Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

BIỂU HIỆN ĐIỆN TÂM ĐỒ Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.93 KB, 25 trang )

BIỂU HIỆN ĐIỆN TÂM ĐỒ Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ


TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Một số nghiên cứu thực nghiệm trên động vật và quan sát lâm
sàng cho thấy mối liên quan giữa đột quỵ và rối loạn nhịp. Tuy nhiên, các dữ
liệu về tác động của đột quỵ đối với biến đổi điện tâm đồ (ECG) còn rất
hiếm. Mục đích của nghiên cứu này nhằm thăm dò ECG của bệnh nhân đột
quỵ trong 24 giờ đầu nhập viện.
Mục tiêu: Mô tả biểu hiện ECG trong 24g đầu và tìm hiểu mốI liên hệ giữa ECG
vớI kết cục của bệnh
Đối tượng - Phương pháp: đây là nghiên cứu tiền cứu bao gồm 1.297 bệnh
nhân đột quỵ với 980 bệnh nhân nhồi máu não và 321 bệnh nhân xuất huyết
não.
Kết quả: tỷ lệ tử vong khi xuất viện là 18,12%. Bằng phương phân tích hồi
quy đa biến loại trừ các yếu tố gây nhiễu, nguy cơ tử vong ở bệnh nhân có
ECG bất thường gấp 2,1 lần và rung nhĩ là 2,34 lần (P có mức ý nghĩa thống
kê < 0.001).
Kết luận: nghiên cứu này gợi ý cần theo dõi ECG bệnh nhân đột quỵ > 50
tuổi.
Từ khóa: ĐQ: đột quỵ; NMN: nhồi máu não; XHN: xuất huyết não; ECG:
điện tâm đồ; BN: bệnh nhân; DTT: dầy thất trái; RN: rung nhĩ; NTT: ngoại
tâm thu; TMCT: thiếu máu cơ tim; NMCT: nhồi máu cơ tim, BLN: block
nhánh.
ABSTRACT
Background: Experimental and observational research have shown that the
relationship between dysrythmia and stroke. However, there is little data on
the efficacy of stroke versus variant electrocardiograme (ECG). The purpose
of this study was to investigate ECG of stroke patients within 24 hours on
admission.
Objective: Description of ECG manifestation in the first 24 hours and


relationship between ECG and the results of disease.
Method: This prospective study included 1.297 patients, 980 with cerebral
infarcts and 321 with intracerebral hemorrhage. There are 18,12% patients
died at releasing from hospital.
Results: In multivariate logistic regression analysis, risk mortality for stroke
were as follows: anomaly ECG (OR 2.1; 95% CI 1.52- 2.9, P<0.0001); atrial
fibrillation (OR 2.34; 95% CI 1.34- 4.09, P< 0.005).
Conclusion: These findings suggest that benefit from surveillance ECG on
stroke patients aged >50 years.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực sinh lý thần kinh cho thấy tầm quan
trọng của tổn thương thần kinh cấp, trong đó đột quỵ hay gặp nhất là nguyên
nhân quan trọng gây ra rối loạn chức năng tim mạch và có thể tử vong một
thời gian sau đó. Từ sau thế chiến thứ nhất, một loạt các thực nghiệm trên
động vật để đi tìm câu trả lời ảnh hưởng của sang thương thần kinh lên chức
năng và tiên lượng của tim mạch được tiến hành. Nhưng những tiến bộ quan
trọng bậc nhất thu được về hoạt động tương tác của não và tim nhờ vào các
quan sát lâm sàng trên bệnh nhân đột quỵ
(7,11,12)
. Khởi đầu là Byer, Burch với
những mô tả biến đổi điện tim trên bệnh nhân đột quỵ. Tiếp theo sau là các
nghiên cứu có hệ thống hơn của Dimant và Grob, Goldstein so sánh biến đổi
điện tim (ECG) giữa bệnh nhân đột quỵ và nhóm chứng. Một số các tác giả
khác tìm cách so sánh biến đổi lâm sàng và tử thiết hay so sánh điện tâm đồ
3 tháng trước và ngay khi đột quỵ xảy ra
(3,10)
. Các nghiên cứu này cho thấy
sang thương ở não gây ra các rối loạn trầm trọng ở tim và tổn thương tim
mạch, đặc biệt rối loạn nhịp hay bệnh mạch vành có thể cùng tồn tại trên
bệnh nhân đột quỵ. Do đó, việc tiếp tục thực hiện các quan sát hình ảnh điện

tâm đồ trên bệnh nhân đột quỵ vẫn còn cần thiết cho việc tiên lượng tim
mạch cũng như cải thiện tử vong cho bệnh nhân. Ở Việt Nam báo cáo thay
đổi ECG trên bệnh nhân đột quỵ còn khiêm tốn. Năm 1988, Huỳnh Kim
Phượng với “Bước đầu nghiên cứu biến đổi điện tâm đồ của bệnh nhân
TBMMN” thực hiện tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy với 30 bệnh
nhân xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện và nhồi máu não
(5)
. Nghiên cứu
chủ yếu xem xét sự thay đổi của ST, sóng T và sóng u. Từ đấy đến nay
chúng tôi chưa ghi nhận được một báo cáo nào đề cập đến lãnh vực này.
Ngoại trừ báo cáo của Bùi Lan Vi khảo sát tần suất các yếu tố nguy cơ: rung
nhĩ, dầy thất trái, thiếu máu cơ tim trên bệnh nhân đột quỵ và báo cáo của
Viện tim mạch trung ương về tần suất rung nhĩ và suy tim trên bệnh nhân
đột quỵ. Với một mong muốn xem xét, đánh giá những biểu hiện và ảnh
hưởng của biến đổi điện tâm đồ trên bệnh nhân đột quỵ có giá trị tiên lượng
như thế nào đến khả năng sống còn sau đột quỵ, chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này.
Mục tiêu
Mô tả biểu hiện ECG trong 24 giờ đầu BN ĐQ nhập viện và tìm hiểu mối
liên quan giữa ECG với kết cục của bệnh.
Mục tiêu chuyên biệt:
- Xác định tần suất ECG: bất thường, DTT, TMCT, RN, NTT, BLN trên BN
ĐQ.
- Tìm mối liên quan giửa biểu hiện ECG với phân loại, vị trí san thương và
kết cục ĐQ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, cắt ngang phân tích thực hiện trong 18 tháng từ tháng 08 năm
2005 đến tháng 01 năm 2007 tại BV Đa Khoa Đồng Tháp.
Đối tượng nghiên cứu

Những BN được chẩn đoán NMN và XHN (kể cả XHN-MN) theo tiêu
chuẩn của WHO và CTscanner sọ não thực hiện từ lúc nhập viện đến 72 giờ
sau.
- Tiêu chuẩn loại trừ: XH màng nhện đơn thuần và huyết khối tĩnh mạch nội
sọ.
- Lý do: chỉ với CTscanner sọ não thì khó chẩn đoán được và hai dạng ĐQ
này thường chuyển viện vì chưa có khả năng chẩn đoán và điều trị tại địa
phương.
Thu thập dữ liệu
Tất cả BN ngay khi nhập viện được chỉ định chụp CTscanner sọ não, xét
nghiệm: công thức máu, sinh hóa, đo ECG. Riêng khí máu thực hiện ở BN
có suy hô hấp hay hôn mê, siêu âm doppler mạch cảnh hai bên ở BN NMN
sau 7 ngày điều trị. Đọc ECG theo tiêu chuẩn của Henry J. L. Marriott. Thu
thập dữ liệu theo biểu mẫu, đối với BN có rối loạn ngôn ngữ hay hôn mê thì
thu thập thông tin qua người ở cùng, nếu không được thì cho vào số liệu
trống.
Xếp loại phân nhóm
BN ĐQ lần đầu được phân thành 4 hội chứng (HC) lâm sàng của Bamford:
HC tuần hoàn trước toàn bộ (TACS), HC tuần hoàn trước một phần (PACS),
HC lỗ khuyết (LACS) và HC tuần hoàn sau (POCS).
Bệnh nhân NMN được xếp theo 5 nhóm của phân loại ĐQ TOAST: NMN
động mạch lớn (NMNĐML); lấp mạch từ tim; NMN động mạch nhỏ
(NMNĐMN); nguyên nhân (NN) khác và không phân loại (KPL) được.
Bệnh nhân XHN được phân loại theo NN: tăng huyết áp; NN khác (XH ở
thùy não trên người già không có tăng huyết áp hay BN trẻ có bệnh cơ bản:
bệnh về máu hay có nghi ngờ dị dạng mạch máu não) và nếu không thể xếp
vào hai nhóm trên thì vào nhóm KPL.
Thang điểm đánh giá
Rankin biến đổi (The Oxford Handicap Scale): có 6 điểm sử dụng khi BN ra
viện.

Phân tích thống kê
Nhập số liệu và phân tích bằng phần mềm Stata 8.0. Dân số nghiên cứu được
mô tả bằng các số trung bình và độ lệch chuẩn đối với các biến định lượng
có phân phối chuẩn, bằng trung
vị nếu đó là phân phối không chuẩn. Các biến định tính được mô tả bằng các
tần số và tần suất. Để tìm mối tương quan giữa biểu hiện trên ECG với vị trí,
bản chất sang thương, cũng như kết cục ĐQ, chúng tôi thực hiện thống kê
hồi quy logistic. Với phương pháp phân tích đa biến chúng tôi sẽ loại trừ các
yếu tố gây nhiễu kinh điển như tuổi, giới và tiền sử bệnh tim mạch (P<
0.001: ý nghĩa thống kê).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tất cả gồm 1.297 BN, nhỏ nhất 18 tuổi và lớn nhất là 103 tuổi gồm 980 cas
NMN, 321 cas XHN với 4 cas vừa có NMN vừa có XHN. Trong đó có 28
cas (2,56%) ĐQ trong khi đang điều trị tại BV vì bệnh khác, chủ yếu bệnh
tim mạch.
Đặc điểm dân số học, yếu tố nguy cơ, lâm sàng, hình ảnh học
Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ của BN ĐQ:
Yếu tố nguy cơ

BN (tỷ lệ%)
B
ản thân từng
ĐQ
NMN 142
(51,63)
XHN 19 (6,91)
Không rõ 114
(41,45)
275 (21,2)
Cha,m

ẹ,con/ĐQ: 66
(5,09)
Anh,chị,em/ĐQ:108
(8,33)
Hút thu
ốc lá
(năm)

526 (40,56)
Ngh
ỉ hút: 115(21,86)
Uống rượu

Đều 14(1,08).
Nghi
ện 46(3,55)
Th
ỉnh thoảng: 411
(31,69)
Uống giảm đau
Cushing
160 (12,34)
46 (3,55)
Yếu tố nguy cơ

BN (tỷ lệ%)
ĐTĐ 142 (10,94)
Mới: 57 (4,39)
Tập thể dục
NMCT c

ũ/ ECG

Rung nhĩ
Suy tim
106 (8,17)
65(5,01)
35(2,7)
50(3,86)
Tuổi trung bình của BN là 66,67± 13,09 (nam: 716 BN, tuổi trung bình là
65,16 ± 12,99 và nữ: 581 BN, tuổi trung bình 68,49 ± 12,99). BN ĐQ lần
đầu là 944 người (72,78%). Số người trước ĐQ phải sống phụ thuộc vào
người khác là 172 (13,12%). Các yếu tố nguy cơ được khảo sát trên BN: hút
thuốc lá, uống rượu, tập thể dục và bệnh nội khoa đi kèm: đái tháo đường
(ĐTĐ), suy tim, RN, NMCT, tiền sử và các dạng ĐQ có trước, tiền sử gia
đình có người bị ĐQ (bảng 1). Các trường hợp ĐTĐ không biết trước nhưng
lần nhập viện này có đường huyết tăng cao và HbA
1
C >7 g/l được tính như
ĐTĐ mới phát hiện. Tiền sử NMCT củ hầu hết được chẩn đoán dựa trên
biểu hiện của ECG thực hiện lúc nhập viện. Như vậy mẫu nghiên cứu này có
đặc điểm tương tự các nghiên cứu khảo sát mối tương quan về ĐQ với các
rối loạn nhịp, đặc biệt là rung nhĩ
(4,6,8,14)
và bệnh tim
(1,2)
. BN được lấy sinh
hiệu, đánh giá điểm Glasgow lúc nhập viện và sau 24 giờ, 48 giờ với trị số
cao nhất trong những lần theo dõi. Riêng điểm NIHSS được đánh giá lúc
nhập viện, 24 giờ sau và khi BN xuất viện cùng với điểm Rankin biến đổi.
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cho thấy tổn thương (TT) bán cầu trái chiếm

ưu thế hơn bán cầu phải cả trong NMN và XHN (bảng 2). Các BN này có tỷ
lệ TACS cao hơn báo cáo về đơn vị ĐQ của BV 115, cũng như thể tích xuất
huyết nặng > 5,5 cm
3
cao hơn các nghiên cứu khác. Điều này chứng tỏ tỷ lệ
bệnh nặng nhập viện cao. Tuy nhiên, tỷ lệ BN POCS của nghiên cứu thấp
hơn các nơi khác có lẽ do sự lầm lẫn trong xếp nhóm với PACS của những
cas NMN xảy ra ở thân não nhỏ.
Bảng2: Hình ảnh học và phân loại LS BN ĐQ:
CT sọ não BN (tỷ lệ%) Phân loại BN (tỷ lệ%)

XHN: 321 (24,75) H
ạch
nền
Thùy
Hố sau
Nhiều nơi
256 (79,5); Trái (52,34)
22 (6,83); Trái ( 68,18)
39 (12,11); Tiểun
ão11
(3,42)
5 (1,55)
PL Bamford
TACS
PACS
POCS
15,36%
41,29%
35,81%

0,1%
NMN:979(75,48) Bán c
ầu
764(77,87); Trái (51,17) PL TOAST
Hai bên
Watershed
Hố sau
Trán
Chẩm
28 (2,85)
15 (1,53)
91(8,28); tiểu não(9,89)
28 (2,86); Trái (53,57)
56 (5,7); Trái (58,93)
NMNĐML

NMNĐMN

Huyết khối
NN khác

KPL
15,69%
60,44%
18,14%
1,73%
4%
Bảng3: Biểu hiện ECG 24 giờ đầu sau ĐQ:
ECG


Bất
thường

DTT

TMCTNMCTRN

NTTBLN
BN 778 316 384 15 81 51 85
Tỷ
lệ(%)

59,98 24,36

28,61 1,16 6,253,93

6,55

NMN
59,39 21,43

29,69 1,22 7,764,18

7,04

Bảng 3 cho thấy biểu hiện ECG trong 24 giờ đầu sau ĐQ nói chung và riêng
cho NMN. Khởi đầu Byer và cộng sự quan sát thấy trên BN ĐQ có sự thay
đổi ECG được cho là NMCT. Về sau Dimant và Grob thực hiện nghiên cứu
có đối chứng phát hiện tần suất bệnh mạch vành gấp 3 lần ở BN ĐQ với biểu
hiện thiếu máu mới và loạn nhịp ở BN NMN là 44%, BN XHN là 70% cao

gấp đôi so với nghiên cứu của chúng tôi
(3)
. Công bố của hiệp hội tim mạch
Hoa Kỳ năm 2005 thì tỷ lệ NMCT cấp trong ĐQ là 1,6% cũng gần tương
đương với nghiên cứu này
(7)
. Một nghiên cứu mới nhất cho thấy tỷ lệ người
da trắng trên 85 tuổi khi ĐQ có 32% BN có biểu hiện RN trên ECG
(13)
và tỷ
lệ này là 18% (cao hơn nghiên cứu này) với BN ĐQ trên 18 tuổi giống kiểu
mẫu nghiên cứu của chúng tôi
(8)
. BN NMN của chúng tôi có tỷ lệ RN, Block
nhánh, TMCT và NTT cao hơn BN XHN còn nghiên cứu về thay đổi QTc
kéo dài của BS Phượng thì gặp trong XH nhiều hơn NM
(5)
. Thời gian điều trị
trung bình của BN chúng tôi là 13 ngày với 31,77% BN xuất viện sống
không cần trợ giúp và 10,72% BN sống hoàn toàn phụ thuộc. BN tử vong
(TV) là 18,12% (tính cả 6 cas chuyển viện), trong đó 14 BN chết vì bệnh lý
tim mạch chiếm 1,08% BN ĐQ và 6,03% tổng số BN ĐQ đã chết. Kết quả
điều trị này cũng không khác các báo cáo gần đây nhưng so với các đơn vị
đột quỵ thì tỷ lệ TV còn cao.
Mối liên quan giữa biểu hiện ECG với phân loại, vị trí sang thương và
kết cục ĐQ
Mối liên quan giữa biểu hiện ECG với phân loại ĐQ
Bảng 4: Mối tương quan giữa PL Bamford và biểu hiện ECG 24 giờ đầu NV
ECG Bất thường*


DTT* TMCT RN NTT BLN
ECG Bất thường*

DTT* TMCT RN NTT BLN
TACS:BN
Tỷ lệ (%)
(OR)
93 (68,88)
41 (73,21)
(2,21)
45 (33,33)
16 (28,57)
(0,5)
34 (25,19)
15 (26,78)
(0,34)
13 (9,63)
11 (19,64)
(0,1)
6 (4,44)
2 (3,57)
(0,05)
8 (5,93)
6 (10,71)
(0,06)
PACS
243 (61,06)
178 (61,8)
(1,56)
99 (24,87)

62 (21,53)
(0,33)
34 (25,19)
15 (26,78)
(0,34)
26 (6,53)
25 (8,68)
(0,07)
18 (4,52)
14 (4,86)
(0,05)
26 (6,53)
20 (6,94)
(0,06)
LACS
243 (61,06)
178 (61,8)
(1,56)
76 (22,16)
62 (21,52)
(0,28)
84 (24,49)
71 (23,83)
(0,32)
8 (2,33)
8 (2,68)
(0,02)
8 (2,33)
8 (2,68)
(0.02)

24 (7)
20 (6,71)
(0,08)
POCS
41 (61,19)
39 (62,9)
(1,57)
11 (16,42)
11 (16,66)
(0,19)
20 (29,85)
18 (29,03)
(0,42)
10 (14,93)
10 (16,13)
(0,18)
7 (10,45)
7 (11,29)
(0,12)
6 (9)
6 (9,68)
(0,1)
Chi 2 ĐQ
NMN

17,13
5,78
12,15
3,23
5,42

1,07
20,91
28,43
0,12
0,87
0,53
0,04
P ĐQ
0,002 0.016 0,247 O,003 0,72 0,46
ECG Bất thường*

DTT* TMCT RN NTT BLN
NMN
0,002 0.072 0,3 <0.001 0,35 0,85
*: có những giá trị biệt lệ chúng tôi không đưa vào phân tích: 1 cas NTT và
1 cas ECG bình thường nằm trong nhóm KPL.
Chúng tôi thực hiện kiểm định tính khuynh hướng ảnh hưởng của HC ĐQ
với biểu hiện ECG trong 24 giờ đầu nhập viện ở BN ĐQ nói chung và NMN
nói riêng và OR của mỗi biểu hiện ECG bất thường với kết quả thu được
trong bảng 4. Xem xét giá trị chi bình phương và P của kiểm định chung,
chúng tôi nhận thấy ECG bất thường và RN trong 24 giờ đầu nhập viện có
mối tương quan có ý nghĩa với phân loại của Bamford. Từ kết quả này,
chúng tôi tính OR cho từng nhóm PL ĐQ bằng cách tính tỷ số giữa 2 số
chênh. Mối tương quan giữa bất thường ECG và phân loại Bamford thể hiện
trong bảng 5.
Bảng 5: Nguy cơ ECG bất thường với PL Bamford
ECG OR c
ủa
TACS
OR c

ủa
PACS
OR c
ủa
POCS
Bất
thường

LACS:
2.1

RN LACS:
5
LACS: 3.5

LACS:9;
PACS: 2.57

NTT
LACS:
2.5
LACS:2.5

LACS: 6;
TACS &
PACS:2.4
Như vậy, nguy cơ BN NMN tuần hoàn sau có RN và NTT cao nhất và BN
NMN tuần hoàn trước toàn bộ có nhiều nguy cơ ECG bất thường bao gồm
cả RN và NTT so với mhóm NMN lổ khuyết. Vì vậy, ở BN TACS và POCS
chúng ta cần lưu tâm theo dõi và điều trị các rối loạn nhịp để phòng ngừa đột

tử không do ĐQ.
Mối liên quan giữa biểu hiện ECG với vị trí sang thương
Nhồi máu não
Chúng tôi cũng tính được chỉ số chi bình phương và mức giá trị của p đều
không có ý nghĩa giữa biểu hiện ECG bất thường với vị trí ổ NMN (bảng 6).
Bảng 6: Số chênh (Odds) giữa biểu hiện ECG bất thường và vị trí san
thương.
Vị
trí/ECG
Bất
thường

DTTTMCTRN

NTTBLN
MCA T 1,47 0,27

0,45 0,1 0,05

0,07

MCA P 1,42 0,3 0,38 0,070,04

0.08

Hai bên 2,05 0,33

0,33 0,080,04

0,17


Vị
trí/ECG
Bất
thường

DTTTMCTRN

NTTBLN
Watershed

0,79 0,25

0,36 * 0,07

*
Thân não 1,34 0,15

0,21 0,170,06

0,05

Tiểu não 6 0,17

0,17 * 0,17

0,04

Trán T 1,5 0,36


0,17 * * *
Trán P 1,1 0,18

0,29 * 0,08

*
Chẩm T 2 0,27

0,32 0,06* 0,1
Chẩm P 1,1 0,35

0,18 0,15* 0,09

MCA: động mạch não giữa. *: giá trị biệt lệ. RN không có trong NMN
watershed, tiểu não và vùng trán. NTT không có trong NMN trán T và chẩm.
Block nhánh không có trong NMN watershed và vùng trán.
Từ đây chúng tôi tính được nguy cơ (OR):
1. Nguy cơ ECG bất thường của NMN vùng MCA P cao hơn thân não là 2;
NMN hai bên thì cao hơn NMN Watershed là 2,59; NMN tiểu não lần lượt
với trán P và chẩm P; trán T; chẩm T là 5,45; 4; 3.
2. Nguy cơ DTT của NMN hai bên; trán T; chẩm P cao hơn NMN thân não
lần lượt là 2,2; 2,4 và 2,3.
3. Nguy cơ TMCT của NMN vùng MCA T cao hơn thân não; tiểu não và
trán T; chẩm T lần lượt là 2,14; 2,65; 2,5; của NMN vùng MCA P cao hơn
NMN tiểu não và trán T; chẩm P lần lượt là 2,23; 2,1.
4. Nguy cơ RN của NMN thân não cao hơn NMN vùng MCA P, NMN hai
bên và chẩm T lần lượt là 2,43; 2,13; 2,83.
5. Nguy cơ NTT của NMN tiểu não so với NMN vùng MCA T; MCA P;
trán P; thân não và hai bên lần lượt là 3,4; 4,25;2,13;2,8 và 4,25.
6. Nguy cơ Block nhánh của NMN MCA P gấp 2 lần NMN tiểu não; NMN

chẩm T thì cao gấp 2 lần thân não; gấp 2,5 lần NMN tiểu não.
Tương tự nghiên cứu này, Lane và cộng sự tìm thấy nguy cơ nhịp nhanh
kịch phát trên thất gặp nhiều trong ĐQ bán cầu P
(9)
(chúng tôi phân nhịp
nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh xoang vào nhóm ECG bất thường).
Chúng tôi tiến hành phân tích phân tầng để xem RN và TMCT có trước đột
quỵ có là yếu tố gây nhiễu hay không thì kết quả thu được là không có sự
tương tác tiền sử RN và TMCT với biểu hiện RN và TMCT trên ECG trong
24 giờ đầu nhập viện với lần lượt giá trị của chi bình phương là 3,19; 4,56 và
giá trị p là 0,52; 0,35.
Xuất huyết não
Tương tự cách tính đối với NMN chúng tôi tìm được số chênh giữa vị trí tổn
thương của ổ XH với biểu hiện ECG trong bảng 7.
Bảng 7: Số chênh giữa ECG bất thường và vị trí XH
ECG HNT

HNP
Thùy
T
Thùy
P
Thân
não
Ti
ểu
não

Chi
2


& p

Bất
thường

1,73

1,39

4 0,75 2,38 4,5
0,02;
0,88

DTT 0,61

0,42

0,41 0,02 0,15 0,17

2,27;
0,13

TMCT

0,38

0,42

0,88 0,17 0,5 0,57


0,02;
0,88

RN 0,02

0,03

* * * *
0,66;
0,41

NTT
0,04

0,02

* 0,17 0,04 0,1
0,31;
0,58

BLN 0,06

0,07

0,07 * * *
2,45;
1,12

*: giá trị biệt lệ. XHN thùy T không có RN, BLN, NTT. XHN thùy P, hố sau

không có RN, BLN. XHN rải rác không có ECG bất thường.
Từ cơ sở này chúng tôi có được nguy cơ OR:
1. XHN thùy T: ECG bất thường so với hạch nền T (HNT), hạch nền P
(HNP), thùy P lần lượt là 2,31; 2,88 và 5,33. TMCT 2,32; 2,1 và 5,18 lần so
với XHN HNT, HNP P và thùy P. XHN thùy P: có NTT cao gấp 4,25 lần so
với XHN HNT và thân não; 8,5 lần so với XHN HN P.
2. Hạch nền T: có DTTso với thùy P, thân não và tiểu não là 30,5; 4,07 và
3,59 lần. NTT 2 lần so với HNP. HN P: có DTT so với thùy P, thân não, tiểu
não là 21; 2,8 và 2,47.
3. Tiểu não: ECG bất thường 2,6; 3,24 và 6 lần so với XHN HN T, HN P,
thùy P. NTT 2,5; 5 và 2,5 lần so với HN T, HN P và thân não.
4. Thân não: TMCT gấp 2,94 lần XHN thùy P.
Điều này khẳng định rằng XHN hạch nền chủ yếu do THA lâu ngày có biểu
hiện DTT trên ECG. TMCT chủ yếu có XHN thùy T và NTT trong XHN
thùy P và tiểu não.
Tóm lại: Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy đối với mỗi loại ĐQ:
NMN hay XHN sẽ có biểu hiện ECG: bất thường, DTT, TMCT, NTT, RN,
BLN khác nhau. Trong khi đó, nếu chỉ xem xét QTc trong nghiên cứu của
Huỳnh Kim Phượng thì giữa 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(3)
.
Mối liên quan giữa NMCT cấp với loại ĐQ
Trong nghiên cứu này có 3 cas XHN và 12 cas NMN có NMCT cấp. Tỷ lệ
NMCT cấp ở bệnh nhân NMN so với XHN là gấp 4 lần.
Mối liên quan giữa biểu hiện ECG với tiên lượng tử vong của đột quỵ:
Bảng 8: Mối tương quan giữa nguy cơ tử vong và ECG bất thường.
ECG

Bất
thường

DTT

TMCTRN NTTBLN
OR;
P
2,05;
<0,001

1,37;
0,05

1,17;
0,03
2,28;
0,001
1,25;
0,91

0,97;
0,91

95%
CI
1,49-
2,86
,99-
1,9
-,17-
,37
1,33-


3,79
,57-
2,53

,5-
1,74

Chúng tôi thực hiện phương pháp hồi quy logistic để xác định OR giữa nguy
cơ tử vong ở bệnh nhân ĐQ với biểu hiện ECG bất thường trong bảng 8.
Theo phân tích trên thì BN có ECG bất thường và RN thì nguy cơ tử vong sẽ
cao hơn. Điều này cũng tìm thấy trong báo cáo của D’ Olhaberriague L,
Kimura K và Lamassa M
(4,6,8)
với mẫu nghiên cứu nhiều hơn 10 lần và khảo
sát tại nhiều quốc gia ở Châu Au và xem xét đến điều trị kháng đông (8,4%)
mà ở BN chúng tôi hầu hết chưa được điều trị dù có được chẩn đoán RN từ
trước. Tiếp theo, bằng cách khử các yếu tố gây nhiễu kinh điển về tiên lượng
tử vong ở BN ĐQ như giới, tiền sử suy tim, RN và NMCT củ chúng tôi nhận
thấy cũng chỉ có ECG bất thường và RN là có ý nghĩa thống kê (bảng 9).
Bảng 9: Mối tương quan ECG bất thường với tiên lượng TV sau khi hiệu
chỉnh các YTNC kinh điển
Hi
ệu chỉnh
theo
ECG b
ất
thường
RN
Giới

OR: 2,09;
P< 0,0001
(95% CI:
1,53- 2,87)
OR: 2,33;
P<0,0006
(95% CI:
1,42- 3,8)
Gi
ới, tiền sử:
suy tim, RN,
NMCT c

OR: 2,1;
P<0,0001
(95%
CI:1,52-2,9)

OR: 2,34;
P<0,046
(95% CI:
1,34- 4,09)
Chúng tôi cũng thử tìm mối liên quan giữa TV với giới tính nhưng sự thay
đổi này không có ý nghĩa thống kê trong ĐQ chung hay NMN, XHN. Có sự
tương quan có ý nghĩa thống kê giữa XHN với tiên lượng TV với OR= 6.06
(95% CI: 4.48- 8.2). Điều này phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu khác.
Tuổi cũng không là biến gây nhiễu trong tiên lượng TV. Chúng tôi thực hiện
phân nhóm tuổi theo mỗi thập niên với các mức giới hạn 40, 50, 60, 70, 80
và trên 80 tuổi cũng không tìm thấy mối liên quan. Tuy nhiên, ở BN ĐQ trên
80 tuổi thì khả năng tử vong cao gấp 2,37 lần so với người <40 tuổi. Mối

tương quan giữa biểu hiện ECG với TV theo từng nhóm tuổi thể hiện trong
tỷ số số chênh của bảng 10:
Bảng 10: Nguy cơ TV (OR) của biểu hiện ECG bất thường theo nhóm tuổi
ECG Bất
thường

DTT

RN NTT BLN

< 41
tuổi
2,16
51-
60
t
2,32 2,25 3,38
61-
70
3,74 2,25 3,42
t
71-
80
t
2,39
Như vậy cần lưu ý theo dõi BN ĐQ lứa tuổi từ 51 đến 70 tuổi có biểu hiện
ECG: bất thường, DTT, RN và ở BN ĐQ tuổi từ 61- 70 có biểu hiện NTT.
Trong nghiên cứu báo cáo gần đây nhất của Siu CW (năm 2007) thì cần lưu
ý BN trên 65 tuổi và có RN thoáng qua khi NMCT cấp thì khả năng ĐQ TM
và tử vong trong tương lai là rất cao (10,2% so với 1,8%) sau khi hồi cứu

431 BN chết trong tuổi trung bình 64 ± 1.
KẾT LUẬN
Nguy cơ TV ở BN XHN cao hơn NMN. BN ĐQ có ECG đo được trong 24
giờ đầu nhập viện bất thường hay có biểu hiện RN có nguy cơ tử vong cao
cho dù đó là nam hay nữ hay đã có tiền sữ bệnh tim mạch từ trước. Nguy cơ
này thay đổi theo từng nhóm tuổi. BN có ECG bất thường độ tuổi 51 đến 70
và RN ở bệnh nhân ĐQ trên 50 tuổi cần được lưu tâm theo dõi.
NMN tuần hoàn sau có nguy cơ RN và NTT cao hơn NMN hệ động mạch
tuần hoàn trước. Tổn thương bán cầu T có nguy cơ rối loạn nhịp cao hơn bán
cầu P. BN thuộc nhóm TACS và POCS cần lưu tâm theo dõi và điều trị các
rối loạn nhịp để phòng ngừa đột tử không do ĐQ gây ra. XHN hạch nền
thường do THA lâu ngày có biểu hiện DTT trên ECG.
KIẾN NGHỊ
Cần có nghiên cứu có hệ thống, so sánh đối chứng để xác định rõ vai trò của
ĐQ đối với các biến đổi ECG bất lợi có khả năng TV cao.

×