Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

ÁP DỤNG PHẪU THUẬT DOR TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA PHÌNH THẤT TRÁI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.45 KB, 18 trang )

ÁP DỤNG PHẪU THUẬT DOR
TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA PHÌNH THẤT TRÁI

Tóm tắt
Đặt vấn đề: Biến chứng phình thất trái sau một nhồi máu cơ tim dẫn
đến giảm chức năng co bóp thất trái; tử vong sau một năm khoảng 50 – 60
%. Vì vậy điều trị cắt bỏ túi phình vá lại thành tim là rất quan trọng. Có
nhiều phương pháp mổ điều trị phình thành thất trái trong đó có phương
pháp mổ của Dor. Phương pháp này được nhiều tác giả áp dụng và đạt kết
quả tốt. Trong vài năm gần đây chúng tôi đã mổ thành công 4 trường hợp
phình thành thất trái bằng phẫu thuật Dor. Qua đây chúng tôi phân tích bước
đầu rút kinh nghiệm.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá vai trò của lâm sàng và cận lâm sàng
trong chẩn đoán phình thất trái. Nhận xét kết quả ban đầu áp dụng phương
pháp Dor trong mổ phình thất trái.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt ngang. Tất cả những
trường hợp được mổ phình thất trái tại BV.CHợ Rẫy từ 1 / 2000 đến 6 / 2006.
Hồ sơ nghiên cứu từ lúc nhập viện cho đến khi được tái khám.
Kết quả nghiên cứu: Có 4 trường hợp. Nam: 2 tr.h. Nữ: 2 tr.h.
Tuổi nhỏ nhất: 34 tuổi và lớn nhất: 62 tuổi. Nhập viện vì đau ngực trái: 2
tr.h. Phát hiện tình cờ do kiểm tra sức khỏe có làm siêu âm tim: 1 tr.h.Nhập
viện vì sốt cao: 1 tr.h. Bệnh nhân có tiền cănbệnh thiếu máu cơ tim cục bộ: 3
tr.h. Siêu âm tim phát hiện có phình thất trái: 3 tr.h. Chụp động mạch vành
và chụp buồng thất trái: 3 tr.h. CT Scan giúp trường hợp khó chẩn đóan và
giúp phẫu thuật viên đánh giá các chi tiết liên quan túi phình trước mổ. Chỉ
định mổ: phình thất trái nguy cơ vỡ, túi phình lớn, thành mỏng, nhiều huyết
khối, có biến chứng giảm sức co bóp thất trái. Phương pháp mổ: xẻ túi
phình, cắt bỏ một phần thành túi phình, khâu hẹp lổ hổng trên thành thất trái
bằng mũi chỉ đi vòng quanh và vá kín thành thất trái bằng một miếng
Vascular patch với các mũi chỉ Ethibon 2.0 có miếng đệm. Cầu nối động
mạch chủ - vành: 4 trường hợp. Thay van động mạch chủ: 1 trường hợp.


Giải phẫu bệnh lý: thiếu máu cơ tim mạn tính xơ hóa, huyết khối tổ chức
hóa: 3 tr.h. Thiếu máu mạn tính xo hóa, viêm van tim hậu thấp: 1 tr.h. Biến
chứng: tràn dịch màng ngoài tim lượnh ít: 1 tr.h; phục hồi tri giác chậm
không để lại di chứng: 1 tr.h. Tử vong: không
Kết luận: Chẩn đoán dựa trên tiền căn nhồi máu cơ tim, lâm sàng,
siêu âm tim và chụp động mạch vành có kèm chụp buồng thất. Điều trị ngoại
khoa phình thành thất trái bằng phẫu thuật Dor là một phẫu thuật không
phức tạp, khâu kín thành tim, bảo đảm huyết động ổn định sau mổ.
ABSTRACT
Background: Left ventricular aneurysm after myocardial infarction is
a severe complication which results in decrease of left ventricular ejection
fraction, thrombus in ventricle, and death 50 – 60 % after one year.
Therefore, the surgical treatment by taking aneurysm off heart wall is
important to save patient. There are many operative techniques for treating
left ventricular aneurysm including Dor procedure. This operative procedure
has been applied by many surgeons with good results. In recent years we
have operated to save 4 cases of left ventricular aneurysm with Dor
procedure. We analyse the result for getting some early experiences.
Materials and Method: Retrospective. All the left ventricular
aneurysm patients who were operated in Cho Ray hospital from 1 / 2000 to 6
/ 2006.
Results: Total number: 4 cases. Male: 2 cases. Female: 2 cases
Youngest: 34 y.o and Oldest: 62 y.o. Hospitalized because of chest pain: 2
cases, by general health examin: 1 case and fever: 1 case. Patient have had
an ischemic heart disease in historical note: 3 cases. Echocardiography
confirmed left ventricular aneurysm: 3 cases. Angiography for diagnosis of
coronary artery stenosis and ventriculography: 3 cases. CT Scan can give
more information for surgeon before operation to plan. Operative
indications: Left ventricular aneurysm confirmed with risk of rupture, mural
thrombi, large aneurysm with thin wall, depresseed left ventricular ejection

fraction. Technique for repair: taking left ventricular aneurysm off heart
wall. The hole in ventricular wall was closed by a vascular patch using
feutre Ethibon 2.0 suture. Coronary artery bypass: 4 cases, aortic valve
replacement: 1 case. Pathologies: chronic cardial ischemia and chronic
thrombosis organized: 3 cases. Chronic cardial ischemia and rheumatismal
vavular disease: 1 cases. Complications: small pericaial effusion: 1 case.
Slow mental recovery without any consequense: 1 case.
Conclusion: The diagnosis based on historical note, clinical feature,
echocardiography, angiography having ventriculography. The Dor procedure
is not a complex procedure and surely closes heart wall to maitain stable
hemodynamic after operation
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phình vách hay thành thất trái mạn tính tiến triển sau nhồi máu cơ tim
từ 6 tuần trở lên và chiếm khoảng 10 đến 30 % các trường hợp nhồi máu cơ
tim
(3,4)
. Dưới nhiều khía cạnh khac nhau các tác giả đưa ra những định nghĩa
về phình thành thất nhưng định nghĩa của Ruthford là gần với lâm sàng hơn
cả: phình thất trái hay phình thành của thất trái là một vùng có chuyển động
nghịch thường trong thì tâm trương và không có họat động co bóp trong thì
tâm thu (5). Phình thất trái sau nhồi máu cơ tim là một biến chứng nặng làm
chức năng co bóp thất trái giảm, số lượng bệnh nhân chiếm khỏang 7,6%
những truờng hợp được làm thông tim trong nghiên cứu của Faxon (2). Tỉ lệ
tử vong tại bệnh viện theo sau mổ phình thất trái có hay không kèm theo làm
cầu nối động mạch vành là 10 – 20 % trong những năm 1958 – 1978 và hiện
nay giảm xuống còn 5 - 7%
(4)
. Theo tác giả này sự cải thiện đáng kể kết quả
phẫu thuật là do nhữnh tiến bộ trong kỹ thuật mổ, theo dõi và quản lý tốt
bệnh nhân bị bệnh tắc mạch vành cũng như mổ bắc cầu kịp thời những

trường hợp tắc mạch vành, bảo vệ cơ tim hiệu quả trong suốt quá trình phẫu
thuật và nhiều biện pháp phối hợp điều trị ở bệnh nhân có kết hợp nhịp
nhanh thất khó kiểm soát.
Gần đây chúng tôi mổ thành công cứu sống 4 trường hợp có phình
thất trái sau nhồi máu cơ tim do tắc động mạch vành bằng phẫu thuật Dor.
Chúng tôi đã áp dụng phẫu thuật này và đã thành công bước đầu. Việc áp
dụng một phương pháp mổ còn mới mẻ với các phẫu thuật viên cho một
bệnh lý nặng nguy cơ phẫu thuật cao là một khó khăn. Qua hồi cứu chúng
tôi phân tích, đánh giá quá trình chẩn đoán và phẫu thuật để rút kinh nghiệm.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Tại Khoa Phẫu thuật Tim BV. Chợ Rẫy từ năm 1 / 2000 đến 6 / 2006.
Đối tượng nghiên cứu
Những trường hợp bị phình vách thất sau nhồi máu cơ tim do tắc động
mạch vành gây thiếu máu cơ tim cục bộ.
Đối tượng lọai trừ
Những trường hợp có ghi nhận thành thất trái có vùng khu trú bị giảm
hoặc bất động, có chuyển động nghịch thường nhưng chưa được phẫu thuật.
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu mô tả cắt ngang. Tư liệu nghiên cứu bao gồm tòan bộ hồ sơ,
các tài liệu giấy tờ chuyên môn liên quan đến quá trình điều trị trước mổ,
chuẩn bị mổ, trong và sau mổ đến khi tái khám.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Tổng số bệnh nhân: 4 trường hợp (tr.h)
Nam: 2 tr.h; Nữ: 2 tr.h
Tuổi: nhỏ nhất 34 tuổi. 3 trường hợp còn lại: từ 61 – 62 tuổi.
Lý do nhập viện:
Đau nhiều ngực trái đi tái khám ở người có bệnh thiếu máu cơ tim: 2
tr.h
Khám tổng quát tình cờ phát hiện: 1 tr.h

Sốt cao, mệt nhiều ở người có bệnh van tim:
1 tr.h
Tiền căn
Trường hợp thứ nhất: Đã từng điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ trước
lần nhập viện này: 8 năm. Sau đó hết đau ngực, không theo dõi và điều trị về
bệnh lý thiếu máu cơ tim, sinh họat nói chung bình thường không làm việc
gì nặng.
Trường hợp thứ hai: điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ trước lần này: 3
năm, có đặt stent vào 2 động mạch vành. Cao huyết áp, tiểu đường type 2 có
điều trị liên tục. 5 tháng gần đây đau ngực trái tăng hơn trứơc nhưng vẫn đáp
ứng điều trị với thuốc.
Trường hợp thứ ba: điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ trước lần nhập
viện này 5 năm. Không tiền căn điều trị nhồi máu cơ tim tại bệnh viện. Vài
tháng gần đây đau ngực có tăng lên nhưng vần đáp ứng điều trị với thuốc.
Trường hợp thừ tư: điều trị bệnh lý van tim tại bệnh viện Chợ Rẫy đã
7 năm.
Lâm sàng
Không đau ngực trái: 1 tr.h
Đau ngực trái ổn định: 2 tr.h
Đau ngực trái không ổn định: 1 tr.h
NYHA I: 2 tr.h
II: 2 tr.h
CCS: II: 2 tr.h
III: 1 tr.h
Hình ảnh học
X quang ngực thẳng qui ước
. Không có gì bất thường: 2 trường hợp. Tỉ lệ tim – ngực: 0,5 và 0,55
.Khối mờ đồng nhất tại cung động mạch chủ đường kính 5 cm, đẩy
lệch phế quản gốc trái: 1 tr.h. Tỉ lệ tim – ngực: 0,7
.Bóng tim to bè, nhĩ trái có bóng đôi, vôi hóa quai động mạch chủ. Tỉ

lệ tim – ngực: 0,8.
CT Scan
Thực hiện trên 3 rtr.h
. Phì đại nhĩ trái và thất trái, có một khối phình nằm cạnh bờ tim trái
liên quan đến động mạch chủ và động - tĩnh mạch phổi, nghĩ nhiều đến
phình động mạch chủ ngực lên: 1 tr.h
. Phình thất trái có huyết khối trong lòng túi phình, vỏ túi phình can –
xi hóa: 1 tr.h.
. Phình thất trái, thành mỏng sắp vỡ: 1 tr.h
Chụp động mạch vành tim
Thực hiện trên 3 tr.h
.Phình thất trái, tắc động mạch vành trái trước ở đầu đọan 2: 1 tr.h
.Phình thất trái, chức năng tâm thu thất trái giảm nặng. Tắc động mạch
vành trái trước tại chỗ đặt Stent và tắc động mạch vành phảiở đầu đọan 2 sau
chỗ đặt Stent: 1 tr.h
. Phình thất trái, tắc động mạch vành trái trước cuối đoạn 2:1 tr.h
Siêu âm tim
.Phình lớn thất trái, túi phình có đường kính từ 5- 7 cm, bên trong có
nhiều huyết khối: 3 tr.h
.Vỏ túi phình can - xi hóa: 2 tr.h
.Thất trái dãn lớn, thành thất trái mỏng, chức năng tâm thu thất trái
giảm nặng: 2 tr.h
. Có 1 trường hợp không phát hiện phình thất trái mà cho kết quả
thành bên nhĩ trái có một khối echo trống giới hạn khá rõ kích thườc: 47 *
60 mm. Ghi nhận có mạch máu vào nhưng không xác định được là mạch
nào. Nghĩ đến một túi phình mạch máu lớn.Dãn lớn nhĩ trái và thất trái. Hở
nặng van động mạch chủ, hở van 2 lá 2/4, tăng áp động mạch phổi: 60
mmHg. EF: 54%.
Điện tim
. Có ST chênh ở các đạo trình trước tim, có sóng Q ở DII, III, AVF :

2 tr.h
. Có ST chênh > 4 mm ở V1 đến V6, và sóng Q ở V1 đến V6, có sóng
Q ở DII, III và AVF: 1 tr.h
. Không có dấu hiệu thiếu máu cơ tim cục bộ, từ V3 – V6 có dạng tăng
gánh tâm thu.
Men tim
Thực hiện ở 4 trường hợp. Không có bất thường về men tim.
Xét nghiệm công thức máu
Bình thường 3 tr.h
. Có 1 trường hợp có bạch cầu tăng: 15200 với bạch cầu đa nhân trung
tính 77,3%.
Các xét nghiệm cơ bản khác:
Đều trong giới hạn bình thường.
Chỉ định mổ
. Phình thất trái to, huyết khối nhiều trong lòng túi phình, túi phình thành
mỏng dọa vỡ: 2 tr.h
. Phình thất trái to, đau ngực tiến triển sang không ổn định, huyết khối
lớn trong lòng túi phình, vỏ túi vôi hóa, suy chức năng thất trái: 1 tr.h.
. Phình động mạch chủ ngực lên lớn dọa vỡ, hở van động mạch chủ
nặng đã ảnh hưởng đến chức năng tim.
Phẫu thuật
+ Sử dụng máy tim – phổi: 4 tr.h
. Thời gian chạy máy: 300 phút - 500 phút.
. Thời gian kẹp động mạch chủ: 240 phút - 325 phút.
. Dùng dung dịch liệt tim pha máu.
. Hạ thân nhiệt nhẹ 32 độ C: 3 tr.h và 28 độ C: 1 tr.h
+ Phương pháp mổ:
. Mở dọc giữa xương ức, thiết lập máy tim – phổi với canul động
mạch hcủ lên, và 2 canul vào tĩnh mạch chủ trên.
. Sau khi xác định vị trí túi phình xẻ vào thành túi phình, lấy máu

cục, khâu hẹp miệng lỗ túi phình thủng vào thất trái, vá bằng một miếng
Vascular patch và có khâu tăng cường từ bên ngoài vào bằng vỏ túi phình có
miếng Teflon đệm.
. Thay van động mạch chủ bằng van cơ học: 1 tr.h.
. Cầu nối động mạch chủ vào động mạch vành tim: 4 tr.h.
Kết quả giải phẫu bệnh lý
. Mô cơ tim thiếu máu mạn tính xơ hóa, huyết khối tổ chức hóa: 3 tr.h
.Mô cơ tim thiếu máu mạn tính xơ hóa, viêm van động mạch chủ mạn
tính họat động hậu thấp: 1 tr.h
Hậu phẫu
4 tr.h. đều tiến triển thuận lợi. Có 1 trường hợp tỉnh ở ngày thứ tư sau đó
phục hồi hòan tòan tri giác và vận động, không có tổn thươgn thực thể.
Biến chứng
Tràn dịch màng ngoài tim lượng ít: 1 tr.h.
Thời gian nằm viện trung bình 20 ngày
Tử vong
Không
BÀN LUẬN
Những thay đỗi ở thành thất trái do hóa sẹo, sự chuyển động nghịch
thường của phần thành thất có túi phình làm ảnh hưởng chức năng tâm thu
và tâm trương thất trái sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của thất trái
(4)
. Theo
Visser
(5)
trong số những bệnh nhân sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp tính có
hoại tử hết chiều dày thành tim có khỏang 25 % sẽ tiến triển thành phình thất
trái và sau khỏang một năm tỉ lệ tử vong là 50 – 60%. Có nhiều phương
pháp phẫu thuật điều trị phình thành thất trái trong đó phương pháp của Dor
là một trong những phương pháp thường được áp dụng hiện nay.

Việc phát hiện bệnh, chẩn đóan và có chỉ định mổ chính xác kịp thời
là một yêu cầu đối với những người làm công tác lâm sàng. Định hướng đầu
tiên giúp người thầy thuốc nghĩ đền bệnh lý này theo chúng tôi chính là tiền
căn điều trị nhồi máu cơ tim hoặc là tiền căn đã từng điều trị bệnh thiếu máu
cơ tim cục bộ. Chúng tôi có 3 trường hợp có tiền căn rõ về bệnh lý thiếu
máu cơ tim cục bộ: nhồi máu cơ tim, điều trị bằng đặt stent, đau ngực tăng
dần trong quá trình điều trị. Do tính chất không có triệu chứng rõ ở một số
trường hợp nên có thể việc phát hiện bệnh cũng là do tình cờ: chúng tôi có 1
trường hợp phát hiện phình thất trái là do khám sức khỏe tổng quát có làm
siêu âm tim.
Biểu hiện lâm sàng không chuyên biệt nên việc chẩn đóan phình thành
thất trái thực sự dựa vào các yếu tố cận lâm sàng trong đó quan trọng nhất là
siêu âm tim và hình ảnh học. Bằng siêu âm tim chúng tôi đã phát hiện có túi
phình thất trái 3 trường hợp. Đồng thời xác định tính chất thành túi phình
đóng vôi, trong lòng túi phình chứa huyết khốivà nhất là đánh giá được chức
năng có bóp tâm thu thất trái trước mổ. Chỉ có 1 trường hợp phát hiện khối
echo trống cạnh nhĩ trái mà không xác định rõ mối liên quan với tâm thất trái
mặc dù sau này chẩn đoán sau mổ khối echo trống đó chính là túi phình thất
trái.
Chụp CT Scan được thực hiện ở 3 trường hợp xác định rõ túi phình
thất trái với cái các tính chất đặc điểm rõ ràng mà người phẫu thuật viên có
thể qua đó dễ dàng hình dung tổn thương và định ra phương án phẫu thuật: 2
trường hợp. Có 1 trường hợp xác định được phì đại nhĩ và thất trái và có một
khối cản quang cạnh bờ tim trái liên quan đến động mạch chủ ngực lên và
động - tĩnh mạch phổi dẫn đến chẩn đoán trước mổ là phình động mạch ngực
lên. Nói chung các tác giả cho rằng những phương tiện chẩn đóan như siêu
âm tim, CTS can, MRI là rất hữu ích giúp phát hiện túi phình thất trái
(1)
.
Ngòai ra chụp xạ hình tim, chụp PET (Positron emission tomography),

thallim scanning có thể giúp chúng ta phát hiện sớm vùng tim bị sẹo hóa và
những vùng có khả năng phục hồi.
Chụp động mạch vành tim có cản quang được coi là một tiêu chuẩn
vàng trong chẩn đóan phình thất trái
(3)
và qua đây giúp phẫu thuật viên
chuẩn bị kế hoạch mổ không những xử trí phình thất mà còn làm cầu nối
động mạch vành: chúng tôi chụp động mạch vành ở cả 3 trường hợp có tiền
căn và triệu chứng rõ ràng về bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ và trên siêu âm
có kết quả phình thất trái
Qua những chẩn đoán siêu âm và hình ảnh học chỉ định mổ chúng tôi
đã áp dụng là: phình thất trái to, có nhiều huyết khối bên trong, thành phình
mỏng, dọa vỡ, bắt đầu suy giảm sức co bóp thất trái. Có một trường hợp chỉ
định mổ không phải là phình thất trái mà là phình động mạch chủ ngực lên
to dọa vỡ có kèm hở nặng van động mạch chủ đã được điều trị nhiều năm.
Chúng tôi nhận thấy những túi phình lớn, thành mỏng nguy cơ vỡ, túi phình
có huyết khối bất kể có triệu chứng hay không, hoặc khi huyết động bị ảnh
hưởng là những chỉ định mổ bắt buộc. Những trường hợp có phình thất trái
nhưng kích thước nhỏ không gây ảnh hưởng huyết động hoặc phình không
triệu chứng thành còn dày chưa dọa vỡ là những trường hợp nên cân nhắc.
Chúng tôi đã áp dụng phẫu thuật Dor: bệnh nhân được mổ với máy
tim – phổi có làm ngưng tim; nhận định phình thất trái ngay khi tim vẫn còn
đập cho thấy đây là một vùng có thể có sẹo khá rõ hoặc chỉ đổi màu không
hồng hào như những vùng khác quanh nó, một đặc điểm quan trọng là vùng
có phình không tham gia vào hoạt động co bóp của thất trái và quan sát kỹ
có thể thấy có chuyển động nghịch thường với biên độ nhỏ. Ngưng tim rồi
xẻ túi phình, căt bỏ vùng mô hoại tử nên chừa lại lớp vỏ ngoài cùng để khâu
tăng cường lúc đã đặt xong miếng vá. Điều khó khăn với phẫu thuật viên là
cắt vùng hoại tử tới đâu, làm sao nhận biết vùng cơ tim đã bị hoại tử để cắt
chính xác không quá tay phạm vào vùng trung gian có thiếu máu nặng

nhưng chưa bị hoại tử và cũng không để lại vùng cơ tim đã bị hoại tử. Kinh
nghiệm ban đầu của chúng tôi cho thấy: thường vùng cơ tim bị hoại tử nhìn
từ phía nội tâm mạc có màu lợt lạt và mủn bở không chắc chắn như vùng cơ
tim bình thường. Chúng tôi thường chỉ cắt triệt để vùng thực sự hoại tử rõ
còn vùng trung gian thiếu máu nặng để lại và khi khâu mũi chỉ sẽ đi sẽ đi
qua đây tới tận vùng cơ tim lành. Sau khi vùng hoại tử bị cắt bỏ lỗ hổng
đựơc làm nhỏ lại bằng cách khâu vòng quanh và cột lại chắc chắn. Tiếp đến
lỗ hổng thành thất trái được vá bằng môt miếng Vascular patch bằng chỉ
khâu van có miếng đệm, chỉ được cột phía mặt ngoài miếng vá. Phần vỏ
phình thành thất không bị căt bỏ sẽ được may ép vào nhau để đảm bảo
không bị chảy máu sau mổ. Với kiểu làm này không trường hợp nào chúng
tôi không bị chảy máu qua đường khâu khi cho tim đập lại. Một nhận xét
của chúng tôi là sau khâu kín thành thất, thất trái có thể tích nhỏ lại nhiều so
với trước nhưng khả năng co bóp không bị suy giảm và huyết động vẫn được
duy trì ngày càng tốt lên trong những ngày hậu phẫu.
Nguyên nhân thông thường gây tử vong sớm sau mổ là suy tim cấp
trong khi tử vong muộn sau mổ do có thêm một nhồi máu cơ tim mới
(4)
.Vì
vậy chụp động vành cho phép xác định những động mạch bị tắc cần làm cầu
nối: chúng tôi làm cầu nối chủ vành cho cả 4 trường hợp. Nếu động mạch
vành trái trước bị tắc ngay tại vùng thành túi phình thì không cần làm cầu
nối vì không còn tác dụng khi chúng ta cắt ngang thành túi phình và vá lại.
Các cầu nối chúng tôi thực hiện là của động mạch bờ tù hoặc động mạch mũ
do bị hẹp nặng. Một trường hợp bị bệnh lý van nhiều năm trước đây lần mổ
này ngoài cắt túi phình chúng tôi thực hiện thay van động mạch chủ. Chúng
tôi nhận thấy những tổn thương khác kèm theo ở động mạch vành hoặc van
tim nếu có chỉ định mổ cũng nên thực hiện trong cùng cuộc mổ vừa giúp cho
tim phục hồi tốt sau mổ vừa tránh cho bệnh nhân một cuộc mổ nữa sau này.
Hậu phẫu tiến triển thuận lợi không tràn máu màng phổi, màng ngoài

tim hay trung thất không có biến chứng nặng nề ngọai trừ một trường hợp có
tràn dịch màng ngòai tim lượng ít không cần chọc hút. Trường hợp này có
thời gian chạy máy và kẹp động mạch chủ lâu nhất. Không có trường hợp
nào bị tử vong.
KẾT LUẬN
Phình thất trái là một bệnh lý nguy hiểm nhưng biểu hiện lâm sàng
không chuyên biệt nên chẩn đóan cần dựa tiền sử có bệnh thiếu máu cơ tim cục
bộ nhất là đã từng bị nhồi máu cơ tim, dựa vào siêu âm tim và chụp động mạch
vành kết hợp chụp buồng thất để có kế hoạch mổ chính xác, hợp lý.
Chỉ định mổ dựa trên tiền căn, lâm sàng và cận lâm sàng xác định tổn
thương động mạch vành, phình thất trái. Khi phình thất trái do tổn thương
động mạch vành có huyết khối, kích thước lớn thành mỏng, dọa vỡ, ảnh
hưởng huyết động là có chỉ định mổ.
Phẫu thuật Dor là một phương pháp điều trị ngoại khoa phình thành
thất trái hiệu quả, không khó khi thực hiện với những trung tâm mổ tim hiện
nay. Thận trọng khi cắt bỏ cơ tim hoại tử, vá bằng miếng Vscular Patch với chỉ
có miếng đệm nằm ngoài, may ép tăng cường bằng vỏ túi phình là những kỹ
thuật cơ bản giúp phẫu thuật thành công. Những tổn thương kèm theo của
mạch vành, van tim có thể giải quyết trong cùng lần mổ cắt túi phình.

×