Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

nghiên cứu tình hình sử dụng tài sản cố định quý iii năm 2009 của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.55 KB, 40 trang )

Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 1
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I. Giới thiệu chung
I. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển
2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
3. Cơ cấu tổ chức
4. Lực lượng lao động
5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
6. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
7. Phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai
II. Bộ phận Tài chính của Công ty
1. Chức năng nhiệm vụ
2. Cơ cấu tổ chức
3. Nhận xét
Chương II. Nghiên cứu tình hình sử dụng Tài sản cố định - Vốn cố định
I. Lý thuyết về Tài sản cố định và quản lỳ Tài sản cố định ở Doanh nghiệp
1. Khái niệm và đặc điểm của Tài sản cố định
2. Phân loại Tài sản cố định
3. Phương pháp tính khấu hao
4. Phương pháp lập kế hoạch khấu hao
5. Phương pháp đánh giá tình hình sử dụng Tài sản cố định - Vốn cố định
II. Nghiên cứu cơ cấu Tài sản cố định của Công ty
III. Cách thức quản lý Tài sản cố định ở Công ty
IV. Tình hình tăng giảm tài sản cố định trong kỳ
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 2
A. Tài sản cố định hữu hình
B. tài sản cố định vô hình
V. Tình hình khấu hao tài sản cố định


1. Phương pháp khấu hao Tài sản cố định thực tế đang được áp dụng tại
Công ty
2.Tình hình khấu hao Tài sản cố định của Công ty
VI. Đánh giá tình hình sử dụng Tài sản cố định - Vốn cố định
1. Đánh giá mức độ sử dụng Tài sản cố định
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng Tài sản cố định của Doanh nghiệp
Chương III. Kết luận
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 3
Lời nói đầu
Cùng với sự đi lên của xã hội, các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi phải
phát triển cao và sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. Trong điều kiện nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp đang cạnh
tranh nhau trong cơ chế thị trường, quy luật cung cầu về hàng hoá của xã hội.
Để có thể vượt qua được sự chọn lọc của thị trường và sự cạnh tranh quyết liệt
thì mọi Doanh nghiệp đều phải giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh sao
cho vững chắc và có lợi nhất.
Hoà nhập với sự đổi mới của đất nước, ngành sản xuất bánh kẹo cũng có
những tiến bộ đáng kể trong khoa học kỹ thuật, trong quản lý và hoạt động
sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, tạo lòng tin với khách hàng.
Tài sản cố định là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất
cho nền kinh tế quốc dân, là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất xã hội.
Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu lao động để tác
động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu con
người. Đối với các doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố đẩy mạnh quá trình sản
xuất kinh doanh thông qua việc nâng cao năng suất của người lao động. Bởi
vậy, TSCĐ được xem như là thước đo trình độ công nghệ, năng lực sản xuất
và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ
đặc biệt được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ

là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác có hiệu quả nguồn
TSCĐ hiện có. Do vậy, một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý thích
đáng và toàn diện đối với TSCĐ, đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ kết
hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 4
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của tài sản cố định trong việc sản
xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “ Nghiên cứu tình
hình sử dụng Tài sản cố định quý III năm 2009 của Công ty Cổ phần Bánh
kẹo Hải Hà “.
Nội dung đề tài gồm 3 chương
Chương I. Giới thiệu chung
Chương II. Nghiên cứu tình hình sử dụng Tài sản cố định - Vốn cố định
Chương III. Kết luận
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 5
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
I. Giới thiệu về Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một trong những Doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam.
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà có tên giao dịch quốc tế là Haihai
Cofectionery Joint-Stock Company ( HAIHACO) là một Doanh nghiệp
chuyên kinh doanh sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam.
Công ty được thành lập từ năm 1960, trải qua hơn 40 năm phấn đấu và
trưởng thành, Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm,
chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên ngành có năng
lực và lực lượng công nhân giỏi tay nghề, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

đã tiến bước vững chắc và phát triển liên tục để giữ vững uy tín và chất lượng
xứng đáng với niềm tin yêu của người tiêu dùng.
Tiền thân là một xí nghiệp nhỏ với công suất 2000tấn/năm, ngày nay, Công
ty đã phát triển thành Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà với quy mô sản xuất
lên tới 20000/năm.
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là Doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực
sản xuất bánh kẹo được cấp chứng nhận hệ thống “ Phân tích mối nguy và các
điểm kiểm soát tới hạn “ ( HACCP) tại Việt Nam. Điều này thể hiện cam kết
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 6
của lãnh đạo Công ty về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của
người tiêu dùng.
Năm 2003, Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quy định số 191/2003/QĐ-
BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công Nghiệp.
Công ty chính thức họat động dưới hình thức công ty cổ phần từ ngày
20/1/2004 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp và thay đổi lần thứ hai vào ngày 13/8/
2007.
Các thành tích mà Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được Đảng và Nhà nước
trao tặng:
+ 4 Huân chương Lao Động Hạng Ba ( 1960 – 1970 )
+ 1 Huân chương Lao Động Hạng Nhì ( 1985 )
+ 1 Huân chương Lao Động Hạng Nhất ( 1990 )
+ 1 Huân chương Độc Lập Hạng Ba ( 1997 )
Sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã được tặng nhiều Huy
chương vàng, huy chương bạc trong các triển lãm Hội chợ quốc tế hàng công
nghiệp Việt Nam, triển lãm Hội chợ thành tựu kinh tế quốc dân, triển lãm kinh
tế - kỹ thuật - Việt Nam và Thủ đô. Sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Hà được người tiêu dùng mến mộ và bình chọn là “ Hàng Việt Nam chất
lượng cao “ trong 13 năm liền, từ 1997 đến 2009.

(*) Đôi nét về sản phẩm của doanh nghiệp:
Nhiều sản phẩm của HAIHACO đã chiễm lĩnh thị trường từ khi mới xuất
hiện, có hương vị thơm ngon đặc trưng như kẹo Chew, kẹo mềm, kẹo Jelly.
Công ty đặc biệt chú trọng đến công nghệ và vấn đề bảo hộ độc quyền cho các
dòng sản phẩm như ChewHaiha, Haihapop, Miniwaf, Chip Haiha, Snack-
Mini, Long-pie, Long-cake, Hi-pie, Lolie. Sản phẩm của Công ty rất đa dạng
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 7
về kiểu dáng và phong phú về chủng loại, đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng. Có sản phẩm mang hương vị hoa quả nhiệt đới như Nho đen, Dâu, Cam,
Chanh…, có những sản phẩm mang hương vị sang trọng như Chew Cà phê,
Chew caramen… lại có những sản phẩm mang hương vị đồng quê như Chew
Taro, Chew đậu đỏ, cốm…
- Kẹo Chew: Công ty giữ vị trí số 1 về công nghệ, uy tín và thương hiệu trên
thị trường. Sản phẩm kẹo Chew Hải Hà có 12 hương vị: nhân dâu, nhân khoai
môn, nhân soocoola, nhân cam…
- Kẹo mềm: HAIHACO là Công ty sản xuất kẹo mềm hàng đầu, với dây
chuyền thiết bị hiện đại của Cộng hoà liên bang Đức. Thị phần của dòng sản
phẩm kẹo xốp mềm Hải Hà vượt qua tất cả các công ty sản xuất kẹo mềm
trong nước.
- Bánh kem xốp: Sản phẩm của HAIHACO có ưu thế về giá cả, chất lượng
cũng không thua kém các sản phẩm cạnh tranh khác.
- Kẹo Jelly: Là dòng sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
- Bánh trung thu: HAIHACO luôn bám sát được thị hiếu của người tiêu dùng.
Sản phẩm của HAIHACO được đánh giá cao về chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm đặc biệt có hương vị thơm ngon, mẫu mã sản phẩm đẹp, sang trọng
không thua kém các doanh nghiệp sản xuất bánh Trung thu khác. Tuy nhiên tỷ
trọng của bánh Trung thu trên tổng doanh thu chưa cao do tính chất mùa vụ
của sản phẩm.
- Bánh quy và cracker: Chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

và nước ngoài.

Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 8
2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
a. Chức năng và nhiệm vụ
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được thành lập với chức năng là sản xuất
bánh kẹo phục vụ mọi tầng lớp nhân dân và một phần để xuất khẩu.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, ban lãnh đạo và toản thể cán bộ công
nhân viên của Công ty phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tăng cường đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hóc sản phẩm nhằm
mở rộng thị trường đáp ứng nhu cầu về sản phẩm cho từng khu vực thị trường.
Thứ hai, xây dựng chiến lược công nghệ sản xuất bánh kẹo và một số sản
phẩm khác cho đến năm 2010, tăng cường công tác đổi mới cải tiến công
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh.
Thứ ba, xác định rõ thị trường chính, thị trường phụ, tập trung nghiên cứu thị
trường mới, chú trọng hơn nữa đến thị trường xuất khẩu.
Thứ tư, nghiên cứu sắp xếp lại bộ máy sản xuất, tổ chức trong doanh nghiệp,
hoàn thiện bộ máy quản lý từ trên xuống, vận hành nhanh chóng thông suốt.
Thứ năm, không ngừng nâng cao công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên.
Thứ sáu, tăng cường công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp, đảm bảo
thực hiện đúng đường lối của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước.
Thứ bảy, quản lý sử dụng vốn có hiệu quả, không ngừng phát triển nguồn
vốn chú sở hữu.
Thứ tám, không ngừng chăm lo cho đời sống cán bộ công nhân viên, thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, tham gia các công tác xã hội.
b. Các họat động sản xuất kinh doanh chính bao gồm:
- Sản xuất kinh doanh bánh kẹo, chế biến thực phẩm.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu,máy móc thiết bị, sản phẩm

chuyên ngành, hàng hóa tiêu dùng và các sản phẩm khác.
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 9
- Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.
- Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo các quy định của Pháp
luật.
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 10
3. Cơ cấu tổ chức:
Bảng 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Đại Hội đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám đốc
Ban Kiểm soát
Phó Tổng
Giám đốc
Kỹ thuật
Phó Tổng
Giám đốc
Tài chính
Chi
nhánh
Đà
Nẵng
Phòng
Kỹ
thuật –
Phát
triển

Phòng
KCS
Văn
phòng
Phòng
Kế
hoạch
Thị
trường
Phòng
Vật tư
Phòng
Tài vụ
Chi
nhánh
Tp Hồ
Chí
Minh
Nhà
máy BK
Hải Hà
I

nghiệp
phụ trợ

nghiệp
Kẹo

nghiệp

Bánh
Nhà
máy BK
Hải Hà
II

nghiệp
Chew
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 11
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tổ chức và họat động tuân thủ theo
Luật Doanh nghiệp 2005. Các hoạt động của Công ty tuân theo Luật Doanh
nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. Điều lệ Công ty bản
sửa đổi đã được Đại Hội Đồng Cổ Đông thông qua ngày 24/3/2007 là cơ sở
chi phối mọi hoạt động của công ty.
- Đại Hội Đồng Cổ Đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi
vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc
phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều
hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Hội đồng Quản trị:
+ Chủ tịch HĐQT: ông Quách Đại Bắc
+ Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề
do ĐHĐCĐ quyết định. HĐQT định hướng các chính sách tồn tại và phát
triển để thực hiện các quyết định của ĐHĐCĐ thông qua việc hoạch định
chính sách, ra nghị quyết hoạt động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình
sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Ban kiểm soát:
+ Trưởng Ban Kiểm soát: bà Nguyễn Thị Thuý Hồng
+ Do ĐHCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh,

quản trị và điều hành của Công ty.
- Ban điều hành: do H ĐQT bổ nhiệm gồm 1 Tổng Giám đốc, 2 Phó Tổng
Giám đốc, 1 Kế toán trưởng. Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm là người đại
diện theo Pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất
cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. Phó Tổng
Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc.
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 12
+ Tổng Giám đốc: ông Trần Hồng Thanh
+ Phó Tổng Giám đốc: bà Nguyễn Thị Kim Hoa, ông Quách Đại Bắc
+ Kế toán trưởng: bà Đỗ THị Kim Xuân
- Phòng tài vụ: có chức năng huy động vốn sản xuất, tánh giá thành, lỗ, lãi,
thanh toán trong nội bộ công ty và với bên ngoài.
- Phòng Kế hoạch - Thị trường: có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh, theo dõi việc thực hiện hợp đồng, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hoạt động
marketing từ quá trình tiêu thụ, thăm dò thị trường, quảng cáo… và lập dự án
phát triển cho những năm tiếp theo.
- Phòng Vật tư: có chức năng thực hiện việc cung ứng vật tư phục vụ quá trình
sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Văn phòng: có chức năng lập định mức thời gian cho các loại sản phẩm, tính
lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên, tuyển dụng lao động, phụ trách
những vấn đề bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phục vụ tiếp
khách.
- Phòng KCS: có chức năng kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, nếu đạt
tiêu chuẩn thì tiến hành nhập kho đưa vào sản xuất và kiểm tra chất lượng của
thành phẩm đầu vào.
- Phòng Kỹ thuật – Phát triển: có chức năng nghiên cứu công nghệ sản xuất
bánh kẹo phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và khí hậu Việt Nadu. Trong
quá trình sản xuất, phòng này có trách nhiệm theo dõi sản phẩm trên dây
chuyền.

4. Lực lượng lao động
Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, lợi nhuận là
chỉ tiêu quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của
Công ty. Lợi nhuận được xem như là một trong các đòn bẩy đảm bảo tình
hình tài chính của Công ty được vững chắc. Đối với quá trình sản xuất kinh
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 13
doanh để đạt được lợi nhuận tối đa đòi hỏi Công ty phải không ngừng phấn
đấu nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành phải phù hợp với thị
hiếu người tiêu dung. Để đạt được những điều đó đòi hỏi Công ty phải có một
đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề cao và quản lý tốt về mọi mặt.
Trong quá trình phát triển, Công ty đã không ngừng chú trọng đến việc phát
triển nguồn nhân lực cả về chất lựơng và số lượng. Số lao động toàn Công ty
tính đến nay là 5012 người. và được chia thành 3 loại chính là lao động dài
hạn, lao động hợp đồng và lao động thời vụ.
Cơ cấu lao động toàn công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Cơ cấu lao động của Công ty năm 2009
Đơn vị tính: người

Nhà
máy
BK
Hải
Hà I

nghiệp
phụ
trợ

nghiệp

Kẹo

nghiệp
Bánh
Nhà
máy
BK
Hải
Hà II
Xí nghiệp
Kẹo
Chew
Lao động dài hạn 663 184 512 457 521 356
Lao động hợp đồng 797 136 248 258 470 293
Lao động thời vụ 40 0 0 85 12 0
Tổng 1500 320 760 800 1003 649
Trong tổng số lao động của toàn Công ty thì nữ giới chiếm khoảng 80 %. Vì
vậy mà Công ty rất chú trọng đên các chế độ đãi ngộ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để họ yên tâm làm việc, cụ thể như giải quyết hợp lý các vấn đề nghỉ
thai sản, con ốm, bệnh tật…
Qua bảng trên ta thấy:
- Về mặt số lượng: Từ một xí nghiệp chỉ có 9 thành viên thì đến nay Công
ty đã có số lượng lao động lên đến 5012 người.
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 14
- Về mặt chất lượng: Công ty có 462 người có trình độ sau đại học và đại
học chiếm 9,2 %, có 920 người có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 18,36
%, trong đó cán bộ quản lý và kỹ thuật có trình độ đại học là 215 người chiếm
46,53 %, trình độ trung cấp có 600 người chiếm 65,21 %. Điều đó cho thấy
nguồn lao động của Công ty được nâng cao về chất lượng, những người nắm

giữ chức vụ chủ chốt đều có trình độ đại học để phù hợp với sự thay đổi của
cơ chế thị trường tạo những bước đi vững chắc cho sự phát triển của Công ty.
Trong thời gian tới, công ty tiếp tục đưa ra các chương trình để không ngừng
nâng cao trình độ tay nghề của công nhân:
- Thực hiện cơ cấu lại lực lượng lao động, giảm lao động gián tiếp.
- Thực hiện các chính sách đối với người lao dộng:
+ Chính sách tuyển dụng và đào tạo
Do nhập khẩu dây chuyền sản phẩm mới, Công ty ưu tiên tuyển dụng và bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ lành nghề đặc biệt là những kỹ sư công nghệ, kỹ sư tự
động hoá, công nhân kỹ thuật. Đội ngũ kỹ sư công nghệ của công ty được đào
tạo bài bản từ những trường đại học chuyên ngành trong nước.
+ Chính sách lương: Công ty xây dựng chính sách lương riêng phù
hợp với đặc trưng theo ngành nghề hoạt động và đảm bảo cho người lao động
được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước phù hợp với trình
độ, năng lực và công việc của từng người. Cán bộ công nhân viên thuộc khối
văn phòng và gián tiếp được hưởng luowngtheo thời gian và công nhân sản
xuất trực tiếp được hưởng lương theo sản phẩm.
+ Chính sách thưởng: Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công
nhân viên trong Công ty gia tăng hiệu quả đóng góp. Công ty có chính sách
thưởng hàng kỳ, thưởng đột xuất cho các cá nhân và tập thể.
+ Bảo hiểm và phúc lợi: được Công ty thực hiện theo đúng quy định
của Pháp luật.
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 15
5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
Bảng 3: Tình hình Tài sản và nguồn vốn của Công ty 9 tháng đầu năm 2009
Đơn vị tính: VND
STT Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ
Giá trị
Tỷ

trọng
% Giá trị
Tỷ
trọng
%
1
Tổng giá trị tài
sản 188.934.514.534 100 205.289.208.656 100
1.1 Tài sản ngắn hạn 122.243.311.241 64,7 126.805.846.336 61,77
1.2 Tài sản dài hạn 66.691.203.293 35,3 78.483.362.320 38,23
2 Tổng nguồn vốn 188.934.514.534 100 205.289.208.656 100
2.1 Vốn chủ sở hữu 114.951.648.650 80,84 107.929.446.341 52,57
2.2 Nợ phải trả 73.982.865.884 39.16 97.359.762.315 47,43

Nhận xét:
- Tổng giá trị tài sản và nguồn vốn cuối kỳ tăng khoảng 64,67 % so với
tổng tài sản và nguồn vốn đầu kỳ.
Trong đó: + Tài sản dài hạ tăng 2,93 %
+ Tài sản ngắn hạn giảm 1,58 %
+ Vốn chủ sở hữu giảm 28,27 %
+ Nợ phải trả tăng 28,27 %
- Vốn điều lệ của Công ty là 54.750.000.000 đồng.
Đến ngày 01/01/2009, Tổng nguồn vốn của Công ty đã tăng được là
134.184.514.534 đồng.
Đến ngày 30/09/2009, Tổng nguồn vốn của Công ty đã tăng được là
150.539.208.656 đồng.
Như vậy, từ đầu kỳ đến cuối kỳ, Tổng nguồn vốn của Công ty đã tăng được
là 16.354.694.122 đồng. Đây chưa phải là một mức tăng đáng kể.
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 16

6. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm
gần đây
Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây
Đơn vị tính: VND
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
1 Tổng Chi phí 35.871.744.100 40.037.066.810
2 Tổng Lợi nhuận 73.694.267.490 80.215.718.670
3 Nộp Ngân sách 1.576.114.898 3.082.015.036
4 Doanh thu 282.619.000.000 312.859.306.000
5 Tổng thu nhập 246.747.589.200 272.822.239.200
Nhận xét:
- Chi phí của Công ty trong 9 tháng đầu năm 2009 đã tăng 5.165.322.710
đồng, tương ứng với 10,4 %.
- Lợi nhuận đã tăng 6.521.451.180 đồng, tương ứng với 8,13 %.
- Doanh thu của Công ty đã tăng 9,67 %.
- Tổng thu nhập của Công ty đã tăng 9,56 %.
Như vậy, tốc độ tăng của Doanh thu đã không bằng tốc độ tăng của Chi phí.
7. Phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai
Những thành tích HAIHACO đã đạt được trong thời gian qua cho phép
khẳng định bánh kẹo do Công ty sản xuất sẽ tiếp tục chiếm ưu thế tại thị
trường nội địa. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển để
không chỉ giữ vững vị trí của mình mà còn phải nhắm đến cả thị trường dành
cho người có thu nhập cao.
Trước nhu cầu trong và ngoài nước ngày càng tăng đối với những sản
phẩm bánh kẹo có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tiện dụng, HAIHACO định
hướng đầu tư vào đổi mới trang thiết bị, phát triểm thêm những dòng sản
phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường và phù hợp với nhu cầu đổi mới
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 17
công nghệ của Công ty, phấn đấu giữ vững vị trí là một trong những doanh

nghiệp hàng đầu của ngành bánh kẹo Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Công ty đã đầu tư vào dây chuyền sản xuất
bánh mềm phủ sôcôla và bánh snack. Trong năm tới, Công ty sẽ tiếp tục đẩy
mạnh bộ phận nghiên cứu nhằm đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra những sản
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và hướng tới xuất khẩu.
Xác định sản phẩm kẹo Chew, kẹo Jelly, kẹo xốp, bánh kem xốp, bánh
mềm cao cấp, bánh phủ sôcôla và các sản phẩm dinh dưỡng là những sản
phẩm chủ lực của HAIHACO.Tiếp tục cơ cấu danh mục sản phẩm, chú trọng
các mặt hàng đem lại lợi nhuận cao.
Phát triển và nâng cao thương hiệu HAIHACO, liên kết, liên doanh với
các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đưa thương hiệu Công ty trở
thành một thương hiệu mạnh trong nước và khu vực.
Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định hàng năm, phấn đấu
doanh thu đến năm 2010 đạt 390 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 17 tỷ đồng.
Kiện toàn bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lực, thu hút lực lượng
lao động giỏi, lành nghề, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc và các chế
độ phúc lợi cho người lao động.

II. BỘ PHẬN TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
1. Chức năng và nhiệm vụ
- Thiết lập các mối quan hệ khăng khít với thị trường vốn để luôn luôn chủ
động về vốn cho sản xuất kinh doanh.
- Xác định mục đích phân phối vốn rõ ràng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 18
- Tính toán chính xác các tiêu chuẩn phân phối vốn đúng với các mục đích đã
xác định.
- Tổ chức thực hiện công tác bảo toàn vốn một cách khoa học.
- Tổ chức công tác theo dõi ghi chép phản ánh đầy đủ, liên tục, có hệ thống
các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.

- Tổ chức công tác phân tích đánh giá toàn diện tình hình thực hiện các định
mức và tiêu chuẩn phân phối, tình hình thực hiện hệ thống các chỉ tiêu tài
chính để kịp thời phát hiện ra những bất hợp lý trong quá trình thực từ đó có
thể có những quyết định điều chỉnh hợp lý.

2. Cơ cấu tổ chức
- Hội đồng quản trị, đứng đầu là chủ tịch HĐQT – ông Quách Đại Bắc: có
nhiệm vụ đưa ra các quyết định điều chỉnh có tính chất chiến lược của doanh
nghiệp, quyết định mọi chính sách về phân phối, chính sách tích luỹ và tiêu
dung cũng như các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến toàn doanh nghiệp.
- Tổng giám đốc – ông Trần Hồng Thanh: người chịu trách nhiệm điều hành
mọi hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về
mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giám đốc tài chính: chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác quản lý tài chính
của doanh nghiệp, có trách nhiệm phân tích và điều chỉnh các mối quan hệ tài
chính trong phạm vi cho phép, báo cáo tình hình và đề xuất các biện pháp điều
chỉnh các mối quan hệ tài chính vượt quá khả năng, phạm vi quyền hạn của
mình lên cấp trên.
- Bộ phận kế toán ( Kế toán trưởng – bà Đỗ Thị Kim Xuân và các nhân viên
kế toán): thực hiện các nhiệm vụ theo dõi, phản ánh chính xác kịp thời đầy đủ
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý các tài sản, khai thác và
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 19
sử dụng nguồn vốn theo đúng chế độ, thể lệ quy định, cung cấp các số liệu
liên quan đến hoạt động kinh tế tài chính làm cơ sở tham khảo cho cấp trên
trong việc ra các quyết định hợp lý.
- Bộ phận kiểm toán nội bộ: bộ phận trực thuộc lãnh đạo cao nhất của công ty
có nhiệm vụ trong việc giúp giám đốc kiểm tra sự tuân thủ quy chế nội bộ
cũng như chế độ quản lý của Nhà nước đối với các vấn đề kinh tế, tài chính

cũng như hệ thống kế toán của công ty

Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 20
Chương 2
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH - VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY
I. Lý thuyết về TSCĐ và quản lý TSCĐ của Doanh nghiệp
1. Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định
a. Tài sản cố định
Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào chúng ta cũng
cần phải có đử ba yếu tố cơ bản: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng
lao động.
Tư liệu lao động là những vật dụng được người lao động sử dụng để tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm
( các công cụ cầm tay, các máy móc công cụ, phương tiện vận chuyển,
phương tiện xếp dỡ, nhà cửa, vật kiến trúc…)
Những Tư liệu lao động khi tham gia quá trình sản xuất kinh doanh có thể
tham gia vào nhiều chu kỳ, hình thái vật chất của chúng không thay đổi sau
mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, chúng tồn tại sau một thời gian dài trước khi
bị thay thế bằng tư liệu lao động khác. Tư liệu lao động có nhiều loại với giá
trị khác nhau và thời gian sử dụng cũng rất khác nhau. để thuận tiện cho công
tác quản lý người ta đặt ra một số các tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và về
giá trị của Tư liệu lao động. Tiêu chuẩn về thời gian và giá trị có thể thay đổi
theo từng điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
- Đối với tài sản cố định hữu hình: thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưói
đây thì được coi là tài sản cố định
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 21
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài

sản đó.
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy.
+ Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
+ Có giá trị từ mười triệu đồng trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với
nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu
thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt
động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi
phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng
thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố
định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn
đồng thời 4 tiêu chuẩn của tài sản cố định thì được coi là một tài sản cố dịnh
hữu hình.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây hoặc cây thoả mãn đồng
thời 4 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.
- Đối với tài sản cố dịnh vô hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp
đã chi ra thoả mãn đồng thời cả 4 điều kiện quy định tại khoản 1 điều này mà
không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô
hình. Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả 4 tiêu chuẩn nêu trên
thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh
của doanh nghiệp.
Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản
cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thoả mãn được 7 điều
kiện sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 22
+ Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài
sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán.
+ Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô dình để sử dụng hoặc để

bán.
+ Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó.
+ Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai.
+ Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác
để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó.
+ Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai
đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó.
+ Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định
cho tài sản cố định vô hình.
- Đặc điểm: Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và
sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, hình thái vật chất của chúng không thay
đổi nhưng nó bị hao mòn và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản
phẩm mà nó làm ra.
b. Vốn cố định
- Vốn cố định là số tiền doanh nghiệp ứng trước để đầu tư cho tài sản cố định.
Xét tại mỗi thời điểm nhất định thì vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện
bằng tiền của giá trị còn lại của toàn bộ các tài sản cố định hiện có của doanh
nghiệp.
- Đặc điểm: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, được dịch
chuyển từng bộ phận vào giá thành sản phẩm sản xuất ở trong các chu kỳ,nó
hoàn thành một vòng luân chuyển sau một thời gian dài, tương ứng với thời
gian sử dụng tài sản cố định.

2. Phân loại tài sản cố định
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 23
a. Phân loại theo hình thái biểu hiện:
- TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, có
giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất
kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Thuộc về loại

này gồm có:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc.
+ Máy móc thiết bị.
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý.
+ Vườn cây lâu năm, súc vật.
+ Các loại TSCĐ hữu hình khác.
- TSCĐ vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, thể hiện
một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản
xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Thuộc về tài sản cố định vô hình gồm có:
+ Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất
+ Bằng phát minh sang chế
+ Chi phí nghiên cứu phát triển
+ Lợi thế thương mại
+ Quyền đặc nhượng, quyền thuê nhà, quyền sử dụng đất
+ Nhãn hiệu, thương hiệu.
Việc phân loại tài sản cố định theo tiêu thức này tạo điều kiện thuận lợi cho
người tổ chức hạch toán tài sản cố định sử dụng tài khoản kế toán một cách
phù hợp và khai thác triệt để tính năng kỹ thuật của tài sản cố định.
b. Phân loại theo tình hình sử dụng:
- TSCĐ đang sử dụng.
- TSCĐ chưa sử dụng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 24
- TSCĐ chờ xử lý.
c. Phân loại theo quyền sở hữu:
- TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp : là những tài sản cố định xây dựng,
mua sắm hoặc chế tạo bằng nguốn vốn của doanh nhiệp, do Ngân sách Nhà
nước cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn

liên doanh …
- TSCĐ thuê tài chính: là tài sản cố định doanh nghiệp thuê của công ty cho
thuê tài chính.
Việc phân loại tài sản cố định theo tiêu thức này phản ánh chính xác tỷ trọng
tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp và tỷ trọng tài sản cố định thuộc quyền
quản lý và sử dụng của doanh nghiệp đến những đối tượng quan tâm. Bên
cạnh đó cũng xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với từng loại tài
sản cố định.
3. Phương pháp tính khấu hao
Căn cứ vào khả năng đáp ứng các điều kiện, áp dụng quy định cho từng
phương pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp lựa chọn các phương pháp
trích khấu hao cho phù hợp tương ứng với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp.
a. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
- Điều kiện sáp dụng: phù hợp với những TSCĐ không được khai thác tối đa
năng lực hoạt động và đối với những TSCĐ được đầu tư cho mục đích sử
dụng lâu dài như các công trình kiến trúc, cầu tàu, bến bãi …
- Công thức:
Nguyên giá
Số tiền trích khấu hao = (đồng/ năm)
Thời gian sử dụng
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8
Bài tập lớn môn học Quản trị Tài chính Trang: 25
- Ưu điểm: Tính toán đơn giản.
- Nhược điểm: + Không phản ánh chính xác hao mòn của TSCĐ vì trong mọi
chế độ làm việc và mọi điều kiện làm việc thì TSCĐ đều được trích số tiền
khấu hao như nhau.
+ Không tạo điều kiện thu hồi vốn nhanh để kịp thời khắc phục
hao mòn vô hình.
b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
- Điều kiện áp dụng: + Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao. Khi

thực hiện trích khấu hao này, Doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
+ Áp dụng cho các loại TSCĐ là máy móc thiết bị, dụng
cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm … thuộc các lĩnh vực có công nghệ phát
triển mạnh, dễ xảy ra hao mòn vô hình nên đòi hỏi tài sản phải thay đổi, phải
phát triển nhanh.
- Công thức:
Ai = NGi * Kkhn
Kkhn = Kkhđt * Hđc
Trong đó: + Ai là mức khấu hao năm sử dụng thứ i
+ NGi là nguyên giá năm thứ i
+ Kkhn là hệ số khấu hao nhanh
+ Kkhđt là hệ số khấu hao theo đường thẳng ( = 1/ Thời gian sử
dụng)
+ Hđc = 1.5 nếu Tsd ≤ 4 năm
Hđc = 2 nếu 4 năm < Tsd ≤ 6 năm
Hđc = 2,5 nếu Tsd > 6 năm
- Ưu điểm: Tạo điều kiện thu hồi vốn nhanh, kịp thời, hạn chế hao mòn vô
hình.
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh Lớp: QTKD BK8

×