Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG CỦA TRẺ 12 TUỔI SAU FLUOR HÓA NƯỚC doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.09 KB, 17 trang )

TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG CỦA TRẺ 12 TUỔI SAU FLUOR
HÓA NƯỚC

TÓM TẮT
Mục tiêu: Chương trình fluor hóa nước tại tp. Hồ Chí Minh đã được
tiến hành từ năm 1990. Nghiên cứu này nhằm mô tả diễn tiến của tình trạng
sâu răng ở trẻ 12 tuổi, lứa tuổi được hưởng trọn vẹn hiệu qủa của việc fluor
hóa ngay từ lúc mới sinh.
Phương pháp: Tiến hành hàng loạt khảo sát các điều tra cắt ngang tại
các thời điểm khác nhau của trẻ 12 tuổi để so sánh tình trạng sâu răng trước
và sau 12 năm fluor được cho vào nước uống, so sánh tình trạng sâu răng
của vùng có và không có fluor hóa nước.
Kết quả: Tỉ lệ sâu răng trước và sau fluor hóa lần lượt là 84,7% và
38,2%; chỉ số SMT trước và sau là 3,26 và 0,85; chỉ số sâu răng đáng kể SiC
trước và sau là 6,10 và 2,39. Ở vùng có và không có fluor hóa tỉ lệ sâu răng
lần lượt là 38,2% và 67%; chỉ số SMT là 0,85 và 2,16; chỉ số SiC là 2,39 và
4,83.
Kết luận: Kết qủa cho thấy chương trình fluor hóa làm giảm sâu răng
rất có ý nghĩa thống kê ở nhóm trẻ 12 tuổi.
ABSTRACT
Objectives: Water fluoridation in HCM city was conducted since 1990.
The purpose of this study was to report the progression of dental caries of children
aged 12 born and living in HCM city during this period.
Method: Series of cross sectional studies on dental caries status of
children aged 12 at different points of time in HCM city was examined to
compare the caries status before and after the fluoridation program.
Results: The prevalence of dental caries befor and after fluoridation
were 84.7% and 38.2%; DMF index were 3.26 and 0.85; significant caries
index (SiC) were 6.1 and 2.39. The prevalence of dental caries of the
fluoridated and non-fluoridated areas were 38.2% and 67% respectively;
DMF index were 0.85 and 2.16; SiC were 2.39 and 4.83.


Conclusion: The results showed that the dental caries status was
significantly reduced with the water fluoridation program.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cho đến nay, hiệu quả phòng ngừa sâu răng của Fluor không còn là vấn
đề phải nghi ngờ. Trong hơn 50 năm qua nhiều biện pháp sử dụng Fluor đã
được thực hiện nhiều nơi trên thế giới, trong đó Fluor hóa nước là biện pháp
ngừa sâu răng cho cộng đồng được xem là hiệu quả, an toàn và rẻ tiền nhất.
Fluor hó a nước đã giúp làm giảm sâu răng một cách đáng kể trên diện rộng và
trong số đông dân chúng.
Trước năm 1990, nồng độ Fluor thiên nhiên trong nguồn nước máy
của TP. Hồ Chí Minh rất thấp (dưới 0,1ppm) hoặc không có. Một số điều tra
sơ bộ lúc ấy cho thấy chỉ số sâu răng của trẻ 12 tuổi có khuynh hướng gia
tăng (từ 2,4 – 3,1).
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiên phong thực hiện chương trình
Fluor hóa nước để làm giảm sâu răng. Từ tháng 1/1990 nhà máy nước Thủ
Đức đã chính thức đưa Silico-phosphate fluoride vào nước uống với nồng độ
0,7  0,1ppm. Đến năm 2000 nồng độ F được điều chỉnh còn 0,5  0,1ppm.
Với thời gian 12 năm Fluor hóa, trẻ 12 tuổi là đối tượng nhận được
trọn vẹn sự ảnh hưởng của chương trình này. Nghiên cứu này nhằm xác định
diễn tiến của tình trạng sâu răng, là vấn đề các nhà chuyên môn đều quan
tâm và cần biết.
Mục tiêu nghiên cứu
Đo lường tỉ lệ sâu răng, chỉ số SMT và chỉ số sâu răng đáng kể (SIC)
của trẻ 12 tuổi trước và sau 12 năm Fluor hóa nước tại TP.HCM.
Đo lường tỉ lệ sâu răng, chỉ số SMT và chỉ số SIC của trẻ 12 tuổi
trong vùng không được Fluor hóa nước tại TP. Hồ Chí Minh.
Khảo sát hướng diễn tiến của tỉ lệ sâu răng, chỉ số SMT và chỉ số SIC
của trẻ tại hai vùng có và không có Fluor hóa nước.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu
- - Dân số mục tiêu: tất cả trẻ em 12 tuổi sống tại TP. Hồ Chí Minh.
- - Dân số nghiên cứu: học sinh 12 tuổi đang học lớp 6 tại các trường
trung học cơ sở 22 quận huyện thuộc TP.
Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu
Loạt khảo sát gồm nhiều nghiên cứu cắt ngang tại nhiều thời điểm
khác nhau.
- Phương pháp chọn mẫu:
+ Nghiên cứu 1993: chọn học sinh 12 tuổi đang học lớp 6 ở hai quận
thuộc vùng có Fluor hóa (Quận 1, 3) và hai Quận thuộc vùng không có Fluor
hóa (Bình Thạnh, Hốc Môn). Mỗi quận chọn ngẫu nhiên 2 trường .
 Vùng Fluor hóa: 288 học sinh.
 Vùng không Fluor hóa: 388 học sinh.
+ Nghiên cứu 2003: chọn học sinh 12 tuổi, gồm 22 quận huyện, mỗi
quận huyện bốc thăm ngẫu nhiên 2 trường. Mỗi trường khám 25 – 30 học
sinh.
 Vùng Fluor hóa (F +): 1003 học sinh.
 Vùng không Fluor hóa (F -): 358 học sinh.
- Định chuẩn: 4 điều tra viên được định chuẩn với chỉ số Kappa =
0,87.
- Điều tra: được tiến hành theo hướng dẫn của WHO “1997”.
Số liệu được thu thập qua khám lâm sàng. Các phép kiểm 
2
, t được
sử dụng để so sánh.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Tổng số trẻ 12 tuổi được khám điều tra năm 1993 và 2003.

1993 2003

Vùng
Số
h
ọc sinh
Khám
Số
h
ọc sinh
khám
Fluor
hóa nư
ớc (F
+)
288 1003
Không
có Fluor hóa
(F -)
388 358
Tổng
cộng
676 1361
Bảng 2: Tỉ lệ sâu răng của trẻ 12 tuổi sau 12 năm Fluor hóa tại hai
vùng có và không có Fluor hóa.
Có sâu R Không sâu R

Vùn
g
N
N Tỉ
lệ %

N Tỉ
lệ %
P
F + 100
3
38
3
38,
2
62
0
61,
8
0,0
0
F - 258

24
0
67,
0
11
8
33,
0
0,0
0
Chi-Square test
- - Tỉ lệ trẻ 12 tuổi ở vùng có Fluor hóa có sâu răng là 38,2%. Tỉ lệ
này tăng đến 67% ở vùng không có Fluor hóa. Sự khác biệt rất có ý nghĩa

thống kê.
- - Tỉ lệ trẻ không sâu răng ở vùng F- là 33%, trong khi đó ở vùng F
+ tỉ lệ không sâu răng lên đến 61,8%. Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.
Biểu đồ 1: Diễn tiến tỉ lệ sâu răng trước và sau 12 năm Fluor hóa tại hai
vùng có và không có Fluor hóa.

Chi-Square test
- Trước khi có Fluor hóa nước (1993), tỉ lệ sâu răng của trẻ 12 tuổi ở
vùng có Fouor hóa là 84,7% và vùng không có Fluor hóa là 86,9%. Sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Trong khi đó, sau 12 năm Fluor hóa nước, tỉ lệ sâu răng đã khác
nhau rõ rệt ở hai vùng F + và F Ở vùng F +, tỉ lệ sâu răng là 38,2% và
vùng F - là 67%. Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.
- Tỉ lệ sâu răng trước khi Fluor hóa và sau khi Fluor hóa lần lượt là
86,9% và 38,2%. Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.
Biểu đồ 2: Diễn tiến chỉ số SMTR trước và sau 12 năm Fluor hóa tại
hai vùng có và không có Fluor hóa

Bảng 3: Chỉ số SMT của trẻ 12 tuổi ở vùng có và không có Fluor hóa
sau 12 năm Fluor hóa nước.
Vùng

N SMT

SD

P
F + 1003

0,85


1,3

0,000
F - 358 2,16

2,3


t test
Chỉ số SMTR của trẻ ở vùng F + là 0,85, ở vùng F – tăng lên 2,16. Sự
khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.
t test
- - Chỉ số SMTR năm 1993 của trẻ 12 tuổi ở vùng F + là 2,99 và
vùng F - là 3,26. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- - Chỉ số này năm 2003 ở vùng F + là 0,85, lên đến 2,16 ở vùng F
Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.
- - Chỉ số SMT ở vùng F + sau 12 năm Fluor hóa là 0,85 khác nhau
rõ rệt với lúc chưa có Fluor là 3,26. Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4: Phân bố vị trí xoang sâu trước và sau 12 năm Fluor hóa tại hai
vùng có và không có Fluor hóa.

1993 2003 P
Vị
trí xoang
sâu
Vùn
g
N
SM

T
N
SM
T
F +
28
8
1,08

100
3
0,83

0,02

Mặ
t hố rãnh

F -
38
8
1,13

358

0,98

0,05

F +

28
8
3,06

100
3
0,18

0,00
0
Mặ
t láng
F -
38
8
3,29

358

0,26

0,00
0
Chi-Square test
- - SMT mặt hố rãnh sau 12 năm Fluor hóa giảm so với trước.
- - SMT mặt láng sau 12 năm Fluor hóa giảm đáng kể. Sự khác biệt
rất có ý nghĩa thống kê. Sự thay đổi này chứng tỏ Fluor hóa nước góp phần
làm giảm sâu răng một cách đáng kể.
Bảng 5: Chỉ số SIC của trẻ ở vùng có và không có Fluor hóa sau 12
năm Fluor hóa nước.

Vùng

N SIC

SD

P
F + 335

2,39 1,39

F - 120

4,83 2,16

0,00
t test
Chỉ số SIC ở vùng Fluor hóa (2,39) thấp hơn ở vùng không có Fluor
hóa (4,83). Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.

Biểu đồ 3: Diễn tiến chỉ số SIC trước và sau 12 năm Fluor hóa tại hai
vùng có và không có Fluor hóa.
t test
 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số SIC giữa vùng F hóa
năm 2003 với vùng Fluor hóa năm 93.
 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số SIC giữa vùng Fluor
hóa năm 2003 với vùng không Fluor hóa năm 93.
 Mục tiêu của WHO cho tuổi 12: SMT  3 cho cả dân số.
SIC = 3 cho 1/3 dân số có chỉ số sâu cao nhất.
 Vùng Fluor hóa sau 12 năm là 2,39, còn vùng F - là 4,83. Fluor hóa

làm giảm đáng kể mức độ trầm trọng của sâu răng.
Bảng 6: Mức độ trầm trọng của bệnh sâu răng tỉ lệ trẻ có SMT  3 và
SMT 5.
T
ỉ lệ % trẻ có
SMT
SMT-
R
Vùng
F +
Vùng
F -
OR

 3 12,7%

34,9%

3,70
 5 2,5% 13,7%

6,2
- Trẻ ở vùng không có Fluor hóa có nguy cơ từ 3 răng sâu trở lên
nhiều hơn nhóm trẻ ở vùng có Fluor hóa 3,7 lần.
- - Trẻ ở vùng không có Fluor hóa có nguy cơ từ 5 răng sâu trở lên
nhiều hơn nhóm trẻ ở vùng có Fluor hóa 6,2 lần.


Biểu đồ 4: Diễn tiến tình trạng sâu răng của trẻ 12 tuổi sau 12 năm Fluor
hóa nước tại TP. Hồ Chí Minh.

Kể từ thời điểm Fluor hóa nước năm 1990, đến nay sau 12 năm kết
quả cho thấy ở trẻ 12 tuổi tỉ lệ sâu răng cũng như chỉ số SMT đều giảm một
cách có ý nghĩa tại vùng có Fluor hóa. Còn ở vùng không có Fluor hóa tình
trạng sâu răng có giảm nhẹ nhưng không có ý nghĩa. Mức độ giảm sâu răng
ở vùng này có thể nhờ ảnh hưởng khuếch tán của vùng Fluor hóa, hoặc kem
đánh răng có Fluor, súc miệng Fluor ở nha học đường v.v
KẾT LUẬN
Tình trạng sâu răng của trẻ 12 tuổi giảm sau 12 năm Fluor hóa
nước.
- Tỉ lệ sâu răng trước và sau 12 năm Fluor hóa lần lượt là 84,7% và
38,2%.
- Chỉ số SMTR trước và sau 12 năm Fluor hóa: 2,99 và 0,85.
- Chỉ số sâu răng đáng kể SIC trước và sau 12 năm Fluor hóa: 5,82 và
2,39.
Tình trạng sâu răng của trẻ 12 tuổi ở vùng không được Fluor hóa
nước có giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê.
- - Tỉ lệ sâu răng trước và sau 12 năm Fluor hóa: 86,9% và 67%.
- - Chỉ số SMT trước và sau Fluor hóa: 3,26 và 2,16
- - Chỉ số SIC trước và sau Fluor hóa: 6,10 và 4,83.
Diễn tiến tình trạng sâu răng của trẻ 12 tuổi:
- Ở vùng có Fluor hóa, sâu răng giảm một cách có ý nghĩa về tỉ lệ
bệnh toàn bộ, chỉ số SMT, chỉ số sâu răng đáng kể SIC.
- Ở vùng không có Fluor hóa, sâu răng có giảm nhưng không có ý
nghĩa.
- Trẻ ở vùng không có Fluor hóa có 3 răng sâu trở lên nhiều gấp 3,7
lần trẻ ở vùng có Fluor hóa.
- Trẻ ở vùng không có Fluor hóa có 5 răng sâu trở lên nhiều gấp 6,2
lần trẻ ở vùng có Fluor hóa.


×