Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT VIÊM RUỘT THỪA BẰNG NỘI SOI VÀ MỔ MỞ Ở TRẺ EM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.5 KB, 9 trang )

ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT VIÊM RUỘT THỪA BẰNG NỘI SOI VÀ MỔ
MỞ Ở TRẺ EM


TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: So sánh kết quả điều trị viêm ruột thừa bằng mổ nội soi và mổ
mở tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 09/2008 đến 12/2009.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả loạt các trường hợp bệnh.
Mẫu nghiên cứu gồm 101 trường hợp viêm ruột thừa được phẫu thuật tại bệnh viện
Nhi Đồng 2 từ 09/2008 đến 12/2008, trong đó có 51 trường hợp mổ nội soi, 50 trường
hợp mổ mở. Tất cả bệnh nhi được tái khám ít nhất 1 lần trong vòng 3 tuần sau phẫu
thuật. Sử dụng các test Student t, 
2
hay Fisher's để so sánh các biến số giữa hai
nhóm.
Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới, tuổi trung bình, trọng
lượng, tình trạng sốt, số lượng bạch cầu giữa 2 nhóm. Nhóm mổ nội soi có 40 trường
hợp (chiếm 78%) là viêm ruột thừa cấp, 11 trường hợp (chiếm 22%) là viêm ruột thừa
vỡ và 10 trường hợp (chiếm 19,6%) là viêm phúc mạc toàn thể so với nhóm mổ mở
lần lượt là 41 (chiếm 82%), 9 (chiếm 18%) và 6 (chiếm 12%). Không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về phân loại ruột thừa viêm giữa 2 nhóm. Thời gian phẫu thuật
của 2 nhóm mổ là tương đương nhau, 64,7 ( 2,6) phút trong nhóm mổ nội soi và
57,6( 3.0) phút trong nhóm mổ mở. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
thời gian cho ăn lại của 2 nhóm 1,8( 0,4) ngày trong nhóm mổ nội soi và 1,9 ( 2)
ngày trong nhóm mổ mở. Có 3 trường hợp nhiễm trùng vết mổ, 1 trường hợp tắc ruột
trong nhóm mổ mở và 1 trường hợp tắc ruột trong nhóm mổ nội soi. Các trường hợp
tắc ruột đều phải mổ lại. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mặt biến
chứng giữa 2 nhóm.
Kết luận: Mổ nội soi ruột thừa ở trẻ em cho kết quả an toàn, hiệu quả, thời gian nằm
viện ngắn, ít biến chứng nhiễm trùng và mang tính thẩm mỹ.


ABSTRACT
Objectives: Laparoscopic appendectomy is becoming popular for the treatment of
simple and perforated appendicitis in children, but it remains more controversial,
particularly in perforated cases. The purpose of this study was to compare the
outcomes of laparoscopic (LA) and open appendectomy (OA) in children in our
hospital.
Methods: 101 children with appendicitis from September to December 2008 were
selected randomly to undergo either a laparoscopic (n = 51) or an open appendectomy
(n = 50). All patients underwent at least 1 follow-up assessment 3 weeks after the
operation. The prospective comparison between the 2 groups was performed.
Results: There were no significant differences between the 2 groups in sex, mean
age, mean weight, presence of fever, mean leukocyte count. Operative description of
appendices included 78.0% simple, 22.0% perforated in LA vs. 82.0% simple, 18.0%
perforated in OA (P = 0.617). There were 10 (19.6%) cases in LA group versus 6
(12.0%) cases in OA group with generalized peritonitis. Operative time (64.7 vs. 57.6
min; P = 0.077), oral feeding time (1.8 vs. 1.9 d; P = 0.681) were similar in the 2
groups. Mean duration of postoperative hospital stay was significantly shorter in LA
group (5.7 vs. 6.5 d; P = 0.041). Postoperative complications included 3 wound
infections (OA), 2 small bowel obstruction (1 LA, 1 OA). There was no significant
difference between the 2 groups in the complication rate (P = 0.162).
Conclusions: Laparoscopic appendectomy is a safe and effective procedure for
appendicitis in children, especially perforated appendicitis, which has a shorter
duration of hospital stay and a trend toward less postoperative infectious
complications.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm ruột thừa là bệnh lý ngoại khoa thường gặp nhất ở trẻ em. Mổ mở cắt ruột thừa
là mổ kinh điển cho kết quả tốt ít biến chứng
(Error! Reference source not found.)
. Khoảng 20
năm gần đây, mổ nội soi cắt ruột thừa đã thể hiện nhiều ưu điểm so với mổ mở như

giảm sẹo vết mổ, hồi phục sớm, thời gian nằm viện ngắn, dễ dàng định vị ruột thừa
viêm, thám sát được toàn bộ ổ bụng và rửa ổ bụng tốt hơn
(Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.)
. Hiện nay, mổ nội soi cắt ruột thừa đang dần trở nên
phổ biến cho các trường hợp viêm ruột thừa cấp và viêm phúc mạc ở trẻ em
(Error!
Reference source not found.)
. Tuy nhiên vẫn có nhiều quan điểm khác nhau trong việc sử dụng
nội soi trong trường hợp viêm ruột thừa đã thủng hay hoại tử vì có nhiều tác giả đã
báo cáo về một số biến chứng hậu phẫu như ap-xe thành bụng
(Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.)
. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là nhằm so sánh
kết quả giữ mổ mở (OA) và mổ nội soi ruột thừa (LA) ở bệnh viện chúng tôi.
Mục tiêu nghiên cứu
So sánh kết quả điều trị viêm ruột thừa bằng mổ nội soi và mổ mở tại bệnh viện Nhi
Đồng 2 từ 09/2008 đến 12/2009.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhi nhập viện được chẩn đoán viêm ruột thừa và được điều trị bằng
mổ mở hoặc mổ nội soi cắt ruột thừa tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 09/2008 đến
12/2009.
Phương pháp nghiên cứu:
Tiền cứu mô tả một loạt các trường hợp
Phương pháp thực hiện:
Các bệnh nhi được gây mê nội khí quản. Đối với mổ mở sử dụng đường mổ Rocky-
Davis hoặc McBurney ở 1/4 bụng dưới phải. Đối với mổ nội sôi thì sử dụng 3 trocar:
1 trocar 10 mm vào lỗ rốn, 2 trocar 5 mm và 3 mm ở hố chậu trái.
Gốc ruột thừa được buộc 2 vòng với chỉ soie không tan và được cắt đưa ra ngoài qua

lỗ trocar rốn. Với trường hợp viêm phúc mạc do ruột thừa sẽ tiến hành rửa ổ bụng và
đặt dẫn lưu đối với cả mổ mở và mổ nội soi. Ống dẫn lưu sẽ được rút vào ngày hôm
sau. Ruột thừa viêm được phân loại thành viêm cấp, viêm mủ và thủng. Loại kháng
sinh trước và sau mổ tùy theo tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhi. Bệnh nhi được
xuất viện khi không còn sốt, ăn uống bình thường và không có biến chứng nào kèm
theo. Tất cả bệnh nhi được tái khám ít nhất 1 lần trong vòng 3 tuần sau phẫu thuật.
Các biến số nghiên cứu bao gồm giới, tuổi, trọng lượng, tình trạng sốt, số lượng bạch
cầu, thời gian phẫu thuật, thời gian cho ăn lại, số ngày nằm viện hậu phẫu, các biến
chứng hậu phẫu. Các biến chứng hậu phẫu bao gồm nhiễm trùng vết mổ được định
nghĩa là có phản ứng viêm tại chỗ kèm cấy vi trùng dương tính; ap-xe thành bụng
được định nghĩa là có các triệu chứng viêm tại chỗ (sưng, đỏ, đau) kèm siêu âm thấy
ổ ap-xe. các phép kiểm thống kê được sử dụng là Student t, 
2
hay Fisher's để so sánh
các biến số giửa hai nhóm. Phép kiểm có ý nghĩa thống kê khi giá trị p nhỏ hơn 0,05.
KẾT QUẢ
Có tất cả 101 bệnh nhi đã được mổ viêm ruột thừa trong khoảng thời gian từ 09/2008
đến 12/2008, trong đó có 51 bệnh nhi được mổ nội soi cắt ruột thừa (LA) và 50 bệnh
nhi được mổ mở cắt ruột thừa (OA).
Trong nhóm LA, có 32 nam (chiếm 62,7%) và 19 nữ (chiếm 32,7%). Tuổi trung bình
của các bệnh nhi là 8,9 ( 3,1). Trọng lượng trung bình là 34,3 ( 13,7) kg. Số lượng
bạch cầu trước mổ là 18700 ( 5500)/mm
3
. 35 (68.6%) bệnh nhi có sốt. Trong nhóm
OA, có 35 nam (70%) và 15 nữ (30%). Tuổi trung bình của các bệnh nhi là 9,2 (
3,0). Trọng lượng trung bình là 32,6 ( 11,2) kg. Số lượng bạch cầu trước mổ là
18800 ( 400)/ mm
3
. 33 (66%) bệnh nhi có sốt. Không có sự khác biệt thống kê có ý
nghĩa đối với các biến số này.

Bảng 1:
Nhóm
LA
(n = 51)
Nhóm
OA
(n = 50)
Giá trị P

Giới (nam/nữ)

32/19 35/15 0,440
Tuổi (năm) 8,9 (3,1) 9,2 (3,0) 0,749
Trọng lượng

(kg)
34.3
(13,7)
32,6
(11,2)
0,150
Sốt 35 33 0,778
Số lư
ợng bạch
cầu (/mm
3
)
18700
(5500)
18800

(9400)
0,841
Về phân loại ruột thừa viêm cho thấy trong nhóm LA có 40 trường hợp (chiếm 78%)
là viêm ruột thừa cấp, 11 trường hợp(chiếm 22%) là viêm ruột thừa vỡ và 10 trường
hợp (chiếm 19,6%) là viêm phúc mạc toàn thể so với nhóm OA lần lượt là 41 (chiếm
82%), 9 (chiếm 18%) và 6 (chiếm 12%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về phân loại ruột thừa viêm giữa 2 nhóm. Thời gian phẫu thuật của 2 nhóm mổ là
tương đương nhau, 64,7 ( 2,6) phút trong nhóm LA và 57,6( 3,0) phút trong nhóm
OA. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian cho ăn lại của 2 nhóm
1,8( 0,4) ngày trong nhóm LA và 1,9 ( 2) ngày trong nhóm OA. Có 3 trường hợp
nhiễm trùng vết mổ, 1 trường hợp tắc ruột trong nhóm OA và 1 trường hợp tắc ruột
trong nhóm LA. Các trường hợp tắc ruột đều phải mổ lại. Không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về mặt biến chứng giữa 2 nhóm.
Bảng 2:
Nhóm
LA
(n = 51)
Nhóm
OA
(n = 50)
Giá trị P

Phân lo
ại ruột
thừa vi
êm
(cấp/vỡ)
40/11 41/9 0,617
Th
ời gian mổ

(phút)
64,7 (2,6)

57,6 (3,0)

0,077
Th
ời gian cho
ăn lại (ngày)
1,8 (0,4) 1,9 (0,5) 0,681
Th
ời gian nằm
vi
ện hậu phẫu
(ngày)
5,7 (2,0)

6,5 (2,0)

0,041

Bi
ến chứng hậu
phẫu
1 4 0,162
- Nhiễm tr
ùng
vết mổ
0 3
- Ap-

xe thành
bụng
1 1
BÀN LUẬN
Nghiên cứu tiền cứu này nhằm so sánh kết quả điều trị mổ viêm ruột thừa bằng nội
soi và mổ mở. Sự khác biệt về các biến số giới, tuổi, trọng lượng trung bình, tình
trạng sốt, số lượng bạch cầu và phân lọai ruột thừa viêm đều được kiểm soát và
không có sự khác biệt về mặt thống kê.
Một số báo cáo cho thấy thời gian mổ viêm ruột thừa trong nội soi dài hơn so với mổ
mở
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
; nhưng cũng có báo cáo cho
thấy thời gian mổ trong nội soi nhanh hơn khi các phẫu thuật viên mổ là người có
nhiều kinh nghiêm
(Error! Reference source not found.)
. Một số trung tâm đã giảm thời gian mổ
nội soi khi sử dụng stapler khi cắt ruột thừa thay vì cột cắt bằng 2 mối chỉ đẩy nhưng
phần lớn các nơi không ưu chuộn stapler do làm tăng chi phí cuộc mổ
(Error! Reference
source not found.)
. Trong nghiên cứu này, thời gian mổ trung bình cho nội soi là 64,7 phút
so với 57,6 phút trong mổ mở. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mặt thời
gian giữa 2 nhóm.
Nhiều báo cáo cho thấy thời gian nằm viện sau mổ nội soi ruột thừa nhắn hơn so với
mổ mở(Error! Reference source not found.). Trong nghiên cứu này, thời gian nằm
viện hậu phẫu của các trường hợp viêm ruột thừa không biến chứng mổ nội soi ngắn
hơn có ý nghĩa thống kê so với mổ mở, còn các trường hợp viêm phúc mạc thì không
thấy sự khác biệt. Điều này cho thấy thời gian nằm viện tùy thuộc vào mức độ ruột
thừa bị viêm hơn là phương pháp mổ nào được sử dụng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không thấy sự khác biệt về mặt biến chứng giữa 2

nhóm mổ mở và mổ nội soi đối với các trường hợp ruột thừa viêm cấp và vỡ. Vài
nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị ap-xe thành bụng cao hơn khi mổ nội soi
(Error! Reference
source not found.)
. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến ngược lại
(Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.)
. Nghiên cứu của chúng tôi thì cho thấy khả năng bị ap-xe thành
bụng trong 2 nhóm mồ là như nhau và chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ
cao hơn trong nhóm mổ mở.
KẾT LUẬN
Tóm lại, mổ nội soi ruột thừa ở trẻ em cho kết quả an toàn, hiệu quả, thời gian nằm
viện ngắn, ít biến chứng nhiễm trùng và mang tính thẩm mỹ.

×