Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

PHÂN ĐỘ LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN SINH LÍ THẦN KINH CƠ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 31 trang )

PHÂN ĐỘ LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN SINH LÍ THẦN KINH CƠ


TÓM TẮT
Đặt vấn đề: hội chứng ống cổ tay là một bệnh đơn dây thần kinh do chèn ép
rất thường gặp trong thực hành lâm sàng nhưng dữ liệu trong nước còn ít.
Mục tiêu: khảo sát các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng và phân độ những
bất thường trên EMG trong hội chứng ống cổ tay.
Phương pháp: khảo sát tiền cứu, mô tả. Các thông số trên EMG có ý nghĩa
chẩn đoán hội chứng ống cổ tay được xác định bởi việc khảo sát nhóm người
khỏe mạnh. Nhóm bệnh được khảo sát về tuổi, giới, chỉ số BMI, kích thước
vòng cổ tay, nghề nghiệp, tiền sử bệnh, các đặc điểm lâm sàng, đặc đểm
EMG và tìm cách đánh giá độ nặng của bệnh.
Kết quả: đã khảo sát được 42 người bình thường và 70 người có hội chứng
ống cổ tay. Trên EMG, chẩn đoán hội chứng ống cổ tay khi có ít nhất một
trong 4 thông số sau: hiệu số thời gian tiềm vận động giữa – trụ (DMLd) >
1.25ms (độ nhạy 91.8%) hoặc hiệu số thời gian tiềm cảm giác giữa – trụ
(DSLd) > 0,79ms (độ nhạy: 93,34%) hoặc tỉ lệ vận tốc dẫn truyền vận động
(MCVr) < 90% (độ nhạy: 95,9%) hoặc tỉ lệ vận tốc dẫn truyền cảm giác
(SCVr) < 90% (độ nhạy: 100%). Việc đánh giá độ nặng có thể dựa theo sự
kéo dài của DMLd (1,26 – 2,35ms: độ 1; 2,36 – 4,13ms: độ 2; ≥ 4,13: độ 3;
mất đáp ứng: độ 4) hoặc DSLd (0,8 – 1,59ms: độ 1; 1,6 – 2,66ms: độ 2; ≥
2,66: độ 3; mất đáp ứng: độ 4). Về lâm sàng, hội chứng này thường gặp ở
tuổi trung niên (75%), phái nữ (nữ:nam = 6:1), cả hai bàn tay (82,85%),
những người có BMI và kích thước vòng cổ tay lớn, làm cộng việc nội trợ
(35,71%) và có tiền sử bệnh khớp. Di cảm là triệu chứng sớm và thường
gặp, rõ nhất (gần 100%) ở độ 2 và 3. Độ nhạy của dấu hiệu Tinel, test Phalen
và test Phalen đảo ngược lần lượt là 55,7%, 36,1% và 23,8%.
Kết luận: bên cạnh một số đặc điểm lâm sàng có liên quan, độ nặng nhẹ của
hội chứng ống cổ tay có thể được đánh giá dựa trên hiệu số thời gian tiềm
vận động, cảm giác ngoại vi giữa – trụ.


ABSTRACT
Background: in clinical practice, carpal tunnel syndrome (CTS) is a very
popular type of entrapment mononeurophathy but this disease’s reports in
our country is rare.
Objective: to investigate some risk factors and clinical manifestations of
CTS, and to grade CTS severity based upon EMG adnormalities.
Methods: Prospective and descriptive study. EMG parameters used for the
diagnossis of CTS are deteminated by study on healthy people. In the cases
of CTS, we investigate age, gender, body mass index (BMI), wrist
perimeter. Occupation, medical hitory, clinical and EMG manifestations,
and then estimate the disease’ grading.
Result: 42 nomal subjects and 70 CTS patients were included in this study.
Electromyographically, CTS is diangosed when there is one or more of
following parameters: difference between median and ulnar distal motor
latency (DMLd) >1.25ms (sensitivity: 91.8%); difference between median
and ulnar distal sensory latency (DSLd) > 0.79ms (sensitivity: 93.34%);
motor conduction velocity ratio (MCVr) < 90% (sensitivity: 95.9%); sensory
conduction velocity ratio (SCVr) < 90% (sensitivity: 100%). Grading
estimation can be based on DMLd prolongation (1.26 – 2.35ms: grade 1;
2.36 – 4.13ms: grade 2; ≥ 4.13: grade 3; no responsibility: grade 4) or DSLd
prolongation (0.8 – 1.59ms: grade 1; 1.6 – 2.66ms: grade 2; ≥ 2.66: grade 3;
no responsibility: grade 4). Clinically, CTS most commonly occurs in
patients having these following features: middle-age (75%), female sexe
(female:male = 6:1), bilateral involvement (82.85%), housewife, past
arthropathies, high BMI and high wrist perimeter. Paresthesia is the
commonest and earliest of CTS, and found in almost any cases of grade 2
and 3 (approximate 100%). Sensitivity of Tinel’sign, Phalen test and reverse
Phalen test is 55.7%, 36.1% and 23.8%, respectively.
Conclusion: appropriate clinical findings associated with characteristic
EMG abnormalities are necessary for the set up of CTS diagnosis in which

difference between median and ulnar distal motor latency and difference
between median and ulnar distal sensory latency could help to the grading of
CTS severity
MỞ ĐẦU
Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome, viết tắt là CTS) là một
bệnh đơn dây thần kinh do chèn ép rất phổ biến trong thực hành lâm sàng
được mô tả lẩn đầu bởi Sir James Paget (1854). Đã có nhiều nghiên cứu của
các tác giả ở những quốc gia khác nhau khảo sát các vấn đề về lâm sàng, yếu
tố nguy cơ, tính tự phát, tính gia đình và khả năng di truyền liên quan đến
hội chứng này. Tại Việt Nam, dữ liệu về hội chứng này chưa nhiều. Chưa có
khảo sát đầy đủ về các thông số trên EMG, yếu tố nguy cơ, tương quan giữa
các biểu hiện lâm sàng với mức độ nặng của hội chứng này.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát hoạt động điện của thần kinh giữa khi băng qua ống cổ tay kết hợp
với tìm hiểu các yếu tố nguy cơ, đăc điểm lâm sàng nhằm phân độ CTS dựa
trên điện cơ đồ.
Trên nhóm người tình nguyện khỏe mạnh
Phân tích giới hạn bình thường và xác định ngưỡng chẩn đoán hội chứng
ống cổ tay của các thông số DMLd, DSLd, MCVr, MAr, SCVr, SAr.
Trên nhóm người có CTS
(1) Tìm hiểu mối liên hệ giữa tuổi, giới, bàn tay, cân nặng, chiều cao, chỉ số
BMI, kích thước vòng cổ tay, nghề nghiệp và tiền sử một số bệnh với CTS.
(2) Khảo sát các đặc điểm lâm sàng, tương quan giữa lâm sàng với từng
mức độ nặng của CTS.
(3) Khảo sát sự thay đổi và độ nhạy của các thông số về thời gian tiềm vận
động, cảm giác ngoại vi, vận tốc dẫn truyền vận động, cảm giác trong chẩn
đoán CTS.
(4) Tìm cách đánh giá độ nặng CTS theo hiệu số thời gian tiềm vận động,
cảm giác ngoại vi giữa – trụ. (5) Khảo sát sự thay đổi điện cơ kim cơ dạng
ngắn ngón cái ở người có CTS và so sánh với sự thay đổi về dẫn truyền.

Bảng 1. Phân độ CTS theo tác giả Wee AS (2001)
(15)


Bình
thường

Nhẹ
Trung
bình
Nặng

MCVr  90%

60 –
89%
30 –
59%
<
30%

MAr  80%

50 –
80%
20 –
50%
<
20%


Vận
đ
ộng

Mức 

biên đ

CMAP
0%
<
50%
50 –
90%
>
90%

SCVr  0,9
0,6 -
0,9
0,3 –
0,6
< 0,3

SAr  0,8
0,5 -
0,8
0,2 –
0,5
< 0,2


C
ảm
giác

Mức 

biên đ

SNAP
0%
<
50%
50 –
90%
>
90%

Đi
ện
Biên đ

 11,2
8,7– 5,8 –
 2,3


Bình
thường


Nhẹ
Trung
bình
Nặng


kim
của
MUAP
(V)
5,8 2,3
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Trên nhóm người tình nguyện khỏe mạnh
Tiêu chuẩn chọn
Người Việt Nam trưởng thành, hoàn toàn khỏe mạnh, tình nguyện. Không
có bất thường nào về cấu trúc, nhất là ở bàn tay.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không khảo sát được đầy đủ các thông số cần cho nghiên cứu.
Trên nhóm người có CTS
Tiêu chuẩn chọn
(1) Có ít nhất một trong các biểu hiện lâm sàng kiểu CTS như: Tê, đau các
ngón tay thuộc thần kinh giữa chi phối; tê, đau tăng lên khi cử động lặp lại
liên tục bàn tay; tê, đau bàn tay tăng lên về đêm; yếu hoặc teo cơ dạng ngắn
ngón cái; các nghiệm pháp thăm khám dương tính. (2) Có ít nhất một trong
các thông số trên EMG vượt quá ngưỡng bình thường (theo kết quả khảo sát
trên nhóm người tình nguyện).
Tiêu chuẩn loại trừ
(1) Không khảo sát được đầy đủ các thông số cần thiết.
(2) Có bất thường cấu trúc bàn tay ảnh hưởng tới kỹ thuật khảo sát.

(3) Có tổn thương thần kinh giữa ngoài khu vực ống cổ tay như: giảm
MCV2, SCV2, bất thường sóng F, bất thường kiểu cầu nối Martin – Gruber,
hội chứng chèn ép kép, CTS nằm trong bệnh đa dây thần kinh.
(4) Có biểu hiện của tổn thương dây thần kinh trụ.
(5) Có tiền căn phẫu thuật điều trị CTS.
Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát tiền cứu, mô tả, hàng loạt trường hợp trên hai nhóm: người tình
nguyện khỏe mạnh và người có CTS. Số liệu thu thập tại phòng điện cơ
Bệnh viện Nhân Dân 115 tp.HCM, thời gian từ tháng đầu tháng 10 năm
2002 đến hết tháng 12 năm 2002. Các thông số chẩn đoán điện được đo đạc
và tính toán trên phần mềm khảo sát điện thần kinh cơ cài sẵn trong máy
NEUROPACK -MEB-9104K của hãng NIHON KOHNDEN. Thu thập và
phân tích các số liệu của khảo sát về các thông số dẫn truyền trên thần kinh
giữa qua khu vực ống cổ tay ở nhóm người tình nguyện khỏe mạnh trước; từ
đó, xác định các thông số có ý nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán để làm cơ sở
cho việc chọn đối tượng và khảo sát nhóm có biểu hiện của CTS.
Các biến số định lượng được trình bày dưới dạng trung bình  độ lệch
chuẩn. Liên quan về trung bình của một biến định lượng ở các nhóm khác
nhau được so sánh bằng phép kiểm t-test, có ý nghĩa khác biệt khi p < 0,01.
Quan hệ hồi qui tuyến tính được xem xét qua đồ thị phân tán và hệ số tương
quan R. Liên quan giữa các biến số định tính được so sánh bằng phép kiểm

2
ngưỡng  = 0,05. Thống kê này được thực hiện trên phần mềm SPSS
11.5.
KẾT QUẢ
Khảo sát trên nhóm người tình nguyện khỏe mạnh
Một số đặc điểm của 42 người được khảo sát
Nữ là 71,4% (nữ: nam = 2.5: 1). Tuổi từ 13 đến 65, trung bình là 38,88 
25,64, nhóm tuổi từ 40 đến 60 chiếm 45%. Chiều cao từ 1,44m đến 1,76m,

trung bình là 1,57  0,15m. Cân nặng từ 37kg đến 80kg, trung bình là 52,29
 21,06kg. Kích thước vòng cổ tay từ 123cm đến 177cm, trung bình là
147,58  24,04cm. BMI từ 15,23 (kg/m
2
) đến 30,48 (kg/m
2
), trung bình là
21,19  5,62 (kg/m
2
).
Phân tích kết quả EMG
Khảo sát theo phương pháp 1
Bảng 2 Giá trị của các thông số thời gian tiềm vận động và cảm giác

Nhỏ
nhất

Lớn
nhất

Trung
bình
Ngưỡng

Giới
hạn
DMLm

2,27 4,17
3,33 

0,68
4,01
4,01 -
4,35
DMLu

2,20 3,06
2,66 
0,39
3,05
3,05 -
3,25
DMLd

0,03 1,20
0,68 
0,57
1,25
1,25 -
1,54
DSLm

2,26 3,42
2,61 
0,46
3,07
3,07 -
3,30
DSLu 1,80 2,74
2,12 

0,42
2,63
2,63 -
2,84
DSLd 0,22 0,78
0,50 
0,79
0,79 -
0,93

Nhỏ
nhất

Lớn
nhất

Trung
bình
Ngưỡng

Giới
hạn
0,29
Ghi chú: DMLm, DSLm (ms): thời gian tiềm vận động, cảm giác của thần
kinh giữa. DMLu, DSLu (ms): thời gian tiềm vận động, cảm giác của thần
kinh trụ. DMLd = DMLm – DMLu (ms), DSLd = DSLm – DSLu (ms).
DMLm, DMLu, DSLm, DSLu được xem là bất thường khi vượt quá ngưỡng
95%. DMLd là > 1.25ms và DSL là > 0.79ms. Bằng phép kiểm T-test cho
trung bình của hai biến định lượng, chung tôi không ghi nhận sự khác biệt về
DMLm, DSLm, DMLu, DSLu, DMLd, DSLd khi so sánh hai bên, hai giới.

Khảo sát theo phương pháp 2
Bảng 3: Giá trị của các thông số vận tốc và biên độ vận động
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Ngưỡng

MCV1

46,00 83,30
60,46 
15,11
45,35
MCV2

46,56 69,40
59,56 
50,55
9,01
MCVr

85,70%

100%

97,47 
7,09

90,38%

MA1 1,55 9,03
3,31 
2,92
?
MA2 1,25 8,92
2,83 
2,76

MAr 71,32%

100%

98,21 
10,17
88,04%

SCV1 48,50 70,20
59,40 
9,08
50,32
SCV2 49,40 72,00
61,18 
9,07
52,10
SCVr 89,79%

100%


96,66 
7,18
89,48%
SA1 6,84 46,45
17,80 

14,34
SA2 4,81 55,91
21,15 
18,72

SAr 38,33 100
82,64 
19,61

SCV1 48,50 70,20
59,40 
9,08
50,32
Ghi chú: MCV1(m/s): cổ tay-lòng bàn tay; MCV2(m/s): cổ tay-khuỷu.
MA1(mV): biên độ CMAP kích thích tại cổ tay. MA2(mV): biên độ CMAP
kích thích tại lòng bàn tay. MCVr(%) = MCV1/MCV2; MAr(%) =
MA1/MA2. SCV1(m/s): cổ tay-lòng bàn tay; SCV2(ms): ngón tay-lòng bàn
tay; SA1(V): biên độ SNAP kích thích tại cổ tay; SA2( V): biên độ SNAP
kích thích tại lòng bàn tay, SCVr(%) = SCV1/SCV2; SAr(%) = SA1/SA2
MCV1, MCV2, SCV1, SCV2 được xem là bất thường khi vượt quá ngưỡng
95%. MCVr và SCVr ở người khỏe mạnh luôn ≥ 90%. MCVr < 90% và
SCVr < 90% chứng tỏ có sự chậm đẫn truyền trên thần kinh giữa qua cổ tay.
Biên độ CMAPs và SNAPs có giá trị dao động, chúng tôi chưa xác định
được ngưỡng bất thường của cá thông số này.

Đề nghị các thông số chẩn đoán
Từ những kết quả khảo sát và phân tích trên, chúng tôi chẩn đoán CTS trên
EMG khi có: DMLd > 1,25ms hoặc DSLd > 0,79ms hoặc MCVr < 90%
hoặc SCVr < 90%.
Khảo sát trên nhóm người có CTS
Một số đặc điểm của 70 người được khảo sát
Nữ: 85,7% (nữ: nam = 6:1). Nữ gặp nhiều hơn nam có ý nghĩa thống kê với

2
= 66,393, p < 0,0005. Tay phải: 54,9% sự khác biệt với tay trái không có
ý nghĩa thống kê với 
2
= 1,18, p=0,277. Số người bị CTS cả hai tay là:
58/70 (82,85%), chỉ bị một tay phải là 9/70 (12,85%), chỉ bị một tay trái là
3/70 (4,28%). Nhóm tuổi từ 40 đến 60 chiếm đa số (74,3%). Tuổi khởi bệnh
trung bình: 45,66 tuổi. Chiều cao từ 1,36m đến 1,70m, trung bình là 1,54 
0,13 m. Cân nặng từ 32kg đến 80kg, trung bình là 56,53  19,22 kg. Kích
thước vòng cổ tay từ 135cm đến 180cm, trung bình là 150,77  17,86 cm.
BMI từ 15,23 (kg/m
2
) đến 33,33 (kg/m
2
), trung bình của nhóm là 26,60 
6,96 (kg/m
2
), thuộc nhóm quá cân khác biệt có ý nghĩ thống kê với nhóm
người bình thường với p < 0,0005.
Các yếu tố nguy cơ
Công việc
Buôn bán: 21,43%, nội trợ: 35,71%, chăn nuôi: 1,43%, tài xế: 2,5%, công

nhân: 1,43%, thợ cắt tóc: 1,43%, điều dưỡng: 4,29%, thợ hồ: 1,43%, già:
1,43%, thợ may: 4,29%, giáo viên: 4,29%, thợ thêu: 1,43%, học sinh:
1,43%, vi tính: 10%, KTV nha: 1,43%, y công: 2,85%. Chiếm đa số là nữ
với công việc nội trợ (35,71%).
Tiền sử
Không có tiền sử bệnh rõ ràng, hoặc chưa từng khám sức khỏe trước đó,
chiếm 67,14%. Số còn lại liên quan nổi bật nhất là với các bệnh về khớp.
Chúng tôi không ghi nhận được trường hợp nào có thai, tiền sử có bệnh về
tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa mỡ, chạy thận nhân tạo, thẫm phân phúc
mạc, to đầu chi … Cũng không ghi nhận được yếu tố gia đình, di truyền
trong khảo sát này.
Các đặc điểm lâm sàng
Các đặc điểm lâm sàng ghi nhận như sau: Dị cảm bàn tay: 91,0%, Đau bàn
tay: 65,5%, Đau bàn tay về đêm: 60,7%, Đau lan lên cẳng tay: 20,5%, Dấu
hiệu Tinel (+): 55,7%, Nghiệm pháp Phalen (+): 36,1%, Nghiệm pháp
Phalen đảo ngược (+): 23,8%, Teo cơ: 13,1% (độ nhạy không cao). Chúng
tôi cũng tiến hành khảo sát các đặc điểm trên liên quan với từng mức độ
nặng của bệnh và sẽ trình bày trong phần sau.
Kết quả EMG
Bảng 4 Kết quả EMG trên nhóm bệnh:
Thông
số
Số b
àn
tay ghi
được
Số b
àn
tay
bình

thường

Giá tr

nhỏ
nhất
Giá tr

lớn
nhất
Trung
bình
Độ
nhạy
DMLm

116/122

22/122

3,06ms

9,62ms

5,17 
2,74(ms)

81,96%

DMLd


116/122

10/122

1,06ms

7,29ms

2,63 
2,78ms
91,80%

DSLm

96/122 20/122

2,64ms

6,06ms

3,61 
1,38(ms)

83,61%

DSLd 96/122 8/122 0,72ms

4,00ms


1,59 
1,40ms
93,34%

MCV1

116/122

18/122

13,1m/s

76,6m/s

31,13 
23,1m/s

85,25%

MCVr

116/122

5/122 22,63%

100%
55,33 
95,90%

Thông

số
Số b
àn
tay ghi
được
Số b
àn
tay
bình
thường

Giá tr

nhỏ
nhất
Giá tr

lớn
nhất
Trung
bình
Độ
nhạy
35,98%

SCV1 101/122

4/122 16,8m/s

55,6m/s


35,53 
16,0m/s

96,72%

SCVr 101/122

0/122 24,34%

88,36%

58,67 
31,42%

100%
Tìm bảng phân độ theo thời gian tiềm:
DMLd và MCVr có liên hệ tuyến tính khá chặt chẽ qua đồ thị phân tán và hệ
số tương quan của hai thông số này là: R = 0,81 với p < 0,0005. Tương tự,
hai biến số DSLd và SCVr, cũng có quan hệ tuyến tính với hệ số tương quan
là: R = 0,787 với p < 0,0005. Biểu đồ tần xuất của phần dư chuẩn hoá ghi
nhận giá trị trung bình là 0,00 và độ lệch chuẩn bằng 1,00 và đồ thị so sánh
với phân phối chuẩn (p-p) của phần dư chuẩn hoá có các điểm quan sát
không phát tán quá xa đường thẳng kỳ vọng. Do đó, có thể giả định phân
phối của mẫu khảo sát là phân phối chuẩn và quan hệ giữa hai biến số này là
quan hệ hồi qui tuyến tính. Từ đó, chúng tôi tìm được phương trình hồi qui
tuyến tính về vận động và cảm giác.
DMLd = 5,90 – 0,0592 (MCVr) (MCVr = 90%  DLMd = 0,58ms, MCVr
= 60%  DMLd = 2,35ms, MCVr = 30%  DMLd = 4,13ms)
DSLd = 3.74 – 0.036. (SCVr = 90%  DSLd = 0,50 ms, SCVr = 60% 

DSLd = 1,58ms, SCVr = 30%  DSLd = 2,66ms)
Qua kết quả trên chúng tôi đề nghị bảng phân độ hội chứng ống cổ tay theo
tiềm thời như sau:
Bảng 5 Phân độ theo hiệu số thời gian tiềm giữa – trụ
Theo DMLd Theo DSLd
Bình
thường
DMLd  1,25

DSLd  0,79
Độ 1
1,25 < DMLd
 2,35
0,79 < DSLd 
1,58
Độ 2
2,35 < DMLd
 4,13
1,58 < DSLd 
2,66
Độ 3
DMLd > 4,13
DSLd > 2,66
Độ 4 M
ất đáp ứng
với kích thích

M
ất đáp ứng
với kích thích

Hệ số tương quan giữa hai bảng phân độ này là R = 0,848 với p < 0,0005.
Chúng tôi cũng đã tiến hành kiểm định sự khác biệt trung bình giữa các độ
trong từng thông số, tất cả đều cho chỉ số p < 0,0005.
Điện cơ kim
Việc khảo sát điện cơ kim cơ dạng ngắn ngón cái trên bàn tay bị bệnh được
thực hiện đầy đủ với các đánh giá về điện thế do đâm kim, điện thế tự phát,
phức hợp hoạt động của đơn vị vận động và hiện tượng kết tập. So sánh mức
độ nặng của điện cơ kim với mức độ nặng theo vận tốc dẫn truyền chúng tôi
nhận thấy hệ số tương quan giữa độ nặng trên điện cơ kim với độ nặng theo
MCVr là R = 0,716 với p < 0,0005, với SCVr là R = 0,802 với p < 0,0005. Điều
này cho thấy sự thay đổi trên điện cơ kim cũng tương ứng với những thay đổi về
dẫn truyền vận động và cảm giác. Tuy vậy, điện cơ kim vẫn thay đổi chậm hơn so
với dẫn truyền bởi có tới 31/122 (25,41%) trường hợp có kết quả điện cơ kim
bình thường (hình 3.4) nhưng đã có bất thường trên khảo sát về dẫn truyền.
Một số trường hợp khác điện cơ kim chỉ ở mức độ nhẹ hơn so với thay đổi
về dẫn truyền.
Phân độ
Chúng tôi ghi nhận: Đa số bệnh nhân đến khám ở độ 1 và 2. Các thông số về
dẫn truyền thay đổi trước điện cơ kim cơ dạng ngắn ngón cái, 25,41 % bàn
tay hình ảnh điện cơ kim không thay đổi rõ ràng. Ở độ 1 và 2, cách đánh giá
theo tác giả Wee có vẻ như nặng hơn theo thời gian tiềm một mức, nhưng
điều này cần có một khảo sát lớn hơn để kiểm chứng và hiệu chỉnh thích
hợp. Ở độ 3, kết quả phân độ theo các thông số khá giống nhau. Độ 4 về cảm
giác có tần xuất cao hơn vận động dù theo DSLd hay SCVr, nghĩa là đáp
ứng cảm giác mất trước đáp ứng vận động. Trong 26/122 bàn tay độ 4 theo
DSLd, chỉ có 6/122 bàn tay ở độ 4 theo DMLd, còn 15/122 bàn tay ở độ 3 và
5/122 chỉ độ 2.

Biểu đồ 1: Phân bố độ nặng


Biểu đồ 2 Tần số xuất hiện (%) của các triệu chứng lâm sàng trong từng độ
nặng theo EMG


Biểu đồ 3 Độ nhạy của các nghiệm pháp thăm khám trong từng độ nặng:
Sự tương quan giữa lâm sàng và EMG:
Chúng tôi chọn độ nặng nhất theo hai thông số MCVr và SCVr làm bảng
phân độ chung cho nhóm bệnh (vì cách mà chúng tôi đề nghị cần phải có
khảo sát kiểm chứng) và từ đó tìm tần suất các triệu chứng lâm sàng theo
từng độ nặng. Triệu chứng dị cảm xuất hiện trong hầu hết các giai đoạn,
72,7% ở độ 1, bộc lộ rõ nhất (gần 100%) ở độ 2 và 3, hơi ít hơn ở độ 4. Có
thể nói đây là triệu chứng sớm và thường gặp nhất trong hội chứng ống cổ
tay. Triệu chứng đau bàn tay ít gặp hơn, không nhiều ở độ 1 nhưng cũng khá
rõ ràng ở độ 2,3 và giảm ở độ 4. Triệu chứng đau bàn tay về đêm không
nhiều ở giai đoạn đầu nhưng đặc biệt nổi bật ở độ 3 và cũng giảm ở độ 4.
Triệu chứng đau lan lên cẳng tay ít gặp. Dấu hiệu teo cơ thường có thể xuất
hiện trong giai đoạn sớm hơn nhưng chủ yếu là ở độ 4 của bệnh. Tất cả 6
bàn tay không còn đáp ứng vận động đều teo cơ và 11/14 bàn tay teo cơ
không còn ghi được đáp ứng cảm giác. Các nghiệm pháp thăm khám lâm
sàng có độ nhạy không cao không phải là dấu hiệu sớm của bệnh mà chỉ
xuất hiện rõ khi bệnh khá rõ ràng, ở độ 2,3. Ở độ 4, độ nhạy của các thông
số này còn thấp hơn nữa. Dấu hiệu Tinel có độ nhạy cao hơn các nghiệm
pháp Phalen.
BÀN LUẬN
Lâm sàng của hội chứng ống cổ tay
Các yếu tố nguy cơ
Tuổi
Tuổi trung bình theo khảo sát của Kouyoumdijan (1999) là 47,9; Goyal
(2001) là 44,21; Nguyễn Hữu Công(1997) là 44; của các tác giả Ý (1998) là
55. Tuổi trung bình theo khảo sát của chúng tôi là 47, với 75% ở độ tuổi 40

– 60. Do đó, trước những than phiền về cảm giác khó chịu ở bàn tay của
những người thuộc nhóm tuổi từ 40 đến 60, có thể có CTS, đòi hỏi thực hiện
khảo sát EMG thích hợp để truy tìm.
Giới
Tỉ lệ nữ:nam của nhóm bệnh là 6:1. Sự khác biệt về giới này là có ý nghĩa
thống kê và cũng phù hợp với ghi nhận của nhiều tác giả khác ghi nhận tỉ lệ
nữ:nam vào khoảng 3:1 – 10:1. Theo khảo sát của các tác giả Ý là 4:1; theo
Nguyễn Hữu Công là 12:1.
Bàn tay
Tần xuất mắc CTS cả hai bàn tay là rất cao, 82.85%, tương tự ghi nhận của
một số tác giả khác như Padual (1998) là 87%. Nên khảo sát cả hai bàn tay,
để phát hiện sớm những thay đổi về dẫn truyền trên thần kinh giữa dưới lâm
sàng nhất là khi có kèm theo các yếu tố nguy cơ khác như tuổi, giới, công
việc…
BMI và kích thước vòng cổ tay
Mặc dù chưa đạt được sự tương đồng hoàn toàn về tuổi (age-matched) và
giới (gender-matched) nhưng phân bố của nhóm bình thường cũng gần
giống với phân bố của nhóm người có CTS. Chỉ số BMI trung bình nhóm
bệnh là 26,6 ± 6,96kg/m
2
, nằm trong nhóm quá cân và có sự khác biệt rất có
ý nghĩa (p < 0,0005) so với nhóm người bình thường (21,19  5,62kg/m
2
).
Kết quả này phù hợp với khảo sát của nhóm tác giả Kouyumdjian JA,
Zanetta, Morita MP (2002) và một số tác giả khác, cho là, chỉ số BMI cao là
yếu tố nguy cơ của bệnh. Kích thước vòng cổ tay cũng có sự khác biệt giữa
hai nhóm p = 0,03, nhóm người có hội chứng ống cổ tay kích thước vòng cổ
tay trung bình lớn hơn.
Công việc

Công việc nội trợ là chiếm tỉ lệ cao nhất. Có 10% người sử dụng vi tính bị
CTS, tương tự khảo sát của Stevens (10,5%).
Tiền sử:
Có liên quan với các bệnh về khớp đặc biệt là khớp cổ tay. Điều này cũng
phù hợp với ghi nhận của các tác giả khác. Một số bệnh khác như đái tháo
đường, suy thận mãn, nghiện rượu … cũng được ghi nhận. Số người có tiền
căn đái tháo đường là 4,3%, tương tự kết quả của Kouyoumdjian (1999).
Tuy nhiên, đây chỉ là khảo sát mở, mô tả, thời gian khảo sát ngắn, chưa kết
hợp được với các cận lâm sàng khác nên có thể còn rất nhiều yếu tố nguy cơ
cũng như tiền sử bệnh khác chưa thể ghi nhận được.
Đặc điểm lâm sàng và tương quan với EMG
Các biểu hiện lâm sàng
Tần số xuất hiện các triệu chứng theo khảo sát của chúng tôi đã trình bày trong
phần kết quả cũng tương tự như các báo cáo trước đó. Chẳng hạn, với triệu chứng
dị cảm bàn tay, tác giả Katz (2002) ghi nhận 71%, Todnem (2001): 97%; Nguyễn
Hữu Công (1997): 100% còn chúng tôi 91%. Triệu chứng đau về đêm theo Kazt
(2002) gặp trong 51 – 71%; Nguyễn Hữu Công (1997): 60,7% và chúng tôi
60,7%. Teo cơ với tỉ lệ là 13,1%; theo Nguyễn Hữu Công (1997) là 11,2%.
Độ nhạy của các nghiệm pháp Tinel, Phalen test và Phalen test đảo ngược
lần lượt là 55,7%, 36.1% và 23.8%. Kết quả này cũng tương tự như các tác
giả khác trên thế giới như theo khảo sát của Kazt (2002) độ nhạy của dấu
hiệu Tinel là 25 - 60%, nghiệm pháp Phalen là 40 – 80%; tác giả Nguyễn
Hữu Công ghi nhận dấu hiệu Tinel dương tính trong 34.8% trường hợp.
EMG trong hội chứng ống cổ tay
Khảo sát theo phương pháp 1:
Bảng 6: So sánh kết quả thời gian tiềm với một số tác giả khác

×