Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm ở bigc hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.68 KB, 56 trang )

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng đòi hỏi mỗi chúng ta phải có những am hiểu về Marketing. Marketing
đóng vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội và các doanh nghiệp.
Marketing là một dạng hoạt động chức năng đặc thù của doanh nghiệp. Việc làm thế nào
để tất cả các hoạt động tác nghiệp marketing đều hướng đến một phương châm hành
động: hãy hiểu thấu đáo và thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng một cách ưu
thế hơn đối thủ cạnh tranh để thực hiện thành công các mục tiêu kinh doanh của doanh
nghiệp đều liên quan đến hoạt động quản trị marketing.
Theo Ph. Kotler: “ Quản trị marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hện và kiểm tra
việc thi hành các biện pháp nhằm thiết lập, củng cố, duy trì và phát triển những cuộc trao
đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được những mục tiêu đã định
của doanh nghiệp”.
Quản trị marketing có liên quan trực tiếp đến việc:
- Phát hiện và tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu và ước muốn của khách hàng;
- Gợi mở nhu cầu của khách hàng;
- Phát hiện và giải thích nguyên nhân của những thay đổi tăng hoặc giảm mức cầu;
- Phát hiện những cơ hội và thách thức từ môi trường marketing;
- Chủ động đề ra các chiến lược và biện pháp marketing để tác động lên mức độ thời gian
và tính chất của nhu cầu sao cho doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra từ
trước.
Làm đồ án môn học là một dịp tốt giúp cho mỗi sinh viên
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp những kiến thức đã học trên lớp
- Rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm cho sinh viên
Với vai trò như vậy, nhiệm vụ của đồ án môn học là: “Hoạch định chương trình
Marketing năm 2011 cho một sản phẩm ở BIGC Hải Phòng”.
Những nội dung chủ yếu sẽ được giải quyết trong đồ án môn học là:
- Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua.
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 1 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING


- Xác định nhu cầu và quy mô của thị trường từ năm 2011 đến năm 2015 cho các sản
phẩm.
- Hoạch định chiến lược Marketing đối với một sản phẩm.
- Hoạch định chương trình Marketing đối với một sản phẩm năm 2011.
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 2 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở SIÊU THỊ BIGC HẢI
PHÒNG
1.1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SIÊU THỊ BIGC
1.1.1: LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY
Đại siêu thị BigC đầu tiên được thành lập năm 1998 tại Đồng Nai do tập đoàn Bourbon
(Pháp) với tên gọi Cora. Hai siêu thị Cora khác lần lượt ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh
năm 2001. Từ năm 2002, chuỗi các đại siêu thị Cora được chuyển nhượng cho tập đoàn
phân phối quốc tế Casino (Pháp) và đổi tên thành BigC- thương hiệu của tập đoàn Casino
tại Thái Lan. Tập đoàn phân phối Casino đã tạo ra bước đột phá đối với thị trường bán lẻ
Hải Phòng khi chính thức khai trương đại siêu thị BigC Hải Phòng.
Siêu thị BigC Hải Phòng được đăng kí kinh doanh với tên gọi công ty TNHH Thương
mại Quốc tế và Dịch vụ Siêu thị Bourbon Hải Phòng được thành lập ngày 28/6/2006.
Một số thông tin về công ty:
Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại Quốc tế và Dịch vụ Siêu thị Bourbon Hải
Phòng.
Tên tiếng anh: BigC Supercentrer
Tên viết tắt: BigC.
Biểu tượng siêu thị:
Tên cơ quan chủ quản: Tập đoàn bán lẻ Châu Âu- Casino với 100% vốn nước ngoài.
Nước đăng kí: Pháp
Trụ sở: Lô 1/20 Khu đô thị ngã năm- Sân bay Cát Bi- Ngô Quyền- Hải Phòng (Ngã tư Lê
Hồng Phong- Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Điện thoại: 0313.265.225 Fax: 0313.265.241
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 3 -

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Địa chỉ Email:
Website: htpt://www.bigcvietnam.com
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 2556/GP
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: kinh doanh siêu thị, các hoạt động bổ trợ cho siêu thị
Thời hạn hoạt động của công ty: 50 năm
1.1.2 CÁC SẢN PHẨM MÀ CÔNG TY HIỆN ĐANG SẢN XUẤT KINH DOANH
Hiện đại siêu thị BigC đang kinh doanh các mặt hàng rất đa dạng và phong phú, đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Trong đó, sản phẩm chủ yếu mà siêu thị kinh
doanh là:
1. Điện thoại di động Blackberry Pearl 8100
2. MÁy SAFA M800F 2GB (MP3- MP4)
1.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1.2.1. MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Mục đích của việc tìm hiểu môi trường bên ngoài của siêu thị là phát hiện các cơ hội môi
trường có thể mang lại lợi ích cho siêu thị, đồng thời có thể hạn chế được các mối đe dọa
của môi trường bên ngoài mà siêu thị nên tránh. Qua việc tìm hiểu môi trường bên ngoài
sẽ giúp cho siêu thị có một cái nhìn tổng quát từ đó xác định được vị thế của siêu thị trên
thị trường.
Môi trường bên ngoài giúp cho siêu thị có được các biến số quan trọng, kịp thời. Các
biến số này tạo ra các phản ứng hợp lý. Điều này có nghĩa là siêu thị sẽ có khả năng ứng
phó một cách chủ động hoặc có tính phòng vệ trước các biến động của thị trường.
Tóm lại, mục đích của tìm hiểu môi trường bên ngoài của siêu thị là nhằm tận dụng các
cơ hội và tối thiểu hóa ảnh hưởng của các mối đe dọa tiềm năng.
1.2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1. Đối thủ cạnh tranh
Thị trường phân phối bán lẻ tại Việt Nam đang phát triển nhanh và rất tiềm năng. Đối thủ
cạnh tranh của BigC là Metro ( Đức), Parkson ( Malaixia), Wal- Mart ( Mỹ), G7 Mart của
Trung Nguyên ( Việt Nam),…., hệ thống chợ con, chợ cóc…
Một số thông tin tổng quát về từng đối thủ cạnh tranh và các chiến lược của họ:

SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 4 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
G7 Mart:
Dựa trên nền tảng nhân lực, tài lực và giá trị thương hiệu, Trung Nguyên đã thành lập
công ty cổ phần G7 Mart. Công ty có sứ mạng: “Xây dựng mạng lưới phân phối số một
tại Việt Nam, chủ động liên kết đưa hàng Việt Nam đến thị trường thế giới góp phần vào
sự trỗi dậy nền kinh tế của nước nhà”.
Định hướng phát triển của G7 Mart là: phát triển nhanh chóng mạng lưới phân phối dựa
trên nền tảng hệ thống nhà phân phối, đại lý và các của hàng có sẵn trên thị trường, xây
dựng hệ thống quản lý và hậu cần vững mạnh để vận hành hệ thống, sắp xếp các ngành
hàng nhằm phát huy năng lực hoạt động của từng nhà phân phối, hợp sức với nhà sản
xuất khả năng giao hàng và lưu kho.
G7 Mart xác định ngành hàng kinh doanh chính là sản phẩm gồm thực phẩm, hóa mỹ
phẩm… các dịch vụ chính gồm quảng cáo, tư vấn, dịch vụ thanh toán hóa đơn, máy
ATM…
Hệ thống chợ con, chợ cóc.
Chợ phiên: Ngày nay việc đi chợ phiên vẫn được nhiều người coi như cái thú tao nhã.
Người đi cất hàng về bán lẻ, phục vụ cho những người thích tầm cây, tầm cá, chọn chim,
đi dạo ngắm cảnh… Chợ phiên ngày nay đã là chợ chơi, chợ phục vụ dân chơi cây cảnh,
chim, cá cảnh là nhiều.
Ngõ nhỏ, chợ nhỏ: là thế giới chỉ giành riêng cho những người đi bộ và đi xe đạp không
phải vì lối đi quá chật, xe máy không thể lách được mà còn bởi sự bình dân của những
món hàng lẫn kẻ mua người bán. Họ không vội vã. Họ có rất nhiều thời gian để lựa chọn
và trả giá. Họ phải cân nhắc sao cho có thể mua được những thứ phù hợp với khẩu vị lẫn
túi tiền của mình.
Chợ di động: loại hình chợ tồn tại bao gồm các gánh hàng rong, xe thồ, quang sọt… Loại
chợ này tiện ích, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian người mua, có khả năng xâm thực
không gian, đi vào tận các ngóc, ngách của phố phường
Loại chợ này gắn bó từ lâu đời và trở thành một nét văn hóa của người dân chúng ta. Tuy
nhiên loại hình này trong tương lai đang có xu hướng giảm dần do sự xuất hiện của hệ

thống siêu thị.
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 5 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Các công ty, cửa hàng bán lẻ: Các công ty, cửa hàng bán lẻ chuyên cung cấp những snar
phẩm như điện- điện tử, tin học. Các công ty, cửa hàng này là hình thức chuyên môn, tức
là chuyên bán các sản phẩm thuộc lĩnh vực đó. Người tiêu dùng có xu hướng thích mua ở
những cửa hàng, công ty chuyên dụng này hơn.
2. Các nhà môi giới và cung ứng
Nguồn hàng BigC rất phong phú bởi Casino là một tập đoàn quốc tế chuyên về phân
phối. Bên cạnh đó, siêu thị còn chú trọng tới những nguồn hàng của Việt Nam thông qua
việc quan hệ trực tiếp với các nhà sản xuất để có sản phẩm chất lượng tốt và giá cả hợp
lý. Các nhà cung cấp phải ký kết quy tắc đạo đức với BigC và phải tuân thủ nguyên tắc
này một cách nghiêm ngặt. Bù lại họ sẽ được kí kết các hợp đồng dài hạn, được hỗ trợ
phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của người tiêu dùng. Bên
cạnh đó, qua hệ thống đại siêu thị BigC tại các nước, qua dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu
và dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác, BigC có thể hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc
tìm thị trường xuất khẩu, BigC còn hỗ trợ cho các hoạt động đóng gói, vận chuyển, dịch
vụ an ninh, vệ sinh…
Hiện nay Big C đang hợp tác với hàng nghìn nhà cung cấp lớn nhỏ, chủ yếu là các nhà
sản xuất như:
- Công ty thực phẩm Hà Nội
- Công ty sữa Việt Nam
- Công ty Trung Thành
- Công ty đồ hộp Hạ Long
- Công ty Miwon, Ạinomoto.
- Công ty bánh kẹo Hải Châu
- Các cơ sở sản xuất rau sạch Đông Anh, Từ Liêm
- Tập đoàn phân phối Phú Thái, công ty Vison
- Và nhiều nhà cung ứng nước ngoài, hàng trăm công ty khác ở Việt Nam
3. Khách hàng

Khách hàng là một trong những nhân tố chính của nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế
thị trường hiện nay. Khách hàng chủ yếu là các hộ gia đình có thu nhập từ trung bình
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 6 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
khá trở lên, ngoài ra còn có sự tham gia của người nước ngoài và sinh viên nhưng
những đối tượng này không chiếm nhiều.
Theo số liệu mà chúng tôi thu thập được thì tỷ lệ đối tượng khách hàng của siêu thị
BigC như sau:
+ 21% là khách hàng có thu nhập cao (bình quân trên 8 triệu đồng/1 tháng).
+ 48% là khách hàng có thu nhập khá (bình quân 5-8 triệu đồng/1 tháng).
+ 22.5% là khách hàng có thu nhập trung bình (bình quân 2-5 triệu đồng/1 tháng).
+ 8.5% là các đối tượng khác (sinh viên, khách du lịch và người nước ngoài…).
Khách hàng đến với BigC quan tâm tới chất lượng sản phẩm, phong cách sản phẩm,
dịch vụ khách hàng, quy mô của siêu thị, đặc biệt là quan tâm đến giá cả hàng
hóa. Thông tin về khách hàng là thông tin trọng yếu đối với siêu thị BigC vì mục
đích của maketing là đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của khách
hàng mục tiêu.
4. Chính sách và luật lệ của nhà nước
Môi trường chính sách kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh tế của bất
kì doanh nghiệp nào.
Các chính sách và luật lệ của nhà nước là công cụ để bảo vệ các công ty trong mối quan
hệ với nhau, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Đồng thời là động
lực thúc đẩy vấn đề đạo đức trong kinh doanh như chống kinh doanh hàng giả, hàng nhái,
hàng kém chất lượng…
Các chính sách, luật lệ như hệ thống quy chế nặng nề, hệ thống thuế phức tạp, khó tiếp
cận nguồn tài chính và luật lệ lao động cứng nhắc là rào cản trong bước đường hội nhập
của các doanh nghiệp.
Ngược lại, trong một số trường hợp, nhanh chóng nắm bắt được pháp luật cũng như
những thay đổi của nó là thời cơ tạo ra cho doanh nghiệp phát triển.
Năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, BigC là doanh nghiệp

tiên phong trong việc bán những mặt hàng rẻ, chất lượng tốt từ nước ngoài nhờ lộ trình
cắt giảm thuế của Việt Nam.
5. Các mối quan hệ của siêu thị đối với các cơ quan hữu quan
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 7 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Các cơ quan hữu quan có mối quan hệ với siêu thị BigC chủ yếu là Chính phủ, bộ tài
chính Việt Nam, công ty kiểm toán độc lập, cơ quan thuế, cục Hải quan, Ngân hàng…
Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp, chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát,
khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai trò là khách hàng quan
trọng đối với các doanh nghiệp (trong các chương trình chi tiêu của chính phủ), và sau
cùng chính phủ cũng đóng vai trò là một nhà cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp,
chẳng hạn như: cung cấp các thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác Như vậy, để
tận dụng được cơ hội và giảm thiểu nguy cơ các doanh nghiệp phải nắm bắt cho được
những quan điểm, những quy định, những ưu tiên, những chương trình chi tiêu của chính
phủ và cũng phải thiết lập một quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện sự vận động
hành lang khi cần thiết nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh
nghiệp.
BigC là loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Chính vì vậy, trước khi thành lập
phải làm thủ tục đăng ký, xin cấp giấp phép kinh doanh tại Bộ Tài chính Việt Nam.
Kết thúc năm tài chính, siêu thị sẽ tiến hành kiểm toán. Quy trình kiểm toán được thực
hiện do Công ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Tài Chính Kế Toán Và Kiểm Toán (AASC)
thực hiện.
Đồng thời, cuối mỗi năm tài chính, Siêu thị phải gửi báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh cho cơ quan Thuế, và tiến hành nộp thuế theo quy định của Pháp luật nhà
nước Việt Nam. Việc thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức thuế có thể tạo ra những cơ
hội hoặc nguy cơ cho doanh nhiệp vì thuế làm cho mức chi phí hoặc thu nhập của doanh
nghiệp thay đổi.
Hàng hoá được Siêu thị xuất nhập khẩu dưới sự kiểm soát của Cục Hải quan Việt Nam.
1.3. PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY
1.3.1. MỤC ĐÍCH XEM XÉT NGUỒN LỰC, CÁC NGUỒN LỰC CẦN ĐƯỢC XEM

XÉT
1. Mục đích:
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 8 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Nguồn lực là nhân tố quan trọng quyết định lên sự hình thành và phát triển của bất cứ
một doanh nghiệp nào. Việc xem xét nguồn lực của công ty được thực hiện với những
mục đích sau:
- Thấy được quy mô phát triển của doanh nghiệp từ đó quyết định nên mở rộng hay thu
hẹp lại quy mô doanh nghiệp.
- Phát hiện ra tiềm năng của doanh nghiệp để phát huy như tiềm năng của về nhân lực là
có đội ngũ bán hàng trẻ, năng động và nhanh nhẹn…
- Phát hiện ra được những nhược điểm cần khắc phục và ưu điểm cần phát huy trong
doanh nghiệp như việc áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại trong công tác quản lý và bán
hàng ở mức độ như thế nào là hợp lý…
2. Các nguồn lực cần được xem xét:
- Vốn và tài sản của siêu thị
- Tình hình lao động và cơ cấu tổ chức của siêu thị
1.3.2. PHÂN TÍCH VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA SIÊU THỊ BIGC
1. Tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh
Tình hình tiền mặt và tổng vốn kinh doanh của công ty đến ngày 31/12/2010 được thể
hiện ở bảng 01
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 9 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Bảng 01 Đơn vị: VNĐ
TÀI SẢN
A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 648493593000
I- Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng 9781104000
1. Tiền mặt tại quỹ 8837459000
2. Tiền gửi ngân hàng 943645000
II- Các khoản phải thu 45314942000

1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 11409375000
2. Các khoản phải thu khác 33905567000
III- Hàng tồn kho 593397547000
1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 481250514000
2. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 76282807000
3. Sản phẩm tồn kho 35864226000
B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 71767722000
I- Tài sản cố định hữu hình 71767722000
1. Tài sản cố định hữu hình 71767722000
- Nguyên giá 364143999000
- Giá trị hao mòn luỹ kế (292376277000)
TỔNG TÀI SẢN 720261315000
Qua bảng 01 ta thấy tổng tài sản của siêu thị tính đến ngày 31/12/2010 là 720261315000
trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm số lượng lớn.
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 10 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Điều đó chứng tỏ siêu thị có quy mô sản xuất lớn. Tài sản lưu động của siêu thị nắm chủ
yếu trong quá trình lưu thông- các tài sản dùng để lưu thông và tiêu thụ hàng hóa.
Tình hình tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: tiền mặt tại quỹ nhiều hơn tiền gửi ngân hàng.
Đó là do đặc thù kinh doanh của siêu thị.
Tình hình tài sản cố định hữu hình và đầu tư dài hạn: tài sản cố định hữu hình là những
tài sản có hình thái vật chất. Những tài sản này tuy được đầu tư mới nhưng giá trị khấu
hao rất nhanh.
Tổng số vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ các nguồn theo bảng số 02
Bảng 2 Đơn vị: VNĐ
NGUỒN VỐN
A- NỢ PHẢI TRẢ 485,593,980,000
I- Nợ ngắn hạn 477,025,833,000
1. Phải trả cho người bán 458,186,488,000
2. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 2,199,919,000

3. Phải trả công nhân viên 15,769,832,000
4. Các khoản phải trả, phải nộp khác 869,594,000
II- Nợ khác 8,568,207,000
1. Chi phí phải trả 2,321,713,000
2. Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 6,246,494,000
B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 234667275,000
I- Nguồn vốn, quỹ 234,667,275,000
1. Nguồn vốn kinh doanh 408,747,840,000
2. Lợi nhuận chưa phân phối (174,080,565,000)
TỔNG NGUỒN VỐN 720,261,315,000
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 11 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Qua bảng 02 ta thấy, tổng nguồn vốn của siêu thị đến ngày 31/12/2010 là 720261315000
VNĐ, trong đó nợ phải trả chiếm lượng lớn. Điều đó chứng tỏ siêu thị có lượng tiền dùng
vào lưu thông là rất lớn.
Trong nợ phải trả, nợ ngắn hạn là chủ yếu, điều đó chứng tỏ siêu thị có được nguồn cung
cấp hàng hóa thường xuyên, lớn.
Nguồn vốn kinh doanh của siêu thị lớn chứng tỏ siêu thị có khả năng tài chính cao.
2. Tài sản của công ty
Tình hình tài sản của công ty được thể hiện ở bảng 03
Bảng 03: Đơn vị: VNĐ
STT TÊN TÀI SẢN NGUYÊN GIÁ
ĐÃ KHẤU
HAO
GIÁ TRỊ CÒN
LẠI

TSCĐ hữu hình 364,143,999,000 192,376,277,000 171,767,722,000
1
Nhà cửa- Vật kiến

trúc 178,946,556,000 33,442,142,000 145,504,414,000
2 Máy móc thiết bị 132,132,485,000 6,862,438,000 125,270,047,000
3 Phương tiện vận tải 33,243,846,000 3,853,654,000 29,390,192,000
4 Thiết bị quản lý 70,221.112,000 8,218,043,000 62,003,069,000
TỔNG 778,687,998,000 244,752,554,000 533,935,444,000
Qua bảng 03 ta thấy tổng tài sản của siêu thị là 778,687,998,000 VNĐ đã khấu hao gần
hết, giá trị còn lại chỉ còn 533,935,444,000 VNĐ. Điều đó chứng tỏ siêu thị làm ăn rất
phát triển, tình hình thu hồi vốn nhanh.
Nhà cửa, vật kiến trúc là có giá trị cao nhất.
1.3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA SIÊU THỊ BIGC HẢI PHÒNG
Tổng số lao động tại thời điểm 31/12/2010 là 550 người. Cơ cấu lao động của công ty
theo bảng số 04:
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 12 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Bảng 04:
TT TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI SỐ NGƯỜI
TỶ LỆ
%
Theo giới tính
01 Nam 246 44.73
02 Nữ 304 55.27
Theo trình độ
01 Đại học và trên đại học 192 34.91
02 Phổ thông 358 65.09
Qua bảng 04 ta thấy lao động nam và lao động nữ là gần tương đương nhau. Đó là do đặc
thù công việc của siêu thị. Ví dụ như bộ phận bán hàng số nhân viên là nữ chiếm ưu thế,
bộ phân xếp dỡ số nhân viên là nam chiếm ưu thế Bên cạnh đó trình độ đại học và trên
đại học chiếm 34.91%. Nguồn nhân lực có trình độ như vậy là phù hợp.
1.3.4. PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SIÊU THỊ BIGC HẢI PHÒNG
1.3.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 13 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Nhận xét: Cơ cấu tổ chức của siêu thị BigC được tổ chứa theo mô hình trực tuyến.
1.3.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
1. Giám đốc điều hành
- Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong tổ chức thực hiện đúng chức năng và nhiệm
vụ, đạt hiệu quả cao trong công việc.
- Các bộ phận làm việc đúng nhiệm vụ, tránh chồng chéo, đổ lỗi.
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 14 -
Giám đốc
điều hành
Trưởng
phòng
quản lý
chất
lượng
Trưởng
phòng
kinh
doanh
Trưởng
phòng
điều
hành
Trưởng
phòng
hành
chính và
nhân sự
Trưởng

phòng
vật tư
Trưởng
phòng kế
toán
Trợ lý
điều
hành
Giám sát
khu vực
siêu thị
Nhân
viên
quản lý
chất
lượng
Nhân
viên
kinh
doanh
Nhân
viên
hành
chính và
nhân sự
Nhân
viên kĩ
thuật và
vật tư
Nhân

viên kế
toán
Giám sát
ca trực
siêu thị
Giám sát
ca
Công
nhân
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
- Đảm bảo tuyển dụng và xây dựng đội ngũ nhân viên phù hợp với yêu cầu và chiến lược
của siêu thị.
2. Các phòng nghiệp vụ
Phòng Tài chính – Kế toán: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính của
siêu thị, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo số liệu kế toán.
Phòng Kinh doanh: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện công tác
tiếp thị, xúc tiến các công tác kinh doanh theo kế hoạch
Phòng Nhân sự: có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác hành chính, tổ chức của siêu thị;
theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
Phòng Quản lý chất lượng: có nhiệm vụ thiết lập hệ thống quản lý chất lượng của siêu
thị; theo dõi, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ.
3. Phòng điều hành:
Là trung tâm điều phối và kết hợp giữa các khâu, các bộ phận khai thác trong siêu thị để
tiến hành các công việc hàng ngày một cách nhanh chóng nhất và nhịp nhàng nhất. Khối
điều hành sẽ đưa ra các chỉ thị và lệnh cho các bộ phận có liên quan dựa trên từng công
việc cụ thể.
Phòng điều hành có nhiệm vụ:
- Cụ thể hoá chiến lược tổng thể và các mục tiêu do giám đốc đưa xuống bằng các kế
hoạch và phương án kinh doanh.
- Tham mưu cho giám đốc các vấn đề chiến lược, chính sách.

- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Siêu thị.
Kiểu cơ cấu này có ưu điểm:
- Có sự đơn giản, rõ ràng và đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động quản trị.
- Các quyết định, chỉ thị được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.
- Xóa bỏ được việc một bộ phận phải nhận nhiều mệnh lệnh khác nhau.
Kiểu cơ cấu này có nhược điểm:
- Có sự ngăn cách giữa các bộ phận trong tổ chức
- Không sử dụng được trình độ của đội ngũ chuyên gia
- Đòi hỏi người quản lý ở mỗi cấp phải có hiểu biết toàn diện về các lĩnh vực (mar, tài
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 15 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
chính, sản xuất…).
Kết luận: Loại hình cơ cấu này được duy trì trong siêu thị đem lại hiệu quả cao. Các
phòng ban có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau, các mệnh lệnh đưa ra thường không bị
chồng chéo lên nhau. Tại siêu thị, bộ phận quan trọng nhất là khối điều hành.
1.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ BIGC HẢI
PHÒNG MỘT SỐ NĂM.
1.4.1. CHỈ TIÊU ĐƯỢC DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH
Theo Quản trị Doanh nghiệp, hệ thống các mục tiêu trong doanh nghiệp bao gồm mục
tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên. Các mục tiêu đó đều có thể dùng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp. Trong phạm vi đồ án môn học, ta dùng các chỉ tiêu sau để phân tích:
Nhóm mục tiêu kinh tế, nhóm mục tiêu xã hội.
1. Nhóm mục tiêu kinh tế được thể hiện bằng các chỉ tiêu như doanh thu bán hàng, lợi
nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế.
2. Nhóm mục tiêu xã hội bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập của người lao
động.
1.4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ BIGC
MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY

Để thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của siêu thị BigC trong những năm gần đây ta
lập ra bảng số liệu số 05
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 16 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Bảng 05: Đơn vị: VNĐ
TT CHỈ TIÊU N2006 N2007 N2008 N2009 N2010
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 28,086,940,000 39,899,220,000 63,829,600,000 78,331,350,000 94,567,230,000
2 Tổng chi phí 10,945,920,000 20,465,610,000 31,654,980,000 45,056,170,000 49.422.680,000
3 Lãi trước thuế 17,141,020,000 19,433,610,000 32,174,620,000 33,275,180,000 45,144,550,000
4 Thuế TNDN 4,799,485,600 5,441,410,800 9,008,893,600 9,317,050,400 12,640,474,000
5 Lãi ròng 12,341,534,400 13,992,199,200 23,165,726,400 23,958,129,600 32,504,076,000
6 Thu nhập người lao động (VNĐ/tháng) 1,700,000 2,000,000 2,000,000 2,100,000 2,400,000
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 17 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Qua bảng 05 ta thấy:
Lãi trước thuế năm 2006 là 17,141,020,000 VNĐ, có xu hướng tăng trong các năm tiếp
theo. Đến năm 2010, lãi trước thuế là 45,144,550,000 VNĐ, tăng gần 3 lần so với năm
2006. Xu hướng tăng nhanh như vậy là do hai yếu tố doanh thu và chi phí thay đổi.
Doanh thu tăng nhanh qua các năm do trải qua thời gian đầu siêu thị mới thành lập còn
chưa ôn định, nhưng qua các năm, siêu thị đã dành được niềm tin trong lòng khách hàng,
lượng khách tới và mua sắm tại siêu thị tăng vọt. Đặc biệt do xu thế xã hội ngày càng phát
triển, con người có nhu cầu và sở thích mua sắm tại các sỉêu thị.
Tổng chi phí tăng đều qua các năm, điều đó chứng tỏ hàng năm siêu thị luôn đầu tư trang
thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất Chi phí gồm các khoản chi sau:
- Giá vốn
- Chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Chi phí quản lý
- Khấu hao tài sản cố định
Chi phí tăng đều và ổn định một phần cũng do siêu thị khi đi vào hoạt động, đã tìm được
các bạn hàng, nguồn hàng cung cấp đảm bảo, giá cả hợp lý.

Tốc độ tăng doanh số tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, nên lãi trước thuế có sự tăng
nhanh như vậy.
Do doanh nghiệp làm ăn ổn định, luôn thực hiện đầy dủ nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước
nên thuế thu nhập doanh nghiệp tăng hàng năm. Thuế suất không đổi, Siêu thị là doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài nên nộp với thuế suất là 28%/ năm, tốc độ tăng lãi nhanh nên
thuế phải nộp tăng. Chính vì vậy lãi ròng thu được là tăng qua các năm.
Thu nhập người lao động tăng từ mức năm 2006 là 1.700.000 VNĐ/ tháng, đến năm 2010
là 2.400.000VNĐ/ tháng.
Ta có
Chỉ số giá cả (I
gc
) =
chỉ số tiền lương danh nghĩa
chỉ số tiền lương thực tế
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 18 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
I
gc2010
= 1.3 như vậy, mặc dù tiền lương tăng, nhưng mức sống của người lao động là không
tăng và chưa cao.
1.5KẾT LUẬN
1. Cơ may và rủi ro sau khi phân tích môi trường bên ngoài
Cơ may:
- Có nguồn cung ứng dồi dào, rẻ, chất lượng
- Khách hàng mục tiêu là những người có khả năng và sẵn sàng chi trả nếu có thể đáp ứng
được nhu cầu của họ một cách chu đáo.
- Nước ta đang tiến tới mở cửa nền kinh tế thị trường, cải cách hành chính, tạo thuận lợi
cho mạng lưới xuất nhập khẩu hàng hoá, điều đó tạo điều kiện siêu thị có thể nâng cao sức
cạnh tranh của mình trên thị trường.
- Nhu cầu khách hàng chưa được đáp ứng đầy đủ

- Sự xuất hiện công nghệ mới
- Sự xóa bỏ các rào cản thương mại quốc tế.
Rủi ro:
- Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và lớn mạnh, siêu thị có nguy cơ bị giảm thị phần.
- Những thay đổi chính sách pháp luật nếu không nắm bắt kịp thời có thể để tuột mất nhiều
cơ hội khuyếch trương thương hiệu.
- Khách hàng ngày càng có yêu cầu và đòi hỏi cần được đáp ứng đòi hỏi Siêu thị phải liên
tục đưa ra những chiến lược xúc tiến bán có hiệu quả.
- Thị hiếu khách hàng chuyển từ việc đi mua sắm từ siêu thị này sang siêu thị khác
- Các quy định luật pháp mới.
2. Điểm mạnh, điểm yếu sau khi phân tích môi trường bên trong
Điểm mạnh
- Được khách hàng đánh giá là danh tiếng tốt
- Có khả năng tiếp cận được dễ dàng những nguồn hàng tốt, chất lượng, giá hợp lý
- Vốn và tài sản lớn
- Đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
Điểm yếu
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 19 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
- Cơ cấu vận hành đòi hỏi chi phí cao
3. Các vấn đề đặt ra: Siêu thị đã ở đâu? Siêu thị đang ở đâu? Và siêu thị sẽ đi đến đâu?
BigC hiện nay là một trong những nhà phân phối bán lẻ hàng đầu tại Hải Phòng, là doanh
nghiệp đột phá trong thị trường bán lẻ tại Hải Phòng.
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của siêu thị trong thời gian gần đây mà ta đã phân
tích ở mục 1.4.2, ta thấy rằng kết quả đó tạo điều kiện cho việc nâng cấp siêu thị. Cụ thể đó
là trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị khoa học hiện đại, mở rộng quy mô.
Từ căn cứ trên, siêu thị đề ra mục tiêu kinh doanh cụ thể cho những năm tới:
STT CHỈ TIÊU NĂM 2011
01 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 110.000.000.000
02 Lợi nhuận trước thuế 60.000.000.000.

Biện pháp: Để đạt được mục tiêu trên ta có các biện pháp sau:
- Yếu tố con người:
Thu hút thêm nhân lực có trình độ chuyên môn cao có khả năng lĩnh hội và truyền đạt tốt
vào các phòng ban, đặc biệt là phòng kinh doanh và phòng điều hành.
Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
- Yếu tố đầu vào:
Tìm kiếm những nhà cung cấp mới thuận tiện và đảm bảo chất lượng bên cạnh những mối
quan hệ tốt với các đối tác cũ.
- Yếu tố máy móc thiết bị kỹ thuật:
Không ngừng trang bị cơ sở vật chất cho siêu thị để tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng:
như máy soi giá, máy trả tiền tự động tiến tới trang bị hệ thống tự động hoá.
Siêu thị không ngừng tăng cường các chiến lược Marketing để khách hàng tới và mua sản
phẩm với số lượng lớn hơn nữa.
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 20 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Chương 2: XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ QUY MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG TỪ NĂM 2011
ĐẾN NĂM 2015
2.1. XÁC ĐỊNH VỊ THẾ VÀ ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
Để xác định được chiến lược phù hợp và hiệu quả thì các nhà hoạch định Marketing phải
xác định được vị thế của sản phẩm là ở chỗ nào trên thị trường. Phương pháp xác định vị
trí của sản phẩm trên thị trường hiện nay thường được áp dụng là ma trận thị phần / tăng
trưởng. Theo phương pháp này các thông số cần phải được xác định là tốc độ tăng trưởng
và thị phần tương đối. Căn cứ vào giá trị của tốc độ tăng trưởng và thị phần tương đối đối
với từng sản phẩm ta đặt các sản phẩm lên ma trận thị phần / tăng trưởng từ đó ta có vị trí
của từng sản phẩm trên ma trận, mỗi vị trí trên ma trận ta có chiến lược tổng quát thích
ứng.
2.1.1. TÍNH CÁC THÔNG SỐ
1. Tốc độ tăng trưởng
Tính tốc độ tăng trưởng theo thông số là doanh số bán của một số năm gần đây. Doanh số
bán của từng sản phẩm của siêu thị trong một số năm gần đây được thể hiện ở bảng số 06

SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 21 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Bảng 06 Đơn vị: VNĐ
TT CÁC SẢN PHẨM N2006 N2007 N2008 N2009 N2010
1
Điện thoại di động Blackberry Pearl
8100 761,470,000 765,610,000 829,850,000 971,240,000 1,099,360,000
2 Máy SAFA M800F 2GB (MP3- MP4) 3500000000 3600000000 4095000000 4050000000 3696000000
Tổng 4,261,470,000 4,365,610,000 4,924,850,000 5,021,240,000 4,795,360,000
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 22 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Gọi tốc độ tăng trưởng của năm hiện tại tính tốc độ tăng trưởng so với năm liền trước là G
Doanh thu năm liền trước là: DT
LT
Doanh thu năm hiện tại tính tốc độ tăng trưởng là: DT
HT
Ta có: G=
*
100; %. (2-1)
Ví dụ, tính tốc độ tăng trưởng của năm 2007 cho sản phẩm máy SAFA M800F 2GB, theo
( 2-1) và số liệu ở bảng 6 ta có:
G=
*
100 = 2.86 %
Tương tự tính cho các thời kỳ đối với sản phẩm MP3- MP4 và tính cho các sản phẩm kết
quả thể hiện ở bảng 07 sau:
TT CÁC SẢN PHẨM N2007 N2008 N2009 N2010
1 Điện thoại di động Blackberry Pearl 8100 0.54 8.4 17 13.2
2 Máy SAFA M800F 2GB (MP3- MP4) 2.86 13.75
Biết được tốc độ tăng trưởng hàng năm ta tính được tốc độ tăng trưởng trung bình của từng

sản phẩm:
n
i
GG

=
(2- 2)
Ví dụ: Tính tốc độ tăng trưởng cho sản phẩm máy SAFA M800F 2GB, theo (2- 2) và số
liệu ở bảng 07 ta có:
==
75.13*86.2G
6.27 %
Tương tự, tính cho các sản phẩm còn lại kết quả thể hiện ở bảng 08:
2. Tính thị phần tương đối
Thị phần tương đối = (2-3)
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 23 -
Bảng 08
TT CÁC SẢN PHẨM
G
(%)
1 Điện thoại di động Blackberry Pearl 8100 5.65
2 Máy SAFA M800F 2GB (MP3- MP4) 6.27
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Hiện nay trên thị trường cùng bán các sản phẩm như siêu thị BigC là các công ty máy tính
như Hoàng Cường, Kim Ngân, Ase…., đây là những công ty mạnh, ngoài ra còn rất nhiều
công ty khác, các cửa hàng bán lẻ, hệ thống các chợ. Doanh thu của từng sản phẩm của
công ty được thể hiện ở bảng số 09:
SẢN PHẨM CÔNG TY
DOANH
THU

THỊ PHẦN
TƯƠNG ĐỐI
1
Máy SAFA M800F
2GB (MP3- MP4)
Siêu thị BigC 3696000000
3.94
Việt Nhật 938.282.000
Siêu thị điện tử Cầu Đất 56.750.000
Cộng 1.475.010.000
2
Điện thoại di động
Blackberry Pearl
8100
Siêu thị BigC 1.099.360.000
3.20
Siêu thị điện thoại Cầu
Đất
343.410.000
Cửa hàng Sony 56.460.000
Cộng 1.442.780.000
Theo (2-3) và số liệu về doanh số của công ty cũng như doanh số của đối thủ cạnh tranh
mạnh nhất ở bảng số 09, ta tính được thị phần tương đối cho từng sản phẩm của công ty.
Ví dụ: Tính thị phần tương đối của máy SAFA M800F 2 GB của siêu thị:
Thị phần tương đối= =3.94
Tương tự tính thị phần tương đối cho các sản phẩm khác kết quả thể hiện ở bảng số 09.
2.1.2. ĐẶT TÊN CÁC SẢN PHẨM LÊN VỊ TRÍ TRÊN MẶT TRẬN THỊ PHẦN / TĂNG
TRƯỞNG.
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 24 -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING

Từ số liệu về tốc độ tăng trưởng ở bảng số 08 và số liệu về thị phần tương đối ở bảng số
09, ta đặt các sản phẩm lên từng vị trí trên ma trận thị phần / tăng trưởng.
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
20

Các dấu
hỏi

Các ngôi
sao
10
B
6.27
Các
con

5.65
A
Các con
chó
sữa
0
0.285 1 3.2 3.94
1
0
Thị phần
tương đối

Trên ma trận:
Diện tích hình tròn biểu thị quy mô doanh số
SẢN PHẨM KÝ HIỆU
Điện thoại di động Blackberry Pearl 8100 A
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HUẾ - 25 -

×