Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 7 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 76 trang )

trừ cuối gân giữa, mặt dƣới lông xù xì, nhất là ở gân lá. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong,
dài 56cm. Bầu có nhiều lông.
3- Lonicera confusa D C. Lá hình thuôn dài, dài 46cm, rộng 1,5 - 3cm. Mép lá nguyên. Phiến
lá hơi dầy, mặt trên nhẵn, mặt dƣới có nhiều lông ngắn mịn, hoa ống tràng thẳng hoặc hơi
cong, dài 3cm. Bầu có lông (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

KIM TIỀN THẢO


-Xuất Xứ:
Bản Thảo Cƣơng Mục Thập Di.
-Tên Khác:
Bạch Nhĩ Thảo, Bản Trì Liên, Biến Địa Hƣơng, Biến Địa Kim Tiền, Cửu Lý Hƣơng, Nhũ
Hƣơng Đằng, Phật Nhĩ Thảo, Thiên Niên Lãnh (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển), Đại
Kim Tiền Thảo, Giang Tô Kim Tiền Thảo, Quá Lộ Hoàng, Quảng Kim Tiền Thảo, Tứ Xuyên
Đại Kim Tiền Thảo (Trung Dƣợc Học), Đồng Tiền Lông, Mắt Rồng, Mắt Trâu, Vảy Rồng (
Việt Nam).
-Tên Khoa Học:
Herba Jinqiancao, Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.
-Họ Khoa Học:
Họ Cánh Bƣớm (Fabaceae).
-Mô Tả:
Cây thảo, sống lâu năm, bò sát đất, dài khoảng 1m. Lá mọc so le, gồm 3 lá chét hình tròn, có
lông &1 vàng. Hoa tự hình chùm. Tràng hoa hình bƣớm, màu tía. Quả loại đậu, dài 14-
16mmm, chứa 4-5 hạt.
-Địa Lý:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Mọc hoang trên vùng đồi trung du, vùng núi.
-Thu Hái, Sơ Chế:
Thu hái vào mùa hè, lúc cay có nhiều lá và hoa. Phơi khô.
-Bộ Phận Dùng:


Toàn cây.
-Bào Chế:
Rửa sạch phơi khô, để dùng.
-Bảo Quản:
Để chỗ kín, tránh ẩm mốc.
-Thành Phần Hóa Học:
+Trong Kim tiền thảo có:
· Loại Herba Glechomae Longitubae: L-Pinocamphone, L-Menthone, L-Pulegone, a-Pinene,
Limonene, p-Cymene, Isopinocamphone, Isomenthone, Linalôl, Menthol, a-Terpinol, Ursolic
acid, b- Sitosterol, Palmitic, acid, Amino acid, Tannins, Choline, Succinic acid, Potassium
nitrate.
· Loại Herba Desmodii Styracifolii: Ancloid, Tannin, Flavones, Phenols.
· Loại Lysimachiae Christinae: Phenols, Sterols, Flavones, Tannín, Essential oils (Trung
Dƣợc Học).
-Tác Dụng Dược Lý:
+Tác Dụng Lên Tim Mạch: nƣớc sắc Kim tiền thảo của Quảng Đông, chích vào chó bị gây
mê thấy tuần hoàn mạch vành tăng, hạ áp lực động mạch, làm chậm nhịp tim, giảm lƣợng oxy
ở tim. Tuần hoàn của Thận và não cũng tăng. Thí nghiệm trên heo, thấy cơ tim co lại.
+Tác Dụng Trên Mật: Thí nghiệm trên chó bị gây mê thấy thuốc có tác dụng tăng nhanh bài
tiết mật nhờ vậy có tác dụng tống sạn mật, làm giảm đau ở ống mật, hết vàng da.
+Tác Dụng Đối Với Hệ Bài Tiết: nƣớc sắc Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu đối với chuột và
thỏ, có thể do chất Potasium chứa trong thuốc.
+Tác Dụng Đối Với Sỏi, Sạn: nƣớc sắc Kim tiền thảo liều cao ( trên 80g), thƣờng đƣợc dùng
trị sạn ở mật hoặc đƣờng tiểu.
+Đối Với Bệnh Nhiễm Khuẩn: nƣớc sắc Kim tiền thảo trị 10 cas ho gà, có 7 cas khỏi, 2 cas có
tiến triển. Loại Lysimachia (Quá Lộ Hoàng) đối với tụ cầu vàng, loại Glechoma ( Hoạt Huyết
Đơn) đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thƣơng hàn, lỵ, trực khuẩn mủ xanh đều có tác dụng ức
chế.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+Điều trị bệnh ở ngực: Dùng nƣớc cốt Kim tiền thảo tƣơi trị 13 cas tuyến vú viêm, có kết quả

rất tốt. Tất cả khỏi trong vòng 6 ngày. Có 8 cas khỏi trong 3 ngày hoặc ngắn hơn. 2 trong số
những cas này không thích ứng với trụ sinh.
+Trị quai bị: Đắp Kim tiền thảo vào chỗ sƣng đau để trị 50 cas tuyến mang tai viêm (quai bị),
thời gian giảm sƣng là 12 giờ.
+Trị Phỏng: Đắp Kim tiền thảo trị 30 cas bị phỏng độ 2 và 3 có kết quả tốt tất cả.
(Trung Dƣợc Học).
+ Quảng Kim tiền thảo có tác dụng làm tăng lƣu lƣợng máu ở thận, động mạch vành, tuần
hoàn não và động mạch đùi cũng tăng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
+ Thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết mật, nhờ vậy thuốc có tác dụng tống sạn mật, làm
giảm đau do mật co thắt, hết vàng da (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
+ Loại Lysimachia có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng. Loại Glechoma có tác dụng ức chế
đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thƣơng hàn, lỵ trực khuẩn mủ xanh (Chinese Herbal
Medicine).
-Độc Tính:
Kim tiền thảo không độc. Cho dùng liều 20g/kg liên tục trong tuần đối với súc vật thí nghiệm
không thấy có tác dụng phụ (Trung Dƣợc Học).
-Tính Vị:
+Vị ngọt, tính hàn (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển).
+Theo Trung Dƣợc Học:
.Loại của Giang Tô: vị đắng, cay, tính mát.
.Loại của Quảng Đông: Vị ngọt, nhạt, tính bình.
.Loại của Tứ Xuyên: vị hơi mặn, tính bình.
+Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
-Quy Kinh:
+Vào kinh Phế, Can, Bàng quang (Trung Dƣợc Học).
+Vào kinh Can, Bàng quang (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
-Tác Dụng:
+Thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu sạn, giải độc, tiêu viêm (Trung Dƣợc Học).
+Lợi thủy, thông lâm, tiêu tích tụ (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
-Chủ Trị:

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, sỏi mật, hoàng đản, ung nhọt do nhiệt độc (Trung Dƣợc
Học).
+Trị gan mật kết sỏi, sỏi Thận, tiểu buốt, hoàng đản (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
-Liều Dùng: 20-40g.
-Kiêng Kỵ:
+Tỳ hƣ, tiêu chảy: không dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
-Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
+Trị mụn nhọt, ghẻ lở: Kim tiền thảo + Xa tiền thảo tƣơi, giã nát, cho rƣợu vào, vắt lấy nƣớc
cốt, lấy lông ngỗng chấm thuốc bôi vào vết thƣơng (Bạch Hổ Đơn - Chúc Thị Hiệu Phƣơng).
+Trị sạn mật: Chỉ xác (sao) 10-15g, Xuyên luyện tử 10g, Hoàng tinh 10g, Kim tiền thảo 30g,
Sinh địa 6-10g (cho vào sau). Sắc uống (Trung Dƣợc Học).
+Trị sạn mật: Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g, Uất kim 12g, Xuyên
quân (cho vào sau) 10g. Sắc uống (Trung Dƣợc Học).
+Trị sạn mật: Bệnh viện ngoại khoa thuộc Viện nghiên cứu Trung Y Trung Quốc báo cáo 4
cas sạn mật đƣợc trị bằng Kim tiền thảo có kết quả tốt (Trung Y Tạp Chí 1958, 11:749).
+Trị sạn đƣờng tiểu: Kim tiền thảo 30-60g, Hải kim sa (gói vào túi vải) 15g, Đông quỳ tử
15g, Xuyên phá thạch 15g, Hoài ngƣu tất 12g, Hoạt thạch 15g, sắc uống (Trung Dƣợc Học).
+Trị sỏi đƣờng tiểu: Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử (bọc vào túi vải) 15g, Xuyên sơn giáp
(chích) 10g, Thanh bì 10g, Đào nhân 10g, Ô dƣợc 19g, Xuyên ngƣu tất 12g. Sắc uống (Trung
Dƣợc Học).
+Trị sỏi đƣờng tiểu do thận hƣ thấp nhiệt: Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh 15g, Hoài ngƣu tất 15g,
Kim tiền thảo 20g, Hải kim sa (gói vào túi vải), Xuyên phá thạch 15g, Vƣơng bất lƣu hành
15g. Sắc uống (Trung Dƣợc Học).
+Trị trĩ: mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tƣơi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Nghiêm Tƣ
Khôn đã theo dõi trên 30 cas sau khi uống 1-3 thang thuốc, thấy hết sƣng và đau. Đối với trĩ
nội và ngoại đều có kết quả nhƣ nhau (Tạp chí: Bệnh Hậu Môn Đƣờng Ruột Trung Quốc
1986, 2:48).
+Trị đƣờng mật viêm không do vi khuẩn: Tác giả Lý Gia Trân theo dõi 52 cas bệnh đƣờng
mật viêm không do vi khuẩn, có sốt nhẹ và triệu chứng điển hình, dùng Kim tiền thảo sắc

uống sáng 1 lần hoặc nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 30g, có khi 20g hoặc 10g/ ngày.
30 ngày là 1 liệu trình. Thông thƣờng uống trong 2-3 tháng có kết quả với tỉ lệ 76,9% (Trung
Y Bắc Kinh Tạp Chí 1985, 1:26).
-Tham Khảo:
. ―Trị chứng nga chƣởng phong dùng Kim tiền thảo xát vào là khỏi. Dùng nƣớc cốt Kim tiền
thảo ngậm, súc miệng rồi nhổ đi trị răng đau rất hay. Vì Kim tiền thảo khứ phong, tán độc do
đó, nấu nƣớc Kim tiền thảo mà tắm rửa trị ghẻ lở rấùt thần hiệu ‖ (Trung Quốc Dƣợc Học
Đại Từ Điển).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
. ―Có thể dùng độc vị Kim tiền thảo sắc uống thay nƣớc trà để tống sỏi ra‖ (Trung Dƣợc Học).
. ―Kim tiền thảo có nhiều chủng loại, chia làm 5 loại họ thực vật khác nhau:
1) Đại Kim tiền thảo Tứ Xuyên , thuộc họ Anh thảo, trị bệnh sỏi ở gan mật đạt hiệu quả tốt.
2) Tiểu Kim tiền thảo Tứ Xuyên, thuộc họ Toàn hoa, có thể dùng trị lỵ, bệnh mắt, ghẻ lở.
3) Kim tiền thảo Quảng Đông, thuộc họ Đậu, thƣờng dùng trị bệnh sỏi ở gan mật và Thận.
4) Kim tiền thảo Giang Tây, thuộc họ Hoa tán, thƣờng dùng trị bệnh Thận viêm, sỏi Thận.
5) Kim tiền thảo Giang Tô, thuộc họ Hoa Môi, những năm gần đây phát hiện thấy có thể trị
sỏi bàng quang‖ (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

KINH GIỚI

Xuất xứ:
Ngô Phổ Bản Thảo.
Tên khác:
Giả tô, Khƣơng giới (Biệt Lục), Thử minh (Bản Kinh), Kinh giới huệ, Kinh giới thán, Nhất
niệp kim, Tái sinh đơn, Nhƣ thánh tán, Độc hành tán, Cử khanh cố bái tán, Tịnh giới (Hòa
Hán Dƣợc Khảo), Hồ kinh giới, Thạch kinh giới, Trân la kinh (Bản Thảo Cƣơng Mục)
Mô tả cây:
Kinh giới là một loại cỏ, sống hằng năm, mùi rất thơm, cao 0,60 - 0,80m, thân vuông, phía
gốc màu hơi tía, toàn cây có lông mềm ngắn. Lá mọc đối, lá dƣới gốc không có cuống hay
gần nhƣ không có cuống, xẻ sâu thành 5 thùy, lá phía trên cũng không cuống, xẻ 3 đến 5

thùy. Hoa tự mọc thành bông gồm những hoa mọc vòng ở mỗi đốt. Bông hoa dài 3 - 8cm, hoa
nhỏ, màu tím nhạt. Quả hình trứng hay hình trái xoan, dài chừng 1mm, mặt bóng, màu nâu.
Địa lý:
Cây Kinh giới (Schizonepeta tenuifolia) chƣa thấy mọc ở Việt Nam. Ở nƣớc ta chỉ mới thấy
trồng loại Kinh giới Elsholtzia Cristata để ăn và làm thuốc.
Thu hái:
Vào mùa thu, lúc hoa nở bông còn xanh, nhổ cả cây phơi hay sấy khô gọi là toàn Kinh giới,
nhƣng có nời chỉ cắt hoa và cành, nếu cắt hoa phơi khô gọi là Kinh giới tuệ, nếu hái toàn cây
trừ bỏ phần rễ thì gọí là Kinh giới.
Bộ phận dùng làm thuốc:
Toàn cây (Herba Schizonepetae). Thứ mầu tím nhạt, thân nhỏ, bông nhiều hoa dầy là tốt.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Mô tả dược liệu:
Cây thẳng đứng, hình trụ vuông, 4 mặt có rạch dọc, phần trên nhiều cành. Dài 50-100cm,
đƣờng kính 0,3-0,5cm. Ngoài mặt mầu tím nhạt. Chất nhẹ, dòn, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy có tủy
mầu trắng. Lá mọc đối, phiến lá se, thùy nhỏ, dài. Đầu cành mọc hoa tự tán vòng, hình trụ,
mầu lục, dài 6,6cm-10cm, đƣờng kính 0,6cm. Mùi thơm, vị hơi chát, cay và mát (Dƣợc Tài
Học).
Bào chế:
+ Bỏ tạp chất, rửa sạch, thái từng đoạn, phơi khô để dùng. Hoặc cho Kinh giới vào nồi, chảo,
sao đen, phơi khô, để dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ Chặt ngắn, phơi hoặc sấy nhẹ đến thật khô, hoặc sao cháy (Dƣợc Liệu Việt Nam).
+ Kinh giới thán: Lấy Kinh giới, cho vào nồi rang với lửa to cho thành mầu nâu đen nhƣng
còn tồn tính. Rẩy nƣớc vào, lấy ra phơi khô để dùng (Dƣợc Tài Học).
Bảo quản:
Đậy kín, để nơi khô ráo (Dƣợc Liệu Việt Nam).
Thành phần hóa học:
+ Trong Kinh giới có d- Menthone, Menthone, d- Limonene (Trung Dƣợc Học).
+ Trong Kinh giới Schizenepeta tenuifolia có chừng l,8% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của
tinh dầu này là d. Menton, một ít d. Limonen (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

+ Pulegone, Menthone, Isomenthone, Isopulegone, 1-Ethoxypentane, 3-
Methylcyclohexanone, Benzaldehyde, 1-Octaen-3-Ol, 3-Octanone, 3-Octanol, Cymene,
Limonence, Neomenthol, Menthol, Piperitone, Piperitenone, Humulene, Caryophyllene, b
Pinene, 3,5-Dimethyl-2-Cyclohexen-1-One, Ethenyl Dimhyl Bezene, Cineole, Carvone,
Dihydrocarvone, Verbenone (Diệp Định Giang, Trung Dƣợc Thông Báo 1985, 10 (7): 307).
+ Schizonol, Schizonodiol (Oshima Y và cộng sự Planta Med, 1989, 55 (2): 179).
+ Schizonol, Diosmetin, Hesperidin, Hesperetin-7-O-Rutinoside, Luteoline (Oshima Y và
cộng sự, Planta Med, 1989, 55)2): 179).
+ Rosmaniric acid monomethyl ester, Schizoteuin A (Kubo M và cộng sự, C A 1993, 118:
240923b).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng điều hòa nhiệt độ: Uống nƣớc sắc Kinh giới có tác dụng tăng tuần hoàn ở phần
biểu. Có báo cáo cho rằng nó có tác dụng hạ nhiệt (Trung Dƣợc Học).
+ Tác dụng cầm máu: Nƣớc sắc Kinh giới có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu (Trung
Dƣợc Học).
+ Cầm máu (sao cháy thành than trên thực nghiệm thấy có tác dụng rút ngắn thời gian máu
chảy và máu đông (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Nƣớc sắc và cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụïng hạ nhiệt nhẹ, an thần, làm gĩan cơ trong phế
quản của chuột lang, chống dị ứng (Trung Dƣợc Học).
Tính vị:
+ Vị cay, tính ấm (Bản Kinh).
+ Không độc (Biệt Lục).
+ Tính hơi ôn (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vị cay, the. Tính hơi ấm (Trung Dƣợc Học).
+ Vị cay, tính ấm (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Vị cay, tính hơi ấm (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Quyết âm Can, phần khí (Bản Thảo Cƣơng Mục).
+ Vào kinh Phế, can (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Vào kinh túc Quyết âm Can, túc Thiếu dƣơng Đởm, túc Dƣơng minh Vị (Bản Thảo Hối
Ngôn).
+ Vào kinh Phế, Can (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Vào kinh Phế và Can (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+ Phá kết tụ khí, hạ ứ huyết, trừ thấp tý (Bản Kinh).
+ Trợ Tỳ Vị (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Lợi ngũ tạng, tiêu thực, hạ khí, tỉnh tửu [giải rƣợu] (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Tán hàn, giải biểu, thấu chẩn, chỉ huyết (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Giải biểu, khứ hàn, tán nhiệt, chỉ huyết (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
Ngƣời bị chứng phong hàn ở biểu sợ lạnh sốt nóng, hoặc thời kỳ đầu của chứng sởi kiêm cảm
mạo sợ lạnh. Ngƣời bị ngoại cảm mắt đỏ, họng đau, mụn nhọt sốt nóng sợ lạnh, cùng thổ
huyết, chảy máu cam (sao đen sử dụng cầm máu) (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Cách dùng:
+ Dùng vào thuốc thì thƣờng dùng cả hoa, lá, cành cây phơi khô. Nếu dùng làm thuốc phát
hãn thì dùng sống. Nếu dùng làm thuốc chỉ huyết, lƣơng huyết thì sao đen (Trung Quốc Dƣợc
Học Đại Từ Điển).
Kiêng kỵ:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Kiêng ăn cua, cá và thịt lừa, thịt cá lóc (Bản Thảo Cƣơng Mục).
+ Phàm ngƣời biểu hƣ hay ra mồ hôi, huyết hƣ hàn nhiệt không do phong hàn gây nên, cùng
chứng nhức đầu do âm hƣ hỏa vƣợng họng đau không phải ngoại cảm, đều phải kiêng kỵ
(Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ Biểu hƣ, tự ra mồ hôi, tỳ hƣ, tiêu chảy: khi dùng nên thận trọng (Lâm Sàng Thƣờng Dụng
Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Ngƣời không có dấu hiệu ngoại cảm phong hàn thấp: không nên uống (Trung Quốc Dƣợc
Học Đại Từ Điển).
+ Kinh giới kỵ lửa và tƣơng phản với các thứ cua biển, cá lóc, thịt lừa (Trung Quốc Dƣợc Học
Đại Từ Điển).

Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị chứng đầu phong, cổ cứng không quay đƣợc: Sau tiết thu tháng 8, dùng vải bọc hoa
Kinh giới làm gối để gối đầu, hoặc trải ra giƣờng nằm lên cũng đƣợc, nhƣng đến tiết Lập xuân
thì phải bỏ đi (Thiên Kim phƣơng).
+ Trị miệng và mũi máu chảy dữ dội, do tửu sắc quá độ, hƣ hỏa đến cùng cực gây nên: Kinh
giới, tán bột. Uống 8g với nƣớc sắc Trần bì. Cùng lắm uống 2-3 lần là khỏi (Thánh Huệ
phƣơng).
+ Trị thổ huyết lâu ngày không khỏi: Kinh giới tƣơi, lấy cả gốc rễ, ngọn, rửa sạch, gĩa, vắt lấy
nƣớc cốt chừng ½ chén, uống với bột Kinh giới khô là khỏi (Thánh Huệ phƣơng).
+ Trị phong nhiệt, đầu đau, họng đau: hoa Kinh giới, Thạch cao, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi
lần uống 12g với nƣớc trà nóng (Vĩnh Loại Kiềm phƣơng).
+ Trị phong nhiệt gây nên đau răng: gốc cây Kinh giới, Ô cửu căn, Thông bạch căn, 3 thứ
bằng nhau, sắc kỹ, ngậm rồi nhổ đi thì khỏi (Y Học Tập Thành).
+ Trị 120 chứng phong hoặc kinh giản (động kinh) của trẻ nhỏ: Hoa kinh giới 80g, Bạch phàn
40g (nửa để sống, nửa phi). Tán bột, trộn với hồ làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng, dùng
Chu sa bọc ngoài. Mỗi lần uống 10 viên với nƣớc sôi, ngày 2 lần (Y Học Tập Thành).
+ Trị trúng phong không nói đƣợc: Hoa Kinh giới, tán bột, uống 8g với rƣợu là khỏi ngay
(Kinh Giới Tán – Hội Công Đàm Lục).
+ Trị sản hậu bị trúng phong cấm khẩu, tay chân co duỗi liên tục, cơ thể uốn cong hoặc sản
hậu bị huyết vận, bất tỉnh, tay chân cứng thẳng, mắt lệch, miệng méo, mắt trợn trừng, kèm thổ
tả muốn chết: Hoa Kinh giới, cả hạt, đem bồi qua cho dòn, tán bột. Mỗi lần uống 12g với rƣợu
ngâm đậu hoặc uống với nƣớc Đồng tiện. Nếu cấm khẩu thì cậy miệng ra mà đổ thuốc vào.
Hễ thuốc đổ vào đƣợc thì công hiệu nhƣ thần (Dũ Phong Tán – Hoa Đà).
+ Trị ghẻ lở: Kinh giới, tán bột. Lấy Sinh địa gĩa nát, nấu thành cao, hòa với bột Kinh giới
làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nƣớc trà xanh hoặc rƣợu (Phổ
Tế phƣơng).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Trị trẻ nhỏ bị phong hàn, bất tỉnh, phiền nhiệt có đờm; Hoa Kinh giới 20g, bồi khô, tán bột.
Thêm ít Xạ hƣơng, trộn đều. Mỗi lần uống 2g với nƣớc trà. Ngƣời lớn dùng liều cao hơn (Phổ
Tế phƣơng).

+ Trị tiểu bí, bụng dƣới sƣng đau: Kinh giới, Đại hoàng, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần
uống 12g với nƣớc nóng. Nếu tiểu không thông thì Đại hoàng giảm bớt phân nửa. Nếu tiêu
không thông thì Kinh giới giảm bớt phân nửa (Phổ Tế phƣơng).
+ Trị sản hậu mệt mỏi, mê man do uất giận mới phát: Hoa Kinh giới, nửa sống, nửa sao, tán
bột. Mỗi lần uống 8g với nƣớc Đồng tiện. Nếu bị cong ngƣời nhƣ uốn ván thì dùng rƣợu làm
thang, uống (Đái Nguyên Lễ Yếu Quyết phƣơng).
+ Trị sản hậu bị huyết vận, hình nhƣ có cái gì che lấp ở trái tim gây nên uất kết, mắt trợn
ngƣợc, buồn phiền muốn chết: Hoa Kinh giới, tán nhuyễn, mỗi lần uống 8g với nƣớc Đồng
tiện pha với với ít rƣợu, rất công hiệu. Nếu không mở miệng ra đƣợc thì cậy răng đổ thuốc
vào. Gần đây, các bậc danh y đều dùng bài này rất nhiều, không mấy bệnh là không hiệu
nghiệm nhƣ thần (Đồ Kinh Bản Thảo).
+ Trị sản hậu bị huyễn vậng (chóng mặt) do huyết hƣ gây nên phong đến nỗi tinh thần mê
man, tối tăm mắt mũi: Hoa Kinh giới 52g, Đào nhân 20g (bỏ vỏ và đầu nhọn đi), sao, tán bột.
Mỗi lần uống 12g (Bảo Mệnh Tập).
+ Trị sản hậu bị kiết lỵ: Hoa Kinh giới, 5 cái lớn, cho vào 1 cái bát, đậy kỹ, đốt cho cháy tồn
tính, thêm ít Xạ hƣơng, lấy nƣớc đun sôi hòa vào cho uống. Bài này tuy nhỏ, không đáng bao
nhiêu nhƣng công hiệu của nó rất nhiều, đã từng trị biết bao nhiêu bệnh nặng, bệnh khó,
không nên coi thƣờng (Thâm Sƣ phƣơng).
+ Trị cửu khiếu ra máu: Kinh giới, nấu với rƣợu, ngậm (để chuyển ngấm khắp miệng) rồi nuốt
dần là khỏi (Trực Chỉ phƣơng).
+ Trị thổ huyết lâu ngày không khỏi: Kinh giới, tán bột. Dùng Sinh địa, gĩa nát, vắt lấy nƣớc
cốt, hòa với 8g bột Kinh giới, uống là hết (Kinh Nghiệm phƣơng).
+ Trị tiểu ra máu: Kinh giới, Sa nhân, 2 thứ bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nƣớc
cơm gạo nếp, ngày 3 lần (Tập Giản phƣơng).
+ Trị phụ nữ bị băng huyết không cầm: Hoa Kinh giới, đốt trên ngọn đèn dầu mè cho khô, tán
bột. Mỗi lần uống 8g với nƣớc Đồng tiện. Đây là bài thuốc của Thái hậu Hạ Thái Quân (Phụ
Nhân Đại Toàn Lƣơng Phƣơng).
+ Trị sản hậu chảy máu cam nhiều: Kinh giới, bồi khô, tán bột. Uống 8g với nƣớc Đồng tiện
(Phụ Nhân Đại Toàn Lƣơng Phƣơng trích của Hải Thƣợng Lƣơng phƣơng).
+ Trị đinh độc sƣng đau, các chứng nhọt độc: Kinh giới 1 nắm, sắc với 5 chén nƣớc còn 1

chén, chia làm 3 lần uống lúc nguội (Dƣợc Tính Luận).
+ Trị các chứng phong làm mắt lệch, miệng méo (liệt mặt): Kinh giới (loại xanh) 1 cân, Bạc
hà (tƣơi) 1 cân, tất cả cho vào cối đá, gĩa nát, dùng vải trắng sạch vắt lấy nƣớc cốt rồi cho vào
nồi đất hoặc nồi nhôm, nấu thành cao. Lại lấy phần bã gĩa, lấy 2 phần, bỏ đi 1 phần bã xấu.
Đem 2 phần tốt đó phơi nắng cho khô, tán bột. Trộn với cao đã nấu trƣớc, làm thành viên, to
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 15 viên với nƣớc đun sôi, ngày 2 lần. Cần kiêng những thức
ăn có tính động phong hỏa nhƣ cua biển, tôm, thịt mỡ, rƣợu (Kinh Nghiệm phƣơng).
+ Trị trẻ nhỏ bị thoát giang: Kinh giới, Tạo giáp, 2 thứ bằng nhau, nấu lấy nƣớc thật đặc, dùng
để rửa. Rồi lấy sắt nung đỏ nhúng vào nƣớc, lấy nƣớc đó bôi. Bài này cũng trị đƣợc chứng tử
cung sa (Kinh Nghiệm phƣơng).
+ Trị trẻ nhỏ rốn sƣng: Hoa Kinh giới nấu lấy nƣớc đặc để rửa. Rồi dùng Hành nƣớng cắt
mỏng để nguội cho nó hết hơi hỏa độc rồi dán vào chỗ đó là tiêu tan ngay (Hải Thƣợng
Lƣơng phƣơng).
+ Trị ngón chân lở loét: Kinh giới gĩa nát, đắp vào chỗ đau (Giản Tiện phƣơng).
+ Trị trĩ lậu sƣng đau: Hoa Kinh giới, nấu nƣớc thật đặc, hàng ngày dùng để rửa thƣờng
xuyên sẽ khỏi (Giản Tiện Phƣơng).
+ Trị tiêu ra máu: Kinh giới 80g, Hoa hòe 40g, sao vàng sẫm, tán bột. Mỗi lần uống uống 12g
với nƣớc trà xanh (Giản Tiện Phƣơng).
+ Trị bắp chân lở loét: Kinh giới đốt thành than, trộn với nƣớc cốt Hành, bôi. Nhƣng phải
dùng Cam thảo nấu lấy nƣớc, rửa rồi mới bôi thuốc vào (Trích Huyên phƣơng).
+ Trị mọi chứng ở đầu, mắt đau do lao huyết, phong khí gây nên đầu đau, chóng mặt: Hoa
Kinh giới, tán bột, mỗi lần uống 12g với rƣợu (Long Mộc Luận).
+ Trị sản hậu bị trúng phong: Kinh giới tán nhuyễn, hòa với rƣợu uống. Công dụng nhƣ thuốc
tiên (Dƣợc Phẩm Vậng Yếu).
+ Trị sởi, mề đay, có thể dùng bài sau đây có kết quảù tốt: Kinh giới tuệ 8g, Kim ngân hoa,
Liên kiều, mỗi thứ 16g, Cát căn 12g, Bạc hà 4g, Cam thảo 3g, Thuyền thoái 2g, sắc nƣớc
uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Phụ nữ sản hậu đều lấy Kinh giới làm vị thuốc cốt yếu vậy (Đái Nguyên Lễ Yếu Quyết

Phƣơng).
+ Ông Chu Thủ Nhân ở huyện Võ Tiến nói rằng: Cái cổ của ông đau cứng không thể quay
đƣợc, thế mà tôi dùng bài thuốc dƣới đây mấy ngày là bớt. Nếu bị lở loét thối tha, dùng gốc
cây Kinh giới 1 đoạn ở dƣới gốc chẻ nhỏ, bỏ vào nồi nƣớc nấu sôi kỹ, để hơi ấm rửa. Một lúc
sau, xem chỗ lở nát có chỗ nào tím đen thì dùng kim khêu cho chảy máu độc ra, rồi lại rửa 3-4
lần nữa. Lại dùng Chƣơng não, Hùng hoàng, 2 vị bằng nhau, tán bột, hòa với dầu mè, bôi vào
chỗ chảy nƣớc, ngày hôm sau lại rửa, lại bôi thuốc cho đến khi khỏi (Hoạt Pháp Cơ Yếu).
+ Kinh giới trị phong. Quan tƣớng quốc họ Cổ gọi là Tái Sinh Đơn, ông Hứa học sĩ cho là nó
có công nhƣ thần nhƣ thánh; Ông Đái viện sứ cho rằng Kinh giới là thuốc chủ yếu của bệnh
sản hậu; Ông Tiêu Tồn Kính gọi là một nắm vàng. Không phải vô cớ mà có những tên gọi
nhƣ vậy. Tuy nhiên, khi dùng phải xét: ngƣời đời nay hễ gặp chứng phong liền dùng Kinh
giới, Phòng phong là thuốc sơ khí, tán phong, sùng với nhau. Họ không biết rằng phong ở
trong da, ngoài niêm mạc thì dùng Kinh giới làm chủ, không giống nhƣ Phòng phong nó chạy
vào đến xƣơng thịt của ngƣời ta (Dƣợc Phẩm Vậng Yếu).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Ngày xƣa ông Giả Tự Đạo nói rằng, bài Kinh Giới Tán xuất xứ từ ‗Hội Công Đàm Lục‘,
trƣớc sau đã dùng nhiều lần, rất công hiệu. Chính con tôi tên là Thuận bị bệnh trúng phong
không nói đƣợc, nguy kịch đến nơi, thế mà uống bài này liền đỡ ngay, thật là quý vậy thay.
Thật là bài thuốc vãn tử hồi sinh làm cho ngƣời ta chết sống lại đƣợc vậy (Trung Quốc Dƣợc
Học Đại Từ Điển).
+ Ông Lý Thời Trân nói rằng: Bài Dũ Phong Tán đã đƣợc các sách đều khen ngợi là hay cả
(Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển).
+ Kinh giới là 1 vị thuốc thánh trong những bệnh về phong dƣợc và về huyết cùng các chứng
mụn nhọt ghẻ lở vậy (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển).
+ Sức phát hãn của Kinh giới huệ mạnh hơn Kinh giới. Không có mồ hôi dùng Kinh giới huệ,
có mồ hôi dùng Kinh giới sao; vào huyết phận dùng Kinh giới sao thành than (Đông Dƣợc
Học Thiết Yếu).
+ Kinh giới có tác dụng phát tán khử hàn nhƣ Ma hoàng, nhƣng Ma hoàng lại mạnh mẽ,
nhanh chóng, Kinh giới thì tƣơng đối hòa hoãn. Vả lại Ma hoàng thiên về khứ hàn tà ở lƣng
thuộc kinh Thái dƣơng, còn Kinh giới thì khứ hàn tà ở toàn thân (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

+ Kinh giới có tên riêng là Giả tô, vì tính vị cay ôn, giống nhƣ Tử tô, nhƣng Kinh giới cay mà
không gắt, ôn mà không táo, đúng là thuốc hơi cay, hơi ôn Cho nên ngƣời bị thƣơng hàn, ôn
bệnh thuộc cảm mạo, thì bất luận phong hàn, phong nhiệt đều có thể dùng đƣợc (Đông Dƣợc
Học Thiết Yếu).
Phân biệt:
+ Cây Kinh giới ở Việt Nam vẫn trồng để ăn, làm gia vị và làm thuốc (đã đƣợc xác định là
Elsholtzia cristata Willd. cùng họ. Cây cũng thuộc loại thảo, cao 0,30 - 0,45m, thân nhẵn, mọc
thẳng đứng. Lá mọc đối, phiến lá thuôn nhọn, dài 5 - 8cm, rộng 3cm, mép có răng cƣa, cuống
gầy dài 2 3cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt, mọc thành bông ở đầu cành rất mau.
Quả gồm 4 hạch nhỏ, nhẵn, dài 0,5cm.
+ Một cây khác cũng đƣợc gọi là Kinh giới và dùng làm thuốc là cây Origanum syriacum
(Lour.) cùng họ (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

KÊ HUYẾT ĐẰNG

Xuất Xứ:
Bản Thảo Cƣơng Mục Thập Di.
Tên Khác:
Đại Huyết Đằng (Biệt Lục), Hồng Đằng (Bản Thảo Cƣơng Mục), Huyết Phong Đằng (Trung
Dƣợc Chí), Mã Nhung Đằng, Tử Ngạnh Đằng (Vân Nam Tƣ Mao Trung Thảo Dƣợc Tuyển),
Trƣ Huyết Đằng, Cửu Tằng Phong (Quảng Tây Dƣợc Vật Danh Lục), Hồng Ddăngf, Hoạt
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Huyết Đằng (Vân Nam Dƣợc Dụng Thực Vật Danh Lục), Đại Huyết Đằng, Huyết Phong
(Quảng Đông Dƣợc Chí), Huyết Long Đằng, Ngũ Tằng Huyết, Quá Chƣơng Long (Quảng
Tây Dƣợc Chí), Huyết Đằng, Dây Máu Ngƣời (Dƣợc Liệu Việt Nam).
Tên Khoa Học:
Milletia reticulata Benth.
Họ Khoa Học:
Cánh Bướm (Fabaceae).
Mô Tả:

Dây leo. Lá kép gồm 5~7 hoặc 9 lá chét. Cụm hoa hình chùy ở ngọn dài 15~20cm. Hoa màu
đỏ dài 15mm, xếp rất sít nhau. Qủa màu đỏ nâu dài 12cm, có 36 hạt. Chặt cây có nhựa màu đỏ
chảy ra nhƣ máu.
Địa Lý:
Loại dây leo. Lá kép, gồm 57 hoặc 9 lá chét. Cụm hoa hình chùy ở ngọn dài 15~20cm. Hoa
màu đỏ dài 1~5mm, xếp rất khít nhau. Quả màu đỏ nâu, dài 1~2cm, có 3~6 hạt. Chặt cây có
nhựa đỏ chảy ra nhƣ máu.
Thu Hái, Sơ Chế:
Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 8~10. Chặt cây về, cắt bỏ cành lá, Chọn thứ to, chắc.
Bộ Phận Dùng:
Dây vỏ mịn vàng. Khi tƣơi, cắt ngang có nƣớc nhựa đỏ nhƣ máu chảy ra. Khi khô, tiết diện có
nhiều vòng đen do nhựa khô lại.
Bào Chế:
Rửa sạch, thái phiến, dùng sống (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Chọn thứ dây lớn và bé để riêng, ngâm thứ lớn độ 3 ngày, thứ bé ngâm 1~2 giờ cho mềm, thái
lát dày 2 ly, phơi khô.
Bảo Quản:
Dễ mốc, cần để nơi khô ráo, mát, mùa mƣa nên phơi sấy thƣờng xuyên.
Thành Phần Hóa Học:
+ Trong Kê huyết đằng có Milletol ((Trung Dƣợc Học).
+ Trong rễ, vỏ và hạt có Glucozit, Tannin, chất nhựa (Dƣợc Liệu Việt Nam).
+ Friedelan-3-Alpha-Ol, Daucosterol, Beta Sitosterol, 7-Oxo-Beta-Sitosterol, Formononetin,
Ononin,Prunetin, Afrormosin, Daidzein, 3,7-Dihydroxy-6-methoxy-dihydroflavonol,
Epicatechin, Isoliquiritigenin, 2‘, 4‘, 3, 4-tetrahydroxy chalcone, Licochalcone, Medicagol,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Protocatechuic acid, 9-Methoxycoumestrol, Cajanin (Lâm Thành, Trung Thảo Dƣợc 1989, 20
(2): 53).
+ Trong rễ có: Stigmast-5-ene-3 Beta-7 Alpha-Diol), 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta, 6 Alpha-
Diol (Fukuyama Y và cộng sự, Planta Med, 1988, 54 (1): 34).
Tác Dụng Dược Lý:

+ Tác Dụng Lên Tim Mạch: nƣớc sắc Kê huyết đằng ức chế tim ếch và làm hạ huyết áp nơi
chó và thỏ bị gây tê khi gây co mạch trong tĩnh mạch ở tai thỏ.
+ Tác Dụng Kháng Viêm: Cho uống cồn thuốc Kê huyết đằng thấy có hiệu qủa tốt trên chuột:
làm giảm viêm khớp gây ra bởi Formadehyde.
+ Tác Dụng Lên Hệ Thần Kinh Trung Ƣơng: Tiêm Kê huyết đằng vào màng bụng chuột thấy
có tác dụng giảm đau và an thần.
+ Tác Dụng Trên Sự Chuyển Hóa Phosphate: thí nghiệm Kê huyết đằng trên chuột nhắt thấy
tăng chuyển hóa Phosphate trong thận và tử cung (Trung Dƣợc Học).
Độc Tính: Tiêm tĩnh mạch lƣợng tƣơng đƣơng 4,25g/kg vào súc vật gây ra chết (Trung Dƣợc
Học).
Tính Vị:
+Vị đắng, ngọt, tính ôn (Trung Dƣợc Học).
+ Vị đắng, tính ôn (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ Vị hơi đắng, ngọt, sáp, tính bình (Quảng Tây Bản Thảo Tuyển Biên).
Quy Kinh:
+ Vào kinh Tâm, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dƣợc Học).
+ Vào kinh Can, Thận (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Tác Dụng:
+ Bổ trung, táo Vị (Bản Thảo Tái Tân)
+ Hành huyết, bổ huyết, thông kinh lạc, làm mạnh gân xƣơng (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ
Điển).
+ Hòa huyết, bổ huyết, thông kinh, thƣ cân (Trung Dƣợc Học).
+ Hành huyết, chỉ thống, thông kinh lạc (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ Hoạt huyết, bổ huyết, thông kinh, hoạt lạc (Quảng Tây Bản Thảo Tuyển Biên).
Chủ Trị:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Trị lƣng đau, gối đau, té ngã tổn thƣơng, tay chân tê, kinh nguyệt không đều (Đông Dƣợc Học
Thiết Yếu).
Liều Dùng:

Kiêng Kỵ:
Ngƣời huyết không hƣ, thiên về huyết ứ, khí trệ: không dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
Trị khí huyết suy kém, đại bổ khí huyết: Kê huyết đằng nấu đặc thành cao, hòa với rƣợu uống
Không uống đƣợc rƣợu thì hòa với nƣớc sôi uống (Kê Huyết Đằng Giao Vân Nam Chí
Phƣơng).
Tham Khảo:
+ ―Nƣớc cốt của dây cây này đỏ nhƣ máu gà, vì vậy gọi là Kê Huyết Đằng‖ (Trung Quốc
Dƣợc Học Đại Từ Điển).
+ ―Vị thuốc này là một trong các vị thuốc thuộc loài dây ( đằng), sức hành huyết mạnh hơn bổ
huyết. Khi chặt đứt đoạn dây, nƣớc cốt chảy ra đỏ nhƣ máu, lấy nƣớc đó nấu thành cao gọi là
Kê Huyết Đằng Giao, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết Bổ huyết hoạt huyết có Đƣơng quy,
Đan sâm, Kê huyết đằng. Đƣơng quy là thuốc chủ yếu chữa về huyết, cũng là thuốc khí trong
huyết, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết, hơn nữa, Đƣơng quy tính ôn, thích hợp với ngƣời
phần huyết thiên về hàn. Đan sâm thì khứ ứ mạnh hơn bổ huyết, tính hàn, hợp với ngƣời phần
huyết thiên về ôn. Kê huyết đằng có thể hoạt huyết thông lạc, đi thẳng đến kinh lạc, bổ huyết
bất túc trong kinh lạc (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ ―Kê huyết đằng và Huyết đằng ở Việt Nam hiện chƣa đƣợc xác định chắc chắn, thuộc vào
mấy loại. Nhân dân chỉ mới căn cứ vào khi chặt cây thấy có những đám màu đỏ giống nhƣ
máu thì lấy về dùng. Hiện nay đƣợc khai thác nhiều ở Hà son bình, Cao lạng và 1 số tỉnh miền
núi khác‖ (Dƣợc Liệu Việt Nam).
+ Công năng chủ yếu của Kê huyết đằng là bổ huyết hoặc hành huyết, trị huyết hƣ, kinh
nguyệt không đều (dùng chung với Tứ Vật Thang). Có thể thông kinh, hoạt lạc, là thuốc chủ
yếu trị lƣng đau, gối mỏi, gân xƣơng tê dại, phong hàn thấp tý. Cũng hợp với chứng lao
thƣơng khí huyết, gân xƣơng không lợi. Nếu lấy nƣớc cốt cô thành cao, gọi là Kê huyết đằng
cao, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết, rất thích hợp với chứng huyết hƣ (Thực Dụng Trung
Y Học).

KÊ NỘI KIM


Xuất Xứ:
Bản Kinh.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tên Khác:
Kê Chuân Bì, Kê Hoàng Bì, Kê Tố Tử (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển), Màng Mề Gà
(Dƣợc Liệu Việt Nam).
Tên Khoa Học:
Corium stomachichum Galli.
Họ Khoa Học:
Họ Chim Trĩ (Phasianidae).
Mô Tả:
Màng màu vàng cam hoặc nâu, trên mặt có các lớp nhăn dọc. Khi khô thì giòn, dễ gãy vụn,
vết bẻ có cạnh bóng, dài khoảng 3,5cm, rộng 3cm, dày chừng 5mm. Sấy lửa thì phồng lên.
Bộ Phận Dùng:
Lớp màu vàng phủ mặt trong của mề gà (Gallus domesticus). Lựa loại khô, sạch tạp chất,
nguyên cái hoặc bổ đôi không vụn nát. Không nên dùng màng mề vịt màu xanh, ít nếp nhăn.
Sơ Chế:
Khi mổ gà, bóc ngay lấy màng mề gà, rửa sạch, phơi hoặc sấy. Khi dùng đem sấy với cát cho
phồng lên.
Bào Chế:
+ Mổ ra, gạt bỏ hết chất bẩn, rửa qua nhanh tay, bóc lấy màng vàng, phơi khô (Phƣơng Pháp
Bào Chế Đông Dƣợc).
+ Dùng sống hoặc sao lên, nƣớng lên dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Bảo Quản:
Dễ bị mọt và dòn, vụn nát. Để nơi khô ráo, kín, tránh đè nặng làm vỡ nát.
Thành Phần Hóa Học:
+Trong Kê nội kim có Ventriculin, Keratin, Bilatriene, Vitamin B1 và B12, Pepsin (lƣợng rất
nhỏ), 17 loại Amino acid, Ammonium Chloratum (Trung Dƣợc Học).
+ Ventriculin, Keratin, Pepsin, Diastase (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dƣợc Điển,
Bắc Kinh 1990: 162).

+ Bilatriene (Henrik Dam và cộng sự, C A 1959, 53: 10450b).
+ Lysine, Histidine, Arginine, Glutamic acid, Aspartic acid, Leucine, Threonine, Serine,
Glycine, Alanine, Cysteine, Valine, Methionine, Isoleucine, Tyrosine, Phenylaline, Proline,
Tryptophane, Nhôm, Calci, Thiếc, Đồng, Magnesium, Mangan, Chì, Kẽm (Xƣơng Võ Thanh,
Trung Dƣợc Tài 1992, 1: 14).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tác Dụng Dược Lý:
- Tác Dụng Trên Vị Trƣờng: Kê nội kim có tác dụng trợ tiêu hóa, biểu hiện dịch vị tăng, độ
acid tăng, nhu động bao tử tăng (thời gian kéo dài, sóng nhu động cao, tốc độ tống thức ăn
nhanh hơn). Khả năng tiêu hóa tăng chậm nhƣng kéo dài. Tác dụng của thuốc là do vị kích
thích tố tăng tiết dịch vị hoặc do thuốc thông qua yếu tố thể dịch làm hƣng phấn thần kinh cơ
của thành dạ dày (Trung Dƣợc Học).
- Kê nội kim có tác dụng gia tăng bài tiết chất phóng xạ do thuốc có thành phần Ammonium
Chloratum có tác dụng này (Trung Dƣợc Học).
Tính Vị:
+ Tính hơi hàn (Biệt Lục).
+ Tính bình, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Vị ngọt, tính bình, sáp (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Vị ngọt, tính bình, sáp (Trung Dƣợc Học).
+ Vị ngọt, tính bình (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
- Vào kinh Đại trƣờng, Bàng quang (Bản Thảo Kinh Sơ).
- Vào kinh Tỳ, Vị (Bản Thảo Tái Tân).
- Vào kinh Tỳ, Vị, Tiểu trƣờng, Bàng quang (Trung Dƣợc Học).
- Vào kinh Tỳ, Vị (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Tác Dụng:
+ Khoan trung, kiện Tỳ, tiêu thực, an Vị (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Tiêu tửu tích, tiêu hầu tý (Bản Thảo Cƣơng Mục).
+ Hóa đờm, lý khí, lợi thấp (Bản Thảo Tái Tân).
+ Tiêu thực, vận Tỳ, cố tinh (Trung Dƣợc Học).

+ Tiêu thức ăn, giúp cho Vị dung nạp thức ăn (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Chủ Trị:
- Trị tiêu chảy, lỵ (Bản Kinh).
- Trị tiểu nhiều, trừ nhiệt làm cho bứt rứt ở trên (Biệt Lục).
- Trị sữa tích trệ, cam tích (Trấn Nam Bản Thảo).
- Trị họng sƣng đau, nhũ nga [amidal], miệng lở (Bản Thảo Cƣơng Mục).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Trị huyền tích, trƣng hà, báng, tích tụ, bế kinh (Y Học Trung Trung Tham tây Lục).
- Trị tiêu hóa rối loạn, thực tích, cam tích, đái dầm, di tinh (Trung Dƣợc Học).
- Trị ăn uống tích trệ ở trong, trẻ nhỏ bị cam tích, nôn mửa, bụng trƣớng, tiêu chảy, lỵ (Đông
Dƣợc Học Thiết Yếu).
Liều Dùng: 6 - 12g. Thuốc sao lên tán bột uống tốt hơn là cho vào thuốc thang (Trung Dƣợc
Học).
Kiêng Kỵ:
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
+Trị sau khi sinh xong bị đái dầm: Kê nội kim, liều lƣợng tùy dùng, tán nhỏ, uống với rƣợu
ấm (Kê Nội Kim Tán Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+Trị cam tích, bụng đầy, ăn ít: Kê nội kim (sao) 60g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 -
6g với nƣớc cơm hoặc nƣớc sôi ấm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
+Trị cam tích, bụng to: Kê nội kim 12g, Miết giáp (nƣớng) 30g, Xuyên sơn giáp đều 8g. Tán
bột. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1,5 - 3g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
+Trị đại trƣờng viêm mạn: Kê nội kim (sao) 10g, Bạch truật 10g. Tán bột, trộn đều. Ngày
uống 2 lần, mỗi lần 4 - 6g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
+Trị tiêu chảy kéo dài do Tỳ hƣ: Kê nội kim, Bạch truật, Can khƣơng đều 60g, Đại táo nhục
240g (chƣng chín). Tất cả sao chín, tán bột, trộn với Táo nhục gĩa nát, trộn đều làm thành
bánh, sấy khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
+Trị sỏi mật, sỏi đƣờng tiểu: Kê nội kim 12g, Kim tiền thảo 15g, Uất kim 10g, Hồ đào 15g,
Hải kim sa 15g. Sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
+Trị sỏi tiết niệu: Lục Nhất Tán (Cam Thảo, Hoạt thạch) 30g, Hỏa tiêu 10g, Kê nội kim 10g.
Tán bột. Ngày 2 lần mỗi lần 2 - 6g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).

+Trị nốt ruồi: Kê nội kim sống 20g, thêm 200ml nƣớc, ngâm 2 - 3 ngày rồi bôi vào nốt ruồi.
Mỗi ngày 5 - 6 lần, liên tục 10 ngày. Đã theo dõi 10 cas có kết quả tốt (Trần Trƣờng Giang,
Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1987, 1: 45).
+Trị miệng lở loét, amidal viêm, lợi răng viêm: Kê nội kim, đốt tồn tính. Tán nhuyễn, thổi
vào nơi bị loét hoặc bôi vào, có thể trộn với dầu Mù u bôi vào vết thƣơng (Kinh Nghiệm Dân
Gian).
Tham Khảo:
‗Kê nội kim là màng vàng trong mề của con gà. Sức tiêu hóa của mề gà rất mạnh vì vậy có thể
giúp đỡ đƣợc sự tiêu hóa của con ngƣời‖ (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
LAI PHỤC TỬ

Xuất xứ:
Nhật Hoa Tử Bản Thảo.
Tên khác:
La Bặc Tử, Lô Bặc Tử, Tử Hoa Tòng (Bản Thảo Cƣơng Mục) , Thổ Tô Tử (Nhĩ Nhã), Ôn
Tòng, Địa Khô Lâu, Địa Khô La, La Ba Tử, La Điền Tử, Khƣơng Tinh Tử, Đặng Tùng Tử,
Đƣờng Thanh Tử, Lai Bặc Tử (Hòa Hán Dƣợc Khảo), Sở Tùng Tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Phá
Địa Chùy (Quảng Vận), Hạ Sinh ( Vƣơng Trinh Nông Thƣ), Hạt Củ Cải, Rau Lú Bú (Việt
Nam).
Tên khoa học:
Semen raphani Sativi.
Họ khoa học:
Thuộc họ Cải ( Brasicaceae).
Mô Tả:
Cây thảo, sống hàng năm. Rễ củ phình to. Lá hình mũi mác. Hoa tự chùm, mầu trắng hoặc hơi
tím hồng, cánh hoa có vân. Quả loại cải, không mở, thắt lại giữa , các hạt xếp thành hình
chuỗi tràng hạt, xốp. Mùa hoa từ tháng 4-7, mùa quả từ tháng 6-9.
Địa lý:

Trồng khắp nơi vào mùa Thu, Đông để lấy củ ăn.
Thu hái, sơ chế:
Đến mùa quả già (mùa hè, thu), hái cả cây, phơi khô, đập lấy hạt, bỏ vỏ, loại bỏ tạp chất, phơi
khô.
Phần dùng làm thuốc:
Hạt. Hạt hình tròn, dẹp, có mặt lƣng khum, mặt bụng tạo nên 1 cạnh lồi ở giữa, dài chừng 2,5-
4mm, rộng 2-3mm, màu nâu đỏ hoặc nâu đen.
Mô tả dược liệu:
Lai phục tử hình bầu dục hoặc gần hình tròn trứng, hơi dẹp, đƣờng kính 0,4cm. Ngoài mầu
hồng, một bên có mấy rãnh dọc, một đầu có 1 chấm nhỏ mầu nâu. Soi kính lúp thấy toàn thể
đều có vằn mắt võng, nhỏ, dầy. Chất cứng. Đập vỡ có nhân mầu trắng ngà hoặc vàng, có dầu,
không mùi, vị ngọt, hơi cay (Dƣợc Tài Học).
Bào chế:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Sẩy sạch tạp chất, rửa sạch đất, vớt ra, phơi khô. Khi dùng giã nát ra là đƣợc (Dƣợc Tài
Học).
+ Rửa sạch hạt. Nếu dùng tiêu đờm thì dùng sống. Muốn tiêu thực thì dùng sao (Đông Dƣợc
Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Đóng kín, tránh ẩm.
Thành phần hóa học:
+Trong Lai Phục Tử có: Erucic acid, Oleic acid, Linolenic acid, Linoleic acid, Glycẻol
sinapate, Raphanin ( Trung Dƣợc Học).
+Củ tƣơi chứa Glucose, Pentosan, Adenin, Arginin, Histidin, Cholin, Trigonellin, Diastase,
Glucosidase, Oxydase catalase, Allyl isothiocyanat, Oxalic acid, Vitamin A,B, C (Chinese
Herbal Medicine).
Tác dụng dược lý:
*Tác dụng kháng khuẩn: Chất Raphanin trong Lai phục tử có tác dụng ức chế đối với
Staphylococus aureus, Streptococus pneumoniae và E.Coli.
*Tác dụng chống nấm: Nƣớc sắc Lai phục tử, ngâm kiệt, có tác dụng ức chế nhiều loại nấm

gây bệnh ngoài da.
*Thành phần có tác dụng kháng khuẩn là Bạc tử tố ( Raphanin), in vitro, thuốc trộn lẫn với
ngoại độc tố vi khuẩn, thuốc có tác dụng rõ rệt. Nếu Raphanin hòa loãng 1:2000 có thể trung
hòa 5 liều chíù tử của độc tố Tetanos ( uốn ván). Nếu pha loãng 1:500 thuốc có thể trung hòa
4 liều chí tử của độc tố bạch hầu.
*Nƣớc chiết xuất của Lai phục tử có tác dụng hạ áp từ từ mà rõ rệt và kéo dài.
*Bài thuốc ‗Cốt Chất Tăng Sinh Hoàn‘ (La bặc tử, Thục địa, Kê huyết đằng, Nhục thung
dung, Dâm dƣơng hoắc, Cốt toái bổ) có tác dụng kháng viêm rõ. Trong bài thuốc, thành phần
kháng viêm là Thục địa, Nhục thung dung và La bặc tử. Bài thuốc có tác dụng hƣng phấn hệ
thống tuyến yên, vỏ thƣợng thận, đó là cơ sở của tác dụng kháng viêm (Trung Dƣợc Học).
Tính vị:
+Tính ôn, vị cay (Trấn Nam Bản Thảo).
+Vị cay, tính nhiệt ( Ngọc Thu Bản Thảo).
+Vị cay, ngọt, tính bình ( Trung Dƣợc Học).
+Vị ngọt, cay, tính bình (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+Vào kinh Phế, Tỳ ( Trấn Nam Bản Thảo).
+Vào kinh Tỳ, Vị ( Dƣợc Phẩm Hóa Nghĩa).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+Vào kinh Phế, Vị, Tỳ ( Trung Dƣợc Học).
+Vào kinh Phế, Tỳ (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+Thổ phong đờm, tiêu thủng độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+Hạ khí, định suyễn, trừ đờm,tiêu thực, trừ đầy trƣớng, lợi đại tiểu tiện, chỉ khí thống (Bản
Thảo Cƣơng Mục).
+Dùng sống có tác dụng thổ phong đờm, khoan hung cách, thác sang chẩn. Dùng chín có tác
dụng hạ khí, tiêu đờm, công kiên tích, lỵ ( Y Lâm Soạn Yếu Thám Nguyên).
+Hạ khí, yên suyễn, hóa đờm, tiêu thực (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Chủ Trị:
+Trị hạ lợi hậu trọng (lỵ) lở ngứa, ban sởi (Bản Thảo Cƣơng Mục).

+Trị ngực đầy, bụng trƣớng, khí trệ gây đau, lỵ, ho suyễn có đờm (Đông Dƣợc Học Thiết
Yếu).
Liều dùng: 6-10g sắc nƣớc hoặc sao, tán thành bột.
Kiêng kỵ:
+ Khí hƣ: cẩn thận khi dùng ( Trung Dƣợc Học).
+ Ngƣời hƣ yếu, cơ thể thuộc loại chân khí hƣ: không nên dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ Lai phục tử làm hao khí, vì vậy ngƣời vốn khí bị hƣ, không có thực tích, đờm trệ: không
nên dùng (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị phản vị, ế cách: La bặc, tẩm mật, chƣng, nghiền nát, ăn (Phổ Tế phƣơng).
+ Trị trẻ nho ho suyễn, thở khò khè: Lai bặc tử, Ma hoàng, Đăng tâm thảo, Tạo giáp tử, Cam
thảo. Tán bột, mỗi lần dùng 4g ( Lai Bặc Tử Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Trị phế quản viêm mạn, ho, khó thở, đờm nhiều: La bặc tử (sao) 10g, Tô tử (sao) 10g, Bạch
giới tử (sao) 3g. Tán nhuyễn, cho vào túi vải, sắc với 500ml nƣớc còn 200ml, chia làm 3 lần
uống (Tam Tử Dƣỡng Thân Thang – Hàn Thị Y Thông).
+ Trị mùa đông cóng lạnh, bị mọc nhọt sƣng đau chƣa vỡ: Lấy 1 củ Cải, cắt ngang, cho vào
lửa nƣớng chín, cắt bỏ chỗ cháy đen, sát vào chỗ đau, nguội thì thay miếng khác, làm nhƣ vậy
vài ba lần thì khỏi (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ Trị táo bón nơi ngƣời lớn tuổi: La bặc tử, cho nhỏ lửa, sao vàng, 30-40g, uống với nƣớc ấm,
ngày 2-3 lần. Dƣơng Kiện đã dùng trị 32 cas trên 60 tuổi, kết quả sau khi uống thuốc dƣới 12
giờ thì đi tiêu 20 cas, từ 12-24 giờ đi tiêu đƣợc : 9 cas, trên 24 giờ vẫn chƣa đi tiêu đƣợc: 3
cas, tỉ lệ kết quả: 90,6% (Trùng Khánh Y Dƣợc Tạp Chí 1986, 6:46).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+Trị huyết áp cao:
* Dùng liều trung bình (6-10g/ ngày) cho bệnh nhân uống. Theo dõi 467 cas huyết áp cao: có
kết quả 86,94%, kết quả rõ rệt: 49,8%, triệu chứng lâm sàng có cải thiện: 92% (Lai Minh,
Thông Tin Nghiên Cứu Y Học 1986, 6:185).
* Lấy La bặc tử sắc nƣớc cô đặc, nấùu thành cao, chế thành viên, mỗi lần uống 5 viên (tƣơng
đƣơng 30g thuốc sống), ngày uống 3 lần, trị trong 1 tháng. Đã dùng cho 179 cas huyết áp cao
giai đoạn I, kết quả đạt 90% (Lƣu Kế Tang, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 2:110).

+ Trị rối loạn tiêu hóa, thực tích, bụng đầy, miệng hôi, táo bón: La bặc tử (sao) 10g, Chỉ xác
6g, Tiêu thần khúc 12g, sắc nƣớc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị kiết ly cấp: Lai phục tử 12g, Tỏi 4g, giã nát, uống với nƣớc nóng (Lâm Sàng Thƣờng
Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+Trị phế quản viêm mạn, ho, khó thở, đờm nhiều:
1) La bặc tử (sao), Tô tử (sao), đều 10g, sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc
Thủ Sách).
2) La bặc tử (sao), Hạnh nhân đều 10g, Cam thảo (sống) 6g, sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng
Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
Tham khảo:
+ ―La bặc căn, để sống thì có vị cay, tính hàn, nấu chín thì vị ngọt, tính bình. Củ nó ăn sống
đƣợc, lá nó nên nấu chín. La bặc căn có tác dụng ức chế đƣợc chất độc của bột mì và đậu phụ.
Kiêng dùng La bặc tử chung với Hà thủ ô và Địa hoàng. Nếu ăn chung thì râu tóc chóng bạc.
La bặc tử tiêu đƣợc thức ăn ngũ cốc, trừ đờm tích, chận cơn ho, giải tiêu khát. Giã vắt lấy
nƣớc cốt mài với mực tàu cho vào họng ăn ngăn đƣợc thổ huyết, hạ huyết rất nhanh. Sách
‗Bản Thảo Diễn Nghĩa‘ ghi: Để tán khí thì dùng với Sinh khƣơng, để hạ khí xuống thì dùng
La bặc. Tuy nhiên, nấu nƣớc uống nhiều thì sẽ bị đình lại ở chấn thủy, gây ra chứng dật ẩm vì
La bặc tử nhiều vị ngọt mà ít cay. Ông Chu Đan Khê nói: La bặc trị đờm có công dụng xuyên
tƣờng đổ vách, ngƣời hƣ yếu uống vào thì hơi khí bị ngắn, khó thở ‖ (Dƣợc Phẩm Vậng Yếu).
+ ―La bặc tử trị đờm có công dụng xuyên tƣờng đổ vách‖ (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
+ ―La bặc tử có tác dụng thông ứ, lợi khí. Để sống thì năng thăng lên, chín thì có tác dụng
giáng xuống. Thăng thì làm thổ phong đờm, tán phong hàn, phát sang chẩn. Giáng thì làm yên
cơm suyễn, ho, làm yên chứng lỵ, chận đau bên trong (Bản Thảo Cƣơng Mục).
+ ―La bặc tử, vô luận là sống hoặc sao đều có thể thuận khí, khai uất, tiêu trừ trƣớng mãn, là
loại thuốc hóa khí chứ không phải phá khí. Phàm thuốc lý khí, uống độc vị và uống lâu thì tổn
thƣơng khí, còn La bặc tử, sao chín, tán thành bột, sau mỗi bữa ăn uống 1 ít để tiêu thực,
thuận khí thì không tổn thƣơng khí, vì thuốc giúp ăn nhiều hơn, phần khí đƣợc bổ dƣỡng‖ (Y
Học Trung Trung Tham Tây Lục).
+ ―Thuốc nên sao lên để cho vào thuốc thang vì dùng sống dễ gây buồn nôn‖ (Trung Dƣợc
Học).

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ ―Thƣờng sơn gây nôn đờm do sốt rét; Qua đế gây nôn đờm nhiệt, Ô phụ tiêm gây nôn đờm
thấp; La bặc tử gây nôn đờm khí, Lê lô gây nôn đờm phong, dùng đúng sở trƣờng của mỗi vị
thì rất hiệu nghiệm‖ (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ ―Lai bặc tử dùng sống, dùng sao, tác dụng hoàn toàn khác nhau. Dùng sống có thể thăng
hoặc tán; dùng sao có thể giáng, có thể tiêu. Lai bặc tử tục gọi là La bặc, hàm lƣợng nhiều
nƣớc, ăn sống thì thăng khí, ăn chín thì giáng khí, tiêu thực, khoan trung, hóa đờm, tán ứ. Rau
cải củ gọi là Lai bạc anh, có thể cầm đƣợc tiêu chảy lâu ngày. Lai bặc tử có thể làm giảm bớt
sức bổ của vị Nhân sâm và Thục địa. Nếu uống những loại thuốc bổ có Nhân sâm, Thục địa,
nên kiêng cây Củ cải và cả hạt nữa‖ (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

LAI PHỤC TỬ

Xuất xứ:
Nhật Hoa Tử Bản Thảo.
Tên khác:
La Bặc Tử, Lô Bặc Tử, Tử Hoa Tòng (Bản Thảo Cƣơng Mục), Thổ Tô Tử (Nhĩ Nhã), Ôn
Tòng, Địa Khô Lâu, Địa Khô La, La Ba Tử, La Điền Tử, Khƣơng Tinh Tử, Đặng Tùng Tử,
Đƣờng Thanh Tử, Lai Bặc Tử (Hòa Hán Dƣợc Khảo), Sở Tùng Tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Phá
Địa Chùy (Quảng Vận), Hạ Sinh (Vƣơng Trinh Nông Thƣ), Hạt Củ Cải, Rau Lú Bú (Việt
Nam).
Tên khoa học:
Semen raphani Sativi.
Họ khoa học:
Thuộc họ Cải (Brasicaceae).
Mô Tả:
Cây thảo, sống hàng năm. Rễ củ phình to. Lá hình mũi mác. Hoa tự chùm, mầu trắng hoặc hơi
tím hồng, cánh hoa có vân. Quả loại cải, không mở, thắt lại giữa, các hạt xếp thành hình chuỗi
tràng hạt, xốp. Mùa hoa từ tháng 4-7, mùa quả từ tháng 6-9.
Địa lý:

Trồng khắp nơi vào mùa Thu, Đông để lấy củ ăn.
Thu hái, sơ chế:
Đến mùa quả gìa (mùa hè, thu), hái cả cây, phơi khô, đập lấy hạt, bỏ vỏ, loại bỏ tạp chất, phơi
khô.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Phần dùng làm thuốc:
Hạt. Hạt hình tròn, dẹp, có mặt lƣng khum, mặt bụng tạo nên 1 cạnh lồi ở giữa, dài chừng 2,5-
4mm, rộng 2-3mm, màu nâu đỏ hoặc nâu đen.
Mô tả dược liệu:
Lai phục tử hình bầu dục hoặc gần hình tròn trứng, hơi dẹp, đƣờng kính 0,4cm. Ngoài mầu
hồng, một bên có mấy rãnh dọc, một đầu có 1 chấm nhỏ mầu nâu. Soi kính lúp thấy toàn thể
đều có vằn mắt võng, nhỏ, dầy. Chất cứng. Đập vỡ có nhân mầu trắng ngà hoặc vàng, có dầu,
không mùi, vị ngọt, hơi cay (Dƣợc Tài Học).
Bào chế:
+ Sẩy sạch tạp chất, rửa sạch đất, vớt ra, phơi khô. Khi dùng gĩa nát ra là đƣợc (Dƣợc Tài
Học).
+ Rửa sạch hạt. Nếu dùng tiêu đờm thì dùng sống. Muốn tiêu thực thì dùng sao (Đông Dƣợc
Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Đóng kín, tránh ẩm.
Thành phần hóa học:
+Trong Lai Phục Tử có: Erucic acid, Oleic acid, Linolenic acid, Linoleic acid, Glycẻol
sinapate, Raphanin (Trung Dƣợc Học).
+Củ tƣơi chứa Glucose, Pentosan, Adenin, Arginin, Histidin, Cholin, Trigonellin, Diastase,
Glucosidase, Oxydase catalase, Allyl isothiocyanat, Oxalic acid, Vitamin A,B, C (Chinese
Herbal Medicine).
Tác dụng dược lý:
*Tác dụng kháng khuẩn: Chất Raphanin trong Lai phục tử có tác dụng ức chế đối với
Staphylococus aureus, Streptococus pneumoniae và E.Coli.
*Tác dụng chống nấm: Nƣớc sắc Lai phục tử, ngâm kiệt, có tác dụng ức chế nhiều loại nấm

gây bệnh ngoài da.
*Thành phần có tác dụng kháng khuẩn là Bạc tử tố (Raphanin), in vitro, thuốc trộn lẫn với
ngoại độc tố vi khuẩn, thuốc có tác dụng rõ rệt. Nếu Raphanin hòa loãng 1:2000 có thể trung
hòa 5 liều chíù tử của độc tố Tetanos (uốn ván). Nếu pha loãng 1:500 thuốc có thể trung hòa 4
liều chí tử của độc tố bạch hầu.
*Nƣớc chiết xuất của Lai phục tử có tác dụng hạ áp từ từ mà rõ rệt và kéo dài.
*Bài thuốc ‗Cốt Chất Tăng Sinh Hoàn‘ (La bặc tử, Thục địa, Kê huyết đằng, Nhục thung
dung, Dâm dƣơng hoắc, Cốt toái bổ) có tác dụng kháng viêm rõ. Trong bài thuốc, thành phần
kháng viêm là Thục địa, Nhục thung dung và La bặc tử. Bài thuốc có tác dụng hƣng phấn hệ
thống tuyến yên, vỏ thƣợng thận, đó là cơ sở của tác dụng kháng viêm (Trung Dƣợc Học).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tính vị:
+Tính ôn, vị cay (Trấn Nam Bản Thảo).
+Vị cay, tính nhiệt (Ngọc Thu Bản Thảo).
+Vị cay, ngọt, tính bình (Trung Dƣợc Học).
+Vị ngọt, cay, tính bình (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+Vào kinh Phế, Tỳ (Trấn Nam Bản Thảo).
+Vào kinh Tỳ, Vị (Dƣợc Phẩm Hóa Nghĩa).
+Vào kinh Phế, Vị, Tỳ (Trung Dƣợc Học).
+Vào kinh Phế, Tỳ (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+Thổ phong đờm, tiêu thủng độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+Hạ khí, định suyễn, trừ đờm,tiêu thực, trừ đầy trƣớng, lợi đại tiểu tiện, chỉ khí thống (Bản
Thảo Cƣơng Mục).
+Dùng sống có tác dụng thổ phong đờm, khoan hung cách, thác sang chẩn. Dùng chín có tác
dụng hạ khí, tiêu đờm, công kiên tích, lỵ (Y Lâm Soạn Yếu Thám Nguyên).
+Hạ khí, yên suyễn, hóa đờm, tiêu thực (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Chủ Trị:
+Trị hạ lợi hậu trọng (lỵ) lở ngứa, ban sởi (Bản Thảo Cƣơng Mục).

+Trị ngực đầy, bụng trƣớng, khí trệ gây đau, lỵ, ho suyễn có đờm (Đông Dƣợc Học Thiết
Yếu).
Liều dùng: 6-10g sắc nƣớc hoặc sao, tán thành bột.
Kiêng kỵ:
+ Khí hƣ: cẩn thận khi dùng (Trung Dƣợc Học).
+ Ngƣời hƣ yếu, cơ thể thuộc loại chân khí hƣ: không nên dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ Lai phục tử làm hao khí, vì vậy ngƣời vốn khí bị hƣ, không có thực tích, đờm trệ: không
nên dùng (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị phản vị, ế cách: La bặc, tẩm mật, chƣng, nghiền nát, ăn (Phổ Tế phƣơng).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Trị trẻ nho ho suyễn, thở khò khè: Lai bặc tử, Ma hoàng, Đăng tâm thảo, Tạo giáp tử, Cam
thảo. Tán bột, mỗi lần dùng 4g (Lai Bặc Tử Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Trị phế quản viêm mạn, ho, khó thở, đờm nhiều: La bặc tử (sao) 10g, Tô tử (sao) 10g, Bạch
giới tử (sao) 3g. Tán nhuyễn, cho vào túi vải, sắc với 500ml nƣớc còn 200ml, chia làm 3 lần
uống (Tam Tử Dƣỡng Thân Thang – Hàn Thị Y Thông).
+ Trị mùa đông cóng lạnh, bị mọc nhọt sƣng đau chƣa vỡ: Lấy 1 củ Cải, cắt ngang, cho vào
lửa nƣớng chín, cắt bỏ chỗ cháy đen, sát vào chỗ đau, nguội thì thay miếng khác, làm nhƣ vậy
vài ba lần thì khỏi (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ Trị táo bón nơi ngƣời lớn tuổi: La bặc tử, cho nhỏ lửa, sao vàng, 30-40g, uống với nƣớc ấm,
ngày 2-3 lần. Dƣơng Kiện đã dùng trị 32 cas trên 60 tuổi, kết quả sau khi uống thuốc dƣới 12
giờ thì đi tiêu 20 cas, từ 12-24 giờ đi tiêu đƣợc : 9 cas, trên 24 giờ vẫn chƣa đi tiêu đƣợc: 3
cas, tỉ lệ kết quả: 90,6% (Trùng Khánh Y Dƣợc Tạp Chí 1986, 6:46).
+Trị huyết áp cao:
* Dùng liều trung bình (6-10g/ ngày) cho bệnh nhân uống. Theo dõi 467 cas huyết áp cao: có
kết quả 86,94%, kết quả rõ rệt: 49,8%, triệu chứng lâm sàng có cải thiện: 92% (Lai Minh,
Thông Tin Nghiên Cứu Y Học 1986, 6:185).
* Lấy La bặc tử sắc nƣớc cô đặc, nấùu thành cao, chế thành viên, mỗi lần uống 5 viên (tƣơng
đƣơng 30g thuốc sống), ngày uống 3 lần, trị trong 1 tháng. Đã dùng cho 179 cas huyết áp cao
giai đoạn I, kết quả đạt 90% (Lƣu Kế Tang, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 2:110).

+ Trị rối loạn tiêu hóa, thực tích, bụng đầy, miệng hôi, táo bón: La bặc tử (sao) 10g, Chỉ xác
6g, Tiêu thần khúc 12g, sắc nƣớc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị kiết ly cấp: Lai phục tử 12g, Tỏi 4g, gĩa nát, uống với nƣớc nóng (Lâm Sàng Thƣờng
Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+Trị phế quản viêm mạn, ho, khó thở, đờm nhiều:
1) La bặc tử (sao), Tô tử (sao), đều 10g, sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc
Thủ Sách).
2) La bặc tử (sao), Hạnh nhân đều 10g, Cam thảo (sống) 6g, sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng
Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
Tham khảo:
+ ―La bặc căn, để sống thì có vị cay, tính hàn, nấu chín thì vị ngọt, tính bình. Củ nó ăn sống
đƣợc, lá nó nên nấu chín. La bặc căn có tác dụng ức chế đƣợc chất độc của bột mì và đậu phụ.
Kiêng dùng La bặc tử chung với Hà thủ ô và Địa hoàng. Nếu ăn chung thì râu tóc chóng bạc.
La bặc tử tiêu đƣợc thức ăn ngũ cốc, trừ đờm tích, chận cơn ho, giải tiêu khát. Gĩa vắt lấy
nƣớc cốt mài với mực tàu cho vào họng ăn ngăn đƣợc thổ huyết, hạ huyết rất nhanh. Sách
‗Bản Thảo Diễn Nghĩa‘ ghi: Để tán khí thì dùng với Sinh khƣơng, để hạ khí xuống thì dùng
La bặc. Tuy nhiên, nấu nƣớc uống nhiều thì sẽ bị đình lại ở chấn thủy, gây ra chứng dật ẩm vì
La bặc tử nhiều vị ngọt mà ít cay. Ông Chu Đan Khê nói: La bặc trị đờm có công dụng xuyên
tƣờng đổ vách, ngƣời hƣ yếu uống vào thì hơi khí bị ngắn, khó thở ‖ (Dƣợc Phẩm Vậng Yếu).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×