Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HÓA VÀ MIỄN DỊCH TRONG VIÊM THẬN LUPUS pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.03 KB, 22 trang )

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HÓA VÀ MIỄN DỊCH
TRONG VIÊM THẬN LUPUS

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, sinh hóa và miễn dịch trong viêm thận
Lupus.
Phương pháp: Tiền cứu, mô tả, thực hiện trên 170 bệnh nhân viêm thận
Lupus nhập khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9/2004 đến tháng 8/2005.
Kết quả: Trong tổng số 170 bệnh nhân, gồm nữ: 162 (95,29%), nam: 8
(4,71%), tỉ lệ nữ/nam: 20,25:1; tuổi trung bình: 29,75 (16 – 71) tuổi. Triệu chứng
lâm sàng thường gặp: Phù 141 trường hợp (82,94%), hồng ban cánh bướm 112
trường hợp (65,88%), đau khớp 105 trường hợp (61,76%), tăng huyết áp 54 trường
hợp (31,76%). Đặc điểm về sinh hóa: Thiếu máu 137 trường hợp (80,59%), bạch
cầu máu giảm 76 trường hợp (44,71%), tiểu cầu máu giảm 37 trường hợp
(21,76%), albumin máu giảm 137 trường hợp (80,59%), tiểu máu 151 trường hợp
(89,35%) trong đó tiểu máu vi thể 123 trường hợp (81,45%) và tiểu máu đại thể 28
trường hợp (18,55%), tiểu bạch cầu 106 trường hợp (62,72%), tiểu đạm 170
trường hợp (100%) trong đó tiểu đạm > 3,5g/24 giờ là 59 trường hợp (34,71%), độ
lọc cầu thận giảm 77 trường hợp (45,29%). Miễn dịch: ANA dương tính 163
trường hợp (95,88%), LE Cell dương tính 97 trường hợp (57,06%), C3 máu giảm
168 trường hợp (98,82%), C4 máu giảm 150 trường hợp (88,24%), C3 và C4 máu
giảm 150 trường hợp (88,24%).
Kết Luận: Các triệu chứng ngoài thận thường giúp ích cho việc chẩn đoán
viêm thận Lupus.
ABSTRACT
CLINICAL, BIOCHEMICAL AND IMMUNOLOGICAL FEATURES IN
LUPUS NEPHRITIS
Tran Van Vu, Tran Thi Bich Huong, Dang Van Phuoc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 4 – 2008: 236 - 243
Objective: To describe the clinical, biochemical and immunological
features in patients with Lupus nephritis.


Method: This was a prospective study of 170 patients with Lupus nephritis
admitted to nephrology department of Cho Ray Hospital between September 2004
and August 2005.
Results: Of the 170 patients, 162 were females (95.29%) and 8 males
(4.71%), giving a female to male ratio of 20.25: 1. The patient age varied from 16
to 71 years old mean 29.75 years old. The most frequent clinical symptoms were
edema in 141 cases (82.94%), skin rashes in 112 cases (65.88%), arthralgia in 105
cases (61.76%) and hypertension in 54 cases (31.76%). Biochemical features
included 137 cases of anemia (80.59%), 76 cases of hypoleukocytemia (44.71%),
37 cases of hypoplateletemia (21.76%), 137 case of hypoalbuminemia (80.59%),
151 cases of hematuria (89.35%) among those 123 cases (81.45%) had micro-
hematuria and 28 cases (18.55%) had macro-hematuria, 106 cases of leukocyturia
(62.72%), 100 % of population had proteinuria in which excretion of greater than
3.5 grams of protein per day occurred 59 cases (34.71%) and 77 cases (45.29%) of
decreasing glomerular filtration rate. Immunological characteristics were positive
ANA in 163 cases (95.88%), positive LE Cell in 97 cases (57.06%)
hypocomplementemia of C3 in 168 cases (98.82%), hypocomplementemia of C4
in 150 cases (88.24%) and hypocomplementemia of both C3 and C4 in 150 cases
(88.24%).
Conclusions: Extra-renal symptoms were helpful for lupus nephritis
diagnosis.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus – SLE) là một bệnh lý
chưa rõ căn nguyên trong đó mô và tế bào bị tổn thương do các tự kháng thể và các
phức hợp miễn dịch. Khoảng 90% các trường hợp là phụ nữ, thường ở độ tuổi sinh
đẻ; nhưng trẻ em, nam giới và người lớn tuổi cũng có thể bị bệnh
(3,18)
.
Viêm thận Lupus chiếm khoảng 60 – 75% bệnh nhân lupus ban đỏ hệ

thống
(12)
. Biểu hiện tổn thương thận do SLE có thể là hội chứng viêm cầu thận cấp,
hội chứng thận hư có hoặc không kèm suy thận. Tình trạng suy thận cấp nặng trong
những đợt kịch phát có thể dẫn đến tử vong. Lâu dài, bệnh dẫn đến suy thận giai đoạn
cuối phải lọc máu chu kỳ hay ghép thận, đặc biệt ở bệnh nhân viêm cầu thận Lupus
có sang thương giải phẫu bệnh nhóm IV
(3,4,12)
.
Trên thế giới có nhiều đề tài nghiên cứu về viêm thận Lupus. Tại Việt Nam
viêm thận Lupus được nghiên cứu nhiều ở trẻ em; còn ở người lớn cũng có khá nhiều
công trình nghiên cứu nhưng đa số tập trung tổn thương ngoài thận. Xuất phát từ thực
tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu là mô tả đặc điểm lâm
sàng, sinh hóa và miễn dịch học trong viêm thận Lupus.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí chọn bệnh
- Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán viêm thận Lupus theo tiêu chuẩn của Hiệp
Hội Thấp Hoa Kỳ 1982 (cập nhật năm 1997) nhập khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy từ
tháng 09 năm 2004 đến tháng 08 năm 2005.
- Chẩn đoán viêm thận Lupus khi có 4/11 tiêu chuẩn của Hiệp Hội Thấp Hoa
Kỳ năm 1982 (cập nhật năm 1997)
(2,3,16)
và trong đó phải có tiêu chuẩn tổn thương
thận:
a. Tiểu đạm kéo dài > 0,5 g/ 24 giờ hay > 3+ nếu không định lượng được.
Hoặc
b. Trụ tế bào: trụ hồng cầu, hemoglobin, hạt, ống thận hay hỗn hợp.

Các bước tiến hành
Thu thập số liệu
Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều được tiến hành thống nhất theo các
bước (theo bệnh án mẫu) và các xét nghiệm đều được thực hiện tại phòng xét nghiệm
bệnh viện Chợ Rẫy.
Tổng kết xử lý số liệu
Bằng phần mềm Stata phiên bản 8.
KẾT QUẢ
Trong 12 tháng, từ 01/ 09/ 2004 đến 30/ 08/ 2005 tại khoa Thận bệnh viện
Chợ Rẫy, chúng tôi có 170 trường hợp viêm thận lupus hội đủ tiêu chuẩn chọn vào lô
nghiên cứu. Chúng tôi ghi nhận được kết quả sau:
Dịch tễ học
Tuổi
Tuổi trung bình: 29,75 ± 10,49 tuổi (16 – 71 tuổi).
Giới
Nữ: 162 trường hợp (95,29%), Nam: 8 trường hợp (4,71%); tỉ lệ nữ: nam =
20,25: 1
Yếu tố gia đình
1 trong 170 trường hợp (0,59%) có yếu tố gia đình (1 trường hợp có em gái
sinh đôi cùng trứng bị bệnh SLE và đã chết).
Nơi cư trú
Thành phố Hồ Chí Minh: 30 trường hợp (17,65%), các tỉnh: 140 trường hợp
(82,35%).
Thời gian từ khởi phát bệnh đến khi được chẩn đoán bệnh viêm thận
Lupus
Thời gian trung bình: 3,82 ± 4,75 tháng (1 – 36 tháng)
Các chẩn đoán trong tiền căn có liên quan đến SLE
Huyết học chiếm 47,60% (xuất huyết giảm tiểu cầu và thiếu máu tán huyết).
Hội chứng thận hư chiếm 19,07%.
Đau khớp chiếm 33,33%.

Đặc điểm lâm sàng
Lý do nhập viện
Trong 170 trường hợp nghiên cứu, có 123 trường hợp triệu chứng khởi phát
đầu tiên là phù chiếm tỉ lệ 72,25%. Phù là dấu chỉ điểm của tổn thương thận do SLE.
Triệu chứng lâm sàng

Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng trong viêm thận lupus
Số
trường hợp

T
ỉ lệ
%
Phù
H
ồng ban
cánh bướm
Đau khớp
Tăng
huyết áp
Rụng tóc
Loét
miệng
Sốt
Xu
ất huyết
da
141
112
105

54
39
26
24
8
82,94
65,88
61,76
31,76
22,94
15,29
14,12
4,71
Đặc điểm sinh hoá

Bảng 2. Các biểu hiện bất thường về sinh hóa máu trong viêm thận Lupus
Số
trường
hợp
T
ỉ lệ
%
Thi
ếu máu:
theo WHO 2001 khi
Hct < 34,5% ho
ặc
Hb < 11,5 g/dl
137


80,59

B
ạch cầu máu
Gi
ảm bạch
cầu < 4000/mm3
Giảm tế b
ào
lympho < 1500/mm3


76
54

44,71

71,05

Ti
ểu cầu máu
gi
ảm <
37 21,76

Số
trường
hợp
T
ỉ lệ

%
100.000/mm3, không
do thuốc
CRP tăng >
10 mg%
98 57,65

T
ốc độ lắng
máu gi
ờ đầu tăng >
20mm
149

87,65

Đ
ạm máu
giảm < 55 g/l
116

68,24

Albumin máu
gi
ảm khi < 25g/l hay
< 50%
Tăng
α1
137


31
60
80,59

18,24

35,29

Số
trường
hợp
T
ỉ lệ
%
globulin > 6%
Tăng
α2
globulin > 10%
Tăng
β
globulin > 15%
Tăng
γ
globulin > 20%
71
124

41,76


72,94

Đ
ộ thanh lọc
creatinin giảm
< 60
ml/phút/1,73 m
2
da
77 45,29


Bảng 3. Các biểu hiện bất thường về nước tiểu
Số
trường
hợp
T
ỉ lệ
%
Tiểu máu: 151

89,35

Vi th

(5000/phút < h
ồng
c
ầu niệu <
300.000/phút)

123

81,45

Đ
ại thể (hồng
c
ầu niệu >
300.000/phút)
28 18,55

B
ạch cầu/
niệu (Bạch cầu ni
ệu
> 5000/phút)
106

62,72

Đ
ạm niệu/ 24

Số
trường
hợp
T
ỉ lệ
%
giờ

0.5 - < 1 g
1 - < 3,5g
 3,5 g
45
66
59
26,47

38,82

34,71

Đặc điểm miễn dịch
Bảng 4. Các biểu hiện bất thường về miễn dịch
Số
trường hợp
T
ỉ lệ
%
ANA
dương tính
163 95,88

LE Cell
97 57,06

dương tính
C3 giảm

168 98,82


C4 giảm

150 88,24

C3, C4
giảm
150 88,24


BÀN LUẬN
Dịch tễ học
Tuổi khởi phát trung bình là 29,75 ± 10,49 tuổi. Kết quả của chúng tôi tương
tự với nghiên cứu của Chi Chiu Mok
(9)
và Parichatikanond P
(20)
, đây là 2 nghiên cứu
có số lượng bệnh nhân gần giống như chúng tôi và cũng phù hợp với y văn. Theo
Bevra Hannahs H.
(Error! Reference source not found.)
. và Lê Kinh Duệ
(Error! Reference source not
found.)
bệnh khởi phát ở người trẻ từ 15 – 25 tuổi, trung bình khi được chẩn đoán là 30
tuổi
(3,18)
.
Trong nghiên cứu bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỉ lệ nữ: nam là 20,25: 1,
gần giống với Parichatikanond P.

(20)
. Kết quả này khác với nghiên cứu của Chi Chiu
Mok
(9)
có thể là do bệnh nhân tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 16 – 71, trong khi đó
nghiên cứu của Chi Chiu Mok có độ tuổi từ 9 – 53 tuổi
(9)
.
Chúng tôi ghi nhận chỉ có 1 trường hợp liên quan đến yếu tố gia đình. Theo
Cassidy J.T có 60 – 69% trẻ sinh đôi cùng trứng đều bị bệnh SLE, so với trẻ sinh đôi
khác trứng là 5%
(6)
. Theo Bevra H.H
(3)
thì tỉ lệ 24 – 58% ở trẻ sinh đôi cùng trứng,
còn trẻ sinh đôi khác trứng là 0 – 6%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính chất gia đình
chiếm tỉ lệ 0,59% thấp hơn nhiều so với y văn và các nghiên cứu khác. Kết quả này
có thể giải thích được là do bệnh nhân phần lớn ở các tỉnh xa chưa có đủ các phương
tiện để tầm soát bệnh, đồng thời người dân cũng chưa hiểu biết nhiều về bệnh SLE.
Chúng tôi nhận thấy bệnh phân bố rải rác từ tỉnh Quảng Ngãi tới Cà Mau.
Trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm 17,65%, các tỉnh chiếm 82,35%. Điều này
có thể lý giải được là do SLE là bệnh mãn tính, phức tạp, khó chẩn đoán. Nếu như chỉ
dựa vào lâm sàng mà không có các xét nghiệm chuyên sâu thì dễ chẩn đoán lầm với
bệnh khác không phải SLE. Cho nên đa số các bệnh nhân từ nơi khác tập trung về
thành phố để chẩn đoán và điều trị
(3,18)
.
Do tính chất phức tạp và khó chẩn đoán nên chúng tôi nhận thấy thời gian từ
khi khởi phát bệnh đến khi được chẩn đoán bệnh viêm thận Lupus tương đối dài,
trung bình 3,82 ± 4,75 tháng, phần lớn được chẩn đoán sau 1 - 3 tháng. Đa số bệnh

nhân nhập viện khi đã khám nhiều nơi với những chẩn đoán khác nhau của từng
chuyên khoa như: huyết học, khớp, da liễu…Theo Glidden RS
(15)
, thời gian khởi phát
bệnh đến khi được chẩn đoán trung bình là 3,6 tháng Do đó việc phát hiện bệnh
sớm rất có ích cho kết quả và chi phí điều trị.
Trong tiền căn đã từng mắc các bệnh liên quan đến SLE, ghi nhận có 21/170
trường hợp chiếm 12,35%. Các chẩn đoán đã mắc trong tiền căn rất đa dạng, biểu
hiện ở nhiều cơ quan như khớp, thận, huyết học,…Nhưng tỉ lệ cao nhất là bệnh lý
huyết học (47,6%) và khớp (33,3%). Theo tác giả Syuji Takei chiếm 8,2%
(23)
, cũng
ghi nhận các chẩn đoán tương tự như chúng tôi. Có thể các bệnh đã mắc là biểu hiện
ban đầu của SLE nhưng chưa được chẩn đoán.
Đặc điểm lâm sàng
Chúng tôi phát hiện triệu chứng khởi phát đầu tiên của bệnh thường là phù và
chiếm tỉ lệ nhiều nhất 72,35%. Kết quả của chúng tôi có tỉ lệ phần trăm các triệu
chứng lâm sàng gần giống với nghiên cứu của Châu Thị Kim Liên
(8)
và Đỗ Kháng
Chiến
(11)
. Đây là các nghiên cứu mà bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu là có tổn
thương thận do SLE. Như vậy triệu chứng phù là dấu chỉ điểm tổn thương thận do
SLE trên lâm sàng.
Qua nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy rằng: Khi bệnh nhân có tổn thương
thận do SLE thì các triệu chứng có giá trị gợi ý tổn thương thận trên lâm sàng là phù
và tăng huyết áp. Trong đó triệu chứng phù rất có giá trị.
Đặc điểm sinh hóa
Huyết học

Thiếu máu. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu của WHO 2001
(25)
, chúng
tôi ghi nhận được trong 80,59% trường hợp, tỉ lệ này tương tự của Đỗ Thị Liệu
(82,3%)
(13)
và Đỗ Kháng Chiến (85%)
(11)
. Về hình dạng hồng cầu được ghi nhận hầu
hết là đẳng sắc, đẳng bào, giống như y văn mô tả, phù hợp với thiếu máu do viêm
(3)
.
Giảm bạch cầu máu dưới 4000/mm
3
có tỉ lệ 44,71%, tuơng tự như của Cassidy
J T (40%)
(6)
, cao hơn của Đỗ Thị Liệu (30,7%
(13)
, Đỗ Kháng Chiến (30%)
(11)

Dương Minh Điền (30%)
(10)
, nhưng còn thấp hơn so với Bevra H. H (65%)
(3)
. Giảm
bạch cầu máu chủ yếu là do giảm tế bào lympho (71,05%), điều này cũng phù hợp
với y văn
(3)

.
Giảm tiểu cầu có tỉ lệ 21,76%, tương tự của Cassidy J T (22%)
(6)
, cao hơn các
tác giả Đỗ Thị Liệu (7,2%)
(13)
, Đỗ Kháng Chiến (13%)
(11)
, Dương Minh Điền
(14%)
(10)
và Bevra H. H (15%)
(3)
. Đa số giảm tiểu cầu nhẹ với số lượng dao động từ
20.000/mm3 đến dưới 100.000/mm3. Chúng tôi thấy có 2,94% trường hợp SLE biểu
hiện ban đầu là xuất huyết giảm tiểu cầu.
Phản ứng viêm
Protein phản ứng C (CRP) trong bệnh SLE không có giá trị trong chẩn đoán,
nhưng có giá trị trong việc phân biệt giữa biến chứng nhiễm trùng và đợt bùng phát
của bệnh. Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ tăng CRP 57,65% cao hơn của tác giả Dương Minh
Điền (33,33%)
(10)
. Có thể do chúng tôi có số mẫu nghiên cứu lớn hơn và tình trạng
nhiễm trùng nhiều hơn.
Tốc độ lắng máu tăng ở hầu hết các bệnh nhân nghiên cứu, phản ánh tình trạng
viêm mãn tính của bệnh, nhưng không có ý nghĩa trong đánh giá độ hoạt động của
bệnh
(3)
. Tốc độ lắng máu tăng trong nhóm nghiên cứu là 87,65% trường hợp. Kết quả
này tương tự như Đỗ Kháng Chiến (93%)

(11)
, nhưng thấp hơn tác giả Dương Minh
Điền (98%)
(10)
. Sự khác biệt này là do có sự khác nhau về chọn đối tượng nghiên cứu.
Điện di đạm máu trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 68,24% đạm máu
giảm, 80,59% albumin máu giảm, 18,24% tăng α1 globulin, 35,29% tăng α2 globulin,
41,76% tăng β globulin và 72,94% tăng γ globulin. Chúng tôi nhận thấy tăng γ
globulin phù hợp với tính chất tự miễn của bệnh
(6,7)
. Giá trị của γ globulin máu cho
thấy vai trò của kháng thể IgG là kháng thể chính trong sinh bệnh học SLE
(3)
. Tăng
α2 globulin và tăng β globulin cho thấy kháng thể IgM cũng góp phần trong sinh
bệnh học của SLE
(6)
. Giảm albumin máu chiếm tỉ lệ thấp hơn so với tác giả Đỗ Kháng
Chiến
(11)
, Châu Thị Kim Liên
(8)
có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn.
Nước tiểu
Tiểu máu chiếm tỉ lệ cao 89,35%, đa số là tiểu máu vi thể chiếm 81,45%, tiểu
máu đại thể 18,55%. Kết quả này tương tự như của Dương Minh Điền (90,32%)
(10)

Cameron JS (80%) (5); cao hơn các tác giả khác Gan H.C (74%)
(14)

, Uthman IW
(46%)
(24)
là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn và mức độ tổn thương thận
nặng hơn. Theo Cameron J.S tiểu máu vi thể gặp ở hầu hết các bệnh nhân viêm thận
Lupus (80%) nhưng không bao giờ đơn độc; tiểu máu đại thể thì hiếm gặp 1 – 2%
(5)
.
Tiểu bạch cầu phản ánh mức độ viêm tại cầu thận, bạch cầu niệu sẽ khác nhau
tùy theo loại sang thương giải phẫu bệnh
(1)
. Chúng tôi nhận thấy tiểu bạch cầu chiếm
62,72% trường hợp thấp hơn của tác giả Dương Minh Điền (74,2%)
(10)
; có lẽ do
nghiên cứu của chúng tôi số lượng bệnh nhân nhiều là 170 trường hợp còn tác giả
Dương Minh Điền là 31 trường hợp nên có sự khác biệt.
Tiểu đạm có ở tất cả bệnh nhân nghiên cứu, giống như ghi nhận của Cameron
J.S (5), Uthman IW
(24)
, Gan H.C
(14)
, Đỗ Kháng Chiến
(11)
. Đạm trong nước tiểu nhiều
hay ít ngoài mức độ tổn thương thận còn phụ thuộc vào đạm máu. Tiểu đạm ngưỡng
thận hư của chúng tôi là 34,71% thấp hơn của Cameron J.S (45 – 65%) và Dương
Minh Điền (54,8%) có thể là do nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ giảm albumin máu cao
hơn (80,59% so với 40% của Dương Minh Điền)
(10)

; cao hơn của Uthman IW
(26%)
(24)
, Đỗ Kháng Chiến (28%)
(11)
do các nghiên cứu này có tỉ lệ giảm albimin máu
rất cao.
Độ lọc cầu thận
Chỉ số mức lọc máu cầu thận (GFR) là thông số quan trọng để xác định chức
năng thận. Vào năm 2002, Hiệp Hội Thận quốc gia Mỹ (KDOQI) đã đưa ra hướng
dẫn để xác định giai đoạn suy thận, và chia ra thành 5 giai đoạn chính, dựa vào GFR -
mức lọc máu cầu thận.
Chúng tôi đánh giá chức năng thận dựa theo độ thanh lọc creatinin ước đoán
theo công thức của Cockcroft Gault có sự chuyển đổi theo 1,73 m2 da thì có đến
45,29% trường hợp có suy giảm chức năng thận (độ thanh lọc creatinine < 60
ml/phút/1,73 m2 da). Theo các tác giả Shayakul. C (58%)
(21)
, Gan H.C (54%)
(14)

Đỗ Kháng Chiến (83%)
(11)
; điều này có thể giải thích là trong nghiên cứu của tác giả
Đỗ Kháng Chiến số lượng bệnh nhân ít hơn chúng tôi, còn tác giả Gan H.C chọn mức
giảm chức năng thận khi GFR < 75 ml/phút và Shayakul. C là GFR < 50 ml/phút.
Nhưng theo nghiên cứu của Chi Chiu Mok (28%)
(9)
, Uthman IW (24%)
(24)
; các

nghiên cứu này có số lượng bệnh nhân và tiêu chuẩn chọn bệnh gần giống chúng tôi
nhưng cho kết quả thấp hơn có thể là do sự chọn mức giảm chức năng thận khi GFR
< 50 ml/phút.
Đặc điểm miễn dịch
Tế bào LE: Có sự hiện diện của tế bào LE trong 57,06% các trường hợp tương
tự Parichatikanond P (55,4%)
(20)
; Thấp hơn của Cassidy J.T (86%)
(6)
, Châu Thị Kim
Liên (75%)
(8)
và cao hơn của tác giả Đỗ Kháng Chiến (36%)
(11)
có điều này là do mẫu
nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn. Kết quả này cũng phù hợp theo y văn là giá trị
chẩn đoán bệnh của xét nghiện tìm tế bào LE trong máu là trên 50%
(3)
.
Kháng thể kháng nhân (ANA): Phát hiện ANA bằng phương pháp ELISA
chiếm tỉ lệ 87% (so với phương pháp cổ điển 95%), độ nhạy 69 – 98% và độ chuyên
biệt 81 – 98%. ANA dương tính theo phương pháp này tương ứng với hiệu giá kháng
thể 1/160 của phương pháp miễn dịch huỳnh quang. Chúng tôi ghi nhận có 95,88%
trường hợp dương tính tương tự như các nghiên cứu của Cassidy J.T (98%)
(7)
,
Parichatikanond P (91,9%)
(20)
, Đỗ Kháng Chiến (93%)
(11)

và Châu T.K Liên (97%)
(8)
;
Cao hơn nghiên cứu của Mai Trọng Khoa (60,53%)
(19)
. Nguyên nhân của sự khác biệt
này có thể do tác giả Mai Trọng Khoa thực hiện đề tài ở cả trẻ em và người lớn, số
mẫu nghiên cứu của tác giả nhỏ hơn và phương pháp phát hiện ANA bằng miễn dịch
huỳnh quang nên có kết quả khác chúng tôi. Kết quả này cũng phù hợp với y văn là tỉ
lệ dương tính là 98%
(3)
.
Bổ thể máu
Giảm C3 máu ghi nhận là 98,82%. Tỉ lệ này tương tự của Stephan M.K
(97,67%)
(22)
. Kết quả của chúng tôi cao hơn của Cameron J.S (75%)
(5)
,
Parichatikanond P (80,8%)
(20)
và Uthman IW (60%)
(24)
. Giảm C3 máu liên quan độ
hoạt động của bệnh, nhất là tổn thương thận
(17)
. Như vậy kết quả của chúng tôi tỉ lệ
giảm C3 máu cao hơn các nghiên cứu khác; có thể do nghiên cứu của chúng tôi phần
lớn bệnh nhân đã tổn thương thận nặng, với tỉ lệ giảm độ lọc cầu thận là 45,29%
trường hợp, trong khi tỉ lệ giảm độ lọc cầu thận của tác giả Uthman IW (24%)

(24)
.
Giảm C4 máu là một dấu hiệu chứng tỏ có tiêu thụ bổ thể do phản ứng kháng
nguyên kháng thể; thường C4 giảm trước so với C3 vì trong SLE đường hoạt hoá cổ
điển được hoạt hoá trước
(5,6)
. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ giảm C4 máu là
88,24% trường hợp, tỉ lệ này cao hơn của Cameron J.S (70%)
(5)
, Stephan M.K
(62,79%)
(22)
, Uthman IW (42%)
(24)
; nhưng kết quả tương tự của Parichatikanond P
(81,6%)
(20)
. Kết quả của chúng tôi tỉ lệ giảm C4 máu cao hơn các nghiên cứu khác; có
thể do phần lớn bệnh nhân đã tổn thương thận nặng và mẫu nghiên cứu của chúng tôi
lớn hơn.
Giảm C3, C4 máu: Theo Cameron J.S và Cassidy J.T, C3, C4 giảm so với
mức ban đầu có giá trị tiên lượng tổn thương thận do SLE và phản ánh mức độ
hoạt động của bệnh. Nếu giảm cả C3, C4 thì tổn thương thận nặng hơn
(5,6)
. Trong
nghiên cứu tỉ lệ giảm cả C3, C4 là 88,24% tương tự của Cassidy J.T (82%)
(7)
.
Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ giảm C3 máu (98,82%) cao hơn giảm C4 máu (88,24%),
chứng tỏ quá trình hoạt hoá không đồng bộ, không theo thứ tự C4 trước rồi đến

C3, có lẽ C3 giảm do hoạt hoá đường tắt thông qua properdin. Điều này Cameron
J.S và y văn đã đề cập
(5,17)
.
KẾT LUẬN
Lupus ban đỏ hệ thống thường gây tổn thương đến rất nhiều hệ cơ quan trong
cơ thể: da niêm, khớp, thanh mạc (màng tim, màng phổi, màng bụng), thận, huyết
học, tim, mạch máu, phổi, thần kinh, tiêu hóa Tuy nhiên việc chẩn đoán SLE dựa
vào nền tảng lâm sàng và huyết thanh học, tiêu chí của Hội Thấp Học Hoa Kỳ là một
hỗ trợ hữu ích cho việc chẩn đoán.

×