Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm của công ty gạch đá ốp lát cao cấp vinaconex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.19 KB, 64 trang )

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có những hoạch định
chiến lược trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Việc xác định rõ những gì doanh
nghiệp cần phải làm trong tương lai là một công việc vô cùng quan trọng của các nhà
quản trị. Đặc biệt một nhà quản trị tốt cần có các kiến thức về quản trị marketing.
Ngày nay xã hội càng đòi hỏi mỗi chúng ta phải có những am hiểu về Marketing một
cách sâu sắc. Bởi vì quản trị marketing có vai trò sống còn trong sự tồn tại của doanh
nghiệp. Marketing ngày nay có những vai trò sau:
-Các hoạt động marketing làm cho sản phẩm, của cải trong xã hội tăng lên cả chất
lượng lẫn số lượng, giá thành hạ và giá cả bình ổn.
- Marketing làm tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu hút khách hàng, tăng
lợi nhuận, phúc lợi xã hội sẽ tăng
- Hoạt động marketing tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, đời sống xã hội ngày một
được cải thiện và nâng cao.
Đối với các doanh nghiệp ngày nay, Marketing có những vai trò sau:
- Marketing giúp các doanh nghiệp đến gần được với người tiêu dùng hơn, từ đó có thể
cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng
- Marketing chỉ ra cho doanh nghiệp phải cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia
tăng dịch vụ, định giá phù hợp để đứng vững được trước những biến động của thị
trường.
- Marketing tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng đững vững trước những biến
động của thị trường, đồng thời tạo đà để giành thị phần trong cuộc chạy đua với các
đối thủ cạnh tranh.
Ngày nay để chuẩn bị kỹ càng các kiến thức cần có, chúng ta phải học tập một cách
nghiêm túc trên ghế nhà trường. Việc làm đồ án môn học quản trị Marketing sẽ giúp
một học sinh ngành quản tri thêm những kinh nghiệm quý giá như:
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp những kiến thức đã học trên lớp.
- Rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm cho sinh viên.
Với vai trò và mục đích như vậy, đồ án có mục đích là:


“Hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm của công ty gạch
đá ốp lát cao cấp VINACONEX”
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
Và các nội dung chủ yếu em sẽ được giải quyết trong đồ án môn học là:
- Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua.
- Xác định nhu cầu và quy mô của thị trường từ năm 2011 đến năm 2015 cho các sản
phẩm.
- Hoạch định chiến lược Marketing đối với sản phẩm
- Hoạch định chương trình Marketing đối với một sản phẩm năm 2011.
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
2
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN GẠCH ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX
1.1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
GẠCH ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX
1.1.1: lỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY:
Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX) được
thành lập vào năm 1988 và nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn lớn của
ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đặc biệt trong
lĩnh vực đá ốp lát các loại. Với phương châm liên tục đổi mới và phát triển, với tư cách
là đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, VINACONEX đã đầu tư xây
dựng VICOSTONE trở thành đơn vị sản xuất đá ốp lát cao cấp nhân tạo cốt liệu thạch
anh. Chỉ sau ba năm kể từ ngày thành lập, VICOSTONE đã trở thành một trong những

thương hiệu có uy tín tại cả năm châu lục.
Ngày 19 tháng 12 năm 2002, Nhà máy Đá ốp lát cao cấp VINACONEX - tiền
thân của Công ty cổ phần Đá ốp lát cao cấp VINACONEX được thành lập theo Quyết
định số 1719QĐ/VC - TCLĐ của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây
dựng Viêt Nam để thực hiện đầu tư dự án: dây chuyền sản xuất đá ốp lát cao cấp nhân
tạo sử dụng chất kết dính hữu cơ (Bretonstone) và dây chuyền đá ốp lát cao cấp nhân
tạo sử dụng chất kết dính xi măng (Terastone)
Qua nhiều năm hoạt động trên thị trường công ty đã đạt được rất nhiều thành
tích đáng kể:
- Thương hiệu sản phẩm uy tín hàng đầu Việt Nam tại Hội chợ quốc tế
chuyên ngành Xây dựng, vật liệu xây dựng và nội thất (VICONSTRUCT
2006)
- Bộ Thương Mại tặng Bằng khen Công ty có thành tích khai thác mặt
hàng mới, thị trường mới và xuất khẩu có hiệu quả năm 2005
- Bằng khen của Hội Vật Liệu Xây Dựng về thành tích xuất sắc trong
Xuất khẩu Vật liệu xây dựng 2001 – 2005.
Một số thông tin về công ty:
 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP
VINACONEX
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
3
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
 Tên tiếng Anh: VINACONEX ADVANCED COMPOUND STONE
JOINT STOCK COMPANY
 Tên viết tắt: VICOSTONE
 Lô gô của công ty:
o
 Trụ sở: Khu công nghiệp Bắc Phú Cát, Xã Thạch Hà, Huyện Thạch

Thất, Thành phố Hà Nội
 Điện thoại: 0343.685.828
 Địa chỉ Email:
 Website: www.vicostone.com
 Fax: 0343.686.652
 Giấy chứng nhận kinh doanh số: 0303000293 do sở kế hoạch và đầu tư
tỉnh HÀ Tây( nay là Thành Phố Hà Nội) cấp lần đầu ngày 02 tháng 06 năm
2005
 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Hiện nay công ty đang tham gia vào các
lĩnh vực kinh doanh như: sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, gạch
ốp lát cao cấp
 Thời hạn hoạt động của công ty:
1.1.2 CÁC SẢN PHẨM MÀ CÔNG TY HIỆN ĐANG SẢN XUẤT KINH DOANH
Hiện nay công ty VICOSTONE có ba dòng sản phẩm gồm: đá Bretonstone, đá
Terastone và đá Hi-tech Stone. Tuy nhiên dòng sản phẩm đá Bretostone và dòng sản
phẩm đá Terastone là sản phẩm chủ lực của công ty . Còn đá Hi-tech stone là các
dòng sản phẩm phụ.
1.2PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1.2.1 MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được đặt trong các mối quan hệ phức tạp với
nhiều các yếu tố của môi trường bên ngoài. Việc phân tích các yếu tố của môi trường
bên ngoài là một khâu then chốt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
4
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
doanh nghiệp. Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được
các cơ hội và đe dọa đối với chính doanh nghiêp mình. Đồng thời nó cũng cung cấp
cho ta các số liệu cần thiết để ra các chiến lược đối sách cho hoạt động sản xuất kinh

doanh.
1.2.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
 Đối thủ cạnh tranh:
Doanh nghiệp đang tham gia vào lĩnh vực sản xuất gạch đá ốp lát cao cấp là ngành
kinh doanh có khá nhiều đối thủ cạnh tranh. Hiện nay trên thị trường, các đối thủ cạnh
tranh chính của công ty bao gồm:
Công ty sản xuất và xuất khẩu gạch đá ốp lát trong nước cũng như quốc tế. Bao gồm
các công ty như:
- Công ty cổ phần Đá ốp lát và xây dựng COSEVCO
- Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Nội
- Công ty Indochina Stone Việt Nam
- Các công ty xuất nhập khẩu và phân phối các dòng sản phẩm được sản xuất từ
các nước khác trong khu vực
 Khách hàng:
Là những người có ảnh hưởng quan trọng tới sự sống còn của công ty. Khách hàng
của công ty bao gồm các tổ chức và cá nhân.
Khách hàng là các cá nhân:Họ quan tâm nhiều tới giá cả, các chính sách khuyến mại
Khách hàng là các tổ chức:Họ thường quan tâm tới chất lương các loại sơn , sự nổi
tiếng của thương hiệu các công ty sơn. Vì vậy công ty nên tăng cường các hoạt động
quảng cáo, chiêu thị ,cổ động để quảng bá thương hiệu của mình bên cạnh đó cần nâng
cao chất lượng sản phẩm của công ty. Các khách hàng lớn của công ty bao gồm:
- Công ty W.K Marble& Granite PTY Ltd (Úc)
- Công ty Sincrest International PTE Ltd (Singapore)
- Công ty Brachot- Herman NV (Bỉ)
- Công ty Innovative (Mỹ)
- Công ty TFI (Mỹ)
- Công ty Venerable Capital SL (Tây Ban Nha)
- Các khách hàng bán lẻ.
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH

5
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
 Môi trường kinh tế:
Thị trường kinh doanh và cung cấp vật liệu xây dựng là một thị trường nhạy cảm với
các diễn biến của nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển và ổn định luôn đi đôi với các
khoản đầu tư lớn vào hạ tầng cơ sở, chính điều này đã làm cho lĩnh vực cung cấp vật
liệu xây dựng trở thành một thị trường hấp dẫn thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia.
Vì vậy, trong tương lai không xa, chắc chắn sẽ xuất hiện thêm không ít những doanh
nghiệp mới thành lập đáng chú ý là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
cùng những công nghệ sản xuất mỗi ngày một tiến tiến hơn, hiện đại hơn Những
yếu tố trên làm cho tính cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
ngày càng tăng và mỗi ngày một khốc liệt hơn. Đây chính là đe dọa cũng như là thách
thức khá lớn đối với Vinaconex. Nhân tố kinh tế khi xem xét cũng phải có những nhìn
nhận xác đáng để có những chính sách phù hợp vơi yêu cầu hiện tại cua doanh nghiệp.
Hiện tại, VICOSTONE là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam sản xuất dòng sản
phẩm đá ốp lát cao cấp nhân tạo sử dụng chất kết dính hữu cơ và xi măng. Sản phẩm
của Công ty chủ yếu được xuất khẩu sang các nước khác như Úc, Mỹ, EU Do đó,
Công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các nhà máy khác trên thế giới
cùng sản xuất loại sản phẩm tương tự và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tuy
nhiên, do đó xây dựng cho mình được bí quyết công nghệ riêng (know-how) cũng như
chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, cùng với việc tiềm năng thị trường đá ốp lát
nhân tạo cao cấp trên thế giới được đánh giá là rất lớn, Công ty tin tưởng sản phẩm của
mình sẽ có vị trí nhất định trên thị trường thế giới.
Ngoài ra còncó các yếu tố khác như:
* Yếu tố tỉ giá: Hiện nay, nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của Công ty chủ
yếu được nhập khẩu; trên 90% sản phẩm của Công ty được xuất khẩu, các giao dịch
trên đều được thanh toán bằng ngoại tệ, vì vậy, những biến động về tỷ giá của các
đồng ngoại tệ so với đồng Việt Nam tuy có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty nhưng các rủi ro về biến động tỷ giá có thể

được bù trừ lẫn nhau giữa nhập nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm.
 Môi trường luật pháp:
VICOSTONE là công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp, bất cứ sự thay đổi
nào về pháp luật và môi trường pháp lý đều có tác động đến hoạt động sản xuất kinh
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
6
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
doanh của Công ty. Trong những năm qua, Việt Nam đã cố gắng xây dựng và đã hình
thành nên một môi trường pháp lý được đánh giá là khá cởi mở. Tuy nhiên, hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, ổn định và chặt
chẽ (đặc biệt là các quy định về xuất nhập khẩu) sẽ có ít nhiều tác động không tích cực
đến hiệu quả hoạt động của Công ty. Bởi vì công ty chủ yếu tham gia vào môi trường
xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp cho tren 30 quốc gia. Trong đó có những môi trường
khó tính như EU, Hoa Kỳ, Anh, Đức
Việc nghiên cứu và tìm hiểu các thông tin từ môi trường luật pháp sẽ giúp cho doanh
nghiệp tìm thấy những phương hướng cũng như các đối sách tốt nhất để thích ứng hơn
trong môi trường nhiều biến động. Đặc biệt là thực hiện một cách đúng nhất với các
chính sách cũng như pháp luật của nhà nước ta.
 Các yếu tố khác của môi trường bên ngoài:
- Yếu tố đặc thù của ngành nghề kinh doanh:
Công ty chuyên sản xuất đá ốp lát nhân tạo cao cấp là một ngành có công nghệ cao tại
Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, đòi hỏi phải tuân thủ một quy trình sản
xuất rất chặt chẽ, tỷ mỷ, khoa học và chính xác cao. Vì vậy, một sự thay đổi nhỏ, một
sự sai lệch không đáng có so với quy trình sản xuất đó đề ra cũng có thể ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm, doanh thu cũng như uy tín của Công ty.
- Các yếu tố khác: Các yếu tố khác mang tính chất bất khả kháng của môi trường
trường bên ngoài như các yếu tố của môi trường tự nhiên: lũ lụt, thiên tai, động
đất mặc dù có ít khả năng xảy ra đối với doanh nghiệp nhưng một khi xảy ra sẽ

có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động trong công ty . Do đó doanh nghiệp cần có các
phương án dự phòng thích hợp trong các trường hợp này.
1.3 PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY
1.3.1 MỤC ĐÍCH XEM XÉT CÁC NGUỒN LỰC, CÁC NGUỒN LỰC CẦN ĐƯỢC
XEM XÉT
1. Mục đích
Mục đích của việc xem xét các nguồn lực của công ty cũng như việc xet xem
các nguồn lực nào là trọng tâm cần nghiên cứu là việc làm vô cùng quan trọng đối với
một tổ chức. Nó sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm ra những điểm mạnh cũng như các
điểm yếu. Qua đó sẽ giúp cho các nhà quản trị thấy được nhũng mặt tốt doanh nghiệp
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
7
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
cần phát huy và những mặt hạn chế doanh nghiệp đang mắc phải cần rút kinh nghiệm
và hạn chế.
Người xưa có câu: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” nếu doanh nghiệp
không biêt mình thế nào, nguồn lực và khả năng ra sao thì doanh nghiệp rất khó bước
trên con đường thành công. Việc lập ra các chính sách, đối sách, chiến lược cũng như
phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc
xác định các điểm mạnh điểm yếu của công ty thông qua việc tim hiểu các nguồn lực
của chính mình
2. Các nguồn lực cần được xem xét
Một doanh nghiệp kinh doanh bất kỳ đều có rất nhiều các nguồn lực. Tuy nhiên
trong đó sẽ có những nguồn lực được cho là các nguồn lực chính của công ty và cần
được xem xét.
Tài sản và nguồn vốn của công ty là hai nguồn lực quan trọng nhất. Muốn quản
trị tốt doanh nghiệp thì công ty cần phải biết cách tìm hiểu và đánh giá các chỉ tiêu này
sao cho hợp lý

1.3.2 PHÂN TÍCH VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ĐÁ ỐP
LÁT CAO CẤP VINACONEX
1. Tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh
Tình hình tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh của công ty đến ngày 31 tháng 12
năm 2010 thể hiện ở bảng 01 sau đây:
Bảng 01
Các khoản vốn Đơn vị: đồng
1.Tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn 11.979.697.793
2. Tiền mặt 12.865.346.715
3. Tiền gửi ngân hàng
20.468.241.688
4. Phải thu của khách hàng 44.463.235.785
5. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 1.412.965.588
6 .Tài sản cố định hữu hình 201.260.046.803
7. Tài sản cố định vô hình còn lại 184.408.894
8. Đầu tư chứng khoán dài hạn 11.685.365.715
9. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 20.567.154.866
10. Tổng tài sản 324.880.463.947
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
8
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
Qua bảng 01 ta thấy: Tổng tài sản của doanh nghiệp là 324.880.463.947 đồng. Do tác
động của 9 yếu tố, trong đó chỉ tiêu tài sản cố định hữu hình chiếm tỉ trọng cao nhất là
201.260.046.803 vào khoảng: 61.95 %.còn chỉ tiêu tài sản cố định vô hình còn lại
chiếm tỉ trọng thấp nhất là 184.408.894 đồng vào khoảng 0.0567%
Nhìn vào bảng trên ta cũng có thể thấy được, loại hình của công ty là một doanh
nghiệp sản xuất nên chỉ tiêu tài sản cố định chiếm tỉ trọng cao trong tổng thể tài sản
của doanh nghiệp

Tổng số nguồn vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ các nguồn sau theo
bảng số 02:
Bảng 02
Bảng 02
NGUỒN VỐN Đơn vị: VNĐ
A- NỢ PHẢI TRẢ 106.785.634.818
I- Nợ ngắn hạn 11.287.364.740
1. Phải trả cho người bán 6.482.186.768
2. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 4.127.768.184
3. Phải trả công nhân viên 278.546.930
4. Các khoản phải trả, phải nộp khác 398.862.857
II- Nợ khác 95.498.270.078
1. Chi phí phải trả 19.808.782.289
2. Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 75.689.487.789
B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 218.094.829.129
I- Nguồn vốn, quỹ 32.189.687.789
1. Nguồn vốn kinh doanh 168.364.462.680
2. Lợi nhuận chưa phân phối 17.540.687.660
TỔNG NGUỒN VỐN 324.880.463.947
Nhận xét: Qua bảng 02 ta thấy tình hình tổng nguồn vốn của công ty là
324.880.463.947Đồng. Trong đó chỉ tiêu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn
nhất là 218.094.829.129 đồng, tức là chiếm khoảng 67.13%
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
9
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
2. Tài sản của công ty:
Tình hình tài sản của công ty thể hiện qua bảng số 03 như sau:
Bảng 03 Đơn vị tính: Đồng

TT Tài sản Nguyên giá Giá trị còn lại
Tỷ lệ còn
lại (%)
1 Máy móc thiết bị 258.444.307.159 164.610.506.504 63,69
2 Nhà cửa vật kiến trúc 34.165.526.193 25.251.939.878 73,91
3 Phương tiện vận tải truyền dẫn 8.797.811.907 6.322.272.848 71,86
4 Thiết bị dụng cụ quản lý 570.309.153 311.339.357 54,59
5 Tài sản cố định khác 5.581.870.004 4.579.579.322 82,04
6
Tài sản cố định vô hình (Phần
mềm máy tính)
229.967.400 184.408.894 80,19
Tổng 307.789.791.816
201.260.046.80
3
(Nguồn: BCTC Vicostone)
Qua bảng số 03 ta nhận thấy tài sản của công ty chủ yếu là các máy móc thiết bị và
nhà xưởng văn phòng do đặc điểm của công ty là công ty sản xuất nên máy móc và
nhà xưởng chiếm giá trị cao trong tổng số giá trị tài sản của công. Do các sản phẩm
được sử dụng trong các dây truyền sản xuất của công ty nên nó bị hao mòn nhiều vì
vậy giá trị khấu hao của các loại máy móc thiết bị này cũng khá lớn.
1.3.3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH
ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX
Tổng số lao động trong Công ty tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2010 là: 337
lao động, cơ cấu lao động được phân theo các tiêu chí sau:
Bảng 04 Cơ cấu lao động phân theo trình độ:
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
10
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING

GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
TT Trình độ Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)
01 Trên đại học 03 0,89
02 Đại học 54 16,02
03 Cao Đẳng 24 7,12
04 Trung cấp 16 4,75
05 Công nhân kỹ thuật 233 69,14
06 Lao động phổ thông 7 2,08
Tổng số 337 100
Bảng 05: Cơ cấu lao động phân theo giới tính:
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
11
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
* nhận xét:
Qua bảng cơ cấu lao động trên của công ty ta thấy rằng Công ty Cổ phần gạch đá ốp
lát cao cấp VINACONEX có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề với trình độ
khoa học kỹ thuật tiên tiến, tay nghề giỏi. Việc phân bố lao động của Công ty là hợp
lý, đáp ứng nhu cầu quản lý.
Công ty luôn đảm bảo cho toàn thể CBCNV 100% có việc làm, thu nhập ổn định
- Năm 2005: 2.133.316 đồng/người/tháng.
- Năm 2006: 2.510.670 đồng/người/tháng.
- 09 tháng đầu năm năm 2009: 3.347.972 đồng/người/tháng.
1.3.4 PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ĐÁ ỐP
LÁT CAO CẤP VINACONEX
1.3.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
Công ty cổ phần gạch đá ốp lát cao cấp VINACONEX là một công ty xây dựng
theo hình thức công ty cổ phần. Do vậy mà công ty lựa chọn cho mình sơ đồ cơ cấu
kiểu trực tuyến chức năng

Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
Stt Giới tính
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ (%)
01 Nam 287 85,16
02 Nữ 50 14,84
Tổng số 337 100
12
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
1.3.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
• Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty, bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp thường kỳ mỗi năm một lần.
ĐHĐCĐ thông qua chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty, bầu ra HĐQT và
BKS là cơ quan thay mặt ĐHĐCĐ quản lý Công ty giữa hai kỳ Đại hội.
• Hội đồng quản trị:
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
13
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
GIÁM ĐỐC
Ban Kiểm Soát
phó giám đốc kĩ

thuật
Phó giám đốc
sản xuất
Phó giám đốc
kinh doanh
Phòn
g Tổ
chức
-
Hành
chính
Kế toán trưởng
Phòn
g Tài
chính
–Kế
hoạc
h
Phòn
g Vật

Phòn
g KD

XNK
Phòn
g Đầu

Phòn
g Kỹ

thuật
Phòn
g
Công
nghệ -
Chất
lượng
Phân
xưởn
g
Breto
nston
e
Phân
xưởn
g
Teras
tone
Phân
xưởn
g
Nghi
ền
sàng
Kế toán trưởng
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để
quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ Công ty theo quy định của pháp luật và
Điều lệ Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm

hoạch định chính sách cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty trên cơ sở những định hướng chiến lược đã được ĐHĐCĐ thông qua.
HĐQT có 05 thành viên, do ĐHĐCĐ bầu hoặc miễn nhiệm. Nhiệm kỳ của HĐQT là
05 năm, các thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
HĐQT của Công ty hiện nay bao gồm:
1. Ông Hồ Xuân Năng: Chủ tịch Hội đồng quản trị
2. Ông Nguyễn Đức Lưu: Uỷ viên Hội đồng quản trị
3. Ông Lưu Công An: Uỷ viên Hội đồng quản trị
4. Ông Phạm Trí Dũng: Uỷ viên Hội đồng quản trị
5. Ông Nguyễn Hữu Chương: Uỷ viên Hội đồng quản trị
• Ban kiểm soát
BKS do ĐHĐCĐ bầu gồm 03 thành viên, thay mặt ĐHĐCĐ thực hiện giám sát
HĐQT, Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của
Công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực
hiện theo quyền và nghĩa vụ của BKS. Nhiệm kỳ của BKS là 05 năm, thành viên BKS
có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
BKS của Công ty hiện nay bao gồm:
1. Ông Dương Văn Trường: Trưởng Ban Kiểm soát
2. Bà Nguyễn Thị Hoàn: Thành viên Ban Kiểm soát
3. Ông Đỗ Quang Bình: Thành viên Ban Kiểm soát
• Giám đốc
Giám đốc là người thực hiện các Nghị quyết của ĐHĐCĐ và HĐQT, chịu trách nhiệm
điều hành công việc sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
14
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định, nhưng không quá 05 năm và
có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Hiện nay, ông Hồ Xuân Năng là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty
• Các Phó giám đốc
Các Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, điều hành các lĩnh vực hoạt động
của Công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về
việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc Công ty do HĐQT bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc Công ty.
Hiện nay, Công ty có 03 Phó giám đốc gồm:
1. Ông Lưu Công An: Uỷ viên HĐQT kiêm PGĐ phụ trách Sản xuất
2. Ông Phạm Trí Dũng: Uỷ viên HĐQT kiêm PGĐ phụ trách Kinh doanh - xuất
nhập khẩu
3. Ông Nguyễn Hữu Chương: Uỷ viên HĐQT kiêm PGĐ phụ trách Thiết bị - kỹ
thuật.
• Các phòng chức năng, phân xưởng sản xuất
Cơ cấu tổ chức của Công ty luôn được kiện toàn đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình
hình của Công ty trong từng giai đoạn phát triển cụ thể, là cơ sở đảm bảo hoạt động
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Chức năng, nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ, các phân xưởng sản xuất được quy định rõ
ràng; quan hệ phối hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị được củng cố, từ đó đã góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị nói riêng và của toàn Công ty nói
chung.
Hiện tại, Công ty có 07 phòng chức năng và 03 phân xưởng sản xuất, bao gồm:
• Phòng Tổ chức – Hành chính
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
15
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
Phòng Tổ chức - Hành chính là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham

mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý, hoạch định các chính
sách phát triển nguồn nhân lực, cũng như đảm bảo tốt môi trường làm việc và đời sống
vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Các công tác chủ yếu của phòng
bao gồm:
- Thực hiện các công tác về tổ chức - lao động - tiền lương;
- Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
- Thực hiện công tác hành chính - quản trị;
- Công tác đối ngoại;
- Thực hiện công tác thi đua - khen thưởng;
- Thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;
- Thực hiện công tác Đảng vụ, thanh tra.
• Phòng Tài chính - Kế hoạch
Phòng Tài chính - Kế hoạch là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham
mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán nhằm
quản lý hiệu quả các nguồn vốn của Công ty. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực
hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với mọi hoạt động kinh tế
của Công ty theo đúng quy định về kế toán – tài chính của Nhà nước.
• Phòng Vật tư
Phòng Vật tư là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc
cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý vật tư, thành phẩm. Trên cơ sở kế hoạch
sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch vật tư, chủ trì đề xuất phương án mua
sắm vật tư, nguyên liệu, phụ tùng đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất.
• Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu
Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối
tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tìm kiếm, khai thác và phát
triển thị trường trong nước và quốc tế. Thực hiện công tác tìm kiếm, mua và cung ứng
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
16
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING

GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế bảo đảm cho công tác sản xuất được liên tục
theo đúng kế hoạch.
• Phòng Đầu tư:
Phòng Đầu tư là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc
cho HĐQT và Giám đốc Công ty trong công tác lập kế hoạch đầu tư, quản lý các dự án
đầu tư, hoàn tất thủ tục quyết toán đối với các dự án đầu tư hoàn thành.
• Phòng Công nghệ - Chất lượng
Phòng Công nghệ - Chất lượng là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham
mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác hoạch định kế hoạch chất lượng,
xây dựng và điều phối thực hiện hệ thống quản lý đảm báo chất lượng trong toàn Công
ty.
Phòng Công nghệ - Chất lượng chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển mẫu sản
phẩm mới phù hợp với thị hiếu thị trường, xây dựng quy trình và công thức sản xuất,
chuyển giao cho đến khi sản xuất đại trà đạt tiêu chuẩn và yêu cầu đề ra đồng thời là
đơn vị chủ trì thực hiện hệ thống ISO 9001-2000
Trong tương lai, Bộ phận Công nghệ sẽ được nâng cấp để thành lập Trung tâm nghiên
cứu R&D.
* Ưu điểm của cấu trúc tổ chức:
Công ty chọn cho mình cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến chức năng là một lựa chọn đúng
đắn và mang lại cho doanh nghiệp nhiều thành công. Chính vì kiểu cơ cấu tổ chức này
đã hạn chế những nhược điểm của các loại cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến và cơ cấu tổ
chức kiểu chức năng và kết hợp được các ưu diểm của cả hai loại cơ cấu tổ chức này.
Theo cơ cấu này người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp sức của người lãnh đạo
chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết
định.Người lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và tòan
quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến
đã quy định, các người lãnh đạo sẽ có ưu điểm kiểu cơ cấu trực tuyến và chức năng.
Kiểu cơ cấu này còn có ưu điểm vượt trội hơn các kiếu cơ cấu khác đó là người lãnh
đạo sử dụng được các bộ phận tham mưu giúp việc của một nhóm chuyên gia hoặc chỉ

SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
17
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
là một cán bộ trợ lý nào đó. Nó giống như cơ cấu tham mưu trong quân đội. Nhờ đó,
người lãnh đạo lợi dụng được tài năng chuyên môn của một số chuyên gia, có thể tiếp
cận thường xuyên với họ, không cần hình thành một cơ cấu tổ chức phức tạp của các
bộ môn thực hiện các chức năng quản lý
* Nhược điểm của cơ cấu tổ chức:
Bên cạnh những ưu điểm trên doanh nghiệp cũng phải gặp thêm những khó khăn mới.
Đó chính là những nhược điểm của kiểu cơ cấu tổ chức này mang lại.
Người lãnh đạo sẽ phải giải quyết quyết thường xuyên mối quan hệ giữa bộ phận trực
tuyến với bộ phận chức năng. Ngòai ra mỗi khi các người
lãnh đạo các bộ phận chức năng có nhiều ý kiến khác nhau, đến nỗi người lãnh đạo
doanh nghiệp phải họp hành nhiều, tranh luận căng thẳng không ra được những quyết
định có hiệu quả mong muốn. Lãnh đạo công ty cũng sẽ phải vất vả trong việc giải
quyết các vấn đề với các phòng ban chức năng.
* Kết luận:
Việc tổ chức cơ cấu kiểu trực tuyến chức năng là kiểu tổ chức cơ cấu hợp lý và
phù hợp với tinh hình hiện tại cũng như đòi hỏi quản lý trong tương lai của công ty.
Nó sẽ giúp công ty có một cơ cấu tổ chức hiệu quả và hoạt đọng có năng suất cao.
1.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX MỘT SỐ
NĂM GẦN ĐÂY
1.4.1 CHỈ TIÊU ĐƯỢC DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH:
Các chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm
các chỉ tiêu sau:
- Doanh thu

- Chi phí
- Lợi nhuận
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thu nhập của người lao động
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
18
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
1.4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XẤT KINH DOAH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN GẠCH ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX TRONG MỘT SỐ
NĂM GẦN ĐÂY
Tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình hoạt động của công ty được
phản ánh theo bảng sau:
Bảng 06
Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng Giá trị SX KD
Trong đó:
- Giá trị SXCN
- Giá trị kim ngạch XNK (Triệu USD)
Tương đương Triệu VNĐ
452.327
229.622
14.14
222.705
584.605
257.085
20.47
327.520
563.921

257.774
19.02
306.147
Doanh thu thuần
Trong đó
- Giá trị xuất khẩu (triệu VNĐ)
Tương đương Triệu USD
- Bán hàng nội địa
133.554
127.733
8,04
5.821
199.723
197.514
12,30
2.209
190.999
189.393
11,89
1.606
Lợi nhuận sau thuế (7.963) 5.622 29.286
(Nguồn : BCTC Vicostone)
Ghi chú: Tổng giá trị SXKD bao gồm:
- Giá trị SXCN
- Giá trị Kim ngạch Xuất nhập khẩu
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
19
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ

- Biểu đồ Doanh thu xuất khẩu và bán hàng nội địa các năm 2006, 2007 và
ước 2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
Biểu đồ tăng trưởng doanh thu 2006 – 2008 (Đơn vị: 1.000.000 đồng)
(Nguồn: Vicostone)
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
20
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận 2006 – 2008 (Đơn vị: 1.000.000 đồng)
Bảng 07: Cơ cấu chi phí hoạt động SXKD qua các năm, tỷ lệ biến động
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị
Tỷ lệ
%/DT
Giá trị
Tỷ lệ
%/DT
Giá trị
Tỷ lệ
%/DT
1 Doanh thu thuần 150.794 100 120.733 100 222.229 100
2 Giá vốn hàng bán 102.954 77,09 153.174 76,69 135.487 70,94
3 Chi phí bán hàng 4.063 3,04 6.173 3,09 5.504 2,88
4 Chi phí quản lý DN 6.030 4,52 7.402 3,71 5.526 2,89
5
Chi phí tài chính

Trong đó:
Chi phí lãi vay:
30.761
30.321
23,03
22,7
31.211
31.211
15,63
15,63
19.917
19.805
10,43
10,37
6 Chi phí khác 419 0,31 17 0,01 1.261 0,66
7 Lợi nhuận sau thuế (7.963) - 5.622 2,81 29.286 15,33
(Nguồn:BCTC Vicoston)
Trong hai năm gần đây công ty có những bước phát triển hơn hẳn và vượt trội được
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 08
TT Chỉ tiêu Số tiền ( đồng)
Năm 2009 Năm 2010
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
21
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
1 Doanh thu thuần 558.593.729.049 855.975.187.206 55.43%
- Doanh thu hàng xuất
khẩu

445.209.434.737 602.226.006.376 35.27%
- Doanh thu bán hàng trong
nước
73.234.294.312 203.599.108.830 178.01%
2 Giá vốn hàng bán 374.371.038.924 625.896.263.456 74.4%
- Giá vốn hàng bán xuất khẩu 306.118.588.376 464.979.919.631 51.90%
- Giá vốn hàng bán trong nước 68.252.450.548 187.916.343.825 175.33%
3 Lợi nhuận gộp 144.072.690.125 152.928.923.750 6.15%
4 Doanh thu hoạt động tài chính 16.283.397.250 39.979.196.786 145.52%
5 Thu nhập khác 11.121.309.329 33.864.508.867 204.50%
6 Chi phí tài chính 34.228.686.524 56.604.442.328 63.79%
7 Chi phí bán hàng 16.735.156.789 20.391.372.151 21.85%
8 Chi phí quản lý 19.306.910.096 27.507.698.696 42.48%
9 Lợi nhuận sau thuế 101.046.397.363 122.235.315.763 20.97%
Nhận xét
1. Doanh thu tăng (287,381,2458,157 đồng – 55,43%) từ : 558,443,729,045 đồng năm
2009 lên 855,975,187,206 đồng năm 2010 nguyên nhân là :
- Doanh thu bán hàng trong nước tăng 130,364,886,518 đồng( tăng 178,01%) do
doanh thu từ việc cung cấp nguyên vật liệu cho công ty Style Stone theo kế hoạch
sản xuất và doanh thu bán đá Bretone cho các dự án trong nước.
- Doanh thu xuất khẩu tăng 157,016,571,639 đồng( tăng 35,27%) từ doanh thu
xuất khẩu cho khách hàng cũ tăng, đồng thời công ty mở rộng được một số thị
trường khác.
2. Kết quả kinh doanh năm 2010 tăng so với năm 2009, lợi nhuận sau thuế tăng
20.97% nguyên nhân chủ yếu:
- Lợi nhuận gộp tăng 6,15% từ 144,072,690,125 đồng năm 2009 tăng lên
152,928,923,750 đồng năm 2010 là do: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng.
- Doanh thu hoạt động tài chính tăng 23,695,799,536 (Tăng 145,52%) là do lãi tiền gửi
tiết kiệm số tiền tạm thời công ty chưa sử dụng đến, tiền cổ tức được chia từ đầu tư
vào công ty liên kết và lãi do đánh giá chênh lệch tỷ giá đã thực hiện.

- Thu nhập khác tăng từ 11,121,309,229 đồng lên 33,864,508,867 đồng ( Tăng
204,5%) là do tăng phần chênh lệch đánh giá lại giá trị 45 căn hộ công ty mua dùng
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
22
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
cho việc tái định cư và trong năm đã đem góp vốn vào công ty cổ phần bất động sản
Tân Phước
3. Chi phí tài chính năm 2010 tăng so với năm 2009 là do từ việc:
- Lãi vay vốn lưu động do quy mô sản xuất tăng lên, nhu cầu vốn lưu động tăng.
- Lãi vay dài hạn đầu tư đã hình thành tài sản cố định.
- Lãi trái phiếu chuyển đổi đợt phát hành vốn riêng lẻ với tổng giá trị: 265 tỷ đồng( đã
chuyển đổi thành cổ phiếu trong quý 4/2010)
4. Chi phí bán hàng tăng 21,85% chủ yếu là chi phí vận tải hàng xuất tăng (Do kim
ngạch xuất khẩu tăng), chi phí hàng mẫu và chi phí phục vụ triển lãm trong nước và
quốc tế.
5. chi phí quản lý tăng do quy mô sản xuất tăng. Doanh thu tăng lên các chi phí cũng
tăng theo như: chi phí tiền lương nhân viên quán lý, chi phí phục vụ mở rộng quy mô
sản xuất, chi phí mở rộng thị trường
1.5 KẾT LUẬN
1. Cơ may và rủi ro sau khi phân tích môi trường bên ngoài:
 Cơ hội:
• Thực tế là nguồn đá tự nhiên là hữu hạn và chi phí khai thác đá tự nhiên
ngày càng tăng cao. Cùng với hạn chế của việc sử dụng đá tự nhiên là khó khăn
trong việc khai thác đá cỡ lớn thì xu thế tăng cường sử dụng sản phẩm đá ốp lát
nhân tạo thay thế cho đá tự nhiên trên thế giới, đặc biệt trong các ứng dụng ốp
mặt đứng, lát sàn, bàn bếp, bàn rửa trong buồng tắm là tất yếu.
• Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong những
năm tới được dự báo sẽ ở mức cao, kéo theo tốc độ đô thị hoá, mở ra cơ hội lớn

cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất đá ốp lát nhân tạo
nói riêng.
• Thị trường đá ốp lát cao cấp thế giới đang ở giai đoạn phát triển mạnh
mẽ. Trên thực tế, hiện nay cung các sản phẩm đá nhân tạo vẫn thấp hơn cầu trên
thị trường thế giới.
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
23
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
• Tính ứng dụng cao trong cuộc sống, không chỉ sử dụng để ốp lát mà còn
là giải pháp cho các nhu cầu trang trí nội thất khác.
• Nguồn nguyên liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm đá nhân tạo tương
đối dồi dào do sử dụng bột đá thuận tiện hơn nhiều và sẵn có hơn nhiều so với
đá tự nhiên đòi hỏi khổ lớn.
 Mối đe doạ:
• Tính cạnh tranh cao do Công ty mới tham gia thị trường đá ốp lát nhân
tạo, trong khi lại có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, có nhiều tập đoàn sản xuất đá
nhân tạo lớn trên thế giới, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này.
• Giá của các nguyên liệu nhập ngoại phụ thuộc vào giá dầu nhiều biến
động, trong tình hình bất ổn tại khu vực tập trung nguồn dầu mỏ lớn nhất thế
giới là Trung đông.
• Hệ thống chính sách và cơ chế Pháp luật của Việt Nam chưa thật sự
hoàn thiện và đồng bộ, tính ổn định lại không cao.
Tuy nhiên, với bí quyết công nghệ đã xây dựng được cho riêng mình, cùng với lợi thế
cạnh tranh của một nhà máy đặt tại Việt Nam (lợi thế về chi phí nhân công, chi phí sử
dụng đất…) VICOSTONE tin tưởng sẽ đứng vững và phát triển được thị trường cho
riêng mình.
2. Điểm mạnh, điểm yếu sau khi phân tích môi trường bên trong:
 Điểm mạnh:

• Về hoạt động: Sản phẩm của Công ty có tính công nghệ và chất lượng
cao, tính ổn định rất lớn, có nhiều ưu thế vượt trội so với đá tự nhiên và các loại
gạch ốp lát như: đa dạng về màu sắc, mẫu mã; kích thước tấm lớn; đồng nhất về
màu sắc trên diện tích lớn và không thấm nước; độ bền cao gấp 2,5 đến 4 lần;
độ đặc chắc tuyệt đối v.v là sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, hợp thời trang
cho hiện tại và tương lai.
• Về thị trường: Công ty đã khẳng định được uy tín và thương hiệu trên
thị trường trong nước và thế giới. Sản phẩm của Công ty đang được các thị
trường khó tính như: Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Úc … chấp nhận.
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
24
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
GVHD: DƯƠNG ĐỨC KHÁ
• Về công nghệ: Công ty đã xây dựng thành công bí quyết công nghệ
(know-how) của riêng mình phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam, đảm
bảo sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng quốc tế.
• Về giải pháp: Công ty có nhiều giải pháp nguyên liệu thay thế. Ngoài
sản phẩm sử dụng nguyên liệu đá thạch anh nhập khẩu, Công ty cũng rất chú
trọng phát triển dòng sản phẩm sử dụng nguyên liệu cát Silic rất sẵn có tại Việt
Nam.
• Hỗ trợ của Công ty mẹ: Công ty luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo
giúp đỡ kịp thời và hiệu quả từ Tổng công ty VINACONEX và các cơ quan hữu
quan của Trung ương và địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển.
• Về nhân sự: Công ty có đội ngũ lãnh đạo tâm huyết, có trình độ chuyên
môn và kinh nghiệm quản lý. Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, kỹ sư, công nhân Công
ty trong những năm qua không ngừng được củng cố, ngày càng nâng cao cả về
số lượng và chất lượng, đảm bảo có đủ trình độ chuyên môn, trình độ quản lý.
 Điểm yếu:
• Tổng vốn đầu tư ban đầu rất lớn, kéo theo đó là sức ép về tài chính.

Hàng quý, Công ty phải trả một phần gốc vay và lãi vay vốn đầu tư ban đầu với
tổng số tiền là 20 tỷ đồng. Mặc dù vậy, với tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi
nhuận và luồng tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu, Công ty hoàn toàn có khả
năng trả gốc và lãi vay đúng hạn.
• Sản phẩm Bretonstone có giá cao hơn mức đại chúng của người dân Việt
Nam, khó tiêu thụ tại Việt Nam.
• Phụ thuộc nhiều vào chất lượng và đặc tính của hoá chất, đặc biệt là các
loại hoá chất Việt Nam chưa sản xuất được.
3. Các vấn đề đặt ra:
Qua phân tích theo tình hình trên công ty đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường,
do đó trong tương lai công ty cần phải tiếp tục củng cố vị trí của mình trên trường
cạnh tranh. Công ty cũng đang có vị trí thuận lợi trong môi trường cạnh tranh.
VICOSTONE là công ty duy nhất tại Việt Nam và là một trong hai nhà máy duy nhất
SINH VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN Trang
LỚP : QTK49-ĐH
25

×