Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

KÍCH THƯỚC RUỘT Ở NGƯỜI VIỆT NAM doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.32 KB, 25 trang )

KÍCH THƯỚC RUỘT Ở NGƯỜI VIỆT NAM

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chiều dài ruột non ở người Phương Tây từ 5 – 9 m, kích thước
ruột ở người Việt Nam chưa được nghiên cứu.
Mục tiêu: Xác định kích thước ruột non, ruột già ở người Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Qua đo đạc kích thước ruột ở người Việt Nam ở
111 trường hợp trong đó gồm 32 xác được ướp formol, 24 trường hợp đo trên xác
tươi qua mổ tử thi và 55 bệnh nhân được đo trong lúc mổ.
Kết quả: Chiều dài của tá tràng là 24,2 ± 1,3 cm trên xác ướp formol và 25,62
± 1,5 cm trên xác tươi. - Chiều dài của ruột non là 381,4 ± 45,7 cm trên xác ướp
formol; 441,2 ± 63,3 cm trên xác tươi và 557,1 ± 75,6 cm trên bệnh nhân lúc phẫu
thuật. Chiều dài của ruột già là 130,6 ± 17,2 cm trên xác ướp formol; 148,2 ± 11,9 cm
trên xác tươi và 155,6 ± 14,8 cm trên bệnh nhân lúc phẫu thuật. Đường kính của phần
xuống tá tràng trên xác tươi là 3,46 ± 0,29 cm. Đường kính lớn nhất của hổng tràng
trên xác tươi là 4,05 ± 0,39 cm và đường kính nhỏ nhất của hồi tràng là 2,6 ± 0,31 cm.
Kết luận: Qua nghiên cứu cho thấy chiều dài của ruột non ở người Việt
Nam thì ngắn hơn ở người Phương Tây.
ABSTRACT
SIZES OF INTESTINE IN VIETNAMESE.
Le Van Cuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 3 -
2008: 29 – 35
Introduction: The length of the small intestine of the Westerner was 5 – 9 m,
the length of intestine in Vietnamese isn’t study yet.
Aim: The aim of this research is to identify the sizes of the small and large
intestine of Vietnamese.
Method: We measured the size of Vietnamese intestine in 111 cases (32 cases
preserved by formalin, 24 autopsies and 55 operated patients).
Results: The length of the duodenum was: 24,2 ± 1,3 cm in formalin
preserved and 25,62 ± 1,5 cm in autopsies. - The length of the small intestine was:
381,4 ± 45,7 cm in formalin preserved 441,2 ± 63,3 cm in autopsies and 557,1 ± 75,6


cm in operated patients. - The length of the large intestine was: 130,6 ± 17,2 cm in
formalin preserved 184,2 ± 11,9 cm in autopsies and 155,6 ± 14,8 cm in operated
patients. - The diameter of the descending portion of the duodenum in autopsies was:
3,46 ± 0,29 cm. - The greatest diameter of the jejunum in autopsies was: 4,05 ± 0,39
cm and the smallest diameter of the ileum in autopsies was: 2,6 ± 0,31 cm.
Conclusion: The results showed that: the length of the Vietnamese small
intestine was shorter than that of the Westerner.
MỞ ĐẦU
Khi phẫu thuật trên bệnh nhân người Việt Nam, chúng tôi nhận thấy kích
thước ruột non không dài đến 7 mét như trong sách giáo khoa mà các tác giả phương
Tây đã công bố. Tại Bệnh viện Bình Dân có trường hợp chúng tôi phải cắt một đoạn
ruột dài 1,5 mét ruột non vì hoại tử do xoắn. Sau đó chúng tôi ước lượng phần ruột
còn lại chỉ còn khoảng chừng 1 mét. Từ đó chúng tôi quan tâm kích thước của ruột
non của các bệnh nhân khác trong phẫu thuật khi có điều kiện. Nhưng qua ước lượng
về kích thước của ruột trên các bệnh nhân trong lúc phẫu thuật ổ bụng, không khi nào
chúng tôi thấy ruột non có thể dài đến 7 mét. Sự khác biệt trên sách giáo khoa của
người phương Tây mà các giáo trình giải phẫu ở các Trường Đại học Y Khoa Việt
Nam soạn lại nguyên văn nếu so với thực tiễn trên người Việt Nam đã thúc đẩy chúng
tôi đi sâu vào nghiên đề tài này. Mục đích của công trình này chúng tôi muốn đưa ra
số liệu cụ thể kích thước ruột của người Việt Nam cho bộ sách giáo khoa Giải Phẫu
Học, đóng góp các số liệu vào bảng hằng số sinh học của người Việt Nam bình
thường và đóng góp một phần nhỏ trong Phẫu thuật Ngoại khoa đường tiêu hoá.
Hoạt động sinh lý của ruột non và ruôt già
Ruột non
Hoạt động cơ học
Các hoạt động cơ học của ruột non có vai trò nhào trộn nhũ trấp với dịch tiêu
hóa và mật, đẩy nhũ trấp xuống ruột già.
Các cử động của ruột non gồm cử động nhào trộn đó là các co thắt tại chỗ, mỗi
chỗ co thắt dài khoảng 1 cm giúp nhũ trấp nhào trộn với dịch tiêu hóa. Cử động đẩy
thường yếu để đẩy nhũ trấp với vận tốc 1 cm/phút, do đó phải mất 4 -5 giờ nhũ trấp

mới đi qua hết ruột non. Cử động ruột kúc đói đó là các phức hợp cử động xuất phát
từ dạ dày lan truyền đến ruột non mỗi 60 -90 phút 1 lần, cử động này có vai trò đẩy
các dịch tiêu hóa còn lại vào ruột già.
Nhu động của ruột non tăng lên sau bữa ăn do phản xạ dạ dày ruột và do các
hormone gastrin, cholecystokinin, motilin và insulin. Trái lại secretin và glucagon lại
làm giảm nhu động.
Hoạt động của van hồi manh tràng
Van hồi manh tràng ngăn sự trào ngược phân vào ruột non. Cơ hồi manh tràng
bình thường ở trạng thái co. Ngay sau khi ăn phản xạ dạ dày hồi tràng làm tăng nhu
động hồi tràng đẩy nhũ trấp đi qua van nhanh hơn. Gastrin cũng làm tăng nhu động
hồi tràng và làm giãn cơ vòng hồi manh tràng.
Sự bài tiết dịch ruột non
Sự bài tiết chất nhày: Giữa môn vị và nhú tá lớn của tá tràng có các tuyến
Briinner bài tiết chất nhầy. Khi niêm mạc tá tràng bị kích thích, do dây thần kinh X
hay do secretin sẽ kích thích tuyến này.
Các tuyến Lieberkuhn hiện diện trên khắp niêm mạc ruột non bài tiết mỗi ngày
khoảng 1,8 lít dịch, dịch này giúp hoà tan các chất và sẽ được tái hấp thu bởi các
nhung mao. Trong trường hợp nhiễm vi khuẩn tả dịch này tăng lên rất nhiều và gây
tiêu chảy mất nước nặng.
Sự bài tiết enzyne: Enzyne tiêu hóa của ruột non không được bài tiết vào lòng
ruột mà nằm trên các tế bào biểu mô của nhung mao, đó là các peptidases thủy phân
peptide thành amino acid, men thủy phân disaccharide thành monosaccharide như
sucrase, isomaltase và lactase; lipase thủy phân mỡ trung hòa thành glycerol và acid
béo. Ngoài các dịch bài tiết của ruột non, ruột non còn nhận dịch tụy và dịch mật.
Dịch tuỵ do tế bào ngoại tiết bài tiết các enzyme tiêu hóa gồm peptidase, lipase,
amylase và nuclease, tế bào ống dẫn bài tiết dung dịch bicarbonate với lượng từ 1,2
đến 1,5 lít mỗi ngày. Dịch mật được tạo ra từ tế bào gan đưa xuống tá tràng qua hệ
thống đường mật hoặc được dự trữu trong túi mật, dịch mật được bài tiết từ 0,5 đến
1,1 lít mỗi ngày.
Hoạt động tiêu hóa và hấp thu ở ruột non

Ruột là nơi tiêu hoá và hấp thu carbohydrate, protein, mỡ, nước và các chất
điện giải, sinh tố và muối khoáng.
Đặc biệt ruột hấp thu khoảng 8,5 lít nước trong tống số 10 lít dung dịch đi vào
ruột non từ nguồn uống và từ các dịch bài tiết.
Ruột già
Hoạt động bài tiết hấp thu và sinh hơi
Bài tiết chất nhày: niêm mạc ruột già bài tiết chất nhày có tính kiềm, chất nhày
có vai trò làm trơn dưỡng trấp và bảo vệ niêm mạc không tấn công bởi các acid do vi
khuẩn tạo ra.
Hấp thu nước và chất điện giải: Ruột già có thể hấp thu 2 -3 lít nước trong tổng
số 10 lít nước đi vào ruột, trung bình ruột già hấp thu 400ml nước mỗi ngày.
Na
+
và Cl
-
còn lại được hấp thu tiếp ở ruột già, ngược lại K
+
được bài tiết làm
tăng nồng độ K
+
ở hồi tràng từ 8 mEq/l lên đến 75 mEq/l ở đoạn cuối ruột già. Sự hấp
thu Na
+
và bài tiết K
+
ở ruột già do aldosterone điều khiển.
Hơi trong ruột là do khí hít vào, do vi khuẩn tạo ra và do khuyếch tán từ máu
vào. Hơi sản xuất từ ruột già từ 7 – 10 lít trong 1 ngày chủ yếu là do sự chuyển hóa
thức ăn không được tiêu hóa. Các khí CO
2

, CH
4
, H
2
khuyếch tán qua niêm mạc ruột
còn khí N
2
không được hấp thu nên thoát ra ngoài khoảng 600ml mỗi ngày.
Hoạt động cơ học ở ruột già
Hoạt động cơ học ở ruột già gồm cử động nhào trộn, nhờ đó mà 1 lít dưỡng
trấp từ ruột non xuống chỉ còn 80 – 150ml là không được hấp thu và thành phân. Nhu
động là cử động ngắt đoạn để đẩy dưỡng trấp dọc theo ruột già với tốc độ 5 cm/giờ.
Cử động toàn thể khoảng 3 – 4 lần trong ngày để phân xuống trực tràng.
Sự tống phân ra ngoài: khi phân làm căng trực tràng, tạo ra phản xạ giãn cơ
vòng trong hậu môn và co cơ vòng ngoài hậu môn tạo ra cảm giãn muốn đi cầu. Nếu
chưa thuận tiện thì cơ vòng ngoài vẫn co thắt. Khi thuận tiện thì cả hai cơ vòng trong
và cơ vòng ngoài hậu môn đều giãn, cơ hoành và cơ thành bụng co lại làm tăng áp lực
trong ổ bụng để tống phân ra ngoài.
Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới
Có rất nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu về đề tài này
- VANDER REIS và F. W. SCHEMBRA năm 1927 đã đo kích thước ruột
bằng cách cho người sống nuốt ống thông cao su (rubber tube) và qua đó cho thấy
chiều dài ruột non chỉ 2,5 mét. UNDERHILL (1910) đã đo và công bố kích thước
ruột ở xác tươi và trên xác ướp formol. Các tác giả GRÉGOIRE. R. (1923),
ROUVIERE (1962), GRANT (1969), TESTUT và LATARJET (1969)… đã nghiên
cứu và công bố các kích thước ruột trên các sách giáo khoa.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Các tác giả Nguyễn Văn Lâm, Lê Văn Cường, Nguyễn Quang Quyền và Văn
Tần đã nghiên cứu trên 30 mẫu, trong đó có 15 mẫu xác ướp formol, 14 mẫu đo trên

bệnh nhân đang phẫu thuật ổ bụng và một mẫu đo trên xác tươi qua mổ tử thi ở Bệnh
viện Bình Dân. Ngoài công trình trên với số liệu còn quá nhỏ chúng tôi chưa tìm thấy
công trình nào nghiên cứu nào về đề tài này trên người Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Chúng tôi nghiên cứu 111 mẫu gồm 3 nhóm mẫu khác nhau:
a/. 32 mẫu ở xác ướp formol tại Bộ môn Giải Phẫu trường Đại học Y Dược
TP.Hồ Chí Minh.
b/. 24 mẫu xác tươi qua giải phẫu tử thi tại Bệnh viện Bình Dân.
c/. 55 trường hợp được đo trên các bệnh nhân đang phẫu thuật ổ bụng tại Bệnh
viện Bình Dân. Đây là các bệnh nhân được sửa soạn trước mổ: nhịn ăn tối hôm trước,
được rửa ruột. Phương pháp vô cảm là gây mê nội khí quản, có dùng thuốc dãn cơ
thay đổi tuỳ trường hợp. Trong lúc phẫu thuật chúng tôi chỉ đo ở các bệnh nhân
không có bệnh đường ruột.
- Các mẫu nghiên cứu của chúng tôi là người Việt Nam trưởng thành tuổi từ
18 đến 75 tuổi.
- Chúng tôi tổng kết riêng 3 nhóm mẫu trên và so sánh kết quả.
Phương pháp nghiên cứu
- Trong phần lích sử chúng tôi thấy có nhiều phương pháp đo khác nhau: Có
tác giả cho bệnh nhân nuốt ống thông polyethylene hoặc ống thông cao su, theo
phương pháp này thì kết quả chiều dài ống tiêu hoá từ mũi đến hậu môn là 435 cm
trong đó tá tràng dài 21 cm, ruột non dài 216 cm và ruột già 109 cm. Phương pháp
này không phù hợp với giải phẫu và thực tiễn phẫu thuật. Một số tác giả đo bằng
thước dây, ở đây chúng tôi dùng chỉ khâu tốt không co dãn, chỉ được hấp vô trùng để
đo theo hai bờ tự do và bờ mạc treo của ruột. Sau đó chỉ được đem ra ngoài đo lại
bằng thước.
Phương pháp này giúp đo dễ dàng theo đường cong của ruột và dễ dàng hấp
vô trùng đối với bệnh nhân đang được phẫu thuật trong phòng mổ.
Về đối tượng
Trên thế giới có nhiều tác giả đã đo trên những đối tượng khác nhau: như trên

xác ướp formol với kết quả ở người phương Tây ruột non dài 4 m. Nếu đo trên xác
tươi thì chiều dài ruột non ở người phương Tây là 7 m. Chiều dài của đại tràng ở
người phương Tây tính từ manh tràng đến chỗ chân dính của mạc treo kết tràng xích-
ma (trước đốt sống cùng 3) là 140 cm ở phái nam và 130 cm ở phái nữ. Nếu tính cả
trực tràng là 150 cm.
- Trong nhóm mẫu xác ướp formol và trên giải phẫu tử thi, chúng tôi đo tỉ mỉ
ở bờ tự do và bờ mạc treo. Trong nhóm mẫu bệnh nhân đang phẫu thuật, chúng tôi
chỉ đo ở bờ tự do.
- Ở ruột già chúng tôi đo dọc theo dải cơ dọc tự do từ manh tràng xuống tới
phần cuối kết tràng xích-ma (ngang mức trước đốt sống cùng 3). Đoạn trực tràng chỉ
đo được ở xác ướp formol và xác tươi bằng phương pháp đặt ống thông từ hậu môn
lên tới trước đốt sống cùng 3. Đoạn này trung bình là 10 cm.
- Về đường kính: Chúng tôi đo đường kính dẹp và chúng tôi chọn những vị trí
cố định để đo như sau:
+ Ở tá tràng chúng tôi đo ở giữa các phần.
+ Ở hỗng và hồi tràng, chúng tôi chọn 2 điểm: đường kính ở đoạn đầu của
hỗng tràng là 15 cm ở ngay dưới góc tá hỗng tràng gọi là d
15
. Vị trí này đại diện cho
chỗ đường kính nhỏ nhất của ruột non và gọi là d15’

Hình 1: Túi thừa Meckel
Hình 2: Đo chiều dài ruột trên
xác
Đ
o đường
kính
ruột
lúcmổ


Đo chiều dài ruột lúc mổ


Hình 3: Đo chiều dài ruột trong lúc mổ
- Ở đại tràng chúng tôi đo điểm giữa các đoạn. Vì ruột là một cơ quan có thể
co dãn, với phương pháp đo của chúng tôi cũng như của các tác giả khác trên thế giới
đều phải chấp nhận một sai số. Để tranh bớt sai số này chúng tôi đã dùng chỉ khâu tốt
không co dãn và chúng tôi chỉ để một người nghiên cứu chính trực tiếp đo trên toàn
bộ các mẫu nghiên cứu.
- Các số liệu sau khi thu thập được chúng tôi dùng phương pháp thống kê phần
trăm và độ lệch chuẩn. Kết quả được so sánh với các kết quả của các tác giả khác.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tá tràng
Qua kết quả đo đạc chiều dài và đường kính của tá tràng chúng tôi có kết quả:
Bảng 1: Chiều dài và đườngkính tá tràng
Đường kính của tá tràng Chiều d
ài cua tá
tràng (cm)
Phần xu
ống
(cm)
Ph
ần ngang
(cm)

Xác
ướp
Xác
tươi
Xác

ướp
Xác
tươi
Xác
ướp
Xác
tươi
Chúng
tôi
24,2
0 ±1,30
25,6
2 ±1,50
3,4
0 ±0,60
3,4
6 ±0,29
2,7
0 ±0,18
2,9
0 ±0,16
Anson

25 4
Testut 25
-Latarjet
Bàn luận
- Qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy chiều dài của tá tràng ở người Việt
Nam tương đương với chiều dài tá tràng ở người phương Tây.
- Đường kính của tá tràng ở người Việt Nam hơi nhỏ hơn các kết quả đo

đạc ở người phương Tây.
Hỗng và hồi tràng
Chiều dài
Chúng tôi đo chiều dài của hổng tràng và hồi tràng ở bờ mạc treo và bờ tự do
và các kết quả như sau:
Trên xác ướp formol
- Chiều dài trung bình ở bờ mạc treo là 260,2 ± 25,3 cm
- Chiều dài trung bình ở bờ tự do là 381,4 ± 45,7 cm
Trên xác tươi qua giải phẫu tử thi:
- Chiều dài trung bình ờ bờ mạc treo là 385,9 ± 80,1 cm
- Chiều dài trung bình ở bờ tự do là 441,2 ± 63,3 cm
Trên bệnh nhân đang được phẫu thuật:
Vì phải đo nhanh nên chúng tôi đo ở bờ tự do và kết quả trung bình của chiều
dài hỗng và hồi tràng ở bờ tự do là 557,1± 75,6 cm.
Kết quả chiều dài trung bình của hỗng và hồi tràng có thể tóm tắt trong bảng
sau:
Bảng 2: Chiều dài trung bình của hỗng và hồi tràng
Xác ướp Formol

Xác tươi Ở
b
ệnh nhân
đang ph
ẫu
thuật
Chiều d
ài tr/bình
(cm)
Chiều dài tr/bình


Ở bờ
mạc treo
Ở bờ
tự do
Bờ
mạc treo
Bờ
tự do
Chi
ều
dài trung
bình
ở bờ tự
do (cm)
260,2
± 25,3
381,4
± 45,7
385,9
± 80,1
441,2
± 63,3
557,1
± 75,6
Bàn luận
- Chiều dài ở bờ tự do ở 3 nhóm mẫu đều dài hơn chiều dài ở bờ mạc treo.
- Chiều dài hỗng và hồi tràng ở nhóm xác ướp formol ngắn nhất, ở nhóm bệnh
nhân đang phẫu thuật tức ở người sống thì dài nhất và chiều dài của hỗng và hồi tràng
trên xác tươi có trị số trung bình và đây là loại mẫu được nghiên cứu mà số liệu đã
được công bố trên các sách giáo khoa giải phẫu.

Bảng 3: So sánh chiều dài của hỗng và hồi tràng với các tác giả khác:
Chiều dài tr/bình
ở bờ tự
do (cm)
Khoảng thay đổi (cm)
Tác giả
Xác
ướp
Xác
tươi
Trê
n b/nhân

c ướp

c tươi
Trê
n b/nhân
Chúng tôi

381,
4
441,
2
557,
1
25
6 - 497
32
0 - 580

423
- 750
Anson 400

700


Hollinshe
ad
660

45
0 - 900

Rouvere 650


Testut-
Latarjet
660

55
0 - 910

Bàn luận
Qua bảng kết quả trên chúng tôi thấy chiều dài trung bình của hỗng và hồi
tràng ở người Việt Nam ngắn hơn ở người phương Tây.
Đường kính của hỗng hồi tràng
Đường kính trung bình của đoạn đầu hỗng tràng chúng tôi đo ở phía dưới góc
tá hỗng tràng 15 cm với phương pháp đo bên ngoài và ruột được bóp dẹp, chúng tôi

có kết quả:
Đường kính trung bình ở đoạn đầu hỗng tràng trên xác ướp formol là 3,2 ±
0,41 cm và trên xác tươi là 4,06 ± 0,39 cm.
Đường kính trung bình ở đoạn cuối hồi tràng chúng tôi đo ở phía trên góc hồi
manh tràng 15 cm và có kết quả là: Đường kính trung bình ở đoạn cuối hồi tràng trên
xác ướp formol là 1,95 ± 0,42 cm và trên xác tươi là 2,6 ± 0,31 cm.
Bảng 4: So sánh đường kính của hỗng hồi tràng với các tác giả khác
Đư
ờng kính
đoạn đầu hỗng tr
àng
(cm)
Đư
ờng kính
đoạn cuối hồi tr
àng
(cm)

Xác
ướp
Xác
tươi
Xác
ướp
Xác
tươi
Chúng
tôi
3,2
± 0,41

4,06
± 0,39
1,95
± 0,42
2,6
± 0,31
Anson 4 2,5

Rouviere

3 2
Testut - 2,5 1,5
Latarjet – 3 - 2
Bàn luận
Qua bảng so sánh đường kính của hỗng và hồi tràng đo trên người Việt Nam so
với các tác giả khác đo ở người phương Tây gần giống nhau.
Túi thừa Meckel
Túi thừa Meckel mà các tác giả Mỹ gọi là túi thừa hỗng hồi tràng còn các tác
giả Pháp gọi là túi thừa hồi tràng. Trong 111 mẫu nghiên cứu chúng toi gặp một
trường hợp. Túi thừa này chúng tôi phát hiện được trên xác ướp formol nằm trên ruột
non ở vị trí cách góc hồi manh tràng 67,7 cm, túi thừa có chiều dài 7,6 cm và đường
kính là 3,6 cm. Theo Howell tỷ lệ có túi thừa hỗng hồi tràng là: 1 – 3%.
Ruột già
Chiều dài của ruột già
Chúng tôi đo dọc theo vị trí của dải cơ dọc tự do và gồm 2 phần:
- Phần đầu: Đo bằng chỉ từ manh tràng đến tận hết đại tràng xích-ma ở chỗ tận
hết của rễ mạc treo đại tràng xích-ma (ngang trước đốt sống cùng 3).
- Phần cuối: Chúng tôi đo bằng ống thông trực tràng từ hậu môn lên đến giời
hạn cuối của đại tràng xích-ma. Sau đó chúng tôi cộng hai phần lại. Riêng ở bệnh
nhân đang phẫu thuật chúng tôi chỉ đo phần đầu và cộng thêm 10 cm (vì phần cuối ở

người Việt Nam chúng tôi tổng kết được ở xác ướp và xác tươi có trị số trung bình là
10 cm).
Bảng 5: Kết quả chiều dài của ruột già so sánh với các tác giả khác:
Chiều dài trung bình c
ủa
ruột già (cm)
Tác giả
Xác
ướp
Xác
tươi
Bn
đang mổ
Kho
ảng
thay đổi (cm)
Chúng
tôi
230,6
± 17,2
148,2
± 11,9
155,6
± 14,8
104,8 –
172,3
Anson - 150 - 100 –
200
Rouviere


150
Testut 140 –
Latarjet 180
Bàn luận
Qua bảng so sánh kết quả trên chúng tôi nhận thấy chiều dài của ruột già ở
người Việt Nam tương đương với chiều dài ruột già ở người phương Tây.
Đường kính của ruột già
Đường kính của ruột già chúng tôi chỉ đo được trên nhóm mẫu xác ướp formol
và xác tươi. Chúng tôi không đo được trên bệnh nhân đang mổ vì sợ kéo dài thời gian
phẫu thuật. Đường kính của ruột già chúng tôi cũng đo đường kính dẹp và đo ở giữa
mỗi đoạn.
Bảng 6: Kết quả đường kính các đoạn của ruột già
Manh
tràng
KT lên

KT
ngang
KT
xuống
KT
xích ma

X
ác ướp

X
ác tươi

X

ác ướp

X
ác tươi

X
ác ướp

X
ác tươi

X
ác ướp

X
ác tươi

X
ác ướp

X
ác tươi

Đ
5
6
4
5
3
4

2
2
2
3
ường
kính
(c
m)
,22 ,1 ,68 ,3 ,37 ,8 ,59 ,9 ,98 ,6
K
hoảng
thay đổi
(c
m)
3
,5-8,3
2
,8-8,7
2
,8-8,1
3
,1-7,9
1
,7-5,5
2
,5-6,1
1
,4-4
2
,2-4,8

1
,6-3,9
2
,4-5,5
Bàn luận
Nếu ký hiệu d= đường kính ruột già. Theo bảng kết quả trên chúng tôi nhận
thấy đường kính của manh tràng lớn nhất, còn đường kính của kết tràng xuống là nhỏ
nhất. Thứ tự đường kính các đoạn của ruột già sắp xếp từ lớn đến nhỏ như sau:
d
manh tràng
> d
KT lên
> d
KT ngang
> d
KT Xích ma
> d
KT xuống

Bảng 7: So sánh đường kính của ruột già với các tác giả khác:
Tác giả Đư
ờng
kính manh
tràng (cm)
Đư
ờng
kính k
ết
tràng xu
ống

(cm)
Chúng
tôi
6,1 2,9
Anson 7,5
Rouviere

7 – 8 3 - 5
Testut -
Latarjet
6 – 7
Bàn luận
Qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy đường kính ruột già ở người Việt Nam
nhỏ hơn so với đường kính ruột già ở người phương Tây.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 11 mẫu trong 3 nhóm xác ướp formol, xác tươi và ở bệnh
nhân đang được phẫu thuật ổ bụng, chúng tôi nhận thấy:
- Chiều dài của ruột ở nhóm bệnh nhân đang phẫu thuật dài nhất, chiều dài của
ruột ở nhóm xác ướp formol ngắn nhất và chiều dài của ruột ở xác tươi được đo trong
lúc giải phẫu tử thi có kết quả trung bình mà các tác giả phương Tây đã lấy số liệu của
nhóm này vào các sách giáo khoa giải phẫu.
- Chiều dài của hỗng - hồi tràng ở người Việt Nam có trị số trung bình là 441,2
cm nhỏ hơn kết quả của người Mỹ và Pháp (600 cm) chiều dài của tá tràng 25,6 cm
và ruột già 148,2 cm tương đương với chiều dài của tá tràng và ruột già ở người Mỹ
và Pháp.
- Đường kính của tá tràng và ruột già ở người Việt Nam nhỏ hơn ở người Mỹ
và Pháp. Đường kính của hỗng hồi tràng ở người Việt Nam và người phương Tây
(Mỹ và Pháp) có kết quả gần giống nhau.
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận xét là đoạn ruột di động có chiều dài
thay đổi nhiều giữa người này và người khác, còn các đoạn ruột cố định thì chiều dài

ít thay đổi.

×