Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐO VẬN TỐC DẪN TRUYỀN DÂY C Ở CHI DƯỚI TRÊN NGƯỜI TÓM TẮT Mục tiêu: Đo ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.52 KB, 9 trang )

ĐO VẬN TỐC DẪN TRUYỀN DÂY C Ở CHI
DƯỚI TRÊN NGƯỜI

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đo vận tốc dẫn truyền dây (VTDT) C của dây thần kinh
ngoại biên của chi dưới ở người.
Phương pháp: Dùng laser CO
2
để kích thích một diện tích nhỏ trên
da của người lành khoẻ mạnh để tạo điện thế gợi đáp ứng với dây C. Để
kích thích một vùng nhỏ trên da, chúng tôi dùng một tấm nhôm mỏng có
khoan nhiều lỗ nhỏ như một màng chắn, đặt ngay trên da vùng sẽ được
kích thích. Tia laser với đường kính 2 mm sẽ xuyên qua từ 1 đến 4 lỗ nhỏ
của màng chắn nhôm này để đến da và kích thích các đầu tận cùng của dây
C. Tiến hành ước lượng VTDT bằng công thức Vận tốc = Quãng
đường/Thời gian.
Kết quả: Vận tốc trung bình đo được là 1,1 m/s.
Kết luận: Kết quả này chứng tỏ phương pháp đo VTDT dây C không
xâm lấn này có thể ứng dụng trong các nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm
để tìm hiểu các chức năng sinh lý và sinh lý bệnh của dây C.
ABSTRACT
Objective: to measure the conduction velocity of C fibers in lower
limb in humans
Methods: We used CO
2
laser stimulation of a tiny skin surface area
to elicit C evoked potentials. To stimulate C fibers, we used a thin
aluminum plate with many tiny holes as a filter and placed on the skin at
the stimulation site. The array of holes allowed the 2 mm laser beam to
pass through 1 to 4 holes to reach the skin. We then estimated the
conduction velocity using the formular Velocity = Distance/Time.


Result: The value obtained was 1.1 m/s.
Conclusion: The finding demonstrated that this noninvasive
method is useful for experimental and clinical exploration of the
physiological function and pathophysiological role of C-fibers.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đo vận tốc dẫn truyền (VTDT) của dây Aβ (dây cảm giác được
myeline hoá có đường kính lớn) và dây Aδ (dây được myeline hoá có
đường kính nhỏ) của dây thần kinh ngoại biên có thể thực hiện dễ dàng
bằng phương pháp cổ điển dùng kích thích điện đối với dây Aβ và kích
thích laser đối với dây Aδ. Tuy nhiên, đo VTDT của dây C (dây không
được myeline hoá có đường kính rất nhỏ) thì thật khó khăn, vì rất khó kích
thích được dây C một cách chọn lọc
(2,3)
. Để kích hoạt dây C, một vài
phương pháp đã được đề nghị. Nhưng đều khó thực hiện hoặc gây khó chịu
cho đối tượng được đo, và do đó không được áp dụng rộng rãi. Gần đây,
nhóm nghiên cứu của Plaghki
(1,4)
đề ra phương pháp kích thích diện tích
nhỏ trên da bằng cách điều chỉnh đường kính của tia laser phát ra. Dựa trên
đặc tính sinh lý của các đầu tận cùng của dây C là có mật độ cao hơn và
ngưỡng kích thích thấp hơn Aδ, chúng tôi đã cải tiến và sử dụng màng
nhôm mỏng với nhiều lỗ nhỏ có tác dụng như một màng lọc để tia laser chỉ
chạm vào một vùng da nhỏ, đồng thời dùng tia laser với cường độ yếu để
kích thích dây C một cách chọn lọc. Phương pháp này đã được ứng dụng để
đo vận tốc dẫn truyền của chi trên
(5)
, nay chúng tôi triển khai áp dụng cho
chi dưới.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Có 13 người tình nguyện khoẻ mạnh tham gia (10 nam, 3 nữ). Tuổi từ
28 đến 42 (trung bình ± độ lệch chuẩn = 33.4 ± 4.1). Chiều cao từ 156-180
cm (169.8 ± 6.8). Tất cả các đối tượng đều ký giấy đồng ý và hiểu rõ mục
đích nghiên cứu. Nghiên cứu này được uỷ ban y đức của viện khoa học sinh
lý quốc gia Nhật Bản (Okazaki, Nhật Bản) chấp thuận.
Phương pháp kích thích
Chúng tôi dùng máy kích thích laser CO
2
của Nippon Infrared
Industries (Kawasaki, Nhật Bản) và tấm nhôm mỏng với nhiều lỗ nhỏ (dày
0,1 mm, chiều dài 60 mm và chiều rộng 40 mm) đặt ngay trên vùng da sẽ
được kích thích. Cường độ tia là 7-10 mJ/mm
2
, thời gian kích thích là 20 ms.
Tần số kích thích là 0,1-0,3 Hz. Đối tượng được kích thích ở 2 vị trí, một ở
mu bàn chân quanh đầu xương bàn ngón 1, 2 và 3, và một ở vùng da quanh
đầu xương chày khỏang 5-15 cm phía dưới bờ dưới của xương bánh chè.
Đối tượng chỉ được kích thích ở chân trái. Ở mỗi vị trí sẽ có 2 lần ghi, mỗi
lần ghi gồm 10 kích thích có đáp ứng không nhiễu. Vị trí kích thích là ngẫu
nhiên và cân đối giữa các đối tượng. Đối tượng có khoảng 5 phút nghĩ ngơi
sau mỗi lần ghi. Nhiệt độ phòng thí nghiệm là 24°C. Đối tượng ở trạng thái
thư giãn, tỉnh táo, mắt mở và đeo kính để bảo vệ mắt nhằm tránh tổn thương
mắt có thể xảy ra do tia laser. Về chi tiết của phương pháp xin tham khảo
thêm bài của Trần Diệp Tuấn và cs
(5)
.
Phương pháp ghi đáp ứng điện thế vỏ não
Điện cực ghi đáp ứng điện thế vỏ não được đặt tại Cz theo hệ thống

quốc tế 10-20. Điện trở được duy trì dưới 5 kΩ. Điện cực tham chiếu đặt tại
dái tai trái (A1), và điện cực nối với mặt đất được đặt tại trán. Điện nhãn đồ
được ghi cùng lúc để loại bỏ các sóng nhiễu. Tần số khuếch đại đáp ứng là
0,1-50 Hz, độ nhạy cảm là 10 µV/cm. Thời gian ghi đáp ứng cho mỗi kích
thích là 2048 ms, và tần số ghi là 512 Hz.
Phương pháp đo VTDT
Sau khi xác định tính lập lại của đáp ứng, tất cả sóng đáp ứng của các
lần ghi sẽ được cộng trung bình. Sóng đáp ứng dương tính đầu tiên được gọi
là P1. Thời gian tiềm tàng của sóng P1 thu được từ kích thích tại bàn chân
và cẳng chân sẽ được đo, từ đó tính được sự chênh lệch về thời gian tiềm
tàng giữa 2 vị trí kích thích. Khoảng cách giữa vị trí kích thích tại bàn chân
và cẳng chân cũng sẽ được đo ở mỗi đối tượng. Qua đó, xác định VTDT của
dây C bằng công thức tính vận tốc (vận tốc = quãng đường / thời gian).
KẾT QUẢ

Hình 1. Điện thế kích hoạt vỏ não đáp ứng với tia laser CO
2
kích
thích vùng da với diện tích nhỏ ở bàn chân và cẳng chân của một đối
tượng. Các sóng thể hiện là sóng đáp ứng với 2 lần ghi khác nhau được xếp
chồng lên nhau. Thời gian tiềm tàng của đỉnh sóng P1 là 1380 ms cho bàn
chân và 1054 ms cho cẳng chân lấy từ sóng trung bình của cả 2 lần ghi.
Khoảng cách giữa vị trí kích thích tại bàn chân và cẳng chân là 38 cm. Vận
tốc dẫn truyền tính được là 1,17 m/s.
Sóng dương tính P1 đáp ứng với kích thích được ghi nhận rõ ràng
trên tất cả các đối tượng (Hình 1). Thời gian tiềm tàng trung bình của sóng
P1 ở bàn chân là 1381 ms và ở cẳng chân là 1041 ms. Giá trị trung bình
(TB), độ lệch chuẩn (ĐLC) và khoảng giá trị của thời gian tiềm tàng sóng
P1, khoảng cách giữa bàn chân và cẳng chân, và VTDT ước lượng được
của dây C ở chi dưới được trình bày trong Bảng 1. Giá trị trung bình VTDT

của dây C ghi nhận được là 1,1 ± 0,1 m/s.
Bảng 1. Kết quả đạt được từ sóng P1 sau kích thích tại bàn chân và
cẳng chân, và VTDT đo được của dây C
TB ± ĐLC Khoảng giá trị
Thời gian tiềm tàng c
ủa đỉnh
sóng P1 (ms)

Kích thích bàn chân 1381 ± 98
1160 - 1476
Kích thích c
ẳng chân 1041 ± 86
910 - 1160
Khoảng cách từ
Bàn chân đ
ến cẳng chân (cm)
37,5 ± 5,4 30 - 47
Vận tốc dẫn truyền (m/s)
C-fibers 1,1 ± 0,1 0,9 – 1,3
BÀN LUẬN
Đo VTDT của dây thần kinh ngoại biên là một trong những thủ thuật
quan trọng trong việc lượng giá bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh ngoại biên.
Tuy nhiên, với các phương pháp thông thường dùng tia laser để kích thích
thì thường ghi được đáp ứng của Aδ còn đáp ứng của dây C sẽ bị ức chế.
Do vậy, để có thể ghi được đáp ứng điện thế kích hoạt vỏ não của dây C,
nhất thiết phải tránh việc đồng thời kích hoạt dây Aδ. Một vài phương pháp
kích thích chọn lọc dây C đã được đề nghị nhưng đều không được áp dụng
rộng rãi và không phải lúc nào cũng cho kết quả đáng tin cậy. Gần đây,
chúng tôi đã cải biên phương pháp của nhóm Plaghki
(1,4)

và đo thành công
VTDT của dây C ở chi trên
(5)
. Nay chúng tôi lại tiếp tục thành công trong
việc đo VTDT dây C ở chi dưới.
Bằng phương pháp mới này, chúng tôi đã ghi được đáp ứng điện thế
kích hoạt vỏ não P1 với thời gian tiềm tàng dài tương ứng với đáp ứng của
dây C. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đo VTDT dây C ở chi
dưới và kết quả là từ 0,9-1,3 m/s. Kết quả thu được chứng tỏ rằng, phương
pháp mới này không chỉ có thể kích thích dây C một cách chọn lọc, mà còn
có thể áp dụng ở các vùng da khác nhau nên sẽ hữu dụng cho các nghiên
cứu lâm sàng và thực nghiệm.
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã đo được VTDT của dây C của dây thần kinh ngoại biên
bằng cách sử dụng tấm màng nhôm với nhiều lỗ nhỏ có tác dụng như một
màng chắn để kích thích một vùng nhỏ của da. Giá trị trung bình của VTDT
của dây C của chi dưới ở người bình thường là 1,1 m/s. Chúng tôi tin rằng,
đây là phương pháp không xâm lấn sẽ rất hữu dụng không chỉ trong các
nghiên cứu thực nghiệm mà còn có thể sử dụng dễ dàng trong lâm sàng.

×