Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

bạn hãy quan sát các nhà hàng cao cấp tại tp. hồ chí minh và thử xác định các khủng hoảng có thể có của một nhà hàng nào đó và đề xuất cách giải quyết chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.18 KB, 15 trang )

2 | P a g e
Vấn đề 2: Bạn hãy quan sát các nhà hàng cao cấp tại TP. Hồ Chí Minh và thử xác định các
khủng hoảng có thể có của một nhà hàng nào đó và đề xuất cách giải quyết chúng
Lý thuyết áp dụng ……………………………………………………………. 17
1. Khái niệm khủng hoảng ………………………………………………. 17
2. Các loại khủng hoảng………………………………………………… 17
3. Quản trị khủng hoảng …………………………………………………. 18
4. Các loại hình khủng hoảng đối với nhà quản trị nói chung và với quản trị nhà hàng nói
riêng …………………………………………………………. 19
5. Các giai đoạn của quản trị khủng hoảng ……………………………… 21
Giải quyết vấn đề …………………………………………………………… 23
1. Sai lầm về sản phẩm / dịch vụ ………………………………………… 23
2. Thất bại torng thay đổi / thích nghi …………………………………… 25
3. Thông tin bị bóp méo – Tẩy chay …………………………………… 27
MỤC LỤC
Lời kết…………………………………………………………………… 43
Vấn đề 2 : Bạn hãy quan sát các nhà hàng cao cấp tại TP HCM và
thử xác định các khủng hoảng có thể có tại một nhà hàng nào đó và
đề xuất cách giải quyết chúng.
Trong thời kỳ khủng hoảng, bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào, dù lớn hay
nhỏ, cũng gặp phải khó khăn, bởi những biến động sẽ tác động ít nhiều đến sự tồn
tại, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, tổ chức đó. Vừa giải quyết, đối phó
với những biến động trong thời kỳ khủng hoảng vừa phải tìm kiếm các cơ hội trong
đó là yêu cầu đặt ra khiến tất cả các doanh nghiệp và tổ chức phải đau đầu. Mô
hình nhà hàng cao cấp tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay rất phổ biến và phát triển
cũng không thể tránh khỏi vấn đề khủng hoảng chung. Sau đây chúng ta hãy thử
xác định các khủng hoảng có thể có tại một nhà hàng cao cấp nào đó và cùng
nhau đưa ra cách giải quyết chúng.
Trước hết ta đi làm rõ lý thuyết khủng hoảng và quản trị khủng hoảng.
I. Lý thuyết áp dụng :


1. Khái niệm khủng hoảng (crisis)?
Khủng hoảng là tình trạng khẩn cấp, rối loạn, mất cân bằng nghiêm trọng, có
khả năng gây tác hại về mặt tài chính cho tổ chức và có thể hủy hoại uy tín
của tổ chức, đòi hỏi phải hành động kịp thời, phải hao tốn nhiều thời gian,
tiền bạc thì mới có thể tránh được những tác động tiêu cực do khủng hoảng
gây ra.
2. Các loại khủng hoảng :
3 | P a g e
Thảm họa công nghiệp
Tai nạn
Bị phá hoại khủng bố
Thiên tai
3. Quản trị khủng hoảng là gì ?
Nói về quản trị khủng hoảng cho đến nay tồn tại hai quan điểm là
quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại. Tuy nhiên, theo quan điểm
truyền thống thì khái niệm quản trị khủng hoảng chưa được xác định rõ
ràng, công tác quản trị còn thụ động, thiếu tầm nhìn, thường đợi đến khi sự
việc sai trái xảy ra rồi mới tìm cách giới hạn thiệt hại. Chính điều này đã dẫn
đến nhiều bất cập, vì khủng hoảng một khi đã xảy ra thì rất khó dập tắt hoàn
toàn, chất lượng hoạt động của tổ chức chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng theo chiều
hướng xấu đi.
Từ đó quan điểm hiện đại ra đời, theo quan điểm này thì “ Quản trị khủng
hoảng là sự chuẩn bị cho các vấn đề bên trong lẫn bên ngoài mà có nguy cơ
đe dọa đến uy tín, khả năng sinh lời hoặc sự tồn tại của tổ chức”.
- Định nghĩa quản trị khủng hoảng theo quan điểm hiện đại :
“ Quản trị khủng hoảng là quá trình tiếp cận khủng hoảng một cách khoa
học, toàn diện và có hệ thống để nhận dạng, kiểm soát, ngăn chặn và
giảm thiểu những tác hại của tình trạng khủng hoảng, đồng thời tìm cách
tận dụng, khai thác những cơ hội xuất hiện trong khủng hoảng đem lại lợi
ích cho tổ chức.”

- Mục đích của việc đề ra quan điểm quản trị khủng hoảng hiện đại như trên là
nhằm giúp các nhà quản trị :
+ Kiểm soát được khủng hoảng (luôn ở thế chủ động)
+ Giảm thiểu hoặc ngăn chặn được những tác động tiêu cực do khủng
hoảng gây ra
+ Bảo vệ được uy tín và hình ảnh của tổ chức
4 | P a g e
Những cuộc tấn công về kinh
tế
Những sự cố do trang thiết bị
hư hỏng
Từ những cái chết bất ngờ
Những vấn đề nội bộ
Vấn đề kinh tế
Vấn đề chính trị
- Sai sót trong sản phẩm / dịch vụ
- Môi trường bị phá hủy, tai nạn ngành rộng lớn
- Thất bại trong thay đổi/ thích nghi
- Symbolic projection
+ Tìm mọi biện pháp biến nguy cơ thành cơ hội, tận dụng triệt để các cơ
hội nhằm đem lại thành công cho tổ chức.
4. Các loại hình khủng hoảng đối với nhà quản trị nói chung và với quản
trị nhà hàng cao cấp nói riêng
a) Đối với nhà quản trị (nói chung)
5 | P a g e
Kinh tế / Kỹ thuật
Bên
ngoài
Nội bộ
Con người / xã hội / tổ chức

b) Đối với quản trị nhà hàng cao cấp :
Trong các loại hình khủng hoảng có thể xảy ra chung đối với nhà quản trị
thì nhà hàng cao cấp thường hay gặp những loại khủng hoảng nào? Theo
như quan sát và tìm hiểu, có thể nêu sơ lược một vài khủng hoàng thường
gặp nhất ở các nhà hàng cao cấp như sau :
Loại hình khủng hoảng Lý giải
Sai sót trong sản phẩm / dịch vụ
- Đồ ăn thức uống không đủ chất lượng
(không ngon / không hợp vệ sinh)
- Cách bày trí không gian nhà hàng, âm
nhạc, cách phục vụ không phù hợp
 Gây ám thị về một nhà hàng
không thỏa mãn được yêu cầu cơ
bản.
Thất bại trong thay đổi /
thích nghi
- Thay đổi phong cách nhà hàng, thực
đơn, đội ngũ nhân viên để làm mới
thương hiệu nhưng không khảo sát,
nắm bắt được mong muốn của khách
hàng dẫn đến hệ quả ngược.
- Thích nghi với tình hình kinh tế / môi
trường / xu hướng chung nhưng thiếu
kiểm soát
 Làm lệch lạc bản chất của tổ chức,
mất đi thương hiệu đã có.
Thông tin bị bóp méo
- Khi có sự cố xảy ra thì bưng bích
thông tin, tìm cách để không bị tiết
lộ, vô tình tạo điều kiện cho lời đồn

phát tán, phóng đại
 Khủng hoảng lòng tin
Tẩy chay
- Khi một trong các loại khủng hoảng
trên xảy ra mà không được kịp thời
giải quyết nhà hàng sẽ bị thị trường
tẩy chay
 Không có cơ hội tiếp cận để phục
hồi, chứng minh nữa.
6 | P a g e
5. Các giai đoạn của quản trị khủng hoảng
Nhận thấy được những khủng hoảng có thể có và mong muốn ngăn chặn,
khắc phục, nhà quản trị đưa ra các giai đoạn để quản trị khủng hoảng như
sau :
- Giai đoạn 1 : Nhận biết ( Signal detection)
Bất cứ cuộc khủng hoảng nào trước khi xảy ra cũng có những dấu hiệu nhất
định. Nhìn thấy được dấu hiệu và nhận ra được vấn đề có thể nảy sinh từ những
dấu hiện đó là nhiệm vụ tiên quyết để quản trị khủng hoảng.
- Giai đoạn 2 : Chuẩn bị - Phòng ngừa ( Preparation – Prevention)
Trong giai đoạn này có 5 bước thực hiện :
+ Lập ban quản trị khủng hoảng (CMT) : Tập hợp những người phù hợp, có
kiến thức chuyên môn liên quan và cần thiết đối với từng khủng hoảng thực tế.
+ Lập kế hoạch quản trị khủng hoảng : Định hướng các bước cần làm khi có
khủng hoảng xảy ra.
+ Lập các phương pháp ngăn chặn, đối phó : Vạch ra cách thức hành động sẽ
sử dụng cho từng khủng hoảng cụ thể từ khi ngăn chặn đến lúc đối phó.
+ Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết : Chuẩn bị những vật dụng, thiết bị để thực
hiện phương pháp đã vạch ra.
+ Tổ chức đào tạo, huấn luyện cho các thành viên CMT và người liên quan.
- Giai đoạn 3 : Ngăn chặn tổn thất ( Damage containment)

Để ngăn chặn tổn thất xảy ra cần tuân thủ quy trình sau :
+ Cô lập : Tách riêng sự việc đang gặp khủng hoảng ra khỏi những sự việc
khác.
7 | P a g e
GIẢM THIỂUPHÂN TÁNCẮT BỎCÔ LẬP
VÔ HIỆU HÓA
+ Cắt bỏ : Loại bỏ hẳn những mối liên hệ xung quanh
+ Phân tán : Đem sự việc gặp khủng hoảng ra xa khỏi các sự việc khác để duy
trì cho các sự việc khác hoạt động bình thường không bị ảnh hưởng.
+ Giảm thiểu : Tập trung vào giải quyết khủng hoảng, hạ thấp các tác hại của
khủng hoảng.
+ Vô hiệu hóa : Là bước cuối cùng sau khi đã giảm thiểu triệt để thiệt hại thì
phải làm cho khủng hoảng không thể tiếp tục hoành hành hay nảy sinh trở lại.
- Giai đoạn 4 : Phục hồi ( Recovery)
Tập trung phục hồi, xây dựng lại chỉnh chu hơn các bộ phận như :
+ Vị trí sản xuất dự phòng
+ Hệ thống thông tin liên lạc dự phòng
+ Hệ thống máy móc dự phòng
+ Các điều kiện sản xuất khác
- Giai đoạn 5 : Rút kinh nghiệm (Learning)
Sau khi đã giải quyết xong vấn đề, phục hồi ổn định công việc, nhà quản trị
nhất thiết phải nhìn lại vấn đề một cách bao quát và rút ra bài học kinh nghiệm,
sau này khi làm việc cần phải :
+ Kiểm tra lại các công việc đã làm
+ Nếu có sai sót phải tìm ra nguyên nhân và rút kinh nghiệm
+ Trao đổi kinh nghiệm có được sau mỗi lần mắc sai lầm với các tổ chức khác
+ Đúc kết kinh nghiệm chung sử dụng cho lâu dài
+ Lên kế hoạch làm việc cho tương lai
II. Giải quyết vấn đề :
Dựa vào những loại hình khủng hoảng mà một nhà hàng có thể gặp cũng như

cách quản trị khủng hoảng đã phân tích ở trên ta sẽ cùng nêu ra và giải quyết
một số vấn đề khủng hoảng thực tế tại các nhà hàng cao cấp ở thành phố Hồ
Chí Minh.
1. Sai sót trong sản phẩm / dịch vụ :
8 | P a g e
Như đã lý giải, sai sót trong sản phẩm hay dịch vụ tại nhà hàng là một loại hình
khủng hoảng đến từ việc chất lượng sản phẩm (đồ ăn thức uống) không đảm
bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như đòi hỏi của thực khách;
dịch vụ thiếu tinh tế, ân cần, không đủ làm “vui lòng khách đến vừa lòng khách
đi”.
a) Vấn đề thực tế :
Tháng 6 năm 2011 vừa qua tại nhà hàng Tâm Châu – một nhà hàng nổi tiếng hàng
đầu Lâm Đồng, Đà Lạt nơi quy tụ số lượng lớn khách du lịch mỗi ngày, đã xảy ra
một vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt nguyên nhân là do ống nước thải sinh hoạt
ngầm của nhà hàng vỡ trước khi đến bể xử lý, thẩm thấu vào nước giếng sinh hoạt.
Vụ việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng và doanh thu của nhà hàng trong
thời gian đó.
b) Giải quyết :
Đối chiếu với các giai đoạn quản trị khủng hoảng đã nêu, vụ việc này chúng ta
đang ở từ giai đoạn thứ 3 ( Ngăn chặn tổn thất ) trở đi.
- Trước hết, phong tỏa toàn bộ hệ thống giếng nước của nhà hàng, tuyệt đối
không ai được sử dụng nguồn nước này để nấu nướng, sinh hoạt. Nhà hàng có
thể mua nước sạch từ xe bồn của công ty cấp nước thành phố Bảo Lộc hoặc tiến
hành khoan giếng thăm dò ở các hộ dân lân cận và đem mẫu nước đi xét
nghiệm, nếu được chứng nhận là nước không nhiễm khuẩn thì Tâm Châu có thể
thương lượng mua nước từ giếng của các hộ dân này để tiếp tục hoạt động kinh
doanh.
- Tiếp đến loại bỏ đường ống nước thải bị bể, thay đường ống khác chắc chắn
hơn và phải có phương pháp phòng ngừa ống bể, dẫn đường nước khéo léo để
nếu ống có bể thì nước bẩn cũng không xâm nhậm vào giếng nước sinh hoạt.

9 | P a g e
- Đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về nguyên nhân ngộ độc của thực khách,
chân thành nhận lỗi và nêu rõ cách xử lý của mình với truyền thông, công
chúng xung quanh.
- Bồi thường thỏa đáng cho những người bị ngộ độc; tích cực tìm nguồn nước
sạch khác trong quá trình sửa chữa đường ống, khắc phục nguồn nước, để
không làm trì trệ hoạt động kinh doanh.
- Nhìn nhận lại vụ việc, rút kinh nghiệm và tuyệt đối không để sự việc tương tự
xảy ra.
2. Thất bại trong thay đổi / thích nghi :
a) Vấn đề thực tế
Một vòng thành phố, quan sát các nhà hàng cao cấp, nếu để ý kỹ bạn có thể nhận
thấy gần đây thực khách đến với nhà hàng cao cấp thường dùng một loại phiếu
hoặc thẻ, và những phiếu/ thẻ đó dường như không còn là những thẻ VIP hay thẻ
khách hàng thân thiết như trước đây mà thay vào đó là những voucher (phiếu giảm
giá) mà khách hàng đã mua qua các công ty dịch vụ như Nhóm mua, Cùng mua,
Rẻ mỗi ngày, Hotdeal v.v… để có thể chi trả một mức phí thấp hơn so với suất ăn
thông thường. Cũng nhờ mức giá “dễ thở” mà ngày càng đông số lượng thực khách
thuộc nhiều tầng lớp đến được với các nhà hàng cao cấp mà trước đây có thể nói là
khá xa xỉ đối với họ.
Lợi ích đến với người tiêu dùng, vậy phải chăng nhà hàng cao cấp chịu thiệt thòi?
Chịu ảnh hưởng từ tình hình khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới nói chung cũng
như thời kỳ bão giá tại Việt Nam nói riêng, tâm lý và hành động của người tiêu
dùng buộc phải thay đổi, họ thắt chặt chi tiêu, dè xẻn, cân nhắc nhiều hơn trước
mọi khoản chi trong gia đình. Các dịch vụ cao cấp như nhà hàng nếu muốn giữ
nguyên chất lượng phục vụ thì lại không thể không tăng giá. Một bên cần phải thu
nhiều hơn, bên đối ứng lại muốn chi ít lại, chính vì điều đó mà phía các nhà hàng
cao cấp muốn tồn tại phải chủ động tìm chiến lược để “vẹn cả đôi đường”. Họ
quyết định thay đổi phân khúc thị trường, hướng đến những đối tượng có mức sống
10 | P a g e

trung bình. Có thể nói hai từ “cao cấp” chỉ giữ lại làm vỏ bọc, muốn thích nghi tốt
các nhà hàng cần phải hạ giá và kéo theo tất nhiên là giảm chất lượng, khi đó Chất
lượng – Giá cả và Đối tượng sẽ dung hòa với nhau và với tình hình chung.
Tuy nhiên, vấn đề có thể dễ dàng được giải quyết như mong muốn của các ông chủ
nhà hàng như thế hay không? Ban đầu, với mức giá phải chăng lượng thực khách
đến nhiều hơn, thu nhập của nhà hàng duy trì ở mức tốt, tuy nhiên sau một thời
gian khi thực khách quá đông lại mang theo tâm lý chung khi ăn buffet là phải ăn
thật nhiều cho khỏi lỗ, còn nhà hàng thì lại không muốn tiếp thức ăn nhìu vì đang
phải giảm giá dẫn đến mỗi khi có món gì tiếp thêm ra là mọi người chen lấn, xô
đẩy, làm đổ ngã thức ăn, thậm chí gây thương tích cho người khác, làm mất mỹ
quan và sụp đổ uy tín của nhà hàng. Một ví dụ điển hình, tại chuỗi nhà hàng buffet
lẩu nướng Happy Tom đã xảy ra vụ việc khách giành giựt thức ăn tạo ra một hình
ảnh vô cùng hỗn loạn và thiếu văn minh, báo chí đưa tin, ảnh khắp nơi, người dân
đọc được cũng ngỡ ngàng về chất lượng các nhà hàng được xem là cao cấp hiện
nay lại xuống dốc như vậy.
11 | P a g e
Hàng chục người vậy lấy thùng hào sống khiến người phục vụ không kịp thoát ra
Giờ đây, voucher giảm giá của Happy Tom vẫn bán rất nhiều trên các trang mạng
nhưng những ai đã biết tin đều có phần ái ngại không muốn mua phiếu để đến với
nhà hàng này. Lúc này đây Happy Tom muốn xây dựng lại một hình ảnh nhà hàng
cao cấp chỉ phục vụ những đối tượng có đẳng cấp cao hơn, văn minh lịch sự hơn
để lấy lại hình ảnh thương hiệu liệu có còn được chăng? Khi mọi người đã bị ám
thị đây là một nhà hàng tầm trung với những thành phần khách hỗn tạp, xô bồ…
Vấn đề đã xảy ra với Happy Tom thì sớm muộn cũng có thể xảy ra với các nhà
hàng cao cấp khác nếu như cũng lựa chọn cách thức thích nghi sai lầm này.
b) Giải quyết :
- Chấp nhận chịu lỗ một thời gian để nâng cao chất lượng thức ăn cho khách.
- Đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình hơn, tạo ra
phong cách riêng cho nhà hàng. Khi nhân viên lịch sự, nhã nhặn, không gian
sang trọng, thức ăn vừa đủ thì không có vị thực khách nào lại muốn có những

hành vi thiếu văn hóa như trên.
- Sau khi có được sự quan tâm trở lại của khách, nhà hàng nên xây dựng lại một
thực đơn hợp lý hơn, để vừa phù hợp với giá tiền vừa đảm bảo đầy đủ lượng
thức ăn cần đáp ứng.
- Sử dụng triệt để truyền thông để xin lỗi về sự việc đã xảy ra và hứa hẹn một
diện mạo, một chương trình mới hấp dẫn hơn tại nhà hàng.
- Lập ban quản trị khủng hoảng, rút kinh nghiệm về vụ việc vừa xảy ra, phân
công nhiệm vụ, chú ý quan sát, theo dõi để tránh những mầm móng có thể có
của một khủng hoảng và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
3. Thông tin bị bóp méo – Tẩy chay :
Hai loại khủng hoảng này là hai loại khủng hoảng luôn luôn đi kèm, chực
chờ bùng phát mỗi khi có những khủng hoảng khác xảy ra. Khi các nhà hàng
nói riêng hay doanh nghiệp, tổ chức khác nói chung gặp bất kỳ một khủng
hoảng nào họ đều có tâm lý e ngại, muốn che đậy, giấu diếm sự thật mà không
biết rằng thông tin càng bị che đậy thì lại càng tạo điều kiện cho những đối thủ
cạnh tranh, giới truyền thông hoặc thậm chí là các thành phần vô công rỗi nghệ
12 | P a g e
được dịp tung tin đồn thất thiệt, đơm đặt nhiều điều tệ hại hơn khiến người tiêu
dùng và những đối tượng liên quan hoang mang, mất lòng tin ở doanh nghiệp.
Tẩy chay – Đây là một loại khủng hoảng mà như đã lý giải, nhà hàng khi gặp
phải vấn đề như việc ngộ độc thực phẩm ở nhà hàng Tâm Châu, nếu như bên
phía nhà hàng không đứng ra xin lỗi, đền bù cho thực khách, đối phó với cơ
quan chức năng, tiếp tục sử dụng nguồn nước không sạch để kinh doanh thì
chắc chắn tai nạn ngộ độc đó sẽ còn xảy ra và danh tiếng của nhà hàng sẽ hoàn
toàn sụp đổ, khi đó ắt hẳn không còn ai dám đến với Tâm Châu, người không
biết chuyện cũng sẽ được người biết chuyện ngăn cản đến với nhà hàng. Và cứ
như thế chắc chắn nhà hàng sẽ không thể nào tiếp tục tồn tại được. Tẩy chay có
thể được xem là loại hình khủng hoảng đến sau cùng và nguy hiểm nhất, khó
giải quyết nhất, dẫn doanh nghiệp đến thẳng bờ vực phá sản.
 Từ đó ta mới thấy được tầm quan trọng của công tác quản trị khủng hoảng,

một doanh nghiệp xây dựng bộ phận quản trị khủng hoảng đúng đắn, khoa
học chắc chắc sẽ vững vàng và thành công hơn. Trong giai đoạn toàn nền
kinh tế đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp đang thoi thóp, bấu víu để sống
còn mà tầm nhìn hạn hẹp, đánh giá sơ sài, xem thường khủng hoảng thì chỉ có
một con đường sụp đổ hoàn toàn mà thôi.
III. Kết thúc vấn đề :
Mục đích của việc quan sát, tìm hiểu và phân tích ở trên nhằm giúp chúng ta
nắm bắt được nội dung khái niệm khủng hoảng và quản trị khủng hoảng, đối
chiếu vào thực tế cuộc sống để hiểu rõ hơn khái niệm và biết cách áp dụng nó
vào cuộc sống hằng ngày và công việc sau này. Có những khủng hoảng tưởng
chừng như rất lớn, rất phức tạp nhưng nếu biết giải quyết đúng cách thì cũng rất
dễ dàng dàn xếp mọi việc. Có những dấu hiệu tưởng chừng rất tầm thường, đơn
giản nhưng nếu nhận thấy được và tiến hành ngăn chặn kịp thời thì khủng
hoảng sẽ không bao giờ xảy ra.
13 | P a g e
Có thể nói khủng hoảng là một quy luật tất yếu của nền kinh tế, đôi khi từ
chính khủng hoảng mà doanh nghiệp chứng minh được thực lực của mình.
Ngăn chặn tốt - giải quyết hay các khủng hoảng chính là thách thức và cũng là
cơ hội, đã là một doanh nghiệp muốn thành công nhất thiết phải nắm vững và
vận dụng được khái niệm này.
LỜI KẾT
Việt Nam đang ngày từng bước khẳng định mình trên trường thế giới qua
nhiều lĩnh vực, trong đó một lĩnh vực rất quan trọng không thể không nhắc đến đó
là kinh tế. Nền kinh tế và thị trường ở Việt Nam mặc dù vẫn còn gặp mốt số khó
khăn ở hiện tại, nhưng được thế giới đánh giá rất cao. Ernst & Young vừa phối hợp
với Oxford Economics tiến hành khảo sát để đưa ra “Dự báo triển vọng các thị
trường tăng trưởng nhanh", theo đó, Việt Nam được đánh giá là một trong 3 thị
trường triển vọng nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương; ngoài raTạp chí Nhật
báo kinh doanh Nhà đầu tư (Investor’s Business Daily) vừa đưa ra dự báo, trong
tương lai không xa, Việt Nam có thể tiếp bước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung

Quốc, trở thành “con hổ” mới của khu vực. Để được phát triển và nhìn nhận như
ngày nay, một phần không nhỏ chính là nhờ vào sự phát triển và tăng trưởng đáng
của các loại hình doanh nghiệp đa dạng với dự đầu tư, dẫn dắt của các nhà quản trị.
Không phải con đường nào cũng bằng phẳng và đầy hoa, nhất là con đường kinh
doanh – một con đường hết sức khó khăn và đầy sự cạnh tranh khốc liệt. Để đứng
vững, và bước đi trên con đường đó, đòi hỏi người quản trị phải có năng lực thật
sự, đó là năng lực hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát.
Những nội dụng trên đã trình bày cho thầy và các bạn thấy được một số vấn
đề đáng quan tâm trong hoạt động kinh doanh, quản trị; đầu tiên là dựa vào thuyết
động viên một nhà quản trị có thể đảm bảo được nhân viên kiểm toán nội bộ có thể
giữ thái độ khách quan và độc lập; kế đến là bằng khả năng quản trị khủng hoảng
của mình, một nhà quản trị giỏi cỏ thể giải quyết được những vấn đề khủng hoảng,
giúp doanh nghiệp (tổ chức) vượt qua khó khăn và đứng vững trên thị trường; cuối
cùng là tầm quan trọng của kiểm soát đối một doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp
14 | P a g e
dịch vụ - một loại hình doanh nghiệp luôn phải chống chọi với sự linh hoạt khốc
liệt của thị trường. Đó là những gì mà nhóm chúng em đã nghiên cứu và tìm hiểu
để trình bày bằng vốn tri thức mà chúng em tích lũy được. Để hoàn thành bài tiểu
luận này, nhóm chúng em đã tham khảo các tài liệu như: Tập bài giảng Quản trị
học của Trường Đại học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh, các thông tin từ những diễn
đàn, trang báo điện tử (Vietnamnet.vn, epaper.doanhnhansaigon.vn, vietbao.vn,
doanhnhan.net, …)
Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi một vài sơ sót, mong thầy và
các bạn bỏ qua và góp ý để nhóm chúng tôi bổ sung, sửa chữa, nhằm làm cho vấn
đề được sáng tỏ hơn./.
15 | P a g e

×