Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tổng quát nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.45 KB, 12 trang )

Ngành Nông nghiệp Việt Nam và giải pháp phát triển thị trường tài chính nông thôn (30/12/2010)
Trong những năm qua với sự nỗ lực cao của Chính phủ và các bộ, ngành, kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở
nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định, nhất là giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu tăng trưởng
nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia,…Tuy nhiên mặc dù đến
nay đã là năm cuối thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-
2010, nhưng phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn vẫn chậm, nhất là nông nghiệp tăng trưởng kém
bền vững, năng lực cạnh tranh yếu, chất lượng nông sản thấp, lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn
chậm phát triển, thể chế nông thôn chậm đổi mới…Thực tế đó đòi hỏi cần phải có các giải pháp cụ thể để
thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Để thảo luận và xem xét
về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Ban chỉ đạo miền tây Nam Bộ, Thành ủy-Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ và Báo Sài Gòn
Giải Phóng tổ chức hội thảo “Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn” tại Thành phố Cần Thơ vào ngày 10/12/2010. Hội thảo đã có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu,
các nhà khoa học trong và ngoài ngành với nhiều tham luận khác nhau về vấn đề nông nghiệp nông thôn
Việt Nam hiện nay. Trong bài viết này chúng tôi xin tổng hợp các ý kiến đó nhằm cung cấp cho bạn đọc cái
nhìn tổng thể về thực trạng ngành nông nghiệp hiện nay, những giải pháp phát triển nông nghiệp và đặc biệt
là các giải pháp phát triển thị trường tài chính nông thôn.
I. Những nét chính của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, khu vực nông thôn việt nam đã có sự
thay đổi rõ nét. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, hoạt động dịch vụ phát
triển mạnh, hình thành và phát triển các mô hình kinh tế mới (khu công nghiệp,
trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân) hoạt động có hiệu quả
thu hút nhiều lao động nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm cho nền kinh tế. Kết cấu
kinh tế - xã hội ở nông thôn có nhiều thay đổi, hệ thống điện, đường trường trạm,
cơ sở y tế, nước sạch, môi trường được quan tâm và đẩy mạnh. Công tác xóa đói
giảm nghèo đạt thành tựu đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Mặc dù việc xây dựng và
thực hiện các chương trình phát triển đối với một số ngành nông nghiệp mới được
tiến hành trong thời gian chưa lâu nhưng kết quả đã cho thấy tốc độ phát triển
nhanh, đạt hiệu quả cao và cùng lúc đạt được nhiều mục tiêu như cải thiện đời sống
nông thôn, tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc v.v…
Ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển khá với nhiều thành điểm đáng chú ý


như:
- Mức tăng trưởng sản xuất duy trì ở mức 4,8% liên tục trong 10 năm. Nhiều lĩnh
vực sản xuất được mở rộng về diện tích cũng như tăng trưởng về sản lượng như
gạo, cà phê, chế biến thủy hải sản, tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn phục vụ cả
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ví dụ như ngành lúa gạo, từ một nước nhập
khẩu gạo Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Sản
lượng gạo tăng liên tục từ mức 16 triệu tấn/năm (1986) lên mức 19,2 triệu tấn/năm
(1990) và 38,9 triệu tấn/năm (2009), tăng gấp 2,4 lần sau hơn 20 năm đổi mới.
Tính riêng trong các năm 2008 và 2009, sản lượng và giá trị các loại cây trồng, đặc
biệt là những cây tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu như: cà phê tăng 40,4%,
cao su tăng 37%, chè tăng 33,3% điều tăng 28,3% so với năm 2005. Tỷ trọng của
ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP luôn chiếm trên 30% trong giai
đoạn 1986 – 1990 và giảm dần trong các giai đoạn tiếp sau theo xu hướng tích cực,
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu với giá trị xuất
khẩu tăng bình quân trên 10% năm. Nếu như năm 1995, kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa nông lâm thủy sản của khu vực nông nghiệp chỉ đạt 2,5 tỷ USD thì đến cuối
năm 2009, ước đạt 13,2 tỷ USD, cao gấp 5 lần so với năm 1995. Trong 24 mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước thì nông lâm thủy sản đã đóng góp tới 11 mặt
hàng, chiếm gần ½ số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có những mặt
hàng được xem là hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su, gỗ, với kim ngạch trên 1
tỷ USD. Cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, nhiều mặt hàng nông sản gia
tăng thị phần và chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới, như hạt điều, hạt tiêu
chiếm vị trí thứ nhất, lúa gạo, cà phê đứng thứ hai, cao su đứng thứ tư, chè đứng
thứ năm và thủy sản đứng thứ bảy trong nhóm các nước sản xuất mặt hàng này.
- Khu vực nông nghiệp đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao
động, tiếp tục là ngành chính tạo ra thu nhập cho người nghèo. Tính đến cuối năm
2009, khu vực nông nghiệp, nông thôn có 15,57 triệu hộ gia đình (chiếm 69,37%
tổng số hộ gia đình của cả nước) và dân số là 60,41 triệu người (chiếm 70,37%
tổng số dân cả nước), có trên 24 triệu lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông

nghiệp, chiếm tỷ trọng gần 60% tổng số lao động đang làm việc trong các khu vực
kinh tế của cả nước.
- Một nền nông nghiệp hướng vào sản xuất hàng hóa đã bước đầu hình thành. Diện
tích gieo trồng các loại cây trồng mà sản phẩm tạo ra dành nhiều cho xuất khẩu
hoặc phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng trong nước đã tăng lên như diện tích
các loại cây rau, quả, cây công nghiệp ngắn ngày có hướng tăng nhẹ khoảng 2-
4%/năm. Diện tích các cây lâu năm tăng gần 80 nghìn ha riêng trong năm 2009 do
giá xuất khẩu một số nông sản này tăng. Những dịch chuyển này đã tạo ra sự hình
thành các vùng chuyên canh, đặc biệt là vùng sản xuất các loại cây rau, quả xuất
khẩu như vải, bưởi, sầu riêng, na, xoài, thanh long,… cùng với sự hình thành các
mô hình sản xuât hàng hóa nông sản lớn. Bên cạnh đó thì những cây trồng có định
hướng phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm chỉ tiêu dùng nội
địa thể hiện sự khó khăn, không có năng lực phát triển như cây mía đường, bông,
cây thức ăn gia súc,…
- Một nét mới trong phát triển nông nghiệp là đã xuất hiện một số mô hình tổ chức
sản xuất kiểu mới như kinh tế trang trại, cao su tiểu điền, cà phê nhân dân, tổ hợp
tác tự nguyện, hợp tác xã kiểu mới làm dịch vụ cho kinh tế hộ. Tính đến năm 2009,
cả nước đã có 135.437 trang trại, trong đó có 39.769 trang trại trồng cây hàng năm,
23.880 trang trại trông cây lâu năm, 20.809 trang trại chăn nuôi và 35.489 trang
trại nuôi trồng thủy sản, tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu
Long. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã dịch vụ trong nông nghiệp cũng là một nét
mới đáng ghi nhận trong tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Trong điều kiện toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực và năng
lượng đã trở thành các vấn đề nghiêm trọng như hiện nay, khu vực nông nghiệp
nông thôn nhất là tại các quốc gia có số dân sống dựa nhiều vào nông nghiệp như
Việt Nam tiếp tục được xác định là có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống
kinh tế xã hội. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn, Đảng ta vẫn xác định: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông
nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải
luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,

hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh
và bền vững có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; bảo đảm vững
chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp
sạch…; Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối
quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn
định chính trị xã hội” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X ngày
25/4/2006).
Những hạn chế của nông nghiệp Việt Nam hiện nay:
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cần phải thấy rằng ngành nông
nghiệp Việt Nam vẫn chỉ đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển dịch từ một
nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang một nền nông nghiệp hàng hóa. Vì vậy, vẫn
tồn tại nhiều yếu tố bất cập có thể kể đến như:
- Cơ cấu nông nghiệp chậm chuyển dịch, còn tồn tại nhiều yếu tố mất cân
đối. Năm 1990, cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta (tính theo giá trị sản xuất theo
giá thực tế) bao gồm trồng trọt chiếm 79,3%, tiếp đó là chăn nuôi 17,9% và dịch vụ
2,8% thì đến năm 2009, ước tính sơ bộ, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt vẫn
chiếm tới 71,4%, chăn nuôi có tăng lên 26,9% nhưng dịch vụ giảm xuống còn
1,7% (theo số liệu từ tổng cục thống kê). Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của
ngành nông nghiệp thuần là các nông sản do phân ngành trồng trọt làm ra như gạo,
cà phê, cao su. Sản phẩm chăn nuôi hầu như chưa xuất khẩu hoặc rất ít. Cơ cấu
nông, lâm nghiệp thủy sản năm 2000 lần lượt là 79%, 16% và 5% thì đến năm
2009, nông nghiệp vẫn chiếm 74%, thủy sản tăng lên 23% và lâm nghiệp giảm
xuống còn 3%. Sự mất cân đối còn thể hiện trong mối quan hệ giữa nguyên liệu
sản xuất và nhà máy chế biến. Như đối với ngành hạt điều, từ chỗ chỉ có vài chục
ngàn ha với sản lượng đáp ứng tiêu dùng nội địa, đến nay cả nước đã có trên
400.000 ha điều, tuy nhiên công suất của các nhà máy chế biến đã vượt quá xa khả
năng cung ứng nguyên liệu điều thô trong nước. Tình trạng tương tự cũng xảy ra
trong lĩnh vực thủy sản. Trong 3 năm trở lại đây, năng lực chế biến của các nhà
máy chế biến thủy sản tăng tới 20% trong khi sản lượng khai thác và nuôi trồng chỉ
tăng 7,6%.

- Quy mô sản xuất nhỏ, hoạt động sản xuất còn manh mún. Ví dụ như đối với
ngành sản xuất cà phê, cho tới nay, cà phê thuộc các gia đình nông dân quản lý đã
chiếm trên 90% tổng diện tích cà phê cả nước, trong đó có tới 53% chủ vườn có
diện tích cà phê dưới 1 ha và 85% chủ vườn có diện tích cà phê dưới 2ha. Diện tích
cà phê của các nông trường nhà nước đã ngày càng thu hẹp do chính sách khoán
đến hộ công nhân và bán vườn cây của các nông trường. Đối với cây cao su, đến
năm 2009, diện tích cao su tiểu điền chiếm khoảng 50,2% tổng diện tích cao su cả
nước, tương đương 338.480ha. Do quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít, điều kiện
kinh tế nhiều hộ nông dân còn nghèo nên công nghệ sau thu hoạch như phơi sấy,
chế biến và bảo quản còn nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp.
- Cơ cấu giống cây trồng và con vật nuôi còn nhiều điểm chưa hợp lý dẫn tới cơ
cấu sản phẩm nông nghiệp chưa hợp lý theo cả cung và cầu. Ví dụ như diện tích
cà phê vối hiện nay chiếm tới 92,9% chủ yếu trồng bằng hạt, diện tích cà phê chè
chỉ đạt trên 31 nghìn ha, chiếm khoảng 7% trong khi nhu cầu tiêu dùng thì chủ yếu
tập trung vào cà phê chè. Hiện tượng này diễn ra tương tự với nhiều loại cây trồng
và vật nuôi khác. Cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi còn thiếu đa dạng, tồn tại nhiều
giống cây cho hiệu quả và năng suất còn thấp, nhiều giống vật nuôi có chất lượng
kém hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước.
- Năng suất lao động chưa cao, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh
tranh yếu do đó chưa hình thành được các chuỗi giá trị nông sản mạnh và bền
vững. Mặc dù năng suất lao động của ngành nông nghiệp có tăng trong nhiều năm
trở lại đây, tuy nhiên, theo báo cáo khoa học ngành nông nghiệp Việt Nam 2011-
2015 (Bộ NN và PTNT) thì năng suất lao động bình quân của ngành nông nghiệp ở
nước ta chỉ bằng 0,16% đến 0,22% so với ngành công nghiệp từ năm 2006 đến
nay. Chất lượng sản xuất thấp cũng là một trong những vấn đề đặc biệt nghiêm
trọng. Do chất lượng sản xuất thấp dẫn đến giá trị xuất khẩu không cao, làm giảm
thu nhập cũng như hiệu quả lao động của người nông dân, làm giảm hiệu quả khai
thác đất đai và các tài nguyên khác. Theo thông báo mới nhất của ICO (tổ chức cà
phê thế giới) tỷ lệ cà phê dưới chuẩn CQP của Việt Nam lên đến 75% trong khi
Indonesia chỉ ở mức 9%. Đây cũng là lý do khiến tỷ lệ cà phê của Việt Nam bị loại

ở sàn giao dịch Liffe năm 2008 lên tới 60%. Mặc dù là nước xuất khẩu gạo hàng
đầu thế giới, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa xuất khẩu gạo có thương hiệu mạnh,
giá gạo của Việt Nam vẫn luôn duy trì ở mức thấp hơn so với giá gạo tương đương
của Thái Lan. Người nông dân phần lớn vẫn chú trọng nâng cao năng suất hơn là
chất lượng sản phẩm. Khi giá lên cao, để đạt được năng suất tối đa, người trồng cà
phê sẵn sàng sử dụng phân hóa học, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật với mức cao
hơn mức khuyến cáo, tiết giảm các loại cây che bóng mát, hái cà phê quả xanh
hoặc hái lẫn quả xanh quả chín để tăng cao sản lượng. Cà phê hái về ủ đống chờ đủ
lượng mới đổ ra phơi trên sân đất gây nên tình trạng cà phê bị ủ, phơi lâu khô,
nhiễm nấm mốc trong khi phơi,… Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với các loại
cây trồng khác.
- Thị trường thiếu ổn định, còn nhiều yếu tố bất ổn trong quá trình sản xuất, tiêu
thụ đặc biệt là vấn đề giá cả. Bên cạnh những yếu tố rủi ro về thời tiết, mùa vụ,
trong một nền nông nghiệp hàng hóa thì người nông dân lại phải đối mặt nhiều hơn
với các rủi ro về thị trường giá cả, cung cầu cả đầu vào và đầu ra. Do các yếu tố về
cung cầu không ổn định, dẫn đến sự biến động về giá trở nên phức tạp và khó đoán
trước, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người nông dân. Đặc biệt là đối với
trường hợp của Việt Nam, khi các mặt hàng nông sản của chúng ta chưa làm chủ
được thị trường thì sự thụ động về mặt cung cầu càng tăng lên, đồng nghĩa với việc
rủi ro về giá cả càng trở nên nghiêm trọng đối với người nông dân. Sự khó khăn về
vốn, sự yếu kém về kỹ thuật trong các khâu phơi sấy, bảo quản dẫn đến người
nông dân không làm chủ được thời điểm tiêu thụ, buộc phải bán ngay cả vào thời
điểm giá thấp. Sự bất ổn về giá còn có nguyên nhân xuất phát từ chính người nông
dân. Khi giá một loại nông sản tăng lên trong một năm thì ngay mùa vụ sau, người
nông dân lại đổ xô đi trồng hoặc chăn nuôi loại nông sản đó, dẫn đến nguồn cung
tăng đột biến, giá thành lập tức hạ xuống.
Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại trong lĩnh vực nông
nghiệp hiện nay:
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa được thực hiện tốt, thiếu những
chiến lược và giải pháp nhằm quy hoạch ổn định, lâu dài đối với từng cây,

con, sản xuất phần nào còn mang tính phong trào tự phát gây ảnh hưởng tiêu
cực đối với các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước. Ví dụ như đối với cây
cà phê, mặc dù Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 150/QĐ-TTg về việc phê
duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản cả nước
đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, quy mô cà phê cả nước duy trì từ 450.000 đến
500.000 ha, nhưng thực tế hiện nay cả nước có khoảng trên 525.000 ha, nhiều diện
tích trồng mới không nằm trong vùng quy hoạch, chủ yếu là trồng trên những nơi
không thích hợp với đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây cà phê, do đó không những
không đủ bù đắp sản lượng thiếu hụt của những diện tích ca phê già cỗi mà còn đe
dọa trực tiếp đến tính bền vững của những diện tích cà phê còn lại do môi trường
bị hủy hoại. Theo số liệu của ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, diện tích cà phê ở
đây có lúc lên tới 270.000ha, trong đó có đến hơn một nửa phải tưới bằng nguồn
nước ngầm. Tình trạng khai thác nước ngầm quá mức để phục vụ tưới nước cho
cây cà phê, không tuân thủ theo đúng quy trình đã dẫn đến hiện tượng chẩy tầng,
tụt mạch nước ngầm. Theo điều tra, khảo sát của Đoàn quy hoạch và điều tra tài
nguyên nước 704 thì lượng nước ngầm hiện đã sụt xuống từ 3 đến 5m, những địa
bàn có nguồn nước ngầm giảm mạnh đều rơi vào các địa phương đã “cơ bản phá
xong rừng”. Ngay cả đối với ngành chế biến nông sản, tuy phát triển nhanh nhưng
chủ yếu là tự phát thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, phân tán, thiếu liên kết,
chưa tiếp cận đầy đủ nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất chế biến.
Việc thiếu quy hoạch hợp lý trong sản xuất cũng dẫn đến hoạt động sản xuất mất
cân đối, chạy theo thị trường nhiều hơn là đón trước thị trường, do đó, rủi ro về giá
cả, tiêu thụ đối với người nông dân lại càng tăng lên.
Cũng do thiếu công tác quy hoạch nên quy mô sản xuất manh mún, khó hình thành

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×