KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
BỆNH RÒ HẬU MÔN
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỉ lệ không lành vết mổ và tỉ lệ rối
loạn tự chủ cơ thắt sau mổ của bệnh rò hậu môn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, hồi cứu.
Bệnh nhân được chọn lọc bao gồm: bệnh nhân rò hậu môn, được mổ có thời
gian theo dõi ngắn nhất là 04 tháng. Sau mổ 4 tháng mà đường mổ không
lành, còn chảy dịch được gọi là vết mổ không lành. Khi vết mổ đã lành
nhưng lại xuất hiện đường rò ngay trong vòng 2 năm được gọi là thất bại.
Vết mổ không lành hay thất bại được gọi chung là điều trị thất bại. Rối loạn
tự chủ cơ thắt hậu môn sau mổ được chia làm 03 mức độ: són phân khi đánh
hơi, són phân đối với phân lỏng, són phân đối với phân đặc.
Kết quả: 105 bệnh nhân được mổ tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định
từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 08 năm 2006. Phân loại đường rò: 48% rò
thấp xuyên cơ thắt, 2% rò cao xuyên cơ thắt, 6% rò trên cơ thắt, 11% rò
móng ngựa. 3 trường hợp có 02 lỗ trong. Tỉ lệ điều trị thất bại là 8,3%. Tỉ lệ
rối loạn tự chủ cơ thắt là 1,9%. Điều trị thất bại liên quan đến đường rò cao
trên cơ thắt, rò chột không có lỗ trong và rò hậu môn có thêm những nhánh
phụ.
Kết luận: So với các báo cáo trước đây, tỉ lệ vết mổ không lành cao
hơn (8%) so với những báo cáo trước đây. Tỉ lệ rối loạn tự chủ cơ thắt có
giảm đáng kể còn 2%.
ABSTRACT
Objectives: To determine the ratio of the post-operative unhealable
incision and voluntary disorder of the sphincters in the anal fistula.
Patients and method: cross sectional, descpriptive, retrospective
study. Consist of patients of anal fistula, operated and having the follow-up
at least 4 months. The incision in anal fistula was called unhealabled if they
weren’t dry and still leak fluids in more 4 months. The postoperative
voluntary disorder of sphincters was divided into 3 levels: incontinence of
gas, liquid stood and solid stool.
Results: 105 anal fistular patients were operated at NDGĐ’s hospital
from 01/2004 to 08/2006. The fistula classification consisted of 48% low
trans-sphincteric fistula, 2% high trans-sphincteric fistula, 6%
suprasphincteric fistula, 11% horseshoe tracks. 3 cases had 2 internal
openings. The ratio of unhealable incision was 8%, of the voluntary disorder
of sphincter is 2%. The first result concerned with suprasphincteric fistula
and previous surgical history.
Conclusion: Compared with previous reports, the ratio of unhealable
incision was higher than their results. The ratio of the voluntary disorder of
sphincter was decreased remarkably, it was 2%.
Rò hậu môn bắt nguồn từ nhiễm trùng của tuyến hậu môn nằm trong
xoang nơi đường lược. Là bệnh viêm nhiễm thường gặp của vùng hậu môn
trực tràng. Những báo cáo kết quả điều trị ở Việt nam cho thấy tỉ lệ tái phát
thay đổi trong khoảng từ 2,2% đến 3%. Tỉ lệ mất tự chủ cơ thắt là 9,3%.
Trong trường hợp áp xe cạnh hậu môn, tỉ lệ tái phát có thể lên đến 60%. Đây
là những nghiên cứu được thức hiện trong khoảng thời gian từ 1992 đến
1998. Trong những năm đầu của thế kỷ thứ 21, nhiều phương tiện chẩn đoán
hình ảnh mới được áp dụng ở Việt nam, việc chẩn đoán được chính xác hơn.
Như vậy, kết quả điều trị phẫu thuật rò hậu môn đã thay đổi như thế nào? Có
nghĩa câu hỏi cần trả lời là xuất độ điều trị rò hậu môn bị thất bại của phẫu
thuật và xuất độ của mất tự chủ cơ thắt hậu môn.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả sớm điều trị phẫu thuật của bệnh rò hậu môn
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu là hồi cứu, mô tả, cắt ngang. Mẫu nghiên cứu bao
gồm tất cả bệnh nhân rò hậu môn, được mổ tại bệnh viện Nhân dân Gia định
trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 8 năm 2006. có tái
khám hay trả lời qua điện thoại, có thời gian sau mổ ngắn nhất là 4 tháng.
Loại ra khỏi mẫu nghiên cứu những trường hợp sau: rò hậu môn do lao, hay
có liên quan đến ung thư ống hậu môn hay trực tràng.
Rò hậu môn được phân loại như sau: rò thấp xuyên cơ thắt, rò cao xuyên
cơ thắt, rò trên cơ thắt, rò trong khoang liên cơ thắt, rò móng ngựa, rò chột
(không có hay không tìm được lỗ trong). Sau mổ 4 tháng mà đường mổ không
lành, còn chảy dịch được gọi là vết mổ không lành hay điều trị phẫu thuật thất
bại. Hoặc vết mổ đã lành nhưng lại xuất hiện đường rò ngay trong vòng 4
tháng. Đường mổ đã lành, không còn chảy dịch trong vòng 4 tháng nhưng sau
đó lại xuất hiện đường rò ngay vết mổ hay bên ngoài vết mổ được gọi là tái
phát hay bị rò lại.
Kết quả
Trong thời gian từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 8 năm 2006, có 105
bệnh nhân được đưa vào nhóm nghiên cứu.
Tiền căn: có 42 bệnh nhân (40%) đã được mổ ít nhất 1 lần trước đó,
gần một nửa trong số bệnh nhân này đã mổ rò hậu môn.
Bảng 1: Số lỗ ngoài
1 lỗ
2
lỗ
# 3
lỗ
S
ố
TH
95 8 2
Tỉ
lệ
90%
8%
2%
Bảng 2: Số lỗ trong
không
lỗ trong
1 lỗ
2
lỗ
S
ố
TH
27 75 3
T
ỉ
lệ
26% 71%
3%
Bảng 3: Vị trí lỗ ngoài
đư
ờng
ngang
Trư
ớc
Sau
Ngay
Số TH
29 52 24
Tỉ lệ 28% 49%
23%
Bảng 4: Phân loại đường rò
Số
trường
hợp
Tỉ
lệ
rò th
ấp
xuyên cơ thắt
51 48%
rò cao
xuyên cơ thắt
2 2%
rò trên c
ơ
thắt
6 6%
rò trong
khoang liên cơ
7 7%
thắt
rò móng
ngựa
12 11%
rò chột 27 26%
Bảng 5: Phương pháp mổ
C
ắt
ống rò
Cắt
ống r
ò và
cơ thắt
Cắt
ống r
ò và
cột c
ơ
thắt
S
ố
TH
10 81 14
T
ỉ
lệ
3%
77%
10%
Bảng 6: Thời gian theo dõi
#6
tháng
>6-
#12 tháng
>1-
#2 năm
>2-
#3 năm
S
ố
TH
22 30 28 25
T
ỉ
lệ
21%
28%
27%
24%
Bảng 7: Thời gian lành sẹo
#1
tháng
>1-
#2 tháng
>2-
#4 tháng
>4
tháng
S
ố
TH
21 64 12 8
T
ỉ
lệ
20%
61%
11%
8%
Bảng 8: Kết quả lành sẹo
Lành
sẹo
Không
lành
Số
trường hợp
97 8
Tỉ lệ
92% 8%
Bảng 9: Mất tự chủ cơ thắt hậu môn
Không
Với
hơi
Số
trường hợp
103 2
Tỉ lệ 98% 2%
Tình trạng tự chủ cơ thắt được phục hồi sau cơ thắt từ 5 đến 6 tháng.
Bảng 10: Liên quan giữa điều trị thất bại và loại đường rò
trên
cơ
thắt
th
ấp
có
1 l
ỗ
trong
th
ấp
không
có
lỗ trong
nhánh
phụ
S
ố
TH
2/6 3/75
2/27
1/11
T
ỉ
33%
4% 7% 9%
lệ
Bàn luận
Rò hậu môn là bệnh nhiễm trùng thường gặp quanh ống hậu môn. Nói
chung trong các báo cáo ở Việt nam, đa số các đường rò quanh hậu môn là
loại rò xuyên cơ thắt. Rò hậu môn trên cơ thắt có xuất độ khoảng 5%, trong
tổng kết của chúng tôi là 5,7%. Đối đường rò xuyên cơ thắt, có báo cáo ghi
nhận rò cao xuyên cơ thắt (86%) thường gặp hơn rò thấp xuyên cơ thắt
(17%)
(1).
Trong báo cáo khác
(2)
, rò thấp xuyên cơ thắt và rò qua cơ thắt phần
trung gian lại gặp nhiều hơn (72,4%), rò cao xuyên cơ thắt là: 10,6%. Theo
số liệu của chúng tôi, rò cao xuyên cơ thắt: 2%, rò thấp xuyên cơ thắt: 48%.
Xuất độ cao đường rò xuyên phần sâu của cơ thắt ngoài trong nghiên cứu
của Bành văn Khìu, được thực hiện tại Viện Y học cổ truyền. Mặc dù có số
lượng khá lớn; 300 bệnh nhân, được thực hiện trong thời gian 7 năm (1994-
2006), có thể phẫu thuật viên gặp khó khăn vì bệnh nhân được gây tê tại chỗ
trong mổ.
Do đó, phẫu thuật mà chúng tôi thường chọn lựa là cắt ống rò kèm
theo cắt rộng quanh lỗ trong và phần cơ thắt nằm dưới đường rò. Trong thời
gian đầu, khi xác định chỉ có phần bó dưới da cơ thắt ngoài nằm dưới đường
rò (sau khi cắt trọn đường rò từ lỗ ngoài vào đến lỗ trong), chúng tôi mới cắt
cắt bỏ phần bó dưới da này. Nếu đường rò chỉ xuyên qua phần thấp của cơ
thắt, chúng tôi cột bằng dây thung bó dưới da và bó nông cơ thắt ngoài nằm
dưới đường rò, Sau này, khi xác định chính xác đường rò chỉ xuyên qua
phần thấp của cơ thắt, chúng tôi cắt bỏ đường rò và phần cơ thắt nằm dưới
đường rò, để mở rộng vùng mổ. Tránh ứ đọng dịch và nhất là giúp quá trình
lành sẹo từ sâu ra ngoài da. Bất lợi chính của phương pháp này là làm méo
lỗ ngoài hậu môn, méo nhiều hay ít tùy theo cắt nhiều hay ít bó nông cơ thắt
ngoài. Ngoài ra, đây cũng là lý do để giải thích thời gian lành sẹo kéo dài; từ
4 – 8 tuần. Ngày điều trị trung bình theo Bành Khui Thìn là 28 ngày.
Xuất độ không lành của vết mổ rò hậu môn trong nghiên cứu của
chúng tôi là 8%. Như vậy là cao so với những báo cáo khác trong nước;
3,2% theo Rosa. Khi phân tích sự liên quan giữa điều trị thất bại và loại
đường rò, chúng tôi nhận thấy vết mổ không lành gặp nhiều nhất trong
trường hợp rò cao trên cơ thắt. Phẫu thuật mà chúng tôi can thiệp triệt để
thuộc những đường rò nằm ở phần thấp cơ thắt, do đó xuất độ cao nhất của
điều trị thất bại thuộc nhóm đường rò nằm trên cơ thắt. Trong thời gian tới,
chúng tôi sẽ tập trung giải quyết những đường rò cao xuyên cơ thắt và nằm
trên cơ thắt. Cần đánh giá trước mổ và tìm cho đầy đủ và chính xác đường rò
trong mổ, những nhánh phụ kèm theo và đẫn lưu tốt khoang quanh ống hậu
môn có đường rò.
Chức năng cơ thắt được bảo tồn khá tốt trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi, xuất độ rối loạn tự chủ cơ thắt là 2%, thấp hơn so với những báo
cáo khác ở Việt Nam; khoảng 9,3%. Qua theo dõi, tình trạng mất tự chủ cơ
thắt giảm dần, sau 5-6 tháng tình trạng tự chủ cơ thắt được phục hồi. Theo
báo cáo của Rosa, khả năng mất tự chủ cơ thắt còn thường xảy ra ở nhóm
bệnh nhân nữ, xảy ra ở nhóm bệnh nhân có đường rò nằm ở phần trước ống
hậu môn; nơi đây có phần cơ thắt mỏng hơn phía sau
(4)
. Chúng tôi cũng tiếp
tục chú ý đến chi tiết này trong quá trình điều trị rò hậu môn.
Kết luận
Chưa có cải thiện xuất độ thất bại của phẫu thuật trong điều trị rò hậu
môn, xuất độ sẹo mổ không lành là 8%, thường xảy ra trong nhóm rò cao
trên cơ thắt. Có cải thiện xuất độ tình trạng mất tự chủ của phẫu thuật trong
điều trị rò hậu môn, xuất độ này là 2%.