ỨNG DỤNG KỸ THUẬT LAI HUỲNH QUANG TẠI CHỖ
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phần lớn các dị bội nhiễm sắc thể được chẩn đoán trước sinh
liên quan đến các nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X và Y. Kỹ thuật lai huỳnh quang tại
chỗ (FISH) giúp xác định nhanh các bất thường về số lượng của nhiễm sắc thể trên
nhân tế bào ở gian kỳ.
Mục tiêu: Xác định tính hiệu quả của kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ
(FISH) trong chẩn đoán trước sinh các trường hợp lệch bội nhiễm sắc thể thường
gặp
Phương pháp: Đối tượng: 1302 sản phụ có chỉ định chọc ối khảo sát tình
trạng lệch bội nhiễm sắc thể (13, 18, 21, X, Y) bằng kỹ thuật FISH. Thời gian:
01/2004 – 09/2006. Thực hiện kỹ thuật FISH theo qui trình chuẩn của hãng
VYSIS.
Kết quả: Trong thời gian từ 01 / 2004 đến 09 /2006 chúng tôi đã thực hiện
kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ trên 1302 trường hợp thai kỳ có nguy cơ dị bội
nhiễm sắc thể. 136 (10,45%) trường hợp dị bội nhiễm sắc thể được phát hiện. 66
trường hợp tam nhiễm sắc thể 18, 60 trường hợp tam nhiễm sắc thể 21, 3 trường
hợp tam nhiễm sắc thể 13, 3 trường hợp XO, 2 trường hợp XXY, 1 trường hợp
XXX và 1 trường hợp tam bội đã được phát hiện thông qua kỹ thuật FISH. Không
có trường hợp âm tính giả hay dương tính giả nào được ghi nhận.
Kết luận: Kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ trên nhân tế bào ối ở gian kỳ là
một phương pháp chẩn đoán nhanh và chính xác cho những thai kỳ có nguy cơ cao
dị bội nhiễm sắc thể.
ABSTRACT
Introduction: Most of aneuploidies diagnosed prenatally involve the
autosomes 13, 18, 21 and sex chromosomes X and Y. Fluorescence in situ
hybridization (FISH) technique allows rapid analysis of chromosome copy number
in interphase cells.
Objective: Identify the effectiveness of applying the FISH tecnique in
prenatally diagnosing the common aneuploidies.
Method: Subjects: 1302 pregnant women were indicated to have an
amniocentesis to detect aneuploidies of chromosome 13, 18, 21, X, Y by using
FISH technique. Time of research: from January 2004 to September 2006.
Applying FISH technique following the Vysis’s standard protocol.
Results: From January 2004 to September 2006, we applied FISH technique
on 1302 pregnancies having a risk of chromosome aneuploidy. Aneuploidies were
detected in 136 (10,45%) samples. 66 cases of trisomy 18, 60 cases of trisomy 21, 03
cases of trisomy 13, 03 cases of monosomy X, 02 cases of XXY, a case of XXX and
a case of triploidy were diagnosed by FISH. There were no false negative or false
positive results.
Conclusion: We conclude that FISH analysis of interphase, uncultured
amniotic cells is an fast and accurate method for routine prenatal diagnosis of the
most common aneuploidies in high-risk pregnancies.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bất thường nhiễm sắc thể được chẩn đoán trước sinh phần lớn là những
dạng lệch bội của các nhiễm sắc thể thường (13, 18, 21) và của nhiễm sắc thể giới
(X, Y).
Kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (FISH: Fluorescence in situ hybridization)
với việc sử dụng những đoạn dò đặc hiệu cho từng nhiễm sắc thể đã được chứng
minh là có hiệu quả cao cho việc xác định nhanh số lượng của các nhiễm sắc thể
trong nhân tế bào ở giai đoạn gian kỳ
[2,3,5,9,10]
. Với đặc tính nhanh, nhạy và chính
xác, việc sử dụng kỹ thuật FISH trong chẩn đoán trước sinh các lệch bội nhiễm sắc
thể thường gặp đã trở nên phổ biến
[4,8,12]
. Ngoài ra kỹ thuật FISH còn được xem
như là một lựa chọn giúp giảm sự lo âu cho các sản phụ có thai kỳ nguy cơ cao
[7]
.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, kỹ thuật FISH bước đầu đã được ứng dụng
trên 33 mẫu dịch ối vào năm 2003
[1]
. Tuy nhiên với một cỡ mẫu nhỏ nên chưa thể
khẳng định được giá trị của kỹ thuật FISH trong chẩn đoán trước sinh các lệch bội
nhiễm sắc thể thường gặp.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu “Xác định tính
hiệu quả của kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) trong chẩn đoán trước
sinh các trường hợp lệch bội nhiễm sắc thể thường gặp”.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
1302 sản phụ có chỉ định chọc ối để khảo sát tình trạng lệch bội nhiễm sắc
thể (13, 18, 21, X, Y) bằng kỹ thuật FISH tại phòng Di truyền tế bào bệnh viện
Phụ sản Từ dũ và phòng khám thai bệnh viện Hùng vương trong thời gian từ 01 /
2004 đến 09/ 2006.
Phương pháp nghiên cứu
Tất cả các sản phụ đều được tham vấn về việc chọn lựa kỹ thuật nhanh
FISH hay kỹ thuật nuôi cấy tế bào ối, và được giải thích cặn kẽ về những giới hạn
của kỹ thuật FISH.
Thực hiện nuôi cấy tế bào ối đi kèm với kỹ thuật FISH trong các trường
hợp: kiểm định kết quả FISH, tiền căn gia đình có người mang chuyển đoạn nhiễm
sắc thể liên quan đến các nhiễm sắc thể 13, 18, 21, theo yêu cầu của sản phụ.
Thu thập vào bảng câu hỏi các thông tin về họ tên, tuổi của sản phụ, kết quả
siêu âm sản khoa (ghi nhận loại bất thường siêu âm: nhỏ, lớn hay cả hai)
[11]
, kết quả
xét nghiệm sàng lọc sinh hóa (MAFP, bhCG, uE3), kết quả phân tích của kỹ thuật
FISH, kết quả phân tích nhiễm sắc thể (nếu có).
Thu thập 6 – 8 ml dịch ối cho các trường hợp thực hiện kỹ thuật FISH, tối
thiểu là 10 ml cho trường hợp thực hiện cả hai kỹ thuật FISH và nuôi cấy tế bào
ối. Làm phồng tế bào ối bằng dung dịch KCl 0.075M, định hình tế bào bằng hỗn
hợp dung dịch methanol : acid acetic (3:1). Nhỏ cặn tế bào lên phiến kính sạch.
Khử nước bằng ethanol 70% - 90% - 100%.
Sử dụng các đoạn dò DNA đặc hiệu cho các nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X, Y
của hãng VYSIS (Mỹ). Thực hiện xử lý trước khi lai, tiến hành lai và rửa sau lai
theo qui trình hướng dẫn của VYSIS.
Thực hiện đếm tối thiểu trên 50 nhân tế bào đối với từng loại đoạn dò DNA.
Đánh giá kết quả lai là bình thường khi có # 80% nhân tế bào có 2 tín hiệu lai đối với
từng loại đoạn dò DNA. Đánh giá kết quả là bất thường khi có # 70% nhân tế bào có
số tín hiệu lai bất thường đối với từng loại đoạn dò DNA.
Kết quả FISH được bao gồm các thông tin: mô tả loại đoạn dò được sử
dụng, số tín hiệu của từng loại nhiễm sắc thể được kiểm tra, tình trạng lệch bội của
các nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X, Y (nếu có).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
136 / 1302 (10,45%) trường hợp dị bội nhiễm sắc thể được phát hiện thông
qua kỹ thuật FISH. Trong đó, 66 trường hợp tam nhiễm sắc thể 18, 60 trường hợp tam
nhiễm sắc thể 21, 3 trường hợp tam nhiễm sắc thể 13, 3 trường hợp XO, 2 trường hợp
XXY, 1 trường hợp XXX và 1 trường hợp tam bội.
Bảng 1. Kết quả FISH
Kết quả
Số
trường hợp
T
ỉ lệ
(%)
Bình
thường
1166 89,55
Bất
thường
Tam
nhi
ễm sắc thể
18
Tam
nhi
ễm sắc thể
21
Tam
nhi
ễm sắc thể
13
XO
XXY
136
66
60
03
03
02
01
01
10,45
XXX
Tam bội
Tổng 1302 100
Có 1 trường hợp cần thực hiện kỹ thuật FISH lần thứ hai vì tín hiệu lai
huỳnh quang yếu không thể phân tích được.
Có 2 trường hợp nghi ngờ tam nhiễm sắc thể 21 khi ghi nhận có 8 - 10 nhân tế
bào trong tổng số 50 nhân tế bào được phân tích có 3 tín hiệu huỳnh quang. Cả 2
trường hợp này được thực hiện kỹ thuật lai huỳnh quang lần thứ hai và ghi nhận chỉ
có 2 – 3 nhân tế bào có 3 tín hiệu huỳnh quang. Ghi nhận sau sinh, cả hai cháu bé đều
bình thường.
Có 3 trường hợp nghi ngờ tam nhiễm sắc thể 18 thuộc loại bất thường cấu
trúc nhiễm sắc thể (isochromosome: nhiễm sắc thể đều) khi ghi nhận 45 – 48 nhân
tế bào có 1 tín hiệu lớn và 1 tín hiệu nhỏ của nhiễm sắc thể 18, 2 – 5 nhân tế bào
có 3 tín hiệu của nhiễm sắc thể 18. Cả 3 trường hợp được yêu cầu làm thêm kỹ
thuật nuôi cấy tế bào ối để phân tích bộ nhiễm sắc thể thai nhi đồng thời thực hiện
kỹ thuật FISH lần hai trên mẫu dịch ối đã thu thập lần đầu. Kết quả cả 3 bộ nhiễm
sắc thể đều bình thường về số lượng và cấu trúc của nhiễm sắc thể 18, không ghi
nhận nhân tế bào có 3 tín hiệu nhiễm sắc thể 18.
219 trường hợp được thực hiện nuôi cấy tế bào ối đi kèm với thực hiện kỹ
thuật FISH. Các bất thường lệch bội nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X, Y đều tương
đồng giữa hai kỹ thuật. Có 2 trường hợp bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể không
được phát hiện bởi kỹ thuật FISH là chuyển đoạn tương hỗ nhiễm sắc thể t(13;14)
và t(14;21).
Bảng 2. Kết quả nuôi cấy tế bào ối
Bộ NST Số
trường hợp
46,XX 78
46,XY 87
47,XX/XY,+18 30
47,XX/XY,+21 17
47,XX,+13 01
45,X 01
47,XXX 01
46,XY/47,XXY 01
69,XXX 01
45,XX,t(13;14) 01
45,XY,t(14;21) 01
Tổng 219
Chỉ định chính để chọc ối làm kỹ thuật FISH là có hình ảnh bất thường trên
siêu âm (41,32%) và kết quả xét nghiệm sàng lọc sinh hóa máu mẹ bất thường
(35,87%). Phần lớn số trường hợp lệch bội 5 nhiễm sắc thể (13, 18, 21, X, Y) cũng
được phát hiện qua hai chỉ định này. Có một trường hợp XO được phát hiện tình
cờ thông qua chỉ định chọc ối là tiền căn sẩy thai liên tiếp.
Bảng 3. Chỉ định chọc ối và khả năng phát hiện lệch bội của kỹ thuật FISH
Chỉ
đ
ịnh chọc
ối
Số
trường
hợp
T
ỉ lệ
(%)
Số
trường
h
ợp lệch
bội
Bất
thường si
êu
âm
538 41,32 74
Chỉ
đ
ịnh chọc
ối
Số
trường
hợp
T
ỉ lệ
(%)
Số
trường
h
ợp lệch
bội
Bất
thư
ờng xét
nghiệm
sinh hóa
467 35,87 16
Mẹ
lớn tuổi
139 10,68 02
Bất
thường si
êu
âm + sinh
hóa
135 10,37 41
Tiền
că
n sinh
con Down
09 0,69 0
Tiền
căn sinh
08 0,61 0
Chỉ
đ
ịnh chọc
ối
Số
trường
hợp
T
ỉ lệ
(%)
Số
trường
h
ợp lệch
bội
con d
ị tật
bẩm sinh
Tiền
căn gia
đ
ình có
chuyển
đoạn NST
03 0,23 02
Tiển
căn gia
đình có h
ội
chứng
Down
02 0,15 0
Sẩy
thai liên
tiếp
01 0,08 01
Chỉ
đ
ịnh chọc
ối
Số
trường
hợp
T
ỉ lệ
(%)
Số
trường
h
ợp lệch
bội
Tổng
1302
100 136
Tỉ lệ phát hiện lệch bội nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X, Y khi có cả hai loại bất
thường siêu âm là 40,9% (27/66), khi chỉ có loại bất thường lớn là 15,8% (68/431) và
khi chỉ có loại bất thường nhỏ là 11,4% (20/176). Có 1 trường hợp bất thường cấu
trúc nhiễm sắc thể (chuyển đoạn nhiễm sắc thể t(13;14)) được phát hiện bằng kỹ thuật
nuôi cấy tế bào ối với hình ảnh siêu âm là sứt môi – chẻ vòm hầu.
Bảng 4. Kết quả siêu âm và kết quả FISH ± kết quả cấy ối
Loại bất thường siêu âm
Kết
qu
ả FISH
± cấy ối
Lớn
Nhỏ
C
ả
hai
Tổng
L
ệch
b
ội (13, 18,
21, X, Y)
68 20 27
115
Bất 01 0 0 01
thư
ờng cấu
trúc NST
Bình
thường
362
156
39
557
Tổng
431
176
66
673
Với kết quả xét nghiệm sàng lọc cho thấy cả nguy cơ tam nhiễm sắc thể 18
và 21 thì không có trường hợp lệch bội nào được ghi nhận.
Bảng 5. Kết quả xét nghiệm sàng lọc sinh hóa và khả năng phát hiện lệch
bội của kỹ thuật FISH
K
ết quả sinh hóa bất
thường
Số
trường
hợp
T
ỉ lệ
(%)
Số
trường
h
ợp lệch
bội
Nguy cơ T21 480
78,95
T21:
26
Nguy cơ T18 50 8,22
T18:
16
Nguy cơ T21 + T18 12 1,97 0
AFP giảm 35 5,76
T18:
0
3/ T21:
01
AFP tăng 23 3,78
T18:
01 /T21:
01
AFP+bhCG/bhCG
/bhCG+uE3 giảm
04 0,66
T18:
03
AFP+bhCG/bhCG/AFP+uE3
tăng
04 0,66
T21:
01
Tổng 608
100 52
BÀN LUẬN
Trong chẩn đoán trước sinh, việc đưa ra kết luận một thai nhi bình thường về
số lượng hay cấu trúc của bộ nhiễm sắc thể đòi hỏi phải có tính chính xác cao vì kết
luận đó sẽ đưa đến hành động can thiệp chấm dứt thai kỳ hoặc sẽ không cần can thiệp
gì thêm.
Kỹ thuật nuôi cấy tế bào ối để phân tích bộ nhiễm sắc thể thai nhi đã được
xem là một kỹ thuật chẩn đoán mang tính chính xác cao và đã được ứng dụng trong
chẩn đoán trước sinh suốt một thời gian dài. Tuy nhiên việc phân tích bộ nhiễm sắc
thể đòi hỏi phải thực hiện trên các nhiễm sắc thể ở kỳ giữa được thu hoạch sau một
thời gian dài nuôi cấy. Trong phần lớn trường hợp, việc chờ đợi kết quả gây nên tâm
lý lo âu, căng thẳng cho sản phụ, và càng tăng thêm khi sản phụ được báo tin “mẫu
cấy này không đạt, cần thực hiện chọc ối lần hai”.
Kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) thực hiện trên nhân tế bào ở gian kỳ
nên có thể giúp chẩn đoán nhanh vì không phải tốn thời gian nuôi cấy tế bào. Nhiều
nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện việc so sánh giữa hai kỹ thuật nuôi cấy tế bào
và kỹ thuật FISH đã chứng minh khả năng sử dụng kỹ thuật FISH như một công cụ
chẩn đoán độc lập trong chẩn đoán trước sinh các trường hợp lệch bội của nhiễm
sắc thể 13, 18, 21, X, Y
[2,5,9]
. Những nghiên cứu này cũng đã đưa ra những giới hạn
của kỹ thuật FISH như tình trạng lẫn máu mẹ, lượng tế bào ối thu thập không đủ để
phân tích, tính đặc hiệu của đoạn dò DNA.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ phát hiện lệch bội nhiễm sắc thể 13, 18,
21, X, Y là khá cao (10,45%) với hầu hết các dạng lệch bội thường gặp. Kết quả này
cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Baruch Feldman khi thực hiện kỹ thuật
FISH có chọn lọc trên những thai kỳ có nguy cơ cao đối với các lệch bội nhiễm sắc
thể 13, 18, 21, X, Y
[9]
. Như vậy đối với những thai kỳ có nguy cơ cao đối với các
lệch bội nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X, Y thì kỹ thuật FISH có thể xem như là lựa
chọn hàng đầu.
Để đạt được hiệu quả phát hiện lệch bội cao, chúng tôi đã thực hiện một số
hiệu chỉnh thích hợp.
Chúng tôi thu thập thể tích dịch ối tối thiểu là 6 - 8 ml vì với lượng thể tích
này lượng tế bào ối thu thập được nhiều hơn và đặc biệt có giá trị đối với các trường
hợp tuổi thai # 20 tuần hoặc các trường hợp đa ối. Các nghiên cứu của các tác giả
khác và nghiên cứu của chúng tôi năm 2003
[1]
cũng đã cho thấy khi chỉ thu thập 2 –
3 ml dịch ối thì chắc chắn sẽ có một số trường hợp không thực hiện kỹ thuật FISH
được vì không đủ tế bào để phân tích.
Các nghiên cứu xác định tính đặc hiệu của đoạn dò DNA được sử dụng đều cho
thấy phần lớn những trường hợp lai không đặc hiệu, độ sáng của tín hiệu không ổn định
đều liên quan đến những đoạn dò DNA tự tổng hợp hoặc những đoạn dò DNA không
được kiểm định chất lượng. Đối với các đoạn dò DNA của VYSIS dùng cho việc phát
hiện bất thường số lượng nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X, Y chỉ ghi nhận âm tính giả nhiễm
sắc thể 13, 21 do mẫu lẫn máu mẹ nhiều và tín hiệu lai không rõ
[6,13]
; ghi nhận dương
tính giả nhiễm sắc thể 21 chưa giải thích được nguyên nhân
[13]
; ghi nhận âm tính giả
nhiễm sắc thể 18
[6,13]
do lẫn máu mẹ nhiều, do sự không đồng bộ về kích thước của hai
tín hiệu nhiễm sắc thể 18; ghi nhận dương tính giả nhiễm sắc thể 18 do lai chéo với
nhiễm sắc thể 22
[13]
. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ đoạn dò DNA của
hãng VYSIS với một số điều chỉnh nhỏ để hạn chế những sai lầm mà các nghiên cứu
trên đã đưa ra. Chúng tôi thực hiện phương pháp ly tâm nhiều lần đối với mẫu lẫn máu
mẹ nhiều để giảm lượng máu mẹ trong mẫu dịch ối trước khi tiến hành các bước tiếp
theo, nhờ vậy trong mẫu nghiên cứu này không có trường hợp thất bại kỹ thuật FISH
do lẫn máu mẹ. Chúng tôi thực hiện xử lý pepsin các nhân tế bào ối với thời gian thích
hợp cho từng nhóm tuổi thai, đảm bảo đủ thể tích đoạn dò DNA cần thiết và đảm bảo
điều kiện lai tối ưu nhằm mục đích giảm trường hợp tín hiệu lai yếu. Trong mẫu nghiên
cứu này có 1 trường hợp tín hiệu lai yếu do người gởi mẫu xét nghiệm không nhớ chính
xác tuổi thai của sản phụ. Sau khi đã có thông tin chính xác về tuổi thai, chúng tôi thực
hiện lại kỹ thuật FISH trên mẫu dịch ối đã thu thập lần trước với việc điều chỉnh thời
gian xử lý pepsin. Kết quả đạt được tín hiệu lai rõ ràng.
Có 2 trường hợp nghi ngờ tam nhiễm sắc thể 21 được loại trừ sau khi thực hiện
lại kỹ thuật FISH lần thứ hai. Có 3 trường hợp nghi ngờ tam nhiễm sắc thể 18 do sự
không đồng bộ về kích thước của tín hiệu lai và có một tỉ lệ nhỏ nhân tế bào có ba tín
hiệu lai đều được loại trừ sau khi thực hiện kỹ thuật FISH lần hai và kỹ thuật nuôi cấy
tế bào ối. Như vậy đối với các trường hợp nghi ngờ tam nhiễm sắc thể chúng ta nên
thực hiện kỹ thuật FISH lần thứ hai, nếu tỉ lệ nhân tế bào có 3 tín hiệu giảm nhiều so
với lần đầu thì có thể kết luận bình thường. Đối với trường hợp không đồng bộ về kích
thước tín hiệu nhiễm sắc thể 18, nếu tất cả nhân tế bào được phân tích đều có hai tín
hiệu không đồng bộ về kích thước thì có thể xem như bình thường, nếu có một tỉ lệ nhỏ
nhân tế bào có ba tín hiệu lai thì nên kiểm định lại bằng kỹ thuật FISH lần hai.
Trong 219 trường hợp được thực hiện kỹ thuật nuôi cấy tế bào ối đi kèm
với kỹ thuật FISH, chúng tôi chưa ghi nhận có sự bất tương hợp giữa hai kỹ thuật
FISH và nuôi cấy tế bào ối. Điều này chứng tỏ với những điều chỉnh thích hợp thì
kỹ thuật FISH thật sự hiệu quả trong việc phát hiện các lệch bội nhiễm sắc thể 13,
18, 21, X, Y. Có 2 trường hợp bất thường cấu trúc được phát hiện qua nuôi cấy tế
bào ối, cả hai trường hợp này đều là những thai nhi hoàn toàn bình thường, chỉ
mang bất thường cấu trúc dạng chuyển đoạn cân bằng nhiễm sắc thể giống bố /
mẹ. Cả hai trường hợp này đều đã xác định bố / mẹ đã mang bất thường cấu trúc
này. Như vậy, trong trường hợp bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể dạng chuyển
đoạn cân bằng có liên quan đến nhiễm sắc thể 13, 21 – dạng bất thường cấu trúc
có thể dẫn đến hình thành thai nhi hội chứng Down / hội chứng Patau – thì kỹ
thuật FISH vẫn là lựa chọn hàng đầu để loại trừ khả năng thai nhi hội chứng Down
hoặc hội chứng Patau, có thể thực hiện đồng thời thêm kỹ thuật nuôi cấy tế bào ối
để xác định sự hiện diện của bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể của bố / mẹ truyền
cho con.
Với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực siêu âm và các xét nghiệm
sinh hóa, tuổi mẹ đã không còn là chỉ định chính yếu trong chẩn đoán trước sinh và số
trường hợp lệch bội nhiễm sắc thể đã được phát hiện nhiều hơn. Trong nghiên cứu
của chúng tôi hình ảnh siêu bất thường và kết quả xét nghiệm sàng lọc sinh hóa máu
mẹ bất thường là hai lý do chính dẫn đến thực hiện chọc ối làm kỹ thuật FISH. Kết
quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác
[9,10,12]
.
Khả năng phát hiện lệch bội nhiễm sắc thể thông qua siêu âm là rất cao.
Những hình ảnh bất thường của thai nhi được phát hiện qua siêu âm đã được xem là
yếu tố nguy cơ rất có liên quan đến các bất thường nhiễm sắc thể [9, 12], và càng
nhiều hình ảnh bất thường trên siêu âm hoặc có những hình ảnh bất thường trên siêu
âm thuộc loại bất thường lớn thì khả năng phát hiện bất thường nhiễm sắc thể càng
cao [9]. Trong nghiên cứu này, với chỉ định chọc ối là những hình ảnh bất thường
của thai nhi trên siêu âm thì đã giúp phát hiện được 54,41% (74 / 136) trong tổng số
các trường hợp lệch bội nhiễm sắc thể được phát hiện. 66 trường hợp có cả hai loại
bất thường trên siêu âm đã làm giúp phát hiện các lệch bội nhiễm sắc thể nhiều hơn
(40,9%). Trong nghiên cứu này, tỉ lệ phát hiện lệch bội nhiễm sắc thể ở nhóm có loại
bất thường lớn không tăng đáng kể so với nhóm có loại bất thường nhỏ. Có lẽ do
chúng tôi đã đưa hình ảnh dư ối vào nhóm có loại bất thường lớn, trong khi hình ảnh
bất thường này không được xem là dấu hiệu chính giúp phát hiện lệch bội nhiễm sắc
thể. Có một trường hợp chuyển đoạn nhiễm sắc thể t(13;14) được phát hiện với hình
ảnh siêu âm là sứt môi – chẻ vòm hầu. Hình ảnh bất thường này thường liên quan
đến tam nhiễm sắc thể 13. Nhưng trong trường hợp này do sản phụ là người mang
chuyển đoạn nhiễm sắc thể t(13;14) nên bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể này
không liên quan đến hình ảnh sứt môi – chẻ vòm hầu.
Xét nghiệm sàng lọc sinh hóa máu mẹ các chất AFP, bhCG, uE3 cũng đóng
góp vai trò trong việc phát hiện các lệch bội nhiễm sắc thể 18 và nhiễm sắc thể 21.
Với việc sử dụng phần mềm tính toán nguy cơ lệch bội nhiễm sắc thể dựa trên kết
quả các thông số sinh hóa đã làm tăng khả năng phát hiện lệch bội nhiễm sắc thể.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trên 80% (42 / 52) trường hợp lệch bội nhiễm sắc
thể 18, 21 đã được phát hiện khi có sử dụng phần mềm tính nguy cơ.
KẾT LUẬN
Hơn hai năm thực hiện kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) trên 1302
trường hợp, chúng tôi đã:
- Phát hiện được 136 trường hợp dị bội nhiễm sắc thể, trong đó 66 trường hợp
tam nhiễm sắc thể 18, 60 trường hợp tam nhiễm sắc thể 21, 3 trường hợp tam nhiễm
sắc thể 13, 3 trường hợp XO, 2 trường hợp XXY, 1 trường hợp XXX và 1 trường hợp
tam bội.
- Không có trường hợp dương giả hay âm giả nào được ghi nhận.
Chúng tôi cũng rút ra một số nhận xét sau:
- Kỹ thuật FISH là một kỹ thuật tương đối đơn giản, giúp chẩn đoán nhanh,
chính xác các lệch bội nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X, Y.
- Hiệu quả của kỹ thuật FISH phụ thuộc vào việc tuân thủ chặt chẽ các qui
định trong các bước thu thập, xử lý mẫu và phân tích kết quả.
- Có thể sử dụng kỹ thuật FISH như là một công cụ chẩn đoán cho các lệch
bội nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X, Y.
- Đối với những trường hợp có tiền căn gia đình mang chuyển đoạn nhiễm
sắc thể thì nên thực hiện thêm kỹ thuật nuôi cấy tế bào ối để phân tích bộ nhiễm
sắc thể của thai nhi.