Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bốn biện pháp tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.81 KB, 2 trang )

Bốn biện pháp tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại
Tổng lượng chất thải rắn nguy hại (CTRNH) phát sinh mỗi năm tại ba khu vực
kinh tế trọng điểm phía bắc, nam và miền trung là hơn 113 nghìn tấn, nhưng lại
chưa có cơ sở xử lý tập trung chất thải công nghiệp nguy hại.
Theo số liệu điều tra của Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tổng
lượng chất thải rắn nguy hại (CTRNH) phát sinh mỗi năm tại ba khu vực kinh tế trọng
điểm phía bắc, nam và miền trung là: 113.188 tấn. Trong đó lượng CTRNH ở khu vực
kinh tế trọng điểm phía nam gấp khoảng ba lần so với khu kinh tế trọng điểm phía bắc và
20 lần so với miền trung. Hằng năm lượng CTRNH do các ngành thải ra là 152 nghìn
tấn. Các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim là ngành phát sinh nhiều CTRNH.
Ngành điện và điện tử phát sinh ít CTRNH về mặt khối lượng nhất.
Tuy nhiên chất thải của hai ngành nói trên lại chứa các chất như PCB, kim loại nặng rất
nguy hại tới sức khỏe con người và môi trường. Lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trên
61 tỉnh, thành phố (trong các năm 2000 và 2001) là 300 tấn. Lượng chất thải rắn y tế phát
sinh trên phạm vi toàn quốc (năm 2001) khoảng 12.500 tấn.
Tính đến tháng 6-2002, tổng công suất xử lý của các lò đốt chất thải y tế đạt khoảng 30
tấn/ngày. Do chưa phối hợp tốt trong khâu thu gom vận chuyển, xử lý, nhiều lò đốt
không hoạt động hết công suất, trong khi đó rất nhiều cơ sở y tế khác lại chưa được trang
bị lò đốt chất thải y tế.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên là do hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về chất thải nguy hại chưa đầy đủ, đồng bộ. Một số điều khoản của Luật
Bảo vệ môi trường và quy chế quản lý chất thải nguy hại chưa phù hợp thực tế. Ðể tăng
cường công tác quản lý CTRNH chúng tôi thống nhất ý kiến của nhiều nhà quản lý, khoa
học đề nghị các cấp, các ngành có liên quan cần thực hiện bốn biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành đồng bộ các văn bản
pháp quy liên quan quản lý CTRNH. Xem xét việc điều chỉnh định nghĩa chất thải và
CTRNH sao cho việc phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về CTRNH ở các cấp
phù hợp công tác bảo vệ môi trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu của phát triển sản xuất.
Thứ hai, quy hoạch các trung tâm xử lý CTRNH. Cần tập trung xây dựng trung tâm xử
lý chất thải tại khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc, nam và cả miền trung. Một trong
những khó khăn hiện nay là việc dành quỹ đất để xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp


vệ sinh, nhất là tại các tỉnh đồng bằng, trung du, vùng đông dân cư, ít đất canh tác. Theo
kinh nghiệm của một số nước, công nghệ thiêu đốt CTRNH bằng lò nung xi-măng là một
giải pháp có nhiều ưu điểm về kỹ thuật và kinh tế. Hầu hết các loại chất thải hữu cơ dạng
rắn, lỏng kể cả chất thải có chứa PCB đều có thể thiêu đốt trong lò nung xi-măng. Tuy
nhiên các chất thải này cần phải qua công đoạn chế biến thành nhiên liệu. Việc thiêu đốt
CTRNH trong lò xi-măng sẽ phá hủy cấu trúc của các chất thải nguy hại, tro xỉ còn lại
tham gia vào cấu trúc xi-măng không gây ảnh hưởng chất lượng xi-măng.
Thứ ba, huy động vốn từ nhiều nguồn để tăng cường đầu tư cho công tác quản lý
CTRNH. Việc thiết kế, xây dựng một bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh đòi hỏi số vốn
không nhỏ. Ðể có được nguồn vốn nói trên các cấp có thẩm quyền phải huy động nhiều
ngành đóng góp như: trung ương, địa phương, tài trợ nước ngoài (thông qua các dự án)
đóng góp của các cơ sở sản xuất phát sinh ra CTRNH.
Thứ tư, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nhận thức của cộng
đồng về quản lý chất thải. Mở các lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chất thải,
nhất là CTRNH cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất thải, tại các bộ, ngành, địa
phương có liên quan, cũng như tại các cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển, tồn trữ,
tiêu hủy chất thải. Chú trọng công tác tuyên truyền vận động nhân dân sống chung quanh
vùng quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải những kiến thức cơ bản về công tác bảo vệ môi
trường nói chung cũng như vấn đề quản lý chất thải nói riêng. Triển khai Dự án Quy
hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn y tế theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Công văn số 1153/VPCP - KG ngày 22-3-1999.
Nghị quyết Ðại hội lần thứ IX của Ðảng đã đề ra: Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng
công nghiệp (kể cả xây dựng) bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10 - 10,5%. Ðiều
đó đồng nghĩa với sự tăng khối lượng chất thải rắn công nghiệp, trong đó có chất thải rắn
nguy hại. Công nghiệp chỉ có thể phát triển bền vững với tốc độ nói trên khi các cấp, các
ngành thực hiện tốt khâu quản lý và xử lý chất thải nói chung trong đó có chất thải rắn
nguy hại nói riêng

×