Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU HOMOCYSTEINE TRONG HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU CẤP docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.56 KB, 15 trang )

NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU HOMOCYSTEINE
TRONG HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN
ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU CẤP


Tóm tắt
Cơ sở: Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới và cũng
là nguyên nhân lớn gây bất lực lâu dài. Chiến lược hứa hẹn nhất làm giảm gánh
nặng đột quỵ trên toàn thế giới là phòng ngừa, tuy nhiên sự thành công của chiến
lược phòng ngừa này lệ thuộc vào xác định và kiểm soát tất cả nguyên nhân và
các yếu tố nguy cơ có thể sửa đổi được. Một yếu tố nguy cơ mới và có thể sửa đổi
được là homocysteine trong huyết thanh .
Mục tiêu nghiên cứu: Nhiều nghiên cứu đã xác định sự phối hợp giữa tăng
homocysteine và bệnh lý xơ mỡ động mạch bao gồm cả đột quỵ, Dữ liệu về sự
phối hợp như vậy rất hạn chế ở châu Á. Nghiên cứu này thực hiện xác định có sự
phối hợp giữa homocysteine và đột quỵ thiếu máu do xơ mỡ động mạch.
Đối tượng nghiên cứu và phương pháp: Nghiên cứu này khảo sát 100 bệnh nhân
(59 nam và 41 nữ), tuổi từ 37 đến 87, nhập vào đơn vị đột quỵ của bệnh viện Nhân
Dân 115 từ tháng 1/2002 đến tháng 12/2002. Bệnh nhân cung cấp yếu tố nguy cơ
mạch máu và tiền sử mạch máu, mẫu máu lúc đói phân tích sinh hóa mức độ
homocysteine huyết thanh .
Kết quả nghiên cứu: 100 bệnh nhân đột quỵ được nghiên cứu bao gồm 59 nam và
41 nữ .Tuổi trung bình 64(11 (nhỏ nhất 37 lớn nhất 87) Hyperhomocysteinemia
62/100 (62%), tăng homocysteine nhẹ 30% (12,0 –15,1(mol/l) trong khi tăng vừa
là 32% (>15(mol/l) ,homocysteine huyết thanh trung bình của bệnh nhân đột quỵ
13,878 ( 5,302(mol/l .
Kết luận: Tăng vừa homocysteine là có phối hợp với đột quỵ thiếu máu ,60%
trong nhóm bệnh nhân đột quỵ thiếu máu và có sự phối hợp giữa nồng độ
homocysteine và mảng xơ mỡ động mạch cảnh.
Serum homocystein in patients with acute ischemic stroke
Abstract


Background on Stroke: Stroke is the 3
rd
most common cause of death in the world
,and it is also a major cause of long-term disability .The most promising strategy
to reduce the wordlwide burden of stroke is prevention ,the success of this
prevention strategy depends ,however ,on identifying and controlling all important
causal and modifiable risk factor .An emerging rish factor for stroke ,which is
prevalent and modifiable, is plasma homocysteine.
Purpose of this study: Several studies have identified an association between
elevated homocysteine and atherosclerotic vascular disease ,including stroke .
Data regarding such associations are limited for Asians .This study was
undertaken to explore whether there is an association between homocysteine and
ischemic stroke caused by atherosclerosis.
The study subjects and methods: This study was based on 100 consecutive
patients (59 men and 41 women) aged 37 to 87 years admitted stroke unit of
hospital people 115 between January 2002 to December 2002 . Patients provided
a history of their vascular risk factors ,
history of their previous vascular events ,and a fasting blood sample for
biochemical analyses plasma homocysteine levels
Results of the study: 100 stroke patients consisting 59 males and 41 females were
studies .Mean age 64

11(minimun 37 and maximun 87). Hyperhomocysteinemia
62/100 (62%) .The prevalence of mild hyperhomocysteinemia was 30% (12,0 –
15,1

mol/l) while moderate hyperhomocysteinemia was 32% (>15

mol/l) .The
mean plasma homocysteine level of the stroke patients was13,878


5,302

mol/l
Conclusion: Moderate hyperhomocysteinemia was association ischemic stroke,
60 % of a group of ischemic stroke patients and association of plasma
homocysteine concentration with atherosclerotic carotic plaques .
Bạn đọc có thể tham khảo thêm về homocystein như là một yếu tố nguy cơ của đột
quy, và tăng homocystein do Levodopa.

I.Gíới thiệu
Đột quỵ là một nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới. Chiến
lược hứa hẹn tốt nhất để làm giảm gánh nặng của đột quỵ là phòng ngừa đột quỵ
có hiệu quả. Cho tới hiện nay chỉ có 70% đột quỵ được cho là xác định được yếu
tố nghi cơ .Một yếu tố nghi cơ đột quỵ mới nổi lên, chúng rất phổ biến và có thể
sửa đổi được đó là homocysteine trong huyết thanh .
Homocysteine là một amino acid có chứa sulfur được thành lập trong quá trình
biến dưởng methionine, môt amino acid thiết yếu có nguồn gốc từ protein trong
chế độ ăn uống.Trong biến dưỡng folate như đồng cơ chất, vitamin B12 như đồng
yếu tố và sự trợ giúp của nhiều enzymes khác. Sự gia tăng homocysteine trong
huyết thanh là một yếu tố nghi cơ của bệnh huyết khối động mạch và thường phối
hợp bệnh xơ vữa mạch máu .Các công trình lớn nghiên cứu về dịch tể học đã
chứng minh mối liên hệ động mạch vành , mạch máu ngoại biên và bệnh mạch
máu não .Gia tăng homocysteine trong huyết thanh có sự phối hợp với mãng xơ
mỡ động mạch cảnh và nhồi máu não ,tuy nhiên các dữ kiện phối hợp như vậy rất
hạn chế ở Châu Á ,hầu hết các nghiên cứu điều thực hiện ở Châu Âu và cho đến
hiện nay không có hệ thống nghiên cứu các bệnh lý xơ mỡ mạch máu não thực
hiện ở Việt Nam . Thói quen ăn uống và tình trạng dinh dưởng có thể ảnh hưởng
vai trò của homocysteine trong cộng đồng dân địa phương .
Đây là một nghiên cứu tiền cứu thực hiện liên tục trên bệnh nhân đột quỵ thiếu

máu nhập đơn vị đột quỵ Bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 1 năm 2002 đến tháng
12 năm 2002 khảo sát sự kết hợp giữa mức độ hemocysteine và đột quỵ thiếu máu
,mức độ homocysteine và xơ vữa động mạch cảnh .
II.Phương pháp nghiên cứu
ĐốI tương nghiên cứu 100 bệnh nhân (nam 59 nữ 41) tuổi trung bình 64 ( 11
(nhỏ nhất 37 lớn nhất 87 ) nhập viện liên tục từ tháng 1/2002 đến tháng 12/2002
ở đơn vị đột quỵ Bệnh viện Nhân Dân 115 .Bệnh nhân được chọn theo các tiêu
chuẩn :
Tiêu chuẩn chọn vào
- Bệnh nhân đột quỵ thiếu máu được xác định bằng hội chứng lâm sàng đặc
biệt triệu chứng lâm sàng phát triển nhanh chóng kéo dài trên 24 giờ
- Chẩn đoán hình ảnh (CT scan hay MRI )
Tiêu chuẩn loại trừ
- Xuất huyết não ,viêm tắc tĩnh mạch ,bóc tách động mạch ,giảm tưới máu
- Các đột quỵ thiếu máu do các nguồn thuyên tắc từ tim như rung nhĩ và
nhồi máu cơ tim ….
- Dùng các thuốc chống động kinh L-dopa ,chống đối vận folate như
methotrexate ,cholestyramine ,penicillamine ,thuốc ngừa thai , điều trị
hormon và các đối tượng cung cấp đều đặn vitamin đặc biệt B12 và folate
- Bệnh nhân tổn thương chức năng thận và bệnh nhân suy thận giai đoạn
cuối
- Bệnh nhân có bệnh lý ác tính
Tất cả bệnh nhân được phân loại thành 2 nhóm với tiêu chuẩn :
- Bệnh lý động mạch nhỏ : ý thức và chức năng thần kinh cao cấp còn duy
trì ,các biểu hiện lâm sàng phù hợp hội chứng lổ khuyết kinh điển như liệt
đơn thuần vận động ½ thân ,mất cảm giác ½ thân ,mất vận động -cảm giác
½ thân hay thất điều ½ thân .
- Bệnh lý động mạch lớn : đột quỵ thiếu máu với bằng chứng tắc mạch trong
hay ngoài hộp sọ chẩn đoán MRA ,Doppler động mạch cảnh .Không có
nguồn thuyên tắc từ tim ,không có bằng chứng nhồi máu cơ tim gần (trong

4-6 tuần) ,rung nhĩ ,thay van tim hay viêm nội tâm mạc.Bằng chứng hổ trợ
nghiên cứu hình ảnh CT não hay MRI,lập lại nếu lâm sàng có chỉ định .
Tất cả các trường hợp nghiên cứu được đánh giá và phân loại bởi chính các bác sĩ
thần kinh chuyên về đột quỵ .Chuẩn hóa các câu hỏi về yếu tố nguy cơ đột quỵ
,lưu bệnh án mẫu .
Chọn mẫu máu và phân tích sinh hóa
Bệnh nhân đột quỵ lấy máu lúc đói ngay sau khi nhập viện thường trong 7
ngày,mẫu được giữ lạnh đưa đến phòng xét nghiệm trong vòng 1 giờ và được ly
tâm 3000rpm trong 10 phút .Phân tích homocysteine được thực hiện bằng phương
pháp huỳnh quang miễn dịch phân cực (fluorescence polarization immunoassay)
của Abbott(s Kit & IMX System ,USA. Đánh giá được thực hiện tại khoa xét
nghiệm BV Nhân Dân 115 do các kỷ thuật viên được huấn luyện chuyên biệt .
III. Kết quả
Tuổi trung bình 64( 11 tuổi nhỏ nhất 37 và lớn nhất 87. Nam 59 trường hợp, nữ
41 trường hợp .Tỉ lệ nam/nữ là 1,4 :1
Đột quỵ thiếu máu động mạch nhỏ :95
Đột quỵ thiếu máu động mạch lớn : 5
Homocysteine trung bình 13,878 ( 5,302(mol/l tối thiểu 6,33(mol/l tối đa
42,30(mol/l ,trung vị 13,235(mol/l ,sai số chuẩn 0,530
Phân phối homocysteine
Nồng độ homocysteine trong huyết thanh Số bệnh nhân
- 6,33 đến 6,80 3
- 7,45 đến 7,64 3
- 8,12 đến 8,86 9
- 9,38 đến 9,95 5
- 10 đến 10,90 11
- 11 đến 11,93 5
- 12 đến 12,86 11
- 13 đến 13,80 11
- 14 đến 14,48 9

- 15 đến 15,93 9
- 16,26 đến 16,70 6
- 17 đến 17,77 5
- 18 đến 18,85 2
- 19,30 đến 19,88 3
- 20 1
- 21,26 1
- 22,30 1
- 23,75 1
- 24 1
- 30,40 2
- 42,33 1


Sơ đồ phân bố homocysteine theo tuổi

Tăng homocysteine toàn bộ trong huyết thanh 62 trường hợp chiếm tỷ lệ 62%
(bình thường 4,4 –12,4(mol/l ) 18 trường hợp nữ (29%) và nam 44 trường hợp
(71%) .Tỷ lệ nam /n ữ :2,4/1 cho tăng homocysteine
Bệnh nhân có tiền căn đột quỵ 22/62 chiếm tỉ lệ 35,5%. Cao huyết áp 45/62
chiếm tỷ lệ 72,6% Hút thuốc lá 13/62 chiếm tỷ lệ 21% .Tiểu đường 6/62 chiếm tỷ
lệ 9,7% .
Trong 37 trường hợp doppler động mạch cảnh bệnh nhân tăng homocysteine 31
trường hợp có mảng xơ vữa (83,8%) . Hẹp nhẹ đến trung bình (< 70%) có rối loạn
huyết động 11/37 (32,4%) . Cholesterol tăng LDL tăng Triglycerid tăng
IV. Bàn luận
Trong nghiên cứu này bệnh nhân đột quỵ thiếu máu được thu thập tiền cứu , đánh
giá do bác sĩ thần kinh chuyên về đột quỵ dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn xác định
trước rất nghiêm ngặt .Chú ý đến các khả năng làm sai lệch mức độ homocysteine
nhờ đó các trường hợp loại trừ chính xác .Tuy nhiên mẫu nghiên cứu còn quá nhỏ

và không có nhóm đối chứng .
Chúng tôi lấy mẫu máu lúc đói xác định homocysteine ở bệnh nhân đột quỵ
thiếu máu cho thấy trung bình homocysteine ở mức độ cao 13,8(mol/l (Malaysia
:13,4(mol/l và Taiwan :14,9(mol/l ). Chúng tôi nhận thấy có sự phối hợp giữa gia
tăng homocysteine nhẹ và bệnh nhân đột quỵ ( 62/100 trường hợp, nam 44 trường
hợp (71%) và nữ 19 trường hợp (29%)) ,tă ng nhẹ (12-15,1(mol/l ) 30% và tăng
trung bình (>15(mol/l ) 32% tập trung trong nhóm tuổi từ 60-70, có tiền sử hút
thuốc lá 13/62 (21%) và đặc biệt trong nhóm có tiền sử đột quỵ thiếu máu 22/62
(35,5%)
V Kết luận
Đây là nghiên cứu tiền cứu bệnh nhân đột quỵ thiếu máu có nguồn gốc do huyết
khối động mạch cho thấy có sự tăng trung bình homocystenie trong máu các bệnh
nhân thiếu máu não và có sự phối hợp mảng xơ mỡ động mạch cảnh trên bệnh
nhân tăng homocysteine .Tuy nhiên cở mẫu quá ít và không có đối chứng , để kết
luận tăng homocysteine là một yếu tố nguy cơ độc lập thiếu máu não cần có một
nghiên cứu rộng lớn hơn và có đối chứng .
V. Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Lê Văn Thành và cs. Nghiên cứu sơ bộ dịch tể học tai biến mạch máu não
tại 3 tỉnh phía nam TP Hồ Chí Minh, Tiềøn Giang và Kiên Giang. Kỷ yếu
công trình nghiên cứu khoa học ngành y tế ,1999.
2. Nguyễn Văn Đăng và cs. Góp phần nghiên cứu dịch tể học tai biến mạch
máu não. Kỹ yếu công trình nghiên cứu khoa học ngành y tế ,1999.
3. Phạm Khuê. Tai biến mạch máu não. Bách khoa thư bệnh học, 1991
4. Nguyễn Văn Đăng. Tai biến mạch máu não, nhà xuất bản y học, 1997.
TIẾNG ANH
1. Ueland PM, Refsum H, Brattstrum L. Plasma homocysteine and
cardiovascular disease. In: Francis RB Jr, ed. Atherosclerotic
Cardiovascular Disease, Hemostasis, and Endothelial Function. New
York, NY: Marcel Dekker Inc; 1992.

2. Brattstrum L, Lindgren A, Israelsson B, Malinow MR, Norrving B,
Upson B, Hamfelt A. Hyperhomocysteinaemia in stroke: prevalence,
cause, and relationships to type of stroke and stroke risk factors. Eur J
Clin Invest. 1992;22:214-221.
3. Brattstr#m LE, Hardebo JE, Hultberg BL. Moderate
homocysteinemia: a possible risk factor for arteriosclerotic
cerebrovascular disease. Stroke. 1984;15:1012-1016
4. Mereau-Richard C, Muller JP, Faivre E, Ardouin P, Rousseaux L.
Total plasma homocysteine determination in subjects with premature
cerebral vascular disease. Clin Chem. 1991;37:126. Letter
5. Verhoef P, Hennekens CH, Malinow MR, Kok FJ, Willett WC,
Stampfer MJ. A prospective study of plasma homocyst(e)ine and risk of
ischemic stroke. Stroke. 1994;25:1924-1930.
6. Coull BM, Malinow MR, Beamer N, Sexton G, Nordt F, de Garmo P.
Elevated plasma homocyst(e)ine concentration as a possible independent
risk factor for stroke. Stroke. 1990:21;572-576.
7. Malinow MR, Nieto FJ, Szklo M, Chambless LE, Bond G. Carotid
artery intimal-medial wall thickening and plasma homocyst(e)ine in
asymptomatic adults: the Atherosclerosis Risk in Communities Study.
Circulation. 1993;87:1107-1113
8. Yoo JH, Chung CS, Kang SS. Relation of plasma homocyst(e)ine to
cerebral infarction and cerebral atherosclerosis. Stroke. 1998;29:2478–
2483
9. Perry IJ, Refsum H, Morris RW, Ebrahim SB, Ueland PM, Shaper
AG. Prospective study of serum total homocysteine concentration and risk
of stroke in middle-aged British men. Lancet. 1995;346:1395–1398
10. Giles WH, Croft JB, Greenlund KJ, Ford ES, Kittner SJ. Total
homocyst(e)ine concentration and the likelihood of nonfatal stroke: results
from the third National Health and Nutrition Examination Survey, 1988–
1994. Stroke. 1998;29:2473–2477

11. Verhoef P, Hennekens CH, Malinow MR, Kok FJ, Willett WC,
Stampfer MJ. A prospective study of plasma homocyst(e)ine and risk of
ischemic stroke. Stroke. 1994;25:1924–1930
12. Kittner SJ. Homocysteine and ischemic stroke [in French]. Sang
Thrombose Vaisseaux. 1996;8:603–606.
13. Kay –Sin TAN, Toong –Chow LEE ,Chong-Tin TAN
.Hyperhomocysteinemia in patients with acute ischaemic stroke in
Malaysia .Neurol J Southeast Asia 2001 ; 6:113 –119
14. Yin JH Peng GS, Shyu HY ,et all .Assocition between
Hyperhomocysteinemia and ischaemic stroke in Taiwan .Neurology .2000;
56 : A109-10 .
ThS Cao Phi Phong, giảng viên bộ môn Thần Kinh, ĐHYD TP HCM

×