Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠT pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.23 KB, 23 trang )

TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nầy nhằm mục đích xác định tỷ lệ
tăng HA, tình hình nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng HA tại tỉnh Long
An.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang, mô tả
Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 1288 người từ 25 tuổi trở lên. Kết
quả như sau: tỷ lệ tăng HA chung là 28,41%; tăng HA tăng dần theo quá
trình tích tuổi và ở nhóm tuổi trên 65 tỷ lệ tăng HA là 51,8%. Trong số
những người tăng HA chỉ có 67,8% nhận biết có bệnh, 23,6% có điều trị
tăng HA và 20,6% là kiểm soát được HA. Các yếu tố nguy cơ tăng HA
thường gặp trong nghiên cứu nầy là tuổi cao, rối loạn lipid máu.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng HA ở người dân Long An là
cao, tỷ lệ nhân biết, điều trị và kiểm soát được HA còn thấp.

ABSTRACT
Objectives: The objective of this study was to estimate the prevalence
of hypertension and to determine the status of hypertension awareness,
treatment and control in the general adult population in Long An province.
Methodes: descriptive
Results: A total of 1288 adults, age over 25 years, were examined.
Overall, 28,41% of the adult population had hypertension. The age-specific
prevalence of hypertension was 4,1;13,6; 23,9; 41,5; 51,8 age 25 to 34, 35 to
44, 45 to 54, 55 to 64 and over 64, repecstively. Among hypertensive
patients, only 67,8% were aware of their high blood pressure, 23,6% were
taking antihypertensive medication, and. 20,6% achieved blood pressure
control. The common risk factors of hypertension in this study were: age,
dyslipidemie.
Conclusions: Our results indicate that hypertension is highly
prevalent in Long An; the percentage of those with hypertension who are


aware, treated and controlled are low.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian qua, ngành y tế ở nhiều nước trên thế giới đã có nhiều
nỗ lực trong việc kiểm soát tăng huyết áp (HA) và hạn chế các biến chứng
do bệnh nầy gây ra. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp
ngày càng gia tăng và trở thành một trong những nhóm bệnh có tỷ lệ mắc
bệnh và tử vong rất cao
(10,9)
. Theo ước đoán trên toàn thế giới hiện có gần 1
tỷ người bị tăng huyết áp. Vấn đề nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng huyết
áp cũng còn rất hạn chế, tại Hoa Kỳ hiện có hơn 50 triệu người bị tăng huyết
áp, trong số đó chỉ có 70 % biết bị tăng HA, 59% được điều trị và 34%
khống chế được HA
(9)
.

Tại VN, năm 1960 tỷ lệ tăng HA là 2% (Đặng văn Chung), tăng lên
11,7% năm 1992 (Trần Đỗ Trinh và cs), và 16,3% năm 2002 (Phạm Gia
Khải)
(11)
. Tình trạng nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp tại VN còn
rất thấp. Trong một hội thảo về giám sát các bệnh không lây nhiễm tháng 10
năm 2004, Bộ y tế VN đã đề ra muc tiêu là đến năm 2010 phải giảm 20% tỷ lệ
tai biến mạch máu não do tăng HA, số người tăng huyết áp được quản lý và
điều trị sẽ tăng 50% so với hiện nay
(12)
.
Nhằm tìm hiểu tình hình tăng HA tại tỉnh Long An, góp phần xây
dựng chiến lược phòng chống tăng HA, và thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về

ngăn chặn tăng HA đến năm 2010, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nầy tại
tỉnh Long An với các mục tiêu: Xác định tỷ lệ tăng HA ở người từ 25 tuổi
trở lên tại Long An, xác định tỷ lệ nhận biết, điều trị và kiểm soát HA ở
người tăng HA, thu thập dữ liệu về một số yếu tố nguy cơ tăng HA, bước
đầu đánh giá về tỷ lệ thu nhận thông tin và thực hành điều trị tăng HA của
người dân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Đối tượng NC
Người dân ≥ 25 tuổi sống ở tỉnh Long An
Cở mẫu
Được tính theo công thức sau: n = (Z
2
1-z/2
*p*( 1-p)): d
2


Z
2
1-z/2
= 1,96
2,
p= 0,16, d = 0,025, n = 826
(p là tỷ lệ tăng HA có được trong NC của Phạm Gia Khải
(14)
) Nhằm
tăng độ chính xác trong phương pháp chọn mẫu cụm nhiều bậc nên ở đây
chúng tôi chọn hệ số thiết kế (DE: design effect) là 1,5, do đó cở mẫu khảo sát

trong cộng đồng là 826*1,5= 1239. Chúng tôi dự trù thêm 6% cở mẫu để dự
phòng những trường hợp mất mẫu, hoặc không đạt tiêu chuẩn mẫu. Và cở
mẫu thực tế là 1288.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẩu nhiên theo kỹ thuật chọn mẫu cụm nhiều bậc, có phân
tầng tuổi. Bước 1 chọn tất cả 14 huyện thị trong tỉnh, mỗi huyện, thị bắt
thăm chọn 1 xã, phường. Bước 2 mỗi xã phường bắt thăm chọn 1 ấp. Bước 3
chọn đối tượng cho điều tra. Lập danh sách cho tất cả người dân ≥ 25 tuổi
trong ấp đã bắt thăm được, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẩu nhiên hệ
thống.
Phương pháp nghiên cứu
* Đo huyết áp
Đối tượng ngồi nghỉ 5 phút, không uống cà phê hoặc rượu trước đó. Đo
HA tay trái, tư thế ngồi, đo 2 lần cách nhau 2 phút và nếu có tăng HA đo lại lần
3. Công cụ thu thập dữ kiện: máy đo HA cơ.
Phỏng vấn và khám lâm sàng
Theo bộ câu hỏi thống nhất của WHO, có bổ sung theo đặc điểm của
tỉnh.
* Xét nghiệm
Người dân đến khám được lấy máu tĩnh mạch xét nghiệm đường huyết,
cholesterol, triglycerid lúc đói, tất cả mẫu được xét nghiệm tại BVĐK tỉnh với
máy XN sinh hoá tự động có kiểm chuẩn định kỳ.
Tiêu chuẩn áp dụng để xác định tình trạng tăng HA
Bảng 1: Phân loại tăng HA ( JNC VII)
HA
tâm thu
(mmHg)
HA
tâm trương
(mmHg)

Bình
thường
<120

<80
Tiền
THA
120-
139 hoặc
80-89
Tăng
HA độ 1
140-
159 hoặc
90-99
Tăng
HA độ 2
#160
hoặc
#100
Xử lý số liệu
Xử lý và phân tích theo phần mềm EPI.2002.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
1288 người dân ≥ 25 tuổi tham gia nghiên cứu gồm 526 nam
(40,83%), 762 nữ (59,16%), 57% là nông dân, 80 % có trình độ văn hoá
chưa qua bậc tiểu học.
Các kết quả về huyết áp
Tỷ lệ THA chung
366 người có HA tăng. Tỷ lệ tăng HA: 28,41%

Nếu loại trừ nhóm đang kiểm soát được HA do đang dùng thuốc thì
tần suất tăng HA chung là: 316/1238 = 25,52%
Tỷ lệ tăng HA theo giới
Tỷ lệ tăng HA ở nam: 30,60%, tỷ lệ tăng HA ở nữ 26,90%.
Phân bố các mức độ HA theo JNC VII
Bảng 2: Phân bố các mức độ HA
M
ức độ
HA
n T
ỷ lệ
%
Bình
thường
455 35,33

Ti
ền tăng
HA
467 36,26

Tăng HA
độ 1
174 13,50

Tăng HA
độ 2
142 11,03

Tăng HA

kiểm soát đư
ợc
HA
50 3,88
Phân bố HA theo các lứa tuổi:
Bảng 3: Phân bố HA theo các lứa tuổi
25-34 35-44 45-54 55-64 ≥ 65
H
uyết áp

n

%
n
%
n
%
n
%
n
%
B
ình
thường

1
16
5
9,5
1

26
4
6,2
1
00
3
5,2
6
0
2
4,7
5
3
1
8,1
T
iền
THA
7
1
3
6,4
1
10
4
0,3
1
16
4
0,8

8
2
3
3,7
8
8
3
0
T
HA đ

1
5
2
,6
1
6
5
,9
3
7
1
3
4
9
2
0,2
6
7
2

2,9
T
HA đô
2
1
0
,5
1
7
6
,2
2
2
7
,7
4
0
1
6,5
6
2
2
1,2
T
HA
kiểm
soát
được
2
1

4
1
,5
9
3
,2
1
2
4
,9
2
3
7
,8
T
8
4
3
1
6
2
1
4
1
5
HA
chung
,1 7 3,6 8 3,9 01 1,5 52 1,8
Tình hình nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng HA
Tỷ lệ nhận biết THA

( BN có HA cao theo định nghĩa trên và có biết mình bị tăng HA):
67,8%
Tỷ lệ THA có điều trị
66,3% người bị THA là có điều trị. Trong đó 23,6% người tăng HA
đang dùng thuốc hạ áp và điều trị liên tục theo chỉ dẫn của BS; 43,3% người
tăng HA trước đây có điều trị nhưng điều trị không liên tục. 33,7% người
THA không điều trị.
THA kiểm soát được HA
BN có tăng huyết áp; hiện có dùng thuốc hạ HA hoặc các phương
pháp điều trị không dùng thuốc; HA hiện tại bình thường): 20,66%
Tỷ lệ và nguy cơ tăng HA của yếu tố liên quan
Tuổi
Bảng 4: Liên quan giữa tuổi và THA
Tỷ suất chênh Nh
óm
tuổi
(Odds
ratio)
KTC
95%
P
value
Nguy
cơ tương
đối
35-44

3,66 1,59
- 8,75
<0,001 3,30

45-54

7,36 3,31
-17,01
<0,001 5,84
55-64

16,63

7,53
- 38,18
<0,001 10,13

≥ 65 25,20

11,53
-57,33
<0,001 12,65

Giới
Tỷ lệ tăng HA ở nam: 30,60%, tỷ lệ tăng HA ở nữ 26,90%, OR 1,19
(KTC 95% 0,93 - 1,53) p= 0,07, như vậy giữa hai giới sự khác biệt về tỷ lệ
tăng HA không có ý nghĩa thống kê.
Chỉ số khối cơ thể (BMI):
Gầy 19,7 %, bình thường 70,8%, thừa cân 8,6% và 0,9% béo phì với
các mức BMI lần lượt là (<18,5), (18,5-<25), (25-<30), (≥ 30) (WHO).
Ở nhóm thừa cân thì nguy cơ tăng HA gấp 1,69 lần (OR= 1,69, KTC
95% 1,1-2,6 p=0,01), nhóm béo phì nguy cơ tăng HA gấp 3,69 lần
(OR=3,69, KTC 95% 1,04-13,49 p=0,04).
Tình trạng béo bụng

Theo tiêu chuẩn của WHO thì tần suất béo bụng ở nam là 0,19%
(vòng eo >102cm) ở nữ là 4% (vòng eo > 88cm), tính chung cả hai giới thì
tỷ lệ béo bụng là 1,88%.
Đường máu lúc đói
3,02% có đường máu lúc đói #7mmol/l (31/1026), nhóm nầy có nguy cơ
tăng huyết áp gấp 1,75 lần so với nhóm có đường huyết lúc đói <7mmol/l (OR=
1,75, p= 0,0162 KTC 95% 1,09- 5,13).
Rối loạn Lipid Máu
Trong 1026 người được xét nghiệm, 65,7% có cholesterol bình
thường (< 5,2mmol/l), 21,4% có cholesterol tăng nhẹ (5,2-<6,2) và 12,9%
tăng nhiều (≥6,2) ; 66,9% có triglycerid bình thường, 15,45% tăng nhẹ (1,7-
<2,4), 15,77% tăng vừa (2,4-< 5,7) và 1,89% tăng nhiều (≥ 5,7).
So với nhóm có cholesterol bình thường, nhóm cholesterol tăng có
nguy cơ tăng HA 2,08 lần (OR=2,08, KTC 95% 1,56 -2,76, p<0,001); trong
đó nhóm có cholesterol tăng nhẹ có nguy cơ tăng HA 1,82 lần (OR=1,82,
KTC 95% 1,28-2,57, p<0,001) và nhóm có cholesterol tăng nhiều có nguy
cơ tăng HA 2,19 lần ( OR=2,19, KTC 95% 1,44-3,31, p<0,001)
So với nhóm có triglycerid bình thường, nhóm triglycerid tăng có
nguy cơ tăng HA 1,82 lần (OR=1,82, KTC 95% 1,25 - 1,64, p<0,001); trong
đó nhóm có triglycerid tăng vừa có nguy cơ tăng HA 1,75 lần (OR=1,75,
KTC 95% 1,05-2,9, p=0,02) và nhóm có triglycerid tăng nhiều có nguy cơ
tăng HA 3,71 lần (OR=3,71, KTC 95% 1,03-13,36, p=0,02).
Hút thuốc lá
21,89% dân số và 64,82% nam giới trong mẫu nhiên cứu là có hút
thuốc lá. Nguy cơ tăng HA ở người hút thuốc lá không có ý nghĩa thống kê
(OR=0,9; KTC: 95% 0,69 - 1,27, p=0,64).
Nhận thông tin và thực hành điều trị tăng HA
Tỷ lệ người dân có nhận được thông tin về tăng HA: 74,80%.
Nguồn thông tin về tăng HA: đối với dân số nghiên cứu thì nguồn
cung cấp thông tin: 76% từ tivi, radio; 57% từ cán bộ y tế; 40% từ bạn bè

thân nhân. Đối với những người tăng HA: 72% trả lời là có nhận được thông
tin về tăng HA từ cán bộ y tế.
Thực hành điều trị tăng HA:Chỉ 23% bệnh nhân tăng HA điều trị liên
tục theo chỉ dẫn của thầy thuốc và có áp dụng 1 trong các biện pháp điều trị
không dùng thuốc; 43,3% điều trị không đầy đủ, không liên tục. Có 89%
bệnh nhân tăng HA đang ăn chế độ kiêng mặn, nhưng chỉ có 17,34% bệnh
nhân tăng HA ngưng thuốc lá ở người đang hút.
Nơi đến đầu tiên khi bị tăng HA: Có 44% chọn trạm y tế; 32,5% chọn
y tế tư, phần còn lại chọn nhiều nơi khác.
BÀN LUẬN
Kết quả về HA
Tần suất tăng HA chung là 28,41%, tỷ lệ nầy cao hơn so với kết quả
về tỷ lệ tăng huyết áp ở miền Bắc VN của Phạm Gia Khải năm 2002
(16,3%), ở đồng bằng sông Cửu Long của Phạm Hùng Lực năm 2001
(14,9%)
(3,11)
. Sự khác biệt nầy có thể có liên quan tới địa giới, thời điểm
khác nhau ở các nghiên cứu trên; và đặc biệt đối tượng nghiên cứu có khác
nhau. So với các nghiên cứu nước ngoài như của Dongfeng- Trung Quốc,
Mohsen- Ai cập, Renata- Czech thì tỷ lệ tăng HA lần lượt là 27%, 26%,
39%
(3,6,13)
. Tuy chưa thể có cở mẫu tương xứng để so sánh với các nghiên
cứu ở các quốc gia khác, và cũng do chưa có các nghiên cứu cơ bản trước
đây về tăng HA tại đại bàn Long An, nhưng từ nghiên cứu nầy cũng cho
thấy rằng tỷ lệ tăng HA của người dân Long An là khá cao, gấp hơn hai lần
so với tỷ lệ tăng HA chung của cả nước cách đây 14 năm, và cao hơn của
miền Bắc VN cách đây 4 năm.
Tình trạng nhận biết, điều trị và kiểm soát HA
- Trong số những người tăng huyết áp, chỉ có 23,6% là điều trị bằng

thuốc liên tục, 43,3% điều trị không liên tục. Trong số những người có điều
trị tăng HA nầy thì chỉ có 20,6% là kiểm soát được HA, như vậy còn 79,4%
người tăng HA không kiểm soát được và đây là điều rất đáng lo ngại về biến
chứng, về hậu quả bệnh tật do tăng HA không kiểm soát được gây ra.
So sánh với nghiên cứu khác: tỷ lệ người tăng HA có điều trị trong
nghiên cứu của chúng tôi (23%) cao hơn trong nghiên cứu của Phạm Gia
Khải (11,5%), tỷ lệ người kiểm soát được HA thì tương tự như trong nghiên
cứu của Phạm Gia Khải (20,6% so với 19,5%)
(11)
và thấp hơn trong nghiên
cứu của Nguyễn Mạnh Phan (57,3%)
(8)
. Số liệu kiểm soát được HA của
Nguyễn Mạnh Phan có cao hơn là do đối tượng nghiên cứu được chọn lựa từ
nhóm bệnh nhân được điều trị liên tục tại các Trung tâm chuyên Tim mạch ở
TP HCM từ 6 tháng trở lên
(8)
.
Bảng 5 Tình hình nhận biết, điều trị và kiểm soát HA trong các NC
VTD
ễ,
LA, VN,
2005
PGKhải,MB,VN,
2002
Shapo
Albani
2003
Renata
Czech

2004
Dongfeng
China 2002
Đ

tuổi,
cở
mẫu
≥ 25,
1288
≥ 25,
5012
≥ 25,
1120
≥ 25
11726
35-74
15540
TL
hi
ện mắc
28,41 16,32 31,8 39,1 27,2
TL
nhận biết

67,8 67,2 44,7
TL
điều trị
23 11,5 49,3 28,2
TL

ki
ểm soát
HA
20,66 19,1 17 8,1

Như vậy, khi so sánh với các nghiên cứu khác thì tỷ lệ nhận biết có
tăng HA trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao tương tự nghiên cứu của
Renata, tuy nhiên khi xem xét tỷ lệ người được điều trị và đặc biệt là kiểm
soát được HA thì nhìn chung là còn thấp. Điều nầy đặt ra nhiều thách thức
trong điều trị tăng HA trong thời gian tới.
Yếu tố nguy cơ
- Sự khác biệt về tỷ lệ THA giữa giới không có có ý nghĩa thống kê
(khác với nghiên cứu của Phạm Gia Khải)
(11)

- Tỷ lệ THA tăng dần theo tuổi, ở những người từ 65 tuổi trở lên thì tỷ lệ
tăng huyết áp rất cao 51,87% (tương tự nghiên cứu của Phạm Gia Khải), và ở
lứa tuổi nầy nguy cơ mắc tăng huyết áp tăng lên rõ rệt gấp trên 25 lần so với
nhóm tuổi từ 25-34 tuổi.
- Trong các yếu tố nguy cơ tăng HA được khảo sát, không tính yếu tố
tuổi, các yếu tố thường gặp nhất là tăng cholesterol máu (34,30%), tăng
triglycerid (33,11%), hút thuốc (21,89%), các yếu tố thừa cân, tiểu đường và
béo bụng ít gặp hơn với tần suất lần lượt là 8,6%; 3,02% và 1,88% (so với
nghiên cứu của Phạm Gia Khải các tỷ lệ lần lượt là 54,7%; 41,9%; 21,5%;
5,8%; 7,39%; 1,04%)
(11)
. Có sự khác biệt về tần suất các yếu tố nguy cơ có
thể do cở mẫu được xét nghiệm và kỹ thuật xét nghiệm có khác nhau.
- Rối loạn lipid máu: 34,30% mẫu nghiên cứu có cholesterol tăng từ nhẹ
đến nhiều và ở nhóm có cholesterol tăng có nguy cơ tăng HA gấp 2,08 lần so

với nhóm có cholesterol bình thường; 33,11% có triglycerid tăng và nguy cơ
tăng huyết áp ở nhóm nầy cao gấp 1,82 lần so với nhóm bình thường.
- Hút thuốc lá: 21,89% dân số và 64,82% nam giới trong mẫu nhiên cứu
là có hút thuốc lá. Tuy nhiên trong nghiên cứu không ghi nhận nguy cơ rõ về
tăng HA đối với nhóm có hút thuốc lá và nhóm không hút thuốc lá tương tự các
nghiên cứu khác
(11)

Tình hình nhận thông tin và thực hành điều trị THA
Trong các kênh thông tin về tăng HA thì kênh truyền hình, đài phát
thanh đã được người dân ghi nhận nhiều nhất (76%), trực tiếp từ CBYT chỉ
chiếm 57%, và bên cạnh đó từ bạn bè người thân cũng chiếm đến 40%.
Về thực hành điều trị tăng HA của bệnh nhân tăng HA: chỉ có 23%
người tăng HA là có điều trị tăng HA liên tục, hơn ¾ dân số tăng HA là
không điều trị hoặc điều trị không liên tục và trong những người có điều trị
chỉ có 20,66% là kiểm soát được HA. Về nơi đến đầu tiên khi bị tăng HA thì
gần ½ bệnh nhân chọn Trạm Y tế. Điều nầy chứng tỏ Trạm Y tế vẫn là nơi
tin cậy cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu bệnh tăng HA. Tuy nhiên từ đây
cũng đặt ra vấn đề là Trạm y tế và y tế cơ sở nói chung phải có kế hoạch
chuẩn hoá về chuyên môn trong điều trị và quản lý chăm sóc bệnh nhân tăng
HA và các bệnh thường gặp khác.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 1288 người từ 25 tuổi trở lên đang sinh sống tại Long
An, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Tỷ lệ tăng HA chung là 28,41%. Tỷ lệ tăng HA tăng dần theo tuổi, ở
lứa tuổi trên 65 tuổi thì tỷ lệ tăng HA là rất cao (51,8%).
Trong số những người tăng HA thì tỷ lệ nhận biết là 67,8%, tỷ lệ tăng
HA được điều trị liên tục là 23,6%, 43,3% điều trị không liên tục, trong số
những người có điều trị THA thì chỉ có 20,66% là kiểm soát được HA.
Các yếu tố liên quan tăng HA thường gặp là: tuổi, rối loạn mỡ máu;

các yếu tố khác ít gặp hơn nhưng có nguy cơ gây tăng HA khi có hiện diện
như thừa cân, tiểu đường.
Nhận được kiến thức về tăng HA của người dân trong tỉnh còn thấp,
trong cộng đồng dân cư thì kênh truyền hình và đài phát thanh là được tiếp
thu nhiều nhất, kênh thông tin của CBYT về tăng HA chưa phải là kênh ưu
thế trong cộng đồng dân cư, nhưng rất phù hợp và quan trọng đối với người
tăng HA. Cần phải phát huy thế mạnh của từng kênh tuỳ theo đối tượng và
phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều kênh thông tin để chuyển tải tốt nhất
đến người dân.
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy tăng HA là bệnh rất thường gặp và có
thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng trong thực tế chỉ có khoảng 1/5
người bệnh được kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả. Theo tình hình nầy
dự báo tỷ lệ tăng HA sẽ ngày càng gia tăng khi dân số càng già và gánh nặng
bệnh tật sẽ ngày càng nhiều nếu không có những giải pháp phù hợp kịp thời.
Chúng tôi thiết nghĩ một số công việc sau cần cân nhắc tiến hành:
- Thành lập chương trình kiểm soát tăng HA quốc gia và kiện toàn
mạng lưới từ Trung ương đến cơ sở.
- Nên áp dụng thường qui việc đo HA để sàng lọc tăng HA tại các
tuyến y tế, đặc biệt tuyến y tế cơ sở.
- Chuẩn hoá kiến thức về phát hiện, phòng ngừa, điều trị tăng HA cho
cán bộ y tế tại các tuyến đặc biệt tuyến y tế cơ sở, y tế tư nhân là nơi tiếp xúc
ban đầu của đa số trường hợp tăng HA.
- Cần có những chương trình cụ thể ở các kênh thông tin phù hợp
nhằm truyền thông GDSK về tăng HA cho cộng đồng dân cư nói chung và
cho người bị tăng HA nói riêng.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về tăng HA đặc biệt về vai trò, hiệu
quả của các giải pháp can thiệp cộng đồng đối với tình trạng tăng HA.


×