế thị trường, đồng thời phải
coi trọng nguồn từ thế hệ trẻ đã qua đào tạo từ các trường đại học, cao
đẳng dạy nghề, cần tin và mạnh dạn giao việc cho họ để thông qua thực
tiễn mà họ trưởng thành được nhanh chóng cũng phát hiện những khiếm
khuyết của họ để tiếp tục bồi dưỡng.
Bốn là phải thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các khâu sử dụng cán bộ từ
tuyển dụng, phân công, bố trí, đề bạt Trong tuyển chọn cán bộ quản lý
kinh tế phải “coi trọng cả tài và đức là gốc”, cần tìm hiểu đúng vị trí và mối
quan hệ chặt chẽ cả đức và tài để tránh cực đoan tuyệt đối hoá từng mặt.
Đồng thời cần sử dụng nhiều phương pháp tuyển chọn như: phương pháp
thi tuyển, phương pháp quan sát phát hiện năng khiếu, phương pháp thử
nghiệm: thử nghiệm trong trí tuệ, tài năng nghề nghiệp, tính cách, thử
nghiệm trong thực tiễn; phương pháp trưng cầu ý kiến bỏ phiếu kín. Đồng
thời để phát hiện các nhà doanh nghiệp trẻ, tài năng, cần mở rộng nhiều
hình thức phát hiện nhân tài như chương trình “khởi nghiệp” Trong khâu
bố trí và sử dụng cán bộ, phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở trường, đề
bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm và công việc thích hợp để họ có
môi trường phát triển được khả năng cống hiến, bảo đảm tính phù hợp
giữa trình độ, năng lực với đòi hỏi của công việc; xác định rõ chức năng
quyền hạn, trách nhiệm của từng vị trí nhằm tạo chủ động cho cán bộ và
thuận lợi cho việc đánh giá cán bộ. Đồng thời, phải cải cách tiền lương và
có chính sách đãi ngộ, thực hiện sự trân trọng, ưu đãi, biệt đãi đối với
những người có cống hiến lớn, có tài năng, có trình độ quản lý khoa học
công nghệ cao, không phân biệt người Việt trong nước hay đang sinh sống
ở nước ngoài. Đồng thời phải thực hiện chế độ thưởng phạt rõ ràng, kịp
thời căn cứ vào hiệu quả của nhiều mặt, nhưng trước hết là hiệu quả kinh
tế. Việc sử dụng, bố trí cán bộ quản lý kinh tế đúng - sai phụ thuộc vào cơ
quan làm công tác cán bộ, vì thế cần đổi mới từ chính bản thân cơ quan tổ
chức về những người làm công tác cán bộ. Trong khâu đánh giá cán bộ,
phải đổi mới quan niệm và phương pháp đánh giá theo hướng thật sự dân
chủ, theo một quy trình chặt chẽ, nội dung đánh giá bao gồm nhiều mặt,
trước hết cần tập trung và hai nội dung chủ yếu: phẩm chất và năng lực,
những nhận xét đánh giá, kết luận về cán bộ nhất thiết phải do tập thể có
thẩm quyền quyết định; nhằm khắc phục cánh làm giản đơn, phiến diện,
thái độ gia trưởng, thành kiến, thiếu công tâm.
Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa, với mục
tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh", thực
hiện tiến trình hội nhập quốc tế. Do đó càng đòi hỏi phải phát huy trí tuệ con
người Việt Nam vào công cuộc kiến thiết đất nước, đặc biệt là xây dựng
dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế giỏi, bản lĩnh - những con người "duy
lý và khoa học, kỹ thuật và công nghệ, năng động, biết cách làm giàu và
giàu lòng nhân ái". Chỉ có những con người như vậy mới có thể là động lực
phát triển xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế. Các Mác nói: "Lao động
ngành nghề là bội số của lao động giản đơn", hay: "Sức lao động của con
người tồn tại trong nhân cách sinh động của con người đó".