Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Món ăn, bài thuốc từ cây rau khúc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.58 KB, 5 trang )

Món ăn, bài thuốc từ cây rau khúc

Rau khúc còn có tên gọi là khúc nếp, thử
khúc thảo. Nhắc đến tên loại cây này, ai
cũng nhớ ngay đến món xôi khúc nóng hổi,
thơm ngon, bùi béo
Rau khúc
Rau khúc là loại cây cỏ, cao 20-30cm, thân
đứng có lông mịn, lá mọc so le, hình bầu
dục, hai mặt cũng có lông mịn. Cụm hoa của
rau khúc mọc ở ngọn thân, quả bé hình
trứng. Loại cây này thường mọc hoang ở nơi
đất ẩm, hoặc được người dân trồng ven sông
để làm bánh khúc.
Bánh khúc hay xôi khúc vốn là một món ăn
dân dã của người miền Bắc. Món xôi này
cách làm khá đơn giản. Gạo và nếp phải
được ngâm từ đêm hôm trước, cứ hai phần
gạo nếp lại cho thêm một phần gạo tẻ. Lá
khúc nhặt lấy phần lá non, rửa sạch, để ráo
nước, cắt nhỏ, bỏ vào máy xay thật nhuyễn
(lấy cả nước lẫn cái). Trộn bột nếp với phần
lá khúc đã xay nhỏ, rắc chút muối vào đảo
đều. Nhân của xôi khúc bao gồm đậu xanh,
ngâm đãi vỏ, đồ chín rồi giã thật nhuyễn,
thịt ba chỉ ướp với nhiều hạt tiêu cho dậy
mùi thơm. Xôi khúc ngon nhờ phần nhân
đậm đà, bùi, béo này.
Xôi khúc sau khi chín phải có mùi thơm đặc
trưng của rau khúc, độ dẻo dai của vỏ bánh,
vị đậm đà của đậu xanh, vị béo của thịt ba


rọi và chút cay cay của hạt tiêu. Món ăn này
ngon nhất khi dùng nóng.
Ngoài ra công dụng đề nấu xôi, trong dân
gian rau khúc còn thường được dùng để
chữa cảm sốt, viêm họng, tăng huyết áp,
chấn thương…

- Chữa cảm sốt: Rau khúc 30g, gừng tươi
năm lát, hành hai củ. Sắc uống ngày một
thang.
- Chữa ho, viêm họng: 30g rau khúc, 5g củ
rẻ quạt, 50g diếp cá. Sắc uống ngày một
thang.
- Chữa hen suyễn: 30g rau khúc, 20g lá bồng
bồng, 16g cam thảo đất. Sắc uống ngày 1
thang, chia hai, ba lần.
- Chữa tăng huyết áp: 30g rau khúc, lá dâu
20g. Nấu canh hằng ngày.
- Chữa chấn thương đụng dập: Rau khúc
lượng vừa đủ, giã nát, băng đắp nơi sưng
đau.
- Chữa rắn cắn: Lá rau khúc tươi giã nát, rịt
vào chỗ rắn cắn.

×