Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cà Cuống ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.93 KB, 6 trang )

Cà Cuống

1) Cà cuống: Một món ăn kỳ lạ?
DS Trần Việt Hưng
Y Tế Nguyệt San Số tháng 4-2000 có đăng một bài của Tác giả Đinh
Nguyên bàn về con Cà cuống và chỉ dẫn cách tự chế tạo tinh dầu nhân tạo.
Xin bàn thêm về sinh vật kỳ lạ này rất dễ tìm được tại Florida Hoa kỳ!
Cà cuống đã được ghi chép trong Lịch sử Việt Nam: từ thời Triệu Đà
(207 đến 317 trước Tây lịch), Cà cuống đã được xếp vào một trong những
'sơn hào, hải vị' mà người Việt mang sang cống cho Vua Tàu, dưới tên 'Con
sâu quế'.
Cà cuống rất được ưa chuộng tại Việt Nam, Trung Hoa, Lào và Thái
Lan (tại Thái lan, Cà cuống có tên là maengda, được bán tươi tại chợ, chân
bị buộc dây thun sẵn sàng để cho vào nồi hấp)
Tên khoa học: Lethocerus indicus (tên cũ là Belostoma indica), thuộc
họ sâu bọ Belastomatidae.
Cà cuống là loại sâu bọ, sống ở các hồ, ruộng nước có cây cỏ mọc
lúp-xúp. Chúng thường bay ra vào mùa hè, hướng về những nơi có ánh sáng.
Sinh sản vào các tháng 5-8, đẻ hàng trăm trứng, kết thành những búi màu
vàng hay trắng bám vào cỏ; trứng nở và qua giai đoạn bán biến thái để thành
cà cuống trưởng thành sau 40 ngày.
Cà cuống có cơ thể hình lá, dẹp giống như con gián. Thân dài khoảng
7-8 cm, rộng 3 cm. Đầu nhỏ có 2 mắt tròn và to. Miệng có vòi kiểu chích
hay hút: khi hoạt động vòi thường xếp xuôi theo bụng, quặp về phía sau.
Tấm lưng ngực trước phát triển. Cà cuống có 6 chân, rất khoẻ. Đôi cánh
trước không đều, nửa cứng-nửa loại màng. Dưới ngực có 2 ống nhỏ, thường
gọi là bọng, chứa tinh dầu (tinh dầu chỉ có ở con đực).
Cà cuống thuộc nhóm sâu bọ ăn thịt, chúng hút dịch và máu của
những động-vật thủy-sinh, sâu-bọ, ếch-nhái và cả cá nhỏ: Cà cuống khi đậu
dưới nước, thường bám vào một cây cỏ hay cây thủy sinh, đầu chúc xuống
nước, đuôi chổng lên thò khỏi mặt nước để hút không khí.


Cà-cuống Mỹ (Giant waterbug) hay Lethocerus americanus, còn có
tên là 'toe biter', thường sống tại các ao hồ hay giòng nước chảy chậm, rất
nhiều tại Florida. Cà cuống Mỹ rất dạn, chúng cắn cả chân người đang lội
nên được gọi là toe biter: thân màu nâu đậm hay màu đồng (tan), rời khu vực
sinh thái vào ban đêm để tìm bạn tình: cà cuống di chuyển theo sự hướng
dẫn bằng ánh sáng của các tinh-tú (celestial navigation), nên nhiều khi lạc
hướng bay đến những vùng có ánh đèn điện.
Tại Việt Nam, có lẽ do ở những thay đổi về sinh thái hay bị đánh bắt
quá mức nên trở nên hiếm, và được ghi trong danh mục các sinh vật cần bảo
vệ. Trong khi đó tại Thái Lan, cà cuống rất nhiều, được xem là một sâu bọ
phá hoại.
Cách lấy tinh dầu theo phương pháp dân gian tại Việt Nam là đặt cà
cuống ở vị thế úp bụng xuối phía dưới, đưa lưng lên; lấy thanh tre chuốt
nhọn rạch ngang lưng cà cuống ( nơi tiếp giáp với ngực hay ở nơi đôi chân
thứ ba), gấp bụng cà cuống để lồi hai bọng dầu lên, và dùng tăm hay đầu
nhọn của tre để lấy 2 bọng dầu ra. Tỷ lệ trung bình khoảng 1000 con cà
cuống đực cung cấp được 20 ml tinh dầụ.
Ngoài tinh dầu, cà cuống còn được hấp chín để ăn trực tiếp (tại Thái
Lan) hay bầm nhỏ để làm nhân bánh (trước 1975, tại đường Trần quý
Khoách Tân Định-Sàigòn, có tiệm bán bánh khúc nhân cà cuống/đậu xanh
mỡ hành rất đặc biệt).
Tinh dầu cà cuống:
Tinh dầu trong tuyến thơm của Cà cuống là một võ khí săn mồi đồng
thời cũng là phương tiện tự vệ của chúng!
Trung bình khoảng 1000 con cà cuống đực mới cung cấp được 20 ml
tinh dầu.
Tinh dầu là một ester acetic phức tạp, lỏng màu trong suốt, rất dễ bay
hơi, cấu trúc hóa học loại transđelta-hexen 1-oxalo-aceta te. Vì lý do hiếm
nên trên thị trường có những loại tinh dầu nhân tạo, dĩ nhiên mùi không
hoàn toàn giống được tinh dầu thiên nhiên.

Theo Ông Đinh Nguyên thì tinh dầu cà cuống có thể 'tạm' thay thế
bằng Acetate d'hexyle (Hexylacetate) và tổng hợp bằng ester-hóa n-hexanol
bằng anhydride acetique, rồi chưng cất để có thành phẩm, tuy nhiên xin quý
vị thận trọng khi tìm mua anhydride acetiquẹ.vì hóa chất này theo dõi bởi
Cơ quan kiểm soát chất ma túy DEA ( đây cũng là một nguyên liệu để tổng
hợp methamphetamine !), và chưng cất để lấy ester cũng không phài là đơn
giản.
n-hexanol hay n-Hexyl alcohol, amylcarbinol, pentylcarbinol, 1-
hydroxyhexane, thường hiện diện dưới dạng acetate trong hạt và quả của cây
Heracleum sphondylium và H. giganteum thuộc họ thực vật Umbellifereaẹ
(Sách Vỏ văn Chi ghi nhận tại Việt Nam có cây Heraclium bivittatum= Cần
dại, nhưng không biết hạt có thơm theo kiểu tinh dầu cà cuống không?).
Về vấn đề tìm mua Hexyl acetate: tại Hoa Kỳ quý vị có thể nhờ các
dược phòng hay phòng thí nghiệm mua giùm tại Công Ty Fluka, số điện
thoại 1-414-273-3850, địa chỉ để đặt hàng : PO Box 2060. Milwaukie WI
5320.
Trong danh mục hóa chất có Hexyl acetate: 2 loại. Loại tinh khiết
>99.7 % (số danh mục 53130) giá 5ml là $ 43.50. Loại tinh khiết 99% (số
danh mục 45900) giá 29.25 chai 250ml
Tác dụng dược học của dầu cà cuống: Chưa có những thử nghiệm
chính thức nào về tác dụng dược học của tinh dầu cà cuống. Cà cuống có thể
sử dụng dầu làm một phương thức tự vệ, dùng dầu gây tác dụng khó chịu
cho đối phương khi bị săn bắt. Các tác giả Việt Nam cho rằng tinh dầu cà
cuống là võ khí tấn công con mồi, gây tê liệt đối phương, tuy nhiên giả
thuyết này không vững vì chỉ có cà cuống đực mới có tinh dầu.
Tinh dầu cà cuống, khi dùng liều nhỏ, được cho là có tác dụng gây
hưng phấn thần kinh, kích thích ham muốn tình dục.
Vài nghiên cứu sinh học về Cà cuống:
Nghiên cứu tại Khoa Dược lỳ học, ĐH Universidade Federal de Minas
Gerais (Ba Tây) ghi nhận trong nước bọt của Cà cuống có chứa một hợp

chất loại protein (khoảng 2 microgram/mỗi con). Khi chích protein này vào
tim (đã tách rời) của chuột-bọ thử nghiệm gây ra phản ứng co thắt tâm thất:
phản ứng này diễn ra trong 2 giai-đoạn, giai đoạn đầu có hiện tượng làm
chậm nhịp tim cùng với chặn A/V gây suy giảm độ co bóp của cơ tim, tăng
lưu lượng máu qua động mạch vành; và tiếp theo là giai đoạn thứ nhì là thư
giãn do gia tăng thời gian nghỉ (co thắt tâm thất). Nghiên cứu này giải thích
tác dụng gây tê liệt con mồi, có lẽ không do tinh dầu cà cuống (Complement
Biochemistry and Physiology Số 106-1993).
Nghiên cứu tại Khoa Sinh Hóa ĐH Virginia, Charlottesville về thành
phần athritin có trong các bắp thịt hệ thống phi-hành cùa Cà cuông ghi nhận
vị trí của những ubiquitin (ATP dependent proteolytic factor), có nhiều
nhiệm vụ sinh học tế bào quan trọng như phân hủy protein, tạo chromatin,
chống say nắng, say nhiệt (heat shock)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×