Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

TƯƠNG QUAN GIỮA LÂM SÀNG VÀ GIẢI PHẪU BỆNHTRONG VIÊM THẬN LUPUS potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.54 KB, 27 trang )

TƯƠNG QUAN GIỮA LÂM SÀNG VÀ GIẢI PHẪU BỆNH
TRONG VIÊM THẬN LUPUS

TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm mối tương quan giữa lâm sàng và giải phẫu bệnh trong viêm
thận Lupus.
Phương pháp: Tiền cứu, phân tích thực hiện trên 34 bệnh nhân viêm thận
Lupus nhập khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Đây là một nghiên cứu về mối tương quan giữa lâm sàng và giải
phẫu bệnh của 34 trường hợp Lupus đỏ hệ thống có tổn thương thận được sinh
thiết thận. Nghiên cứu gồm 33 nữ và 1 nam. Phân loại giải phẫu bệnh thận theo Tổ
Chức Y Tế Thế Giới (WHO) như sau: nhóm II (n = 3 trường hợp); nhóm III (n = 8
trường hợp ); nhóm IV (n = 22 trường hợp); nhóm VI (n = 1 trường hợp). Phân
tích đa biến về lâm sàng và giải phẫu bệnh cho thấy tương quan với đạm máu (p=
0,007), albumin máu (p= 0,017), tiểu máu (p= 0,035), tiểu đạm (p= 0,006) dự đoán
kết quả xấu.
Kết Luận: Sinh thiết thận có thể dùng để chứng minh tiên lượng bệnh
trong viêm thận Lupus.
ABSTRACT
CLINICAL AND HISTOLOGICAL RELATED IN LUPUS NEPHRITIS
Tran Van Vu, Nguyen Thi Le, Dang Van Phuoc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh *
Vol. 12 - No 3 – 2008: 153 - 160
Objective: To related clinical and histological in patients with Lupus
nephritis.
Methods: This was prospective and analytic study of 34 patients with
Lupus nephritis admitted to renal department of Cho Ray Hospital
Results: This is a study of the clinicopathological characteristics of 34 systemic
lupus erythematosus patients with nephritis who underwent a kidney biopsy. There
were 33 females and 1 male. Renal histology slides from these patients were
assessed according to the World Health Organization classification, and were
distributed as follows: class II (n = 3 cases); class III (n = 8 cases); class IV (n =


22 cases); class VI (n = 1 case). At multivariate analysis of clinical and
histological data at presentation, proteinemia (p=0.007), albuminemia (p=0.017),
hematuria (p=0.035), proteinuria (p=0.006) was predictive of an adverse outcome.
Conclusions: Renal biopsy may be helpful for establishing the prognosis in
patients with lupus nephritis.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lupus ban đỏ hệ thống (systemic lupus erythematosus – SLE) là một bệnh lý
chưa rõ căn nguyên trong đó mô và tế bào bị tổn thương do các tự kháng thể và các
phức hợp miễn dịch
(3)
. SLE thường gây tổn thương đến rất nhiều hệ cơ quan trong cơ
thể. Biểu hiện tổn thương thận do SLE có ý nghĩa đặc biệt trong tiên lượng
bệnh
(1,2,3,4)
. Đánh giá tổn thương thận do SLE dựa vào tổng phân tích nước tiểu, cặn
lắng nước tiểu, chức năng thận, độ lọc cầu thận, siêu âm bụng… nhưng quan trọng
nhất là sinh thiết thận. Theo Cassidy JT sinh thiết thận là điều bắt buộc trước khi điều
trị trên lâm sàng
(6)
, Lehman JA sinh thiết thận khi muốn bất cứ thay đổi điều trị
nào
(14)
, Cameron JS sinh thiết thận khi có bất thường trong nước tiểu hoặc giảm chức
năng thận
(5)
. Các tác giả đã nghiên cứu nhiều phác đồ điều trị tổn thương thận trong
SLE, đa số dựa vào tổn thương bệnh học ở thận
(1,2,3,5)
.

Tại nhiều nước trên thế giới sinh thiết thận ở những bệnh nhân được chẩn
đoán viêm thận Lupus đã được thực hiện một cách thường quy trong nhiều năm
nay
(1,2,4,5)
. Nhưng tại nước ta, điều này vẫn chưa được đề cập đến một cách chi tiết
hoặc chỉ nói đến một cách dè dặt. Trước một bệnh nhân có tổn thương thận do
SLE, ngoài triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng kinh điển về chẩn đoán, từ trước
đến nay việc điều trị hầu như ít khi dựa trên cơ sở mức độ tổn thương thận mà hầu
như giống nhau ở mọi bệnh nhân
(8)
.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Trong
nghiên cứu này chúng tôi tìm mối tương quan giữa lâm sàng, cận lâm sàng, tổn
thương giải phẫu bệnh trong viêm thận Lupus tại khoa Thận - BV Chợ Rẫy.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả và phân tích cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí chọn bệnh
- Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán viêm thận Lupus theo tiêu chuẩn của Hiệp
Hội Thấp Hoa Kỳ 1982 (cập nhật năm 1997) nhập khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy
trong năm 2005.
- Chẩn đoán viêm thận Lupus khi có 4/11 tiêu chuẩn của Hiệp Hội Thấp
Hoa Kỳ năm 1982 (cập nhật năm 1997) và trong đó phải có tiêu chuẩn tổn thương
thận:
a. Tiểu đạm kéo dài > 0,5 g/ 24 giờ hay > 3+ nếu không định lượng được.
Hoặc
b. Trụ tế bào: trụ hồng cầu, hemoglobin, hạt, ống thận hay hỗn hợp.
- Chẩn đoán tổn thương giải phẫu bệnh
Thực hiện sinh thiết thận mù bằng kim Silverman hoặc dưới sự hướng dẫn của

siêu âm. Mỗi mẫu sinh thiết được cắt và nhuộm theo 3 phương pháp: Hematoxylin –
Eosin (HE), Periodic Acid – Shift (PAS), Trichrome hoặc Rouge Sirius, được khảo
sát dưới kính hiển vi quang học. Mẩu sinh thiết thận có giá trị khi lấy được > 5 vi cầu
và cho chẩn đoán mô học theo tiêu chuẩn WHO 1982.
Gồm 6 nhóm:




Nhóm I: c
ầu
thận bình thư
ờng
(normal glomeruli)

- Nh
óm II:
Viêm c
ầu thận trung
mô Lupus
(mesangial lupus
glomerulonephritis)

Nhóm III:
Viêm c
ầu thận lupus
tăng sinh khu trú và
từng phần (Fo
cal
and segmental

proliferative lupus
glomerulonephritis)

-
Nhóm IV:
Viêm c
ầu thận lupus
tăng sinh lan t
ỏa
(Diffuse
proliferative lupus
glomerulonephritis)

-
Nhóm V:
Viêm cầu thận m
àng
Lupus (membranous
lupus
glomerulonephritis)
-
Nhóm VI:
Xơ hóa c
ầu thận
(advanced
glomerulosclerosis)
Chỉ số họat động và chỉ số mãn tính trong viêm thận Lupus
Điểm

Ch

ỉ số
họat động
Chỉ
số mãn tính

1 –
3
điểm
Tăng sinh
tế bào nội mô

hóa cầu thận

1 –
3
điểm
Xu
ất tiế
bạch cầu

hóa mô kẽ
1 –
3
điểm
H
ọai tử
d
ạng sợ hay sự
vỡ nhân
Teo

ống thận
Điểm

Ch
ỉ số
họat động
Chỉ
số mãn tính

1 –
3
điểm
Th
ể liềm
tế bào
Thể
li
ềm dạng
sợi
1 –
3
điểm
Hình cu
ộn
dây hay thiên t
ắc
hyalin

1 –
3

điểm
Viêm mô
kẽ

T
ổng
24 điểm 12
điểm
Sinh thiết thận phải có sự đồng ý của bệnh nhân và gia đình.
Các bước tiến hành
Thu thập số liệu
Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều được tiến hành thống nhất theo các
bước (theo bệnh án mẫu) và các xét nghiệm đều được thực hiện tại phòng xét
nghiệm BV Chợ Rẫy.
Tổng kết xử lý số liệu
Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata phiên bản 8. Sự khác biệt được coi
là có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổn thương giải phẫu bệnh
Chúng tôi đã tiến hành sinh thiết thận trong 34 trường hợp. Tỉ lệ các loại
tổn thương giải phẫu theo phân loại của WHO 1982 (cập nhật năm 1997) như sau:
Bảng 1. Phân bố tổn thương giải phẫu bệnh cầu thận.
Nhóm Số
trường hợp

Tỉ lệ %

Nhóm II
Nhóm
3

8
8,82
23,53
III
Nhóm
IV
Nhóm
VI
22
1
64,71
2,94
Tổng
cộng
34 100
Trong 34 trường hợp được sinh thiết thận, chúng tôi ghi nhận tổn thương
giải phẫu bệnh thường gặp nhất là nhóm IV (64,71%). Trong đó nhóm nặng
(nhóm IV và nhóm VI) chiếm 67,65% gấp đôi nhóm nhẹ (nhóm II và nhóm III)
chiếm 32,35%.
Sinh thiết thận ngoài tổn thương vi cầu thận chúng tôi nhận thấy các thành
phần khác cũng tổn thương khá cao. Tổn thương ống thận nhiều nhất chiếm 28/34
trường hợp, kế đến là mô kẽ thận chiếm 27/34 trường hợp và sau cùng là mạch máu
thận chiếm 25/34 trường hợp. Mức độ tổn thương các thành phần trên từ trung bình
đến nặng.
Bảng 2. Bất thường về sinh thiết thận trong các nhóm tổn thương giải phẫu
bệnh.
Nh
óm II
(3
th)

Nh
óm III
(8
th)
Nh
óm IV
(22th)
Nh
óm VI
(1t
h)
Tổ
ng
(34
th)
Ph
ép ki
ểm

2

<
12
3 8 20 1 32

C
h
ỉ số
hoạt
động


12
0 0 2 0 2
P
= 0,313

<4
3 7 18 0 28

C
h
ỉ số
mạn
tính

4
0 1 4 1 6
P
= 0,365
Độ hoạt động: Có 2 trường hợp chỉ số hoạt động ≥12 thì đây là 2 trường hợp
khi sinh thiết được chẩn đoán là nhóm IV (theo WHO). Trong đó tất cả các vi cầu đều
tổn thương và có thuyên tắc hyaline (Cellular & cressants). Viêm cấp trong vi cầu,
quanh vi cầu, quanh ống thận, mô kẽ và mạch máu. Có 6 trường hợp chỉ số mạn tính
≥ 4 thì 5 trường hợp nhóm IV, 1 trường hợp nhóm VI. Trong nghiên cứu có 1 trường
hợp sinh thiết thận là nhóm IV nhưng có chỉ số hoạt động là 7, chỉ số mạn tính là 3.
Theo y văn, đây cũng là một yếu tố tiên lượng nặng.
Mối tương quan giữa giải phẫu bệnh với lâm sàng và cận lâm sàng
Do số lượng bệnh nhân sinh thiết thận còn ít nên khi tìm mối tương quan
chúng tôi chia thành 2 nhóm: nhóm nặng gồm những bệnh nhân có tổn thương giải
phẫu bệnh thận nhóm IV, VI; nhóm nhẹ gồm những bệnh nhân có tổn thương giải

phẫu bệnh thận nhóm II, III.
Dịch tễ học
Bảng 3. Đặc điểm dịch tễ của các nhóm tổn thương giải phẫu bệnh.
Nhó
m II (3 th)
Nhó
m III (8 th)

Nhó
m IV (22
th)
Nhó
m VI (1th)
Tổn
g
(34
th)
Phé
p kiểm
2

Nữ

3 8 21 1 33 p=0,
9
Na
m
0 0 1 0 1 6
Tu
ổi

<
20

1

4

3

0

8

20
2 4 19 1 26

2
,
p=0,037
Lâm sàng
Bảng 4. Tương quan giữa lâm sàng và giải phẫu bệnh.
Nhó
m II
3 th

Nhó
m III
8 th

Nhó

m IV
22
th
Nhó
m VI
1th
Tổ
ng
34
th
Phép
kiểm 
2

Phù

3 6 18 1 28 p=0,
88
Tăn
g huyết áp

0 1 6 0 7 p=0,
74
H
ội
chứng
Thận hư
0 3 12 0 15 p=0,
24
Viê

m thận
0 0 2 0 2 p=0,
79
Cận lâm sàng
Bảng 5. Tương quan giữa giải phẫu bệnh với các cận lâm sàng khác
Nh
óm II
3
th
Nh
óm III
8
th
Nh
óm IV
22
th
Nh
óm VI
1th

Tổ
ng
34
th
Phé
p kiểm 
2

Đ

ộ lọc cầu
th
ận (Độ thanh
l
ọc creatinin < 60
ml/ phút/ 1,73 m2
da)
0 0 4 0 4
P =
0,90
Đ
ạm máu
giảm < 55 g/l
1 5 18

1 25

p=0,
007
Albumin
máu gi
ảm < 25g/l
hay < 50%
2 5 5 0 12

p=0,
017
Ti
ểu máu
(h

ồng cầu niệu >
2 6 21

1 30

P =
0,035
Nh
óm II
3
th
Nh
óm III
8
th
Nh
óm IV
22
th
Nh
óm VI
1th

Tổ
ng
34
th
Phé
p kiểm 
2


5.000/phút)
Ti
ểu bạch
c
ầu (Bạch cầu
niệu > 5000/phút)

1 5 18

1 25

P =
0,289
0,
5 - <1g
3 4 4 0 11

1
- <3,5g
0 1 14

1 17

T
i
ểu đạm
/24 h

3,5 g

0 3 4 0 7
P =
0,006

Nh
óm II
3
th
Nh
óm III
8
th
Nh
óm IV
22
th
Nh
óm VI
1th

Tổ
ng
34
th
Phé
p kiểm 
2

ANA (+) 2 8 22


1 33

P =
0,142
Le Cell (+)

2 4 15

1 22

P =
0,319
C3 giảm 3 7 22

1 33

P =
0,501
C4 giảm 2 6 18

0 26

P =
0,810
C3, C4
giảm
2 6 18

0 26


P =
0,810
BÀN LUẬN
Tổn thương giải phẫu bệnh
Theo phân loại của WHO 1982, chúng tôi nhận thấy trong 34 trường hợp được
sinh thiết thận thì tổn thương nhóm IV gặp nhiều nhất chiếm 22/34 trường hợp (bảng
1). Kết quả của chúng tôi giống hầu hết các nghiên cứu khác là nhóm IV chiếm tỉ lệ
cao nhất từ 33,3 – 84%
(9,7,11,12,13,15,16,17)
. Theo Châu Thị Kim Liên
(8)
nhóm II chiếm tỉ
lệ cao nhất 31,8%, nhóm IV chỉ chiếm 27,3%, sự khác biệt này có lẽ do số bệnh nhân
được sinh thiết thận còn ít (22 ca sinh thiết thận trong nghiên cứu) hoặc do số lượng
bệnh nhân trong nghiên cứu được chẩn đoán sớm nên nhóm tổn thương thận mức độ
nhẹ sẽ tăng lên; điều này được chứng minh khi trong nghiên cứu của Châu Thị Kim
Liên tổn thương nhóm I chiếm 4,5%. Trong nghiên cứu không có tổn thương nhóm V
như các tác giả khác, nhưng có tổn thương nhóm VI với tỉ lệ tương tự Uthman IW
(17)
.
Bệnh nhân có tổn thương là nhóm VI trong nghiên cứu có thời gian khởi bệnh cách 3
năm, bệnh nhân được chẩn đoán là hội chứng thận hư và điều trị không liên tục tại địa
phương; bệnh nhân phù tái phát 3 lần trước khi được chẩn đoán là viêm thận Lupus.
Điều này phù hợp với y văn là tổn thương nhóm VI xảy ra khi bệnh nhân tổn thương
thận không được điều trị
(4)
. Kết quả của chúng tôi có tổn thương nhóm II, III không
khác biệt so với các tác giả khác.
Tổn thương ống thận và mô kẽ: Trong 34 trường hợp được sinh thiết thận,
chúng tôi thấy tình trạng tổn thương ống thận (28/34 trường hợp) và mô kẽ (27/34

trường hợp) chiếm tỉ lệ khá cao. Tổn thương chủ yếu là khu trú từng vùng với mức độ
từ trung bình đến nặng. Trong đó tổn thương ống thận chiếm 21/28 trường hợp và mô
kẽ là 19/27 trường hợp ở những bệnh nhân được chẩn đoán mô học là nhóm IV. Các
nhóm II, III, VI đều có tổn thương nhưng chiếm tỉ lệ ít hơn. Điều này cũng phù hợp
với y văn, theo Cameron J.S tổn thương ống thận mô kẽ ở những bệnh nhân nhóm II
ít hơn 50% nhưng đến 75% ở nhóm IV
(5)
.
Tổn thương mạch máu thận: Tích tụ miễn dịch ở mạch máu, hyalin và
không có tổn thương viêm hoại tử mạch máu với sự thấm nhập lympho và tế bào
đơn nhân ở thành mạch máu có thể quan sát ở hầu hết mọi trường hợp, hiếm gặp
thuyên tắc động mạch trong thận
(5)
. Trong nghiên cứu tổn thương mạch máu thận
chiếm 25/34 trường hợp. Trong đó tổn thương nặng chiếm 20/25 trường hợp và có
thuyên tắc hyalin gặp ở những bệnh nhân nhóm IV. Tất cả những thay đổi mạch
máu là một dấu hiệu tiên lượng xấu và quan trọng cần phải được nhận biết
(5)
.
Đánh giá độ hoạt động của bệnh thông qua các chỉ số hoạt động và chỉ số
mạn tính. Trong nghiên cứu có 2/34 trường hợp chỉ số hoạt động trên 12 điểm và
5/34 trường hợp chỉ số mạn tính trên 4 điểm; trong đó có 1 trường hợp chỉ số hoạt
động 7 điểm và chỉ số mạn tính là 3 điểm theo y văn đây là yếu tố tiên lượng
nặng
(2,14)
. Qua kết quả này chúng tôi nhận thấy độ hoạt động của các trường hợp
được sinh thiết thận không cao. Điều này có thể được giải thích là do bệnh nhân
được chẩn đoán trễ và phần lớn đã được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch
trước đó.
Theo y văn chỉ số hoạt động trên 12 điểm và chỉ số mạn tính trên 4 điểm là

yếu tố tiên lượng nặng, chỉ số hoạt động cao thường gặp nhiều ở tổn thương nhóm IV
và chỉ số mạn tính thường gặp ở tổn thương nhóm VI
(2,14)
. Kết quả nghiên cứu ghi
nhận có sự khác biệt về độ hoạt động ở các nhóm tổn thương giải phẫu bệnh và sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê; chỉ số hoạt động trên 12 điểm chỉ có ở
nhóm IV; chỉ số mạn tính trên 4 điểm chiếm nhiều nhất ở nhóm IV, kế đến là nhóm
III, nhóm VI, nhóm II cả 3 trường hợp đều có chỉ số mạn tính dưới 4 điểm (bảng 2).
Kết quả của chúng tôi cũng giống vói y văn
(2,14)
.
Mối tương quan giữa giải phẫu bệnh với dịch tễ học, lâm sàng và cận
lâm sàng
Viêm cầu thận là biến chứng nguy hiểm nhất của SLE và là yếu tố tiên lượng
bệnh
(6)
. Đứng trước một bệnh nhân viêm thận Lupus chúng ta cần phải biết tổn
thương giải phẫu bệnh thận là gì? để từ đó chọn ra một phác đồ điều trị thích hợp cho
từng bệnh nhân. Mặc dù lợi ích của sinh thiết thận trên bệnh nhân viêm thận Lupus
như chúng ta đã biết, nhưng thực tế nhiều năm nay người ta vẫn e ngại sinh thiết thận
hoặc rất dè dặt khi nói đến. Đó là vì sợ tai biến do thủ thuật hoặc do bệnh nhân nhập
viện trong tình trạng nặng không thể sinh thiết thận được như: Rối loạn đông máu,
phù quá nhiều, tổn thương tim nặng kèm theo…
(8)
.
Dịch tễ học
Trong 34 trường hợp được sinh thiết thận chúng tôi nhận thấy đa số bệnh nhân
là nữ (33 trường hợp); trong đó có 1 trường hợp là nam được sinh thiết thì cho kết quả
là nhóm IV. Điều đó đặt ra câu hỏi: giới nam ít bệnh, nhưng khi mắc bệnh thì thường
là nặng? Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (bảng 3). Điều này cũng

phù hợp với y văn và các nghiên cứu khác
(2,8,6,15)
.
Tuy nhiên có sự tương quan giữa tuổi với tổn thương giải phẫu bệnh thận.
Trong nghiên cứu của chúng tôi những bệnh nhân trên 20 tuổi khi được sinh thiết
thận đều cho kết quả là thuộc nhóm nặng (nhóm IV và VI) và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p=0,037), (bảng 3). Theo y văn và các nghiên cứu khác cho thấy
không có sự liên hệ giữa tổn thương giải phẫu bệnh với yếu tố tuổi
(2,5,8,15)
. Trong
nghiên cứu nhận thấy có sự liên quan giữa tuổi với tổn thương giải phẩu bệnh thận có
thể là sự ngẫu nhiên do sự chọn bệnh. Vì trong nghiên cứu chúng tôi số trường hợp
trên 20 tuổi chiếm 74,47%.
Lâm sàng
Phù là triệu chứng thường gặp trong viêm thận Lupus. Chúng tôi ghi nhận đa số
bệnh nhân nhập viện vì triệu chứng này chiếm 28/34 trường hợp, tương tự nghiên cứu
của Châu Thị Kim Liên (90%)
(8)
và Đỗ Kháng Chiến (88%)
(10)
. Chúng tôi nhận thấy
triệu chứng phù phân bố ở tất cả các nhóm tổn thương giải phẫu bệnh thận với tần suất
gần giống nhau và không có sự tương quan giữa triệu chứng này với tổn thương giải
phẫu bệnh (bảng 4). Điều này phù hợp với y văn và các nghiên cứu khác
(2,4,6,8,15)
.
Nghiên cứu của chúng tôi khác với tác giả Dương Minh Điền
(9)
, có thể là do nghiên cứu
của tác giả này đối tượng là trẻ em dưới 16 tuổi nên kết quả có sự khác biệt.

Tăng huyết áp trong nghiên cứu chiếm 7/34 trường hợp, tỉ lệ này tương tự của
Châu Thị Kim Liên (22,72%)
(8)
. Tăng huyết áp khác nhau giữa các nhóm tổn thương
giải phẫu bệnh, nhiều nhất ở nhóm IV (6/7 trường hợp), nhóm III (1/7 trường hợp),
các nhóm khác không có trường hợp nào tăng huyết áp và sự khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê (bảng 4). Kết quả của chúng tôi giống với tác giả Châu Thị Kim
Liên
(8)
và Chi Chiu Mok
(7)
. Châu Thị Kim Liên nhận thấy tăng huyết áp ở nhóm IV là
50%, nhóm III là 50%, không thấy ở các nhóm I, II, V; sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Chi Chiu Mok ghi nhận tăng huyết áp nhiều nhất ở nhóm IV, tiếp theo là
nhóm III, II, V; nhưng không có sự liên quan giữa tăng huyết áp với tổn thương giải
phẫu bệnh.
Hội chứng thận hư chiếm 15/34 trường hợp, tỉ lệ này giống của các tác giả
Cameron JS
(5)
, Appel G.B
(2)
và Dương Minh Điền
(9)
từ 45 – 65%. Tỉ lệ hội chứng
thận hư khác nhau giữa các nhóm tổn thương giải phẫu bệnh, sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê. Hội chứng thận hư gặp nhiều nhất ở tổn thương nhóm IV (12/15
trường hợp), nhóm III (3/15 trường hợp), không gặp ở nhóm II, VI (bảng 4). Nhận
định của chúng tôi giống với y văn và nhiều nghiên cứu khác
(1,5,7,14)
. Tóm lại hội

chứng thận hư có xu hướng gặp nhiều ở nhóm IV hơn nhóm II, III.
Viêm thận chiếm 2/34 trường hợp, tỉ lệ này thấp hơn so với Cameron JS
(5)
. Kết
quả này theo chúng tôi là do bệnh nhân được chẩn đoán muộn và đến với chúng tôi
trong bệnh cảnh nặng. Đa số bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh tiểu đạm ngưỡng
thận hư. Điều này cũng phù hợp vì trong nghiên cứu tổn thương nhóm IV, VI chiếm
đa số (23/34 trường hợp). Trong nghiên cứu, viêm thận chỉ có 2 trường hợp ở nhóm
IV và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (bảng 4).
Cận lâm sàng
Tỉ lệ giảm độ lọc cầu thận khác nhau giữa các nhóm tổn thương thận nhưng sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,908); độ lộc cầu thận giảm chỉ có ở
nhóm IV (4 trường hợp), các nhóm khác thì bình thường (bảng 5). Các tài liệu nghiên
cứu khác cho thấy độ lọc cầu thận giảm nhiều ở nhóm IV, giảm nhẹ ở nhóm III, bình
thương ở nhóm II và V
(2,4,5,7)
, tương tự như nghiên cứu của chúng tôi. Tóm lại, độ lọc
cầu thận giảm gợi ý tổn thương giải phẫu bệnh nhóm IV.
Đạm máu giảm trong 25/34 trường hợp, riêng albumin máu giảm là 12/34
trường hợp. Kết quả của chúng tôi tương tự của tác giả Dương Minh Điền
(9)
và Châu
Thị Kim Liên
(8)
. Trong nghiên cứu giảm đạm máu có sự khác biệt giữa các nhóm tổn
thương giải phẫu bệnh, nhiều nhất là nhóm IV (18/34 trường hợp), kế đến là các
nhóm khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p= 0,033). Giảm albumin máu cũng
có sự khác biệt giữa nhóm tổn thương giải phẫu bệnh nhóm nặng và nhóm nhẹ, sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,017), (bảng 5). Nhận định của chúng tôi giống
với tác giả Dương Minh Điền

(9)
và Chi Chiu Mok
(7)
.
Tiểu máu thường gặp trong viêm thận Lupus, nhất là tiểu máu vi thể. Trong 34
trường hợp sinh thiết thận có 30 trường hợp tiểu máu vi thể, không có trường hợp nào
tiểu máu đại thể. Tiểu máu có ở hầu hết các loại tổn thương giải phẫu bệnh ở cầu
thận. Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về tỉ lệ tiểu máu giữa các nhóm tổn thương
giải phẫu bệnh cầu thận và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,035), (bảng 5).
Các tài liệu khác cũng cho nhận xét tương tự như chúng tôi tiểu máu ít ở nhóm II, vừa
ở nhóm III, nhiều ở nhóm IV, VI
(1,5,14)
. Tóm lại tiểu máu gợí ý tổn thương giải phẫu
bệnh thận nhóm nặng (nhóm IV, VI).
Tiểu bạch cầu ít gặp hơn so với tiểu máu trong viêm thận Lupus. Trong nhóm
nghiên cứu, tiểu bạch cầu khác nhau ở các nhóm tổn thương giải phẫu bệnh nhưng sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,289), (bảng 5). Theo một số tài liệu,
bạch cầu niệu sẽ khác nhau tùy loại tổn thương giải phẫu bệnh, phản ánh mức độ
phản ứng viêm tại cầu thận. Bạch cầu niệu ít ở nhóm II, vừa ở nhóm III và nhiều ở
nhóm IV, nhóm V không có tiểu bạch cầu
(1,14)
.
Tiểu đạm thường gặp ở bệnh nhân viêm thận Lupus. Tiểu đạm thấy ở các tổn
thương giải phẩu bệnh. Tiểu đạm ngưỡng thận hư gặp ở nhóm III (3 trường hợp) và
nhóm IV (4 trường hợp) và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,505).
Trong nghiên cứu chúng tôi chia tiểu đạm thành 3 mức độ (nhẹ, vừa, nặng), thì chúng

×