Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.34 KB, 70 trang )

Đề tài: Các nhân tố hỗ trợ và cản trở
hộ nghèo tiếp cận các Nguồn vốn
sinh kế để giảm nghèo bền vững
1. Mở đầu
1.1. Lý do nghiên cứu
Trong khuôn khổ thực hiện các dự án nâng cao năng lực phát triển
cộng đồng của chương trình Chia Sẻ - SIDA, rất cần có các nghiên cứu về
giải pháp nâng cao khả năng của hộ nông dân trong tiếp cận và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực (vốn sinh kế) cho phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo và phát triển cộng đồng bền vững.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
1) Người nghèo đang bị hạn chế trong tiếp cận các nguồn lực sinh kế như
thế nào (như đã được thể hiện trong khung sinh kế)?
2) Những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn
sinh kế để giảm nghèo? Nhân tố nào đóng góp lớn nhất vào việc giảm
nghèo trong ngắn hạn, nhân tố nào đóng góp lớn nhất đối với việc giảm
nghèo trong trung hạn và dài hạn?
3) Có những điểm mạnh, điểm yếu gì trong các cách tiếp cận đã được
Chương trình Chia Sẻ sử dụng trong các điểm nghiên cứu? Những cách
tiếp cận nào có thể được nhân rộng cho những điểm khác?
4) Nên điều chỉnh hay cải tiến những gì trong các chính sách của Chính
phủ có thể giúp người nghèo tiếp cận tốt hơn các nguồn lực sinh kế?
1
1.3. Giả thiết nghiên cứu
• Hiện nay người nghèo đang bị hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn
lực sinh kế;
• Ảnh hưởng của những nhân tố thuận lợi và những nhân tố cản trở
những hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bao
gồm các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài là khác nhau;
• Các cách tiếp cận của chương trình Chia Sẻ về giảm nghèo là phù hợp
trong bối cảnh của Việt Nam, cần được tổng kết để áp dụng tới các


vùng nông thôn khác ở Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo.
• Những bài học từ thực hiện Chương trình Chia Sẻ ở Việt Nam sẽ là
những gợi ý quan trọng cho việc điều chỉnh các chính sách của Chính
phủ để người nghèo tiếp cận tốt hơn các nguồn vốn sinh kế và nâng
cao hiệu quả của các chương trình giảm nghèo.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
1.4.1. Mục tiêu tổng quát:
Xác định những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ nghèo tiếp cận các
nguồn lực để giảm nghèo bền vững
1.4.2. Mục tiêu cụ thể:
1) Nghiên cứu những vấn lý luận và thực tiễn liên quan đến sinh kế nông
dân nghèo, nhóm nguồn lực, tiếp cận nguồn lực và chiến lược sinh kế;
2) Xác định những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ nghèo tiếp cận các
nguồn lực để giảm nghèo. Đánh giá kết quả sinh kế của nông hộ sau
khi tham gia dự án Chia Sẻ.
3) Nghiên cứu tiến trình và các cách tiếp cận của Chương trình Chia Sẻ
trong thực hiện dự án XĐGN ở các vùng nông thôn, xác định những
phương pháp nào có thể áp dụng rộng rãi trong các chương trình giảm
nghèo của Chính phủ.
2
4) Đưa ra khuyến nghị chính sách để người nghèo tiếp cận tốt hơn những
nguồn lực sinh kế.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu:
1) Thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu về khung sinh kế bền vững, văn kiện
Chương trình, báo cáo đánh giá chương trình Chia Sẻ, báo cáo đánh
giá của các tổ chức/nhà khoa học về XĐGN.
2) Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phỏng
vấn trực tiếp các chuyên gia hay tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến
rộng rãi của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý.

3) Phỏng vấn cấu trúc: Hệ thống câu hỏi phỏng vấn được soạn thảo và
điều tra thử để kiểm tra mức độ thu thập thông tin có thể và kiểm tra
tính chính xác của thông tin thu thập. Các câu hỏi in sẵn tập trung vào
việc thu thập các tư liệu số liệu phục vụ nghiên cứu thực trạng, đánh
giá nhu cầu nâng cao năng lực tiếp cận nguồn vốn sinh kế của người
nghèo và những đề nghị của người nghèo về cơ chế, chính sách giúp
họ trong việc tiếp cận nguồn lực sinh kế.
4) Phương pháp RRA, PRA: Nghiên cứu sử dụng các công cụ RRA, PRA
để thu thập thông tin trong quá trình nghiên cứu như: Thăm thôn bản,
thăm đồng ruộng, thảo luận nhóm, phỏng vấn bán cấu trúc, bản đồ thôn
bản, sa bàn thực tiễn
5) Phỏng vấn sâu cán bộ và người dân: Thông qua việc thu thập những
người nắm tin chính như cán bộ chương trình Chia Sẻ tỉnh, các Sở,
Ban, Ngành liên quan, cán bộ Chia Sẻ huyện, xã, người có vai trò trong
thôn, bản nhằm mục đích thu thập các thông tin chuyên sâu về tình
hình đói nghèo của địa phương, thực trạng sử dụng các nguồn vốn sinh
kế trong những năm qua, khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh kế của
3
người dân. Yếu tố thúc đẩy và cản trở người dân tiếp cận nguồn lực.
Đây là những thông tin định tính quan trọng phục vụ cho nghiên cứu.
(Bảng 1)
Phân tích số liệu
• Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được vận dụng để mô
tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản các địa bàn nghiên cứu, thực
trạng nghèo đói, thực trạng các nguồn lực sinh kế cho giảm nghèo bền
vững tại các địa phương. Bằng phương pháp này chúng ta có thể mô tả
được những nhân tố thuận lợi và cản trở sự tiếp cận các nguồn vốn sinh kế
đối với người nghèo.
• Phương pháp phân tích so sánh: Từ việc phân tổ thống kê các nhóm hộ
theo các tiêu chí phân tổ, chúng ta sẽ so sánh các nhóm hộ với nhau về

điều kiện và khả năng tiếp cận nguồn vốn sinh kế. Trên cơ sở đó phân tích
được mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân của hạn chế giữa các vùng, các
nhóm hộ. So sánh giữa các vùng tiếp cận dễ dàng hay khó khăn đối với
từng nguồn lực và khả năng của người dân trong việc tiếp cận, và cuối
cùng là so sánh giữa các hộ tham gia dự án Chia Sẻ và các hộ không tham
gia dự án Chia Sẻ để có sự đối chứng.
* Phương pháp phân tích định tính: Dựa vào nguồn số liệu PRA, phóng
vấn sâu, để phân tích định tính các vấn đề liên quan đến nghèo đói, những
khó khăn trở ngại, các nhân tố hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn
sinh kế để giảm nghèo bền vững.
Phân tích những khó khăn, tồn tại, cơ hội và thách thức (SWOT).
4
1.6. Giới hạn nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng, lại chủ yếu ở vùng dân nghèo, dân
trí thấp nên bên cạnh phỏng vấn hộ, nghiên cứu sẽ sử dụng chủ yếu phương
pháp thảo luận nhóm để thu thập thông tin làm cơ sở để viết báo cáo. Phương
pháp thảo luận nhóm (group discussions) có điểm mạnh là giúp hệ thống hóa
được các vấn đề ở các vùng dân trí thấp vì có sự bổ sung, kiểm tra chéo thông
tin trong quá trình thảo luận. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ tiến hành một
số nghiên cứu điển hình (case studies) để minh chứng cho các nhận định
trong báo cáo.
2. Tổng Quan Lý Thuyết Sinh Kế
2.1. Khái niệm sinh kế
Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên như là một khái
niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway
(1992) định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm
con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản
của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư
nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa
phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến

sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc
hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai.
2.2. Khung phân tích sinh kế
Hình 1: Phân tích khung sinh kế của nông dân nghèo.
5
Bối cảnh
dễ tổn
thương
- Xu hướng
- Thời vụ
- Chấn động
(trong tự
nhiên và
môi trường,
thị trường,
chính trị,
chiến
tranh…)
Chính sách, tiến
trình và cơ cấu
-Ở các cấp khác
nhau của Chính
phủ, luật pháp,
chính sách công,
các động lực, các
qui tắc
-Chính sách và
thái độ đối với
khu vực tư nhân
-Các thiết chế

công dân, chính
trị và kinh tế (thị
trường, văn hoá)
Các chiến
lược SK
-Các tác nhân
xã hội (nam,
nữ, hộ gia
đình, cộng
đồng …)
-Các cơ sở tài
nguyên thiên
nhiên
-Cơ sở thị
trường
- Đa dạng
-Sinh tồn
hoặc tính bền
vững
Các kết quả SK
-Thu nhập nhiều hơn
-Cuộc sống đầy đủ
hơn
-Giảm khả năng tổn
thương
-An ninh lương thực
được cải thiện
-Công bằng xã hội
được cải thiện
-Tăng tính bền vững

của tài nguyên thiên
nhiên
-Giá trị không sử
dụng của tự nhiên
được bảo vệ

Nguồn: DFID (2003)
2.3. Phương pháp tiếp cận giảm nghèo theo các nguồn vốn sinh kế
Hiện nay, “phương pháp sinh kế” đã được một số cơ quan phát triển áp
dụng trong các hoạt động phát triển. Như chúng ta thấy ở các phần sau, khó
có thể nói là có một phương pháp thống nhất khi mà các cơ quan áp dụng một
cách khác nhau, từ các hoạt động sơ khai như xây dựng các công cụ hay
khung phân tích cho việc lập kế họach hoặc đánh giá ban đầu đến một số loại
hoạt động cụ thể của chương trình.
Ba yếu tố dẫn đường giải thích lý do của việc áp dụng “Phương pháp
sinh kế bền vững” trong công tác giảm nghèo.
Thứ nhất, thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế là cần thiết cho việc
giảm nghèo nhưng không có một liên hệ trực tiếp giữa hai tác nhân này từ khi
nó hoàn toàn phụ thuộc và khả năng của người nghèo tự tìm kiếm các cơ hội
để phát triển kinh tế. Vì vậy, điều quan trọng là tìm ra chính xác cái gì đã
6
Tự nhiên
Tài chính
Xã hội
Vật chất
Con người
ngăn cản hoặc thách thức người nghèo cải thiện sinh kế của họ trong điều
kiện cụ thể để thiết kế các họat động hỗ trợ cho dự án.
Thứ hai, về nhận biết đói nghèo – như chính cảm nhận của những
người nghèo- không chỉ là vấn đề thu nhập thấp mà còn bao gồm cả các yếu

tố như chăm sóc y tế kém, giáo dục kém, thiếu các dịch vụ xã hội, v.v…, như
là tình trạng dễ bị tổn thương và cảm giác của sự bất lực. Hơn nữa, đói nghèo
hiện nay được xem là có sự liên kết giữa các yếu tố gây ra nghèo đói và cải
thiện một yếu tố có thể có tác động tích cực đối với yếu tố khác. Cải thiện
giáo dục có thể mang lại tác động tích cực cho việc chăm sóc y tế, mà nó có
thể tăng khả năng sản xuất. Giảm tình trạng dễ bị tổn thương cho người
nghèo bằng cách nêu rõ các rủi ro cho họ có thể gia tăng xu hướng để rơi vào
các hoạt động rủi ro chưa được kiểm chứng trước đó nhưng mà có hiệu quả
kinh tế hơn, và cứ tiếp tục như thế v.v….
Cuối cùng, ngày nay chúng ta nhận ra rằng chính người nghèo thường
hiểu về họ và nhu cầu của họ tốt nhất và vì vậy phải lôi kéo họ tham gia trong
việc thiết kế các chính sách và dự án để cải thiện số phận của họ. Khi thiết kế,
chúng thường được cam kết nhiều hơn để thực hiện. Vì vậy, sự tham gia của
người nghèo sẽ cải thiện kết quả của dự án.
Có ba điểm cơ bản hầu hết các phương pháp thường có. Thứ nhất là
phương pháp chú trọng vào sinh kế của người nghèo, mà trong đó giảm
nghèo phải là mấu chốt. Thứ hai là loại bỏ cách tiếp cận theo bộ phận đầu vào
(nông nghiệp, nước sạch, hay y tế) và thay vào đó là bắt đầu bằng việc phân
tích các sinh kế hiện tại để xác định các tác động phù hợp. Điểm cuối cùng là
chú trọng sự tham gia của người nghèo trong việc xác định các họat động phù
hợp để triển khai (Lasse, 2001)
Bên cạnh đó, sự tác động cải thiện nâng cao sinh kết của hộ được bằng
các họat động nông nghiệp cho thấy rằng nông nghiệp chính là họat động
sinh kế chính của người dân nông thôn. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế
7
giới, có đến 86% dân số nông thôn sống phụ thuộc vào nông nghiệp (WB,
2008).
3. Sơ Lược Về Địa Bàn Nghiên Cứu
3.1. Tỉnh Yên Bái
Dự án Chia Sẻ ở Yên Bái được thực hiện trong 5 năm từ 2003 - 2008

với tổng ngân sách 134 tỷ đồng, đầu tư cho 6 lĩnh vực gồm: quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên, giáo dục và đào tạo, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô
nhỏ, sản xuất tạo thu nhập và an sinh xã hội. Dự án này thí điểm một phương
pháp tiếp cận mới trong xóa đói giảm nghèo, thực hiện phân cấp trao quyền
mạnh cho cơ sở theo cơ chế phân cấp quản lý đến cấp xã, phân quyền đến cấp
thôn; người dân tại thôn bản tham gia lập kế hoạch và quyết định việc sử
dụng nguồn lực. Trong quá trình đó, Ban quản lý cấp huyện chỉ đóng vai trò
hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát việc lập kế hoạch ở cấp xã, thôn Cách thức thực
hiện này đã mang lại nhiều ưu điểm trong quá trình triển khai Dự án.
3.2. Tỉnh Hà Giang
Hà Giang là tỉnh miền núi cao, nằm ở cực Bắc của tổ quốc có tổng diện
tích tự nhiên là 7.884,37 km2, dân số trên 680.000 người. Tỉnh có 22 dân tộc
anh em cùng sinh sống tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hóa. Trong đó
dân tộc Mông chiếm 30,6%, Tày chiếm 24,9%, Dao chiếm 15,2%, dân tộc
Kinh chiếm 12% Về đơn vị hành chính: Hà Giang có một thị xã là trung
tâm và 10 huyện, tổng số có 195 xã, phường, thị trấn, trong đó có 112 xã đặc
biệt khó khăn .
3.3. Tỉnh Quảng Trị
Dự án “Chia Sẻ” được triển khai ở Quảng Trị từ tháng 11/2003 trên địa
bàn các xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao và điều kiện kinh tế xã hội kém phát
8
triển của hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh được chọn tham gia với tổng kinh
phí 13.328.835 USD, trong đó Chính phủ Việt Nam đóng góp 1.752.252
USD. Qua hơn 3 năm thực hiện, dự án đã đạt được nhiều kết quả khả quan,
góp phần giúp người dân địa phương từng bước tiếp cận tốt các nguồn lực
xóa đói giảm nghèo đúng theo mục tiêu đề ra.
4. Phân Tích Các Nguồn Vốn Sinh Kế
4.1. Nguồn vốn con người
Những nhân tố thúc đẩy
Lực lượng lao động tương đối đông

Ở các tỉnh, các hộ điều tra không thiếu lao động, phần lớn các hộ có từ
2-4 lao động. Bình quân có khoảng 2,59 lao động/ hộ, thời gian làm việc
trung bình 1 lao động đạt 9,91 tháng /1 năm, tuy nhiên thời gian làm việc
trong 1 tháng thấp, chủ yếu tập trung vào thời điểm mùa vụ, chỉ có một số hộ
ở những vùng có cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu (Quảng Trị)… mới có
làm việc nhiều ngày trong 1 tháng nhưng thời gian làm việc trong một ngày
lại không nhiều (2-3 giờ/ngày/ lao động). Như vậy có thể khẳng định rằng
ngoài thời điểm mùa vụ, các hộ vẫn còn dư thừa lao động. Đây là yếu tố
thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề, phát triển chăn nuôi hoặc phát triển
các loại cây trồng yêu cầu sử dụng nhiều thời gian lao động.
Lao động trẻ là yếu tố thuận lợi cho việc đào tạo văn hoá và chuyên
môn và nâng cao thu nhập cho nông hộ
Đa số lao động trong các địa phương là lao động trẻ, tập trung chủ ở
độ tuổi dưới 45. Lao động có độ tuổi từ 46 trở lên chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt là
lao động ngoài 60 tuổi rất ít, chỉ chiếm 4.7% tổng số lao động trong các hộ
điều tra. Lực lượng lao động vừa có sức khỏe tốt vừa đã tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm sản xuất và đời sống lại có cải thiện chất lượng bằng cách đào
9
tạo, tập huấn, bồi dưỡng thêm những kiến thức về đời sống và sản xuất. Do
vậy có thể kết luận rằng trình độ lao động là yếu tố thuận lợi cho việc mở
rộng sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. (Bảng 19)
Sự hỗ trợ của dự án Chia Sẻ là yếu tố thuận lợi để nâng cao chất lượng
lao động
Khi nghiên cứu về trình độ văn hoá và chuyên môn của lực lượng lao
động địa phương cho thấy: Trình độ văn hoá, chuyên môn của lực lượng lao
động ở xã có dự án Chia Sẻ thấp hơn ở xã không có dự án Chia Sẻ. Sự khác
biệt về tỷ lệ lao động có chứng chỉ, bằng cấp về trình độ chuyên môn giữa xã
có dự án Chia Sẻ và xã không có dự án Chia Sẻ là không nhiều vì dự án Chia
Sẻ chỉ quan tâm đến việc tập huấn kiến thức thực tế về sản xuất và đời sống
chứ ít quan tâm đến việc đào tạo bằng cấp. Điều này là hoàn toàn phù hợp với

trình độ thực tế của lực lượng lao động vì nếu muốn đào tạo bằng cấp thì đòi
hỏi lực lượng lao động phải có một trình độ văn hoá nhất định mà ở các xã
nghèo thì số lượng lao động này lại không phải là phần đông. Kết quả thảo
luận PRA cho thấy, sau 3 -4 năm có dự án Chia Sẻ, các kiến thức về sản xuất
và đời sống của người dân được nâng lên đáng kể đã góp phần làm cho quy
mô và hiệu quả sản xuất của người dân từng bước được tăng lên. Như vậy có
thể khẳng định rằng, sự có mặt của dự án Chia Sẻ là yếu tố thuận lợi để nâng
cao chất lượng của lực lượng lao động. (Bảng 20)
Sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức trong nước và quốc tế là yếu
tố thuận lợi hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn lực
Sự công khai trong việc chọn đối tượng tham gia tập huấn, nâng cao
trình độ. Đối với dự án Chia Sẻ, việc đào tạo tập huấn nâng cao trình độ được
tiến hành và tổ chức xuất phát từ nhu cầu của người dân địa phương. Một số
10
thôn xã ở Yên Bái còn thực hiện cả bằng tiếng dân tộc thiểu số tại địa
phương. Đây là một phương pháp mới mang tính tích cực. (Hộp 8)
Những nhân tố cản trở
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không phát triển, sản xuất thuần
nông là chủ yếu là nguyên nhân cản trở việc chuyển đổi lao động từ nông
nghiệp sang phi nông nghiệp
Phần lớn lao động nông thôn vẫn là lao động nông nghiệp (chiếm
90,52% tổng số lao động trong các hộ điều tra), tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp rất thấp, trong đó đa số là cán bộ địa phương, giáo viên, cựu chiến
binh và cán bộ đã nghỉ hưu. Nguyên nhân chủ yếu là do ở các địa phương
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ không phát triển,
bên cạnh đó số lượng lao động được đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp ít
cho nên đại đa số lao động đều phải tham gia vào các hoạt động của sản xuất
nông nghiệp. Trong điều kiện hiện nay khi mà giá trị gia tăng của sản xuất
nông nghiệp thấp thì đây là một cản trở đáng kể đối với việc chuyển đổi lao
động sang các ngành phi nông nghiệp nhằm cải thiện kinh tế và nâng cao thu

nhập của các hộ nông dân. (Bảng 21, Hộp 9)
Trình độ văn hoá và chuyên môn hạn chế của người lao động là một yếu tố
cản trở
Kết quả điều tra cho thấy, đa số lao động có trình độ từ trung học cơ sở trở
xuống, lực lượng lao động có trình độ từ trung học phổ thông trở lên thấp,
chủ yếu là các cán bộ của địa phương. Do vậy trình độ văn hoá và chuyên
môn thấp của lực lượng lao động ở các điểm điều tra hiện nay đang là cản
trở lớn đến việc tiếp nhận các loại khoa học kỹ thuật mới nhằm thâm canh
11
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng vụ, mở rộng quy mô sản xuất…
góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân. (Bảng 22)
Việc đến trường của trẻ em gặp nhiều khó khăn
Hiện nay một số gia đình cần lao động để làm việc đã không cho con
em đến trường, nhiều gia đình không quan tâm tới việc học của con cái dẫn
đến bỏ mặc chuyện học hành, bên cạnh đó người dân lại có tập quán sinh
nhiều con, trong khi đó giá trị sản xuất tăng chậm đã làm cho nhiều hộ không
đủ kinh phí cho con cái đi học, mưa lũ, sạt lở đường làm cho học sinh bỏ học
thường xuyên kết hợp với chất lượng giáo viên thấp, trang thiết bị phục vụ
công tác giáo dục hạn chế làm cho chất lượng giáo dục suy giảm, vì thế mà
nhiều em đã không thể học lên các cấp học cao hơn, từ đó tạo tâm lý chán
trường dẫn đến bỏ học…(Bảng 23)
Như đã phân tích ở phần trước, đa số trẻ em đều đi học đúng tuổi và tỷ
lệ trẻ em phải nghỉ học trong độ tuổi ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, vẫn
còn một số hộ do điều kiện kinh tế khó khăn cho nên vẫn phải cho con em
mình nghỉ học để lao động. Tỷ lệ này không cao, dao động từ 4,9-12,8%.
(Bảng 24)
Kết quả điều tra cho thấy: Hộ có điều kiện kinh tế càng thấp thì tỷ lệ
trẻ em nghỉ học càng cao. Điều này cho phép khẳng định điều kiện về kinh tế
có ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ em đến trường. Tỷ lệ trẻ em nghỉ học do điều kiện
kinh tế cao nhất là ở nhóm hộ có thu nhập dưới 10 triệu đồng/hộ/năm, chiếm

19% tổng số hộ điều tra và thấp nhất là ở nhóm hộ có thu nhập trên 25 triệu
đồng. Hộ nghèo chủ yếu nằm trong nhóm có thu nhập dưới 10 triệu
đồng/năm, do vậy nhóm hộ nghèo sẽ là nhóm hộ có tỷ lệ trẻ em phải nghỉ học
cao nhất.
12
Những trở ngại do khoảng cách địa lý đối với hoạt động khám chữa
bệnh
Đa số các xã hiện nay đều có trạm y tế cho nên khi ốm đau mọi người
đều đến trạm y tế xã để chữa bệnh. Khoảng cách từ nhà đến nơi khám chữa
bệnh chính là từ nông hộ đến trung tâm xã hoặc huyện. Khoảng cách này
không xa và trung bình khỏang 5km. Trong điều kiện hiện tại đa số người
dân đều phương tiện xe máy để đi lại thì thời gian cho họ đi khám hoặc cấp
cứu những lúc ốm đau chỉ khỏang 20 phút. Tuy nhiên, một số hộ dân cứu ở
xa trong điều kiện đồi núi đi lại khó khăn với với một số xã ở Hà Giang và
Yên Bái thì thời gian cho họ đến trung tâm xã còn lâu hơn nhiều. (Bảng 25)
Có 8.2% số ý kiến cho rằng vẫn còn tình trạng có người bị chết do nhà
ở xa nơi khám chữa bệnh. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì đa số điểm điều tra
thuộc khu vực miền núi, có địa bàn rộng, dân cư lại sinh sống không tập
trung, điều kiện kinh tế ở các vùng này còn nghèo nên không thể xây dựng
nhiều trạm y tế trong 1 xã, bên cạnh đó điều kiện đi lại khó khăn cộng với
việc tập quán thích sống ở trên cao của đồng bào dân tộc thiểu số nên khoảng
cách từ nhà đến trạm xá của nhiều hộ nông dân khá xa, làm cho thời gian đi
đến khám, chữa bệnh tại trạm y tế dài. Mặt khác do nhận thức của người dân
về bệnh tật còn nhiều hạn chế, nhiều người khi mới chớm mắc bệnh đã chủ
quan, không chịu đưa đi chữa trị sớm nên khi mắc phải các bệnh hiểm nghèo
đã không kịp đưa người nhà đến các trung tâm y tế để chữa trị.
4.2. Nguồn vốn vật chất
Nguồn vốn vật chất được phân chia làm 2 loại: Tài sản của cộng đồng
và tài sản của hộ. Tài sản của cộng đồng trong nghiên cứu này xem xét các cơ
sở vật chất cơ bản phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt như: điện, đường

giao thông, trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi, thông tin liên lạc. Tài
13
sản của hộ trong nghiên cứu này khá phong phú bao gồm cả các tài sản phục
vụ sản xuất và các tài sản phục sinh hoạt của hộ.
Những nhân tố thúc đẩy
Sự quan tâm của nhà nước và hỗ trợ của các chương trình, dự án
trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho nông hộ tiếp cận dễ dàng
hơn
Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức trong
nước và quốc tế thông qua các chương trình, dự án, nhiều địa phương đã được
cải thiện được hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, xây dựng mới được trường
học, trạm xá, nhà văn hoá thôn, xã, các các loại thiết bị giáo dục và y tế đã
được bổ sung… nhờ đó mà việc đi lại của bà con nông dân đã bớt khó khăn
hơn, nhiều diện tích trước đây phải nhờ hoàn toàn vào tự nhiên, chỉ cấy, trồng
được 1 vụ đến nay đã sản xuất được 2 vụ, hệ thống trường học và trạm y tế,
nhà sinh hoạt cộng đồng được cải thiện cả về chất lượng và số lượng, cục diện
nông thôn có những thay đổi rõ rệt. Các dự án như Chia Sẻ, 134, 135, dự án
của World Bank v.v… đã xây dựng cho nhân dân địa phương nhiều trường
học, công trình đường, trạm điện, trạm y tế…
Sự hỗ trợ của dự án Chia Sẻ
Sự có mặt của dự án Chia Sẻ ở một số địa phương không những đã làm
thay đổi cục diện nông thôn thông qua việc đầu tư xây dựng những công trình
công cộng, mà còn làm thay đổi khả năng cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần thông qua việc đầu tư kinh phí tổ chức các khoá tập huấn kiến thức đời
sống xã hội cho nhân dân và đầu tư công cụ sản xuất, vật tư đầu vào góp
phần thay đổi khả năng sản xuất theo chiều hướng tích cực cho hộ nông dân,
đặc biệt là đối với nhóm hộ nghèo và cận nghèo.
14
Dự án Chia Sẻ đáp ứng kịp thời các nhu cầu từ sản xuất đến đời sống
của nhân dân như: Xây sân bê tông, làm mái che cho trường mầm non và

trường tiểu học, xây mới trường mầm non, mua sắm trang thiết bị cho trạm y
tế, xây dựng đường giao thông nội thôn, liên thôn hoàn thiện hệ thống kênh
mương, xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho hội trường thôn, hỗ trợ sản
xuất, hỗ trợ hộ nghèo đào giếng, làm nhà vệ sinh, xử lý rác thải, hỗ trợ tiền
cho hộ thuộc diện già cả, neo đơn và ốm đau, tai nạn đột xuất tổ chức các
khoá tập huấn về kỹ thuật sản xuất, công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản,
tuyên truyền luật giao thông…(Hộp 11)
Người dân tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng
Khi trao đổi với các hộ nông dân cho thấy, hầu hết các nông hộ đều
mong muốn cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng với phương châm nhà nước và
nhân dân cùng làm. Mặc dù điều kiện sống của người dân còn nhiều khó
khăn nhưng họ vẫn sẵn sàng đóng góp sức người, sức của để xây dựng hệ
thống cơ sở hạ tầng ở nơi mà họ đang sinh sống và sản xuất. Đây thực sự là
nhân tố thuận lợi trong việc triển khai thực hiện các chương trình dự án hỗ
trợ phát triển hạ tầng cho vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào thiểu số, vùng
đặc biệt khó khăn cũng như việc quản lý và sử dụng, khai thác các công trình
sau này. (Hộp 12)
Người nghèo được nhiều dự án quan tâm hỗ trợ
Hầu hết các chương trình, dự án đều tập trung vào hỗ trợ nguồn lực
cho các hộ nghèo, đây là điều kiện thuận lợi để hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn
vật chất và phát triển sản xuất. Chúng ta hoàn có thể khẳng định được điều
này vì
15
+ Đối tượng mà các dự án 134, 135, 139… lựa chọn là xã nghèo, trong
đó việc xây bể nước, làm nhà vệ sinh, hỗ trợ gạo, xoá nhà tạm… chỉ có người
nghèo mới được hưởng.
+ Đối tượng mà các dự án Tầm nhìn thế giới, PLAN lựa chọn chủ yếu
cũng vẫn là người nghèo. Các dự án này hỗ trợ những người có trình độ thấp
trong việc lập kế hoạch sản xuất, tập huấn kiến thức chuyên môn kỹ thuật…
trong đó chủ yếu là hộ nghèo.

+ Đối tượng mà dự án Chia Sẻ đầu tư cũng là những hộ nghèo, cận
nghèo, được bình bầu dân chủ trong những cuộc họp thôn với tinh thần hỗ trợ
những người khó khăn nhất trước, không phân biệt giới tính, không phân biệt
dân tộc, tôn giáo.
Người dân có ý thức cao trong việc phát triển sản xuất
Qua điều tra cho thấy, đa số hộ nông dân có ý thức trong việc phát
triển sản xuất nâng cao thu nhập, từng bước tích luỹ, mua sắm công cụ, trang
thiết bị phục vụ sản xuất. (Hộp 13)
Sự công bằng trong việc tiếp cận nguồn vốn cơ sở hạ tầng
Kết quả thảo luận PRA cho thấy không có sự phân biệt theo giới tính,
dân tộc, trình độ, điều kinh kinh tế của các hộ gia đình trong việc tiếp cận các
nguồn vốn này. Tất cả các hộ nếu có nhu cầu chữa bệnh, nhu cầu cho con cái
đi học hành đều được đáp ứng như nhau. Tất cả các loại hộ đều được sử dụng
các công trình công cộng như điện, nước, nhà văn hoá thôn… và không có sự
phân biệt nào.(Hộp 14)
Những nhân tố cản trở
Cơ sở hạ tầng khó khăn là cản trở lớn nhất của người dân
Đường giao thông nông thôn còn nhiều khó khăn, mặc dù tại tất cả các
địa phương đã có đường ô tô vào đến tận trung tâm thôn, xã. 100% số xã có
16
đến trung tâm xã nhưng đến nay đường vào trung tâm các thôn có tỷ lệ bê
tông hoá thấp, chất lượng đường vào thôn kém, người dân gặp phải rất nhiều
khó khăn trong việc đi lại vào mùa mưa. (Hộp 15)
Một số địa phương do xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia đã
gây nên tình trạng rất khó khăn trong đi lại và sản xuất.
Về giao thông nội đồng: Tỷ lệ diện tích có giao thông nội đồng ở thấp
và đường dẫn đến các vùng sản xuất chủ yếu là đường nhỏ, rất khó khăn cho
việc vận chuyển vật tư sản xuất và mang máy móc đến vùng sản xuất. Mặc
dù những năm gần đây nhà nước, nhân dân và các dự án, tổ chức hỗ trợ xây
dựng đường giao thông nội đồng nhưng nhìn chung đến nay giao thông nội

đồng vẫn là vấn đề nhức nhối đối với sản xuất của bà con nông dân.
Như vậy có thể kết luận rằng giao thông nông thôn và giao thông nội
đồng chưa được đầu tư thỏa đáng thực sự là cản trở lớn đối với hộ nông dân,
đặc biệt là hộ nghèo
Về thuỷ lợi: Trong những năm qua dự án Chia Sẻ, dự án 135 và nhiều
dự án khác đã đầu tư cho bà con nông dân xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi
như: Bê tông hoá hệ thống kênh mương, xây đập giữ nước… nhưng đến nay
diện tích lúa không chủ động được nước tưới còn nhiều, nguyên nhân chủ
yếu là do thiếu kênh mương, thiếu nguồn nước dẫn vào, nhiều diện tích phụ
thuộc vào nước trời nên chỉ có thể trồng được 1 vụ. (Hộp 16)
Hệ thống tưới, tiêu chưa đảm bảo, tỷ lệ bê tông hoá vẫn còn thấp, khi
có lũ lụt thường xảy ra sạt lở gây mất chủ động trong tưới nước và tiêu nước
khi ngập úng.
Nước sinh hoạt: Mặc dù đã được đầu tư khá nhiều nhưng nhìn chung
nước sinh hoạt cho bà con nông dân thiếu khá nhiều, đặc biệt là vào mùa khô.
(Hộp 17)
17
Điện: Tại các địa phương dân sống tập trung đông, địa hình không khó
khăn cho việc xây dựng đường đây, trạm cao thế, hạ thế như Quảng Trị thì đa
số nông hộ đều đã được kéo điện và sử dụng điện lưới quốc gia, tuy nhiên đến
nay điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất vẫn còn thiếu trầm trọng, hệ thống
đường dây kém chất lượng, vào mùa nóng xảy ra hiện tượng mất điện thường
xuyên do thiếu điện cấp. (Hộp 18)
Tại một địa phương vùng sâu, vùng xa do tập quán thích sống ở trên
cao, dân lại ở thưa thớt rất khó khăn cho việc mắc trạm điện đến từng khu
vực người dân muốn mắc điện thì phải tự chuẩn bị dây, cột nên nhiều hộ
nghèo vẫn chưa được tiếp cận mạng lưới điện quốc gia vì chi phí lắp đặt
đường dây quá cao so với khả năng chi trả của họ. (Hộp 19)
Hệ thống truyền thông: Hầu hết các xã có loa đài truyền thông nhưng
chủ yếu là loa truyền thông cấp xã, hệ thống này không đảm bảo được việc

cung cấp thông tin cho người dân. Tỷ lệ thôn có loa phóng thanh thấp, chất
lượng thiết bị kém, thời lượng phát ngắn, không đáp ứng được nhu cầu thông
tin của nhân dân. Đây là một trong những điểm yếu của công tác truyền
thông.
Các phương tiện truyền thông khác có sự khác biệt giữa các địa
phương. Ở Quảng Trị hệ thống thông tin truyền thông tốt hơn 2 tỉnh còn lại.
(Hộp 20)
Về nhà văn hoá thôn: Hiện nay còn rất nhiều thôn chưa có nhà sinh
hoạt cộng đồng, đặc biệt là những thôn thuộc các xã vùng sâu, vùng xa. Để tổ
chức các cuộc họp, các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt cộng đồng, những
thôn này phải nhờ gia đình của một ai đó trong thôn. Nhiều thôn tuy đã có
nhà sinh hoạt cộng đồng nhưng phần nhiều trong số đó còn chật hẹp, xuống
cấp trầm trọng, nhiều thôn có nguy cơ sụp, đổ, bên cạnh đó các trang thiết bị
phục vụ sinh hoạt không đủ, nhiều nhà văn hoá thôn không có ghế để cho
18
nhân dân ngồi mỗi khi đến dự họp. Chỉ có một số thôn do dự án Chia Sẻ hỗ
trợ đảm bảo được về mặt diện tích và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt. (Hộp
21)
Các cơ sở chế biến NLS, các cơ sở dịch vụ SX: Tất cả các địa phương
điều tra đều không có cở sở chế biến nông lâm sản lớn, đa số nông sản được bán
cho tư thương để đem đi chế biến, tiêu thụ ở nơi khác. Chỉ có một số hộ rất ít hộ
nông dân làm nghề tiểu thủ công nghiệp nhỏ như: nấu rượu, làm đậu phụ, xay xát,
phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đây thực sự là cản trở đối với việc mở
rộng quy mô sản xuất và tăng thu nhập trên một đơn vị sản phẩm.
Đô thị, khu CN: Trên địa bàn điều tra không có khu công nghiệp nào,
đây là một cản trở trong việc tiêu thụ nông sản cũng như tìm kiếm việc làm
của lực lượng lao động tại địa phương.
Các công trình dịch vụ công cộng: Nhìn chung, hệ thống trường học,
trạm xá, chợ nông thôn, nhà văn hoá thôn… chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập
và khám chưa bệnh cho nhân dân.

Hiện tại đã có nhiều trường học được xây dựng kiên cố nhưng các
trường học ở các địa phương vẫn đang thiếu lớp học, đặc biệt là thiếu lớp cho
học sinh mẫu giáo và học sinh tiểu học, có nơi còn thiếu cả trường cấp 2. Bên
cạnh đó các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập đã lạc hậu và
xuống cấp, nhiều thiết bị đến nay đã không thể sử dụng được gây cản trở
đáng kể cho công tác giảng dạy và học tập tại địa phương. (Hộp 22)
Hiện nay đa số xã có trạm y tế kiên cố, các trạm y tế tại các xã đều có
từ 3-5 giường bệnh, đáp ứng được phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của
nhân dân. Tuy nhiên, hầu hết các trạm y tế đều không có bác sỹ chuyên khoa,
các loại thiết bị y tế còn thiếu, chỉ có thể khám, chữa được những bệnh thông
thường, do vậy khi có bệnh nặng người dân phải chuyển lên tuyến huyện,
tỉnh hoặc trung ương.
19
Về chợ nông thôn: Hiện nay đang thiếu chợ nông thôn để giao lưu,
trao đổi hàng hoá, trung bình khoảng 4-5 xã mới có 1 chợ nông thôn. Khoảng
cách từ các hộ nông dân đến chợ tương đối xa, đường xá đi lại khá khó khăn,
với khoảng cách này các hộ nông dân đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong
việc mua bán sản phẩm vật tư đầu vào, đầu ra của các hộ nông dân.
Về máy móc phục vụ sản xuất: Hiện nay các hộ nông dân đã từng
bước sử dụng máy cày, máy bừa vào sản xuất, tuy nhiên do hệ thống giao
thông nội đồng kém chất lượng, trình độ sử dụng của bà con còn nhiều hạn
chế nên việc đưa các máy móc hiện đại vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt là đưa máy móc vào vùng ruộng bậc thang. Việc sử dụng máy tuốt
lúa, máy xay xát lúa đã được 100% hộ nông dân sử dụng, tuy nhiên đây mới
chỉ là một khâu trong quá trình sản xuất. Vấn đề đưa máy móc vào phục vụ
sản xuất cũng là một khó khăn đối với các hộ nông dân hiện nay. (Hộp 23)
4.3. Nguồn vốn tài chính
Những khó khăn về tài chính làm cho khả năng trỗi dậy của kinh tế
nông hộ bị giảm sút, muốn cải thiện được kinh tế nông hộ thì việc tăng đầu tư
nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm là

một nhu cầu tất yếu. Trong điều kiện như hiện nay, khi mà khả năng tích luỹ
của hộ nông dân rất thấp, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức phi chính
phủ ngày càng giảm, thì việc vay vốn để đầu tư được coi là hành vi quan
trọng nhất để thoả mãn về mặt tài chính.
Những nhân tố thúc đẩy
Nhìn chung tỷ lệ hộ vay vốn là khá cao, đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo vay
được vốn là tương đối lớn. Có được điều này là do có 3 sự tác động hỗ trợ:
Thứ nhất, trên các địa bàn có nhiều nguồn tín dụng mà các hộ nông dân có
thể tiếp cận như Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và
PTNT, các quỹ hỗ trợ phát triển, các dự án; Thứ 2, có sự đóng góp rất lớn của
20
Ngân hàng Chính sách Xã hội thông qua việc áp dụng chính sách cho vay tín
chấp với lãi suất ưu đãi; Thứ 3 là sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể chính trị
xã hội thông qua việc đứng ra bảo lãnh tín chấp cho nông dân vay vốn và
hướng dẫn làm thủ tục vay vốn.
Qua điều tra cho thấy, ở các địa phương khác nhau thì tỷ lệ hộ vay
được vốn của các nhóm hộ cũng khác nhau, điều này cho thấy tính đặc thù về
nguồn vốn và khả năng tiếp cận các vốn của nông hộ ở mỗi địa phương. Tuy
nhiên cho dù là ở địa phương nào đi chăng nữa thì hộ trung bình và hộ nghèo
vẫn là 2 nhóm vay nhiều nhất. Đây chính là yếu tố thuận lợi thúc đẩy hộ
nghèo tiếp cận nguồn vốn tài chính nhưng vấn đề là ở chỗ hộ nghèo có nhu
cầu vay vốn hay không và hộ nghèo có biết sử dụng vốn vay hay không.
(Bảng 40)
Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ hộ vay được vốn của các nhóm hộ
thuộc xã có dự án Chia Sẻ và không có dự án Chia Sẻ ở các tỉnh có sự khác
biệt. Nếu như tỷ lệ hộ vay được vốn ở của các hộ thuộc xã có dự án Chia Sẻ 2
tỉnh Hà Giang và Quảng Trị cao hơn hộ thuộc xã không có dự án Chia Sẻ thì
điều này lại xảy ra ngược lại đối với trường hợp ở tỉnh Yên Bái. Do vậy
không có minh chứng để chứng minh khả năng hỗ trợ của dự án Chia Sẻ
trong việc tăng cường khả năng vay vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín

dụng của các nhóm hộ. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên số hộ được vay tín
chấp ở vùng dự án cao hơn so với ở địa phương ngoài vùng dự án mà nguyên
nhân có thể là do ở trong vùng dự án vốn xã hội đã được nâng cao đáng kể.
(Bảng 41)
Nhìn chung, thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian làm thủ tục vay vốn
ngắn, bình quân khi vay vốn mỗi hộ phải đến ngân hàng 2.3 lần và thời gian
trung bình từ lúc nộp hồ sơ đến lúc vay được là 19 ngày, có được điều này là
21
do trong những năm qua các ngân hàng đã tinh giảm tối đa các thủ tục rườm
rà khi cho nông hộ vay vốn và đặc biệt là do có sự hỗ trợ làm thủ tục vay vốn,
đứng ra bảo lãnh tín chấp của các đoàn thể chính trị xã hội. Qua điều tra cho
thấy, nhiều phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người không biết chữ - những
người không có khả năng làm thủ tục vay vốn đều được các đoàn thể đứng ra
hướng dẫn làm thủ tục vay vốn. Sự tồn tại của các đoàn thể chính trị xã hội
thực sự là nhân tố hỗ trợ đối với việc tiếp cận vay vốn của hộ nông dân, đặc
biệt là hộ nghèo, dân tộc thiểu số, phụ nữ và người mù chữ. (Bảng 42)
Được tập huấn sử dụng vốn có hiệu quả
Với trình độ dân trí như hiện nay việc tập huấn sử dụng đồng vốn sao
cho có hiệu quả là một nhu cầu quan trọng và cần thiết. Việc thường xuyên
mở các lớp tập huấn kiến thức sử dụng vốn sau khi vay cho hộ nông dân thực
sự là nhân tố hỗ trợ có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của mọi
nhóm hộ.
Có được điều này là do các khoá tập huấn của dự án Chia Sẻ được hình
thành trên cơ sở nhu cầu kiến thức sản xuất của các hộ nông dân và đó cũng
là động cơ chính mà nông dân vay vốn. (Bảng 43)
Tuy ở mỗi địa phương có tỷ lệ hộ được tập huấn ở các nhóm hộ có sự
khác nhau nhưng nhìn nhóm hộ nào cũng có người được tập huấn. Trong điều
kiện sản xuất kinh doanh ở hộ nông dân khá đa dạng và phức tạp làm thời
điểm vay vốn của các nông hộ cũng đa dạng theo thì việc tập huấn kiến thức
sử dụng vốn sau khi vay cho hộ nông dân sẽ gặp phải nhiều khó khăn phức

tạp vì thời gian vay vốn không đồng nhất nhưng tỷ lệ hộ được tập huấn sau
khi vay vốn vẫn đạt được 32,12% là một sự nỗ lực rất lớn của chính quyền
địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các dự án Như vậy có thể
kết luận rằng sự quan tâm của chính quyền và các đoàn thể, chính trị, các dự
22
án trong việc tập huấn kiến thức sử dụng vốn cho nông hộ sau khi vay là một
nhân tố hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. (Bảng 44)
Mặc dù tỷ lệ được tập huấn còn thấp song đa số các hộ đã sử dụng vốn
đúng mục đích vì sau khi cho vay vốn một thời gian các ngân hàng và các tổ
chức tín dụng luôn có chương trình phối hợp với các địa phương để kiểm tra
các hộ vay vốn xem có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, trong
trường hợp hộ vay vốn không tuân thủ thoả thuận ban đầu mà sử dụng sai
mục đích thì ngân hàng sẽ thu hồi lại vốn, thậm chí tiến hành xử phạt nên
nhiều hộ nông dân không dám sử dụng vốn vay một cách tuỳ tiện. Tuy nhiên
đến nay tại các địa phương điều tra chưa có trường hợp nào buộc ngân hàng
phải tiến hành thu hồi lại vốn vay. (Bảng 45)
Những nhân tố cản trở
Hộ nông dân thiếu vốn sản xuất và tiêu dùng
Vốn là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định trong sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng của mọi đối tượng tham gia sản xuất, trong đó có nông
dân. Mặc dù tỷ lệ hộ vay được vốn khá cao song người dân ở các tỉnh điều tra
vẫn thiếu vốn (chiếm tới 88% tổng số hộ khảo sát), vậy nguyên nhân thực sự
của vấn đề này là gì? Chúng tôi sẽ làm rõ các nguyên nhân đó ngay trong
phần dưới đây:
Kết quả thảo luận từ các cuộc PRA và kết quả điều tra cho biết có 2
dạng thiếu vốn, trong đó có cả thiếu vốn sản xuất (chiếm 84% số trả lời) và
thiếu vốn để tiêu dùng (4% số trả lời) nhưng thiếu vốn để sản xuất là chủ yếu.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vốn: Một là, người dân
không có tích luỹ từ quá trình sản xuất; Hai là, người dân không vay được
vốn vì nhiều lý do khác nhau, cụ thể là: Do người dân có tâm lý không dám

23
vay ngân hàng vì lo sợ không trả được hoặc luôn nghĩ rằng mình thiếu vốn
để sản xuất; Do một số hộ không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng;
Do hộ nông dân có thể vay được từ tư nhân, HTX nhưng không thể vay được
số lượng lớn và lãi suất vốn vay từ các nguồn khá cao; Một lý do nữa đó là
nhiều người có thể vay được vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội nhưng vay
nguồn này thường có định mức thấp, lại không đáp ứng đúng thời điểm vì
cho vay theo đợt, đối tượng vay được từ nguồn này phải tham gia các đoàn
thể như (hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ…) vì ngân hàng vay
tín chấp qua các đoàn thể nhưng tỷ lệ người tham gia các đoàn thể này lại
không cao, bên cạnh đó đối tượng ưu tiên vay vốn ở nguồn vốn này lại là hộ
nghèo nên nhiều hộ giàu và khá không tiếp cận vay vốn được từ nguồn này.
(Bảng 46 và Hộp 24)
Nguồn vốn mà hộ nông dân dễ dàng vay vốn đó là vay từ họ hàng, anh
em, bạn bè… tuy không mất lãi suất nhưng chỉ vay được số tiền rất ít với thời
gian ngắn để phục vụ chi tiêu sinh hoạt trước mắt chứ không đáp ứng được
nhu cầu cho sản xuất. Một số hộ còn không có nguồn vốn để vay nhưng tỷ lệ
này không nhiều.
Thiếu vốn là rào cản lớn đối với việc mở rộng quy mô sản xuất và
tăng năng suất cây trồng vật nuôi ở các hộ nông dân điều tra hiện nay. Kết
quả điều tra cho thấy: Các hộ điều tra thiếu cả vốn cho sản xuất và vốn để
tiêu dùng, trong đó thiếu vốn cho sản xuất là chủ yếu. Tỷ lệ hộ thiếu vốn của
các xã có dự án Chia Sẻ là 86.43% thấp hơn so với tỷ lệ hộ thiếu vốn ở xã
không có dự án Chia Sẻ. Có được sự khác biệt này cũng là do có sự hỗ trợ vật
chất (con giống, tiền, công cụ sản xuất ) của dự án Chia Sẻ. (Bảng 47)
24
Tỷ lệ hộ thiếu vốn cho tiêu dùng ở các xã có dự án Chia Sẻ thấp hơn so
với các xã không có dự án Chia Sẻ và tỷ lệ hộ nông dân thiếu vốn cho sản
xuất thấp hơn so với xã không có dự án Chia Sẻ, điều này cho thấy các hỗ trợ
trực tiếp của dự án Chia Sẻ có tác dụng tích cực giúp hộ nông dân cải thiện

điều kiện tài chính của mình. (Bảng 48)
Nghiên cứu về nguồn vay và khả năng vay vốn tối đa của các hộ nông
dân tại các tỉnh điều tra cho thấy: Mặc dù người dân có thể vay vốn ở nhiều
nguồn khác nhau nhưng khả năng vay vốn tối đa của họ lại rất thấp. Không
có nguồn vốn nào mà hộ nông dân có thể vay được bình quân/1 hộ đến 21
triệu đồng vì chính sách đặc thù của từng ngân hàng và tổ chức tín dụng, vì
người dân thiếu tài sản thế chấp… Mặt khác, người dân không thể vay cùng
một lúc từ nhiều nguồn (loại trừ trường hợp vay người thân thì chỉ vay được
ít và vay tư nhân thì phải chịu lãi suất rất cao). Trong 3 tỉnh điều tra, mức vốn
tối đa có thể vay cao nhất là ở Quảng Trị nhưng mức vay bình quân cao nhất
là vay ở Quỹ tín dụng cũng chỉ lên đến 20,23 triệu đồng/hộ. Khả năng vay
vốn tối đa thấp thực sự là rào cản lớn đối với sự phát triển của kinh tế nông
hộ vì vốn ít thì đương nhiên sẽ kéo theo hạn chế đầu tư mở rộng quy mô và
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. (Bảng 49)
Đa số hộ nông dân có khả năng vay vốn nhưng mức vay vốn bình
quân/ 1 hộ thấp, khả năng vay vốn giữa các hộ ở xã có dự án Chia Sẻ và xã
không có dự án Chia Sẻ ít có sự chênh lệch. Kết quả điều tra cho thấy: 80,3%
số hộ có khả năng vay vốn ngân hàng, 8% số hộ có thể vay vốn từ Quỹ tín
dụng, 27,4% số hộ có thể vay vốn từ người thân, 6,1% số hộ có thể vay vốn
từ các nguồn khác. Bình quân mỗi hộ có thể vay ngân hàng tối đa là 13,8
triệu đồng, có thể vay quỹ tín dụng tối đa là 14,68 triệu đồng, vay người thân
tối đa là 6,4 triệu đồng và vay các nguồn khác tối đa là 5,04 triệu đồng. Trong
điều kiện giá cả leo thang và đặc thù sản xuất của các địa phương như hiện
nay, với lượng vốn tối đa mà hộ nông dân có thể vay như vậy thì việc mở
rộng quy mô sản xuất sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy có thể kết luận rằng
25

×