Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

thực và ảo trong tác phẩm bữa rượu máu của nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.37 KB, 32 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự chuyển mình của đất nước và cả dân tộc khi bước vào hai cuộc kháng
chiến lớn: Chống Pháp và chống Mỹ thì nền văn học Việt Nam cũng có sự chuyển đổi
một cách rõ rệt, từ nền văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 đã phát triển
thành nền văn học hiện thực cách mạng giai đoạn 1945 - 1975. Đây là giai đoạn văn
học đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, hướng về quần chúng nhân dân, mang đậm
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn từ thơ ca đến văn xuôi, ký và tiểu
thuyết
Trước Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức
tạp nhưng cũng hứng thú nhất. Nói như cách nói của nhà văn Vũ Ngọc Phan thì
Nguyễn Tuân “là một nhà văn đứng hẳn ra một phái riêng, cả về lối văn lẫn về tư
tưởng”. Chính vì vậy, ông đã xây dựng cho mình một vị trí riêng, vững chắc, không
dễ gì thay thế được.
Trong thể loại truyện ngắn của giai đoạn văn học 1945 - 1975, Nguyễn Tuân đã
tạo ra sự mới lạ độc đáo đến khác thường về mặt đề tài cũng như thể loại và phong
cách. Bên cạnh những đề tài viết về đời sống trụy lạc và Yêu ngôn, thì Nguyễn Tuân
luôn là người đi tìm cái vẻ đẹp tài hoa của những con người tài hoa, tìm vẻ đẹp vang
bóng trong Vang bóng một thời. Truyện ngắn của Nguyễn Tuân cũng giống như một
tiểu thuyết thu nhỏ, nghĩa là một thể loại văn xuôi có tính hư cấu, thông qua nhân vật,
hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc
sống con người, thông qua các phương thức trần thuật, kể chuyện bằng ngôn ngữ văn
xuôi. Nó có khả năng phản ánh toàn vẹn hiện thực, nhưng nó cũng có thể làm cho
hiện thực trở thành phi hiện thực, thoát xa cái vỏ bọc của thực tế để đến với những giá
trị nghệ thuật hư ảo. Chính vì thế mà giá trị hiện thực và giá trị kỳ ảo của một tác
1
phẩm văn chương bao giờ cũng nằm trong mối quan hệ gắn kết với nhau không thể
tách rời như hai mặt của một tờ giấy.
Thế nên, trong phạm vi của bài viết “Thực và ảo trong tác phẩm Bữa rượu
máu của Nguyễn Tuân”, tôi xin đề cập đến cách tiếp cận của riêng cá nhân tôi đối với
việc phân tích và tìm hiểu sâu nhất những khía cạnh thuộc về giá trị hiện thực và giá


trị kỳ ảo mà khả năng tôi có thể thực hiện được. Với mục đích sẽ đi sâu tìm hiểu và
phân biệt những mảng màu cuộc sống hiện thực và những Môtip hư ảo thông qua một
tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Tuân - Bữa rượu máu, để có thể làm bật lên được
phần nào mối quan hệ thống nhất không tách rời giữa hai yếu tố này trong việc tạo
nên chiều sâu giá trị cho một tác phẩm văn học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Viết về truyện ngắn của Nguyễn Tuân, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu cũng
như những ý kiến bàn luận.
Trước cách mạng, Thạch Lam khi phát hiện ra những nét độc đáo trong sáng
tác của Nguyễn Tuân trong bài viết “Đọc Vang bóng một thời”. Thạch Lam cho rằng
Nguyễn Tuân đáng kính trọng bởi ông biết “yêu mến và than tiếc những cái đã qua, và
cố sức làm sống lại cả một thời xưa cũ, một thời gần chúng ta quá, nhưng mà đối với
chúng ta như đã xa lạ vì không ai gợi đến vẻ đẹp và những cái cao quý riêng”. Sau
Thạch Lam là Vũ Ngọc Phan cũng cho rằng: Nguyễn Tuân đã “gần đạt đến sự toàn
thiện, toàn mĩ”. Những nhận định của Thạch Lam và Vũ Ngọc Phan rất tinh tế và
đúng về Nguyễn Tuân - là người gắn bó, trân trọng và say mê vẻ đẹp xưa cũ, các nhận
định này dường như còn nghiêng về cảm tính, chủ quan.
Từ sau Cách mạng hết kháng chiến chống Pháp, Ở miền Nam cách nhìn nhận
về Nguyễn Tuân tỏ ra ưu ái hơn. Các bài viết, hồi ký của Tạ Tỵ, Thanh Lãng, Sông
Thai, Vũ Bằng, Nguyễn Vỹ đều công nhận Nguyễn Tuân là nhà văn độc đáo, và yêu
mến cái đẹp. Ở miền Bắc có Trương Chính, Phan Cự Đệ đã bắt đầu đề cập sâu hơn về
hệ thống nhân vật trong tập truyện Vang bóng một thời.
2
Có thể thấy, dù rất cố gắng nhưng những nhà nghiên cứu cả Nam lẫn Bắc trong
thời kỳ 1945 - 1975 đều mới chỉ đề cập đến khía cạnh tư tưởng của nhà văn mà chưa
đi sâu tìm hiểu để khái quát được những đặc sắc về mặt nghệ thuật trong sáng tác của
Nguyễn Tuân.
Từ sau năm 1975 đến nay: Từ khi đất nước thống nhất, việc đánh giá và tiếp
nhận Nguyễn Tuân nói chung và truyện ngắn Nguyễn Tuân nói riêng ngày càng cởi
mở hơn. Hầu hết các bài viết đều lột tả đúng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

trong các sáng tác của ông. Người có công đầu là nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng
Mạnh. Nổi bật nhất là bài viết “Lời giới thiệu” in trong Nguyễn Tuân tuyển tập
(1981). Ngoài ra còn có các nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, Vương Trí Nhàn, Vũ Đức
Phúc, Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Như Mai, Nguyễn Ngọc Hóa, Văn Tâm, Hà Văn Đức
Hành trình đi tìm cái Đẹp của Nguyễn Tuân đã thu hút được sự chú ý và say mê
nghiên cứu của rất nhiều tác giả như Nguyễn Thị Thanh Minh. Ngôn ngữ cũng là một
phương diện rất được chú ý như các bài viết của các nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên,
Hà Bình Trị, Hoài Anh Nhìn chung, những bài viết này đều khẳng định và ca ngợi
cái Tâm - cái Tài của Nguyễn Tuân. Nghiên cứu Nguyễn Tuân theo hướng thi pháp
học có bài viết “Chất thơ trong VBMT” (2000) của nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu.
Ngoài ra, năm 2005, Thụy Khuê cho ra đời tiểu luận “Thi pháp Nguyễn Tuân”
in trong cuốn Sóng từ trường III.
Tuy nhiên, với khả năng còn hạn hẹp của mình, có lẽ tôi xin mạn phép được
góp mặt thêm cho quá trình nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Tuân đề thấy
được cái lạ về mặt cấu trúc ngôn từ và giọng điệu qua hai yếu tố hiện thực và kỳ ảo
trong tác phẩm Bữa rượu máu để có thể hiểu được một trong những tác phẩm mang
tính chất Yêu ngôn trong Vẻ đẹp vang bóng của Nguyễn Tuân.
3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Thực và ảo trong tác phẩm Bữa rượu máu của Nguyễn Tuân” thì
đối tượng nghiên cứu của tôi là những chi tiết, hình ảnh liên quan đến hai yếu tố này
trong tác phẩm Bữa rượu máu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là toàn bộ nội dung cũng như những đặc sắc
nghệ thuật của truyện ngắn Bữa rượu máu hay là Chém treo ngành. Từ đó để rút ra
một cái nhìn toàn diện hơn về phong cách văn chương độc đáo của Nguyễn Tuân.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này phương pháp chủ yếu sẽ là: thống kê, phân loại, phân tích - tổng
hợp, bình giảng và đánh giá cái hay, cái đẹp cũng như những bối cảnh đan xen giữa
thực tế và tưởng tượng của bức tranh xã hội thu nhỏ trong tác phẩm. Từ đó nhằm giúp
người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề mà đề tài đặt ra.

5. Bố cục của bài tập lớn
Bố cục gồm có 3 phần:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong phần mở đầu có 5 phần nhỏ:
+ Lý do chọn đề tài
+ Lịch sử nghiên cứu vấn đề
+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu
+ Bố cục
4
B. PHẦN NỘI DUNG
Trong phần nội dung có 2 chương:
Chương 1. Bức tranh hiện thực xã hội trong tác phẩm Bữa rượu máu
1.1. Hiện thực xã hội trong tác phẩm
1.2. Thế giới nhân vật hiện thưc
1.3. Bút pháp tả chân thông qua ngôn từ thẩm mỹ của Nguyễn Tuân
Chương 2. Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm Bữa rượu máu của Nguyễn Tuân
2.1. Không gian - thời gian kỳ ảo
2.2. Môtip kỳ ảo
2.3. Sự đan xen giữa yếu tố hiện thực và kỳ ảo tạo nên chiều sâu giá trị cho tác
phẩm.
C. KẾT LUẬN
B. PHẦN NỘI DUNG
5
Chương 1. Bức tranh hiện thực xã hội qua ngòi bút phê phán kín đáo
trong tác phẩm Bữa rượu máu
Hiện thực bao giờ cũng là cái được nhà văn nhắc tới đầu tiên khi tạo ra các tác
phẩm. Trong Bữa rượu máu, cái hiện thực mà Nguyễn Tuân hướng đến và bảy tỏ thái
độ phê phán sâu sắc là xã hội đương thời.
Nguyễn Tuân được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn xã hội giao thời, chất

chứa nhiều mâu thuẫn, nhiều xung đột. Bản thân Nguyễn Tuân đã mang một cá tính
phóng túng. Ông chán ghét không muốn nói là căm thù cuộc sống ngột ngạt bế tắc của
người dân ở một nước thuộc địa. Ông sáng tác nhằm mục đích phóng to cái tôi của
mình lên, biến nó thành một phương tiện để chống trả cuộc đời ô trọc “ối a ba
phèng”. Thế nên thế giới quan trong Nguyễn Tuân là một thế giới quan phức tạp, cái
tôi cá nhân của ông là một cái tôi cá nhân của chủ nghĩa cực đoan.
1.1. Hiện thực xã hội trong tác phẩm
Hiện thực xã hội trong truyện ngắn Bữa rượu máu hiện lên như một bức tranh
thu nhỏ về một xã hội dường như đã bị làm cho thối nát, xấu xa bởi bàn tay của những
kẻ có quyền lực, những tên thực dân cướp nước và cả lũ quan lại bán nước cầu vinh.
Mở đầu tác phẩm nhà văn đề cập đến không gian bó hẹp ở “Phía tây thành B.
trên một nền đất rộng đổ sát vào chân thành cho lầu gạch ngoài thành được thêm
vững chãi, lũ cây chuối mật tha hồ mặc sức mà mọc”. Và với cái không gian của
vườn chuối ở ngôi thành bị bỏ hoang Nguyễn Tuân đã mô tả một không gian tù túng,
ngột ngạt, mà mỗi khi mưa đổ xuống là “như một khúc nhạc buồn thỉu buồn thiu”.
Nhưng cũng chính với cái không gian ấy, với sự xuất hiện của con người cùng vời sự
luyện tập hăng say của một người đao phủ thì lại trở thành một cảnh hoang tàn đổ nát,
mang đầy dấu ấn của sự tàn phá… Thông qua những chi tiết đó, Nguyễn Tuân dường
như đưa chúng ta đến ngay với một xã hội cũng hết sức bừa bộn như bên ngoài cuộc
sống, cũng đen tối, bế tắc và đổ nát dưới một chế độ xã hội xấu xa.
6
Bữa rượu máu là câu chuyện kể về một người đao phủ tên là Bát Lê. Người này
tuy đã già nhưng vẫn nổi tiếng với tài nghệ chém treo ngành tức là chém đầu người
nhưng đầu không hề rơi xuống đất mà vẫn còn dính lại bởi một chút da ở cổ. Sau một
thời gian dài nghỉ ngơi, Bát Lê được quan Tổng Đốc sai làm một nhiệm vụ cuối cùng
là chém đầu mười hai tử tù. Bát Lê đã tập phạt cả một rừng chuối để chém đầu người
sao cho có “nghề”. Câu chuyện kết thúc bằng cảnh mười hai cái thủ cấp những người
nghĩa quân Bãi Sậy, “còn dính vào cổ người chết” , “dưới trận gió xoắn giật, hút cát
bụi lên”, “xoay vòng quanh đám tử thi và lật rơi chiếc mũ trắng” của tên quan Tây
công sứ “lăn lộn mấy vòng”

Nguyễn Tuân đến với văn học giai đoạn này cùng với mối bất hòa với xã hội
nên cái “tôi” của ông được phóng to lên như một phương diện để chống trả. Đó là một
xã hội ối a ba phèng, kim tiền ô trọc với sự dã man, tàn bạo của một tên Công sứ thực
dân cướp nước và một tên quan Tổng đốc phong kiến bán nước xem việc chém đầu
người như một màn trình diễn nghệ thuật, xem mạng người như một thứ đồ vật không
hơn không kém để thỏa mãn sự “chiêm ngưỡng” nghệ thuật chém treo ngành.
Tác giả đã ẩn mình vô cùng khéo léo dưới cách mô tả nghệ thuật hành hình để
tố cáo tội ác của bọn sát nhân khát máu với nhân loại ngày một cao và nhiều hơn.
“Lúc quan Lưu Trú gần cầm mũ áo từ về tòa sứ, quan Đổng lý Quân vụ còn ân cần
buộc ông thông ngôn Nam Kỳ dịch cho đủ câu này.
- Bẩm quan lớn, chém treo nghành như thế này là phải lựa vào những lúc việc quân
quốc thanh thản, số tử tù ít ít thôi. Vào những lúc nhộn nhạo quá, tử tù đông quá, thì
ty chức đã có cách khác. Là chẻ đôi cây tre đực dài ra, cặp vào cổ tử tù xếp hàng và
nối đuôi quì hướng về một chiều. Đại để nó cũng như là cái lối cặp gắp chả chim mà
nướng ấy. Rồi Bát Lê sẽ cầm gươm mà róc ngang như người ta róc mắt mía.”. Đó là
cái “nghệ thuật” giết người tàn bạo không ghê tay, là “ăn thịt đồng loại” dã man.
Nguyễn Tuân còn thành công trong sự tố cáo tội ác man rợ, khát máu của bọn
bán nước và cướp nước khi miêu tả những người bị hành hình là dư Đảng của giặc
7
Bãi sậy, những nhà ái quốc sa cơ thất thế: “Lũ tử tù bị trói giật cánh khuỷu, quì gối
trên mặt đất, khom khom lưng, xếp theo hai hàng chênh chếch nhau, chầu mặt vào
rạp. Những người giữ phần việc ở bãi đoạn đầu đang bóp hông, nắn xương cổ và tuốt
cho mềm sống lưng lũ tử tù. Họ cần om thế nào cho tội nhân lúc quì phải để được gót
chân đúng vào cái mẩu xương cụt nơi hậu môn. Như thế tử tù sẽ phải rướn mình lên
mà nhận lấy lưỡi đao thả mạnh xuống cái cổ căng thẳng. Họ lạnh người dần dần.
Sinh khí chừng như đã thoát hết khỏi người họ”.
Chúng xem mạng người như cỏ rác, xem những con người anh dũng muốn
giành lấy độc lập cho dân tộc là “dư đảng giặc”, xem việc kết thúc mạng sống của
con người như một trò chơi thanh tao “chém treo ngành như thế này là phải lựa vào
những lúc việc quân quốc thanh thản, số tử tù ít ít thôi”. Qua đó, Nguyễn Tuân đã tả

chân kỹ lưỡng những nghệ thuật giết người kinh hoàng khủng khiếp ấy để tố cáo với
nhân loại tội ác và thú tính của bọn thực dân bạo ngược, và một xã hội phi nhân tính.
Lời nói của tên quan Tổng Đốc với Bát Lê “Chú phải biết khi nhận lấy muời
hai tên tử tù là chú phải làm việc cho đầy đủ. Chớ để phiền đến ta. Ta đã trót khoe
khoang cái tài chém "treo ngành" của chú với quan Công sứ” và cả lối giảo hoạt khi
nge Bát Lê có vẻ muốn khước từ “Chú còn đủ thời giờ để tập lại lối chém treo ngành.
Nếu cái nghề chém đặc biệt của chú không thể truyền lại cho một người nào được thì
một lần cuối cùng này nữa, chú cũng nên cho một vị quan Tây ở đây thấy rõ cái cách
chém của một người đầy tớ hầu cận ta là như thế nào” còn cho thấy sự khoe khoang
và một cách nhìn nhận đến ngu dốt đối với cái đẹp của nghệ thuật, và đối với sinh
mạng con người của những vị quan “phụ mẫu” bán nước.
Tiếng hát tẩy oan của Bát Lê là một lời kết tội xã hội sắc bén như lưỡi đao chém
người của ông.
“Trời nổi cơn lốc
8
Cảnh càng u sầu
Tiếng loa vừa dậy
Hồi chuông mớm mau
Ta hoa thanh quất
Cỏ xanh đổi màu
Sống không thù nhau
Chết không oán nhau
Thừa chịu lệnh cả
Dám nghĩ thế nào
Người ngồi cho vững
Cho ngọt nhát dao
Hỡi hồn!
Hỡi quỉ không đầu”
Tiếng hát này phải chăng không chỉ là một lời tẩy oan cho việc giết người bằng
lưỡi đao của mình mà còn là lời oán thán của Nguyễn Tuân đối với xã hội. Khi tác giả

viết: “Trời nổi cơn lốc” khiến cho cảnh vật trở nên tang thương u sầu, thì “Trời” ở
đây có lẽ là chỉ bối cảnh xã hội đang có biến, và nhân dân ta đang phải gánh chịu
những thương đau, chèn ép, bóc lột một cách thống khổ của bọn thực dân và tay sai.
Những câu hát miêu tả một quá trình hành quyết tù nhân, nhưng lại có thể nói lên
được sự đổi màu của xã hội, mà ở đó con người ta phải “thừa chịu lệnh cả” mà không
“dám nghĩ thế nào”, vì sợ cường quyền, sợ quan lại, sợ cả cái xã hội dã man Á - Âu
lẫn lộn. Từ đó, cái nhát dao mà Bát Lê chém xuống cổ phạm nhân đâu chỉ là nhát
9
chém kết thúc một mạng sống của con người ta mà còn là nhát đao chém xuống cả xã
hội ô trọc, kim tiền thối nát.
Nguyễn Tuân không viết để tán dương nghệ thuật chém đầu người. Bởi ngày
xưa, việc chém đầu phạm nhân luôn là một sự kiện có tầm quan trọng, nó thể hiện sự
chiến thắng của công lý, của cái thiện tiêu diệt cái ác, tiêu diệt những kẻ tham quan vô
lại, những kẻ làm vấy bẩn xã hội. Vậy mà trong chính cái xã hội mà Nguyễn Tuân đã
mô tả trong Bữa rượu máu lại có những điều đi ngược lại với những giá trị của truyền
thống, đó là sự thua thiệt của cái thiện, công lý bị những thế lực tàn ác xem như một
thú tiêu khiển. Rằng việc chém đầu người cũng như việc “róc mắt mía” mà khi số
lượng tù nhân quá đông, người ta chỉ việc “chỗ đôi cây tre đực dài ra, cặp vào cổ tử
tù xếp hàng và nối đuôi quỳ hướng về một chiều. Ðại để nó cũng như là cái lối cặp
gắp chả chim mà nướng ấy. Rồi Bát Lê sẽ cầm gươm mà róc ngang như người ta róc
mắt mía”. Thế nên, Nguyễn Tuân viết là để lột tả sự tàn bạo, độc ác đến ghê sợ của
tầng lớp tham quan ô lại và bọn thực dân cướp nước.
Phải thừa nhận rằng, Nguyễn Tuân là một con người vô cùng quý trọng những
tinh hoa của nghệ thuật truyền thống. Ông viết nên Bữa rượu máu tất nhiên không
phải là để giết chết nghệ thuật, làm bẩn giá trị của những cái đẹp tinh hoa mà ông đặt
cái tài hoa của những con người tài hoa ẩn trong chính cái nghệ thuật giết người ghê
sợ để bày tỏ thái độ trân trọng gìn giữ những nét tinh hoa đó. Trên đời này có một đao
phủ tài hoa chém đầu người điệu nghệ như Bát Lê, có một nghệ thuật chém treo ngành
mà không có một cái đầu nào bị lạc đao để rơi xuống đất thì đó quả thật là cái tài hoa
tột đỉnh mà Nguyễn Tuân luôn hướng đến. Thế nên Nguyễn Tuân viết nên Bữa rượu

máu, cốt là để tạo ra một phản cảm để tôn cái rất lành, cái chí thiện bên trong nó. Là
cái nghệ thuật giết người ghê sợ chém treo ngành đấy nhưng đó lại là cái tài hoa tuyệt
đỉnh mà không ai có được.
Thông qua đó, Nguyễn Tuân cũng thể hiện sự tiếc nuối cho cái tài hoa của Bát
Lê, cái nghệ thuật độc đáo ấy đã không được đặt vào đúng vị trí của nó mà đã bị
10
xuyên tạc đi dưới đáy xã hội thực dân phong kiến thối rữa và nghiễm nhiên trở thành
một công cụ đắc lực để cho bọn quan lại ngu muội và lũ cướp nước thưởng ngoạn.
Hiện thực xã hội trong tác phẩm còn là sự phản ánh cuộc sống ngột ngạt, bế tắc
của người dân ở một nước thuộc địa. Đó là cuộc sống chịu sức nặng của kim tiền, bị
chèn ép không thể ngóc đầu lên nổi của nhân dân. “Những tên lính tỉnh gầy ốm che
sát vào người hai Ông Lớn mọi thứ tàn vàng, tán lía, lọng xanh. Cái đầu chúng không
dám phạm thượng cúi gầm xuống mặt đất, nhìn cánh cỏ may chọc thủng ống quần
mình”. Phải nói rằng Nguyễn Tuân mô tả rất ít những chi tiết của hiện thực xã hội,
ông chỉ chú trọng vào việc mô tả cái tài hoa của Bát Lê với biệt tài chém treo ngành
khi ông luyện tập trong vườn chuối, khi xử trảm tù nhân trên pháp trường và điệu bộ,
ngôn ngữ của các nhân vật, đặc biệt là lũ quan lại. Nhưng thông qua đó, chúng ta vẫn
có thể cảm nhận được âm hưởng phê phán thực trạng xã hội thối nát trong văn phong
của Nguyễn Tuân.
Không chỉ dừng lại ở đó, cái xã hội mà Nguyễn Tuân nói đến còn là cái chết vô
nghĩa của những con người yêu nước “những nghĩa sĩ Bãi Sậy”, trong khi người ta cố
tìm cách để đưa đất nước thoát khỏi gông kìm thì lại bị giết hại một cách vô nghĩa và
cái chết anh dũng đó ngược ngạo thay lại bị xem như một trò biểu diễn nghệ thuật cho
cường quyền, cho cái xã hội bố nhắng mang bản chất nô lệ cho lũ cướp nước không
hơn không kém.
Bữa rượu máu với sự chuyển đổi không gian và thời gian một cách luân phiên,
từ không thời gian ở thực tại đến không thời gian quá khứ rồi lại quay về với thực tại.
Ở đây, cái tên của tác phẩm dù là Bữa rượu máu hay Chém treo ngành thì đều là
những cái tên mang đến sự tàn bạo, phũ phàng, rùng rợn, điều này hoàn toàn trái
ngược với tinh thần của một con người yêu thích sự nhẹ nhàng thanh tao đối với cái

đẹp trong nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Vì nghệ thuật mà tác phẩm đề cập đến là một
nghệ thuật giết người, chém người ngọt như chém chuối, cái đẹp tài hoa ở đây là cái
đẹp trong việc thi hành tội ác. Thế nhưng, chính Nguyễn Tuân đã ẩn mình dưới thủ
11
pháp làm sống lại một nghệ thuật cổ để phơi bầy tội ác ghê tởm, rùng rợn của thực
dân Pháp và bọn tay sai bán nước với đồng loại.
Tính khuynh hướng phê phán hiện thực của nhà văn thể hiện rõ ở đoạn kể của
tác phẩm. Sau khi thưởng thức một cách hả hê bữa rượu máu của những người nghĩa
quân Bãi Sậy, viên Công Sứ tây và quan Tổng đốc ta về thì một trận gió lớn nổi lên
“trận gió xoắn, giật, hút cả cát bụi lên, xoay vòng quanh đám tử thi, và đuổi theo các
quan đang ra về. Cái mũ trắng ở trên đầu quan Công sứ bị cơn gió lốc dữ dội lật rơi
xuống bãi cỏ lăn lộn mấy vòng”. Đây có lẽ không phải là một cơn gió bình thường mà
một cơn gió mang đến một ý nghĩa nào đấy. Phải chăng đó là một sự đe dọa những kẻ
cường quyền, những tên cướp nước và bán nước: hãy cẩn thận cái đầu của ngươi đấy!,
và tiếng nói ấy dễ dàng nhận thấy chính là tiếng nói đả phá chế độ của chính Nguyễn
Tuân.
“Bấy giờ vào khoảng giữa giờ thân” là câu kết của tác phẩm nhưng lại mở lối
vào không gian của tác phẩm. Kết bằng mở, mở bằng kết. Nguyễn Tuân đảo lộn giá
trị, đảo lộn cách viết và nghĩ, đảo lộn cả không - thời gian. Mỗi cảnh vừa đưa ra là tức
khắc bị chém ngang ngay để bắt sang một tiểu cảnh khác đối lập với tiểu cảnh trước,
tạo cho toàn cảnh một không khí rùng rợn, quyến rũ, khác thường: Từ hình ảnh Phía
Tây thành Bắc nổi lên một vườn chuối rồi bỗng xuất hiện những xác chuối bị tàn sát
ngổn ngang rỉ máu dưới một bàn tay bí mật rồi đến những người vợ lính cơ hái dâu
dưới chân thành nghe thấy tiếng hát lửng lơ treo trên đầu…
Sống trong một xã hội thực dân nửa phong kiến, mà ông gọi là xã hội bố nhắng
với những sự áp bức bất công, phải đối mặt với những cái xấu xa, tàn nhẫn, những trò
bịp bợm, xảo trá, những phường “giá áo túi cơm”… Thế nên, một con người có nhân
cách và thiên lương như Nguyễn Tuân phải quay lưng lại với thực tại là điều dễ hiểu.
Ông đã dùng giọng văn khinh bạc đã được kế thừa từ các nhà Nho tài tử của những
thể kỷ trươc để đả kích, lên án và tố cáo những loại người sống giả dối, hèn nhát, an

phận, thiếu bản sắc… Chính bữa rượu máu cực kỳ độc ác đen tối ấy tạo nên cái phản
12
cảm để tỏa sáng vẻ đẹp cực tốt lành (chí thiện) của những thiên truyện còn lại, làm
cho bức tranh Vang bóng một thời càng thêm long lanh vẻ chí thiện thuần khiết.
1.2. Thế giới nhân vật hiện thực
Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm kiếm “cái Đẹp” và “cái thật” (Nguyễn
Đình Thi). Ông là một nghệ sĩ theo đúng nghĩa của danh từ ấy. Chính vì thế, các nhân
vật của ông thường là những con người tài hoa, nghệ sĩ có cốt cách nho nhã, ung dung
tự tại, đi tìm cái Đẹp trong các thú chơi tao nhã trong văn hoá ứng xử, văn hoá ẩm
thực của dân tộc như: nghệ thuật thư pháp, hội hoạ, âm nhạc, nghệ thuật uống trà, chơi
hoa quý… Tuy thế, sự tài hoa nghệ sỹ được ông hiểu theo nghĩa rất rộng: không phải
chỉ là những người làm nghề nghệ thuật như đào nương, kép hát, nhà văn, nhà thơ, mà
bất cứ ai có tâm hồn nghệ sỹ và nâng nghề nghiệp hay công việc của mình đến trình
độ nghệ thuật cao siêu như Bát Lê trong Bữa rượu máu chẳng hạn.
Truyện ngắn Bữa rượu máu thể hiện rất rõ một nét phong cách cơ bản của
Nguyễn Tuân: nhìn sự vật nghiêng về phương diện văn hóa, nghệ thuật, phương diện
thẩm mỹ, và nhìn con người nghiêng về phía tài hoa nghệ sỹ. Trước cách mạng,
Nguyễn Tuân đứng trên lập trường quan điểm duy mỹ, nên trong các sáng tác của
ông, nhất là trong Vang bóng một thời đều là những nhân vật tài hoa, tài tử. Chất tài
hoa tài tử đó luôn hiện hữu trong những con người có Thiên lương cao cả như Huấn
Cao trong Chữ người tử tù, thế nhưng lại có một kiểu con người rất đặc biệt, đứng xa
hai chữ Thiên lương và vẫn gợi âm hưởng đó là nhân vật Bát Lê trong Bữa rượu máu
(Chém treo ngành).
Đọc Bữa rượu máu, ai cũng ghê sợ trước sự tàn nhẫn của tên đao phủ, thế
nhưng chúng ta vẫn cảm thấy thích thú với ngón đao uyệt đẹp có một không hai của
Bát Lê: “Bát Lê bắt đầu hoa không thanh quất mấy vòng. Rồi y hát những câu tẩy oan
với hồn con tội. Trong nhà rạp, các quan chỉ nghe thấy cái âm lơ lờ rờn rợn, quan
công sứ chăm chú nhìn Bát Lê múa lượn giữa hai hàng tử tù múa hát đến đâu thì
những cái đầu tội nhân bị quì kia chẻ gục đến đấy, những tia máu phun kêu phì phì,
13

vọt cao lên nền trời chiều. Trên áng cỏ hoen ố, không một chiếc thủ cấp nào rụng
xuống”. Đúng là cả một sự tài nghệ, một sự điêu luyện khi chém đầu người mà không
cần phải chém đến hai nhát nhưng lại có thể khiến “Đầu và cổ vẫn dính vào làn da
gáy giống như chém những cây chuối”; và nghệ thuật đến độ nhát chém nào cũng y
như nhau, “thanh quất chỉ ngập sâu than cây độ chín phần mười”; chính cái tài nghệ
này mà tên quan Công Sứ đã tặng cho Bát Lê một cái tên rất kêu và cũng rất lạnh:
“Người đao phủ có lỗi chém treo ngành rất ngọt”.
Hình ảnh của nhân vật Bát Lê có lẽ là xuất phát từ một nhân vật có thật. Ngày
xưa ở Huế, có một ông đao phủ có tài chém treo ngành, khi ông ta chết, gia đình
những tử tù bị ông ta chém đã lập đền thờ ông. Làm sao mà có thể có một người làm
nghề đao phủ mà các gia đình tử tù không oán ghét, trái lại còn biết ơn và thờ cúng
nữa. Bởi họ biết ơn ông, vì nhờ ông mà người thân của họ dù sao cũng được chết toàn
thây, không đến nỗi thành ra cụt đầu, quỷ không đầu. Có lẽ Nguyễn Tuân đã dựa vào
nhân vật có thực ấy để viết nền hình tượng nhân vật Bát Lê như một con người tài
hoa.
Ngay từ đầu tác phẩm, ta đã thấy Bát Lê xuất hiện với hình ảnh của một con
người trong sạch qua tiếng hát tẩy oan. Bởi quan niệm của Nguyễn Tuân về một con
người tài hoa không chỉ dừng lại ở cái Tài mà người nghệ sĩ còn cần phải có cái
“Tâm”. Cái Tâm như của Bát Lê không thể so sánh được với Huấn Cao trong Chữ
người tử tù, nó không được thể hiện bởi một tài năng trong sạch. Nhưng, Bát Lê vẫn
hiện lên với một con người nghệ sĩ tài hoa vừa có tài, vừa có tâm. Đó là cái thiên
lương cao cả như viên ngọc lẩn khuất trong bùn lầy, là việc chấm dứt một sinh mạng
nhưng không để cho những người tử tù chết oan phải thành ma không đầu, là việc
khoác lên mình một bộ y phục màu trắng như đã có ý muốn tiễn đưa linh hồn họ về
với thế giới bên kia
Nguyễn Tuân đã rất khéo léo khi đưa chi tiết này vào phần đầu tác phẩm để
minh oan cho chính nhân vật của mình, và cũng chính vì lẽ đó mà khi xử trảm mười
hai tội nhân xong, trên bộ y phục trắng tinh của Bát Lê không dính một giọt máu tươi
14
nào. Và cũng có thể là Nguyễn luôn muốn để cho cái đẹp, cái tài hoa thuộc về những

con người có thiên lương cao cả. Bát Lê trong tác phẩm tuy không phải là một nhân
vật mang đậm cái tư tưởng Thiên lương cao cả ấy, nhưng chính ở ông lại có sức khơi
gợi được điều đó. Ở nhân vật Bát Lê vẫn có cái đẹp của Vang bóng một thời, cái đẹp
hoàn mỹ, độc đáo và đầy tài năng.
Với Nguyễn Tuân, cái tài gắn liền với cái Đẹp, dù tài trong lĩnh vực gì cũng
đều được ca ngợi bởi Nguyễn Tuân quan niệm: “Mỹ thuật vốn không bà con với luân
lý của thời đại. Một thằng ăn cắp đã trở nên đẹp đẽ vô cùng khi hắn cắt túi người ta
rất gọn và nhanh”. Chính vì thế mà tài năng của nhân vật Bát Lê vẫn thật đẹp, dù nó
có là cái đẹp đem đến sự chết chóc hay là cái đẹp cao cả trong sạch thì theo Nguyễn
Tuân: Đã là tài thì cần phải thần phục và cần phải thể hiện, không nhất thiết phải xem
cái tài đó có hại hay có lợi cho ai. Đây chính là điểm khác lạ của Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân là một nhà văn rất có ý thức về nghề nghiệp của chính mình, có
lẽ cũng chính vì thế mà nhân vật Bát Lê của ông cũng mang một chút âm hưởng của
Nguyễn: “Bát Lê cũng vui vẻ trong lòng đợi ngày nhận tù”. Không phải là vì Bát Lê
cảm thấy thích thú hay nóng lòng chờ đợi việc giết người, mà vì ông đương cảm thấy
hài lòng với sự tập luyện của mình, với cái tài năng của mình. Hay nói cách khác, Bát
Lê rất có ý thức về tài năng chém treo ngành của ông. Ông luôn tỏ ra hăng say trong
việc luyện tay nghề: “Bát Lê đã múa đao chém lia lịa vào thân mọi cây chuối khác,
chém không tiếc tay, chém như một người hết sức tự vệ trong một cuộc huyết chiến để
mở lấy một con đường máu lúc phá vòng vây”. Có lẽ đây chính là điểm thể hiện cái
tôi rất cá nhân của Nguyễn Tuân.
Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh nào đó, ta vẫn thấy nhân vật Bát Lê là đại diện cho
những con người “tài hoa không đúng thời”, cái tài năng tột đỉnh đó lẽ ra không đáng
để trở thành một trò mua vui, một thú tiêu khiển và để thỏa mãn trí tò mò của bọn
thực dân và lũ quan ô lại. Mà phải được trân trọng và nhìn nhận đúng nghĩa.
15
Trong tác phẩm Bữa rượu máu, thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân không chỉ
dừng lại ở nhân vật tài hoa Bát Lê mà còn là một hệ thống của những kẻ đại diện cho
cường quyền - lũ quan bán nước và bọn Thực dân cướp nước.
Chỉ thông qua hai nhân vật: Tên quan Tổng Đốc “sung chức Ðổng lý Quân vụ”

và tên quan Công Sứ Thực dân, Nguyễn Tuân đã đưa đến cho người đọc một cái nhìn
toàn diện về cái xã hội ối a ba phèng, ô trọc dưới tay của những kẻ đội lốt người
nhưng mang tâm địa của thú vật. Chúng là cả một tầng lớp bóc lột nhân dân ta trong
xã hội, xem mạng người còn nhẹ hơn cả lông hồng, và sự kết thúc một sinh mạng
người chỉ là một thú vui thỏa trí tò mò muốn chiêm ngưỡng nghệ thuật chém treo
ngành mà thôi. Quan Công Sứ là đại diện cho những kẻ cướp nước tàn bạo với việc
thi hành những hình thức giết người ghê sợ, còn quan Tổng đốc hiện lên với hình ảnh
đại diện cho lũ quan ô lại, bán nước chạy theo gót giặc để cầu vinh. Không những thế,
chúng còn là những kẻ vô tâm trước sự diệt vong của đồng loại, của dân tộc, tiếp tay
cho tội ác cướp nước của giặc và đè nén nhân dân đến đáy của xã hội.
Thế nhưng trong hành động của vị Tổng đốc thi hành án trảm lại có nhiều ẩn ý:
Khi hướng về phía các tử tù phải chăng y muốn họ được hưởng một cái chết ngọt dưới
tay đao thiện nghệ của Bát Lê? Khi hướng về phía Công Sứ Pháp, phải chăng y muốn
dằn mặt quan thầy như lời y thổ lộ với Bát Lê: “cho một vị quan Tây thấy rõ cái cách
chém người sắc tay của một người đầy tớ hầu cận ta là như thế nào”? Tất cả niềm tự
hào lẫn khinh mạn của viên Tổng Đốc nằm trong câu nói đó. Nhưng tại sao y lại nài nỉ
thầy thông ngôn dịch cho bằng được câu nói man rợ: khi tử tù đông quá, y phải dùng
đến thuật “gắp chả chim” đầy man rợ đó?. Tất cả ngôn ngữ và hành động của viên
Tổng đốc đều mờ ám: y là người hay quỷ? Y là kẻ thừa hành pháp lệnh hay y là tác
giả của tội ác? Y muốn nịnh quan thầy hay y muốn đe dọa viên Công sứ? Y có một
niềm tự hào dân tộc cao độ chăng?
Hình như trong Bữa rượu máu, Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật theo kiểu
lưỡng diện, nghĩa là trong con người ta tốt xấu lẫn lộn, khó để có thể phân biệt được
một cách rạch ròi giữa thiện hay ác.
16
Và hình tượng của mười hai nghĩa sĩ Bãi Sậy bị kết án tử hình hiện lên như
hình ảnh của mười hai vị thánh sáng ngời nhân cách dưới lưỡi đao của Bát Lê.
Mười hai tội nhân đó có thể là mười hai liệt sĩ của Nguyễn Thái Học, nhưng
cũng có thể là mười hai tông đồ của chúa Cứu Thế. Sự tinh vi của Nguyễn Tuân là ở
chỗ vừa hé cho ta thấy những bộ mặt anh hùng của một nước, một thời, lại xóa đi

ngay, như thủ thuật hội họa của Matisse, biến họ trở thành bất tử bằng cách giải vây
cho họ thoát vòng chống Pháp thường tình, ra khỏi ranh giới eo hẹp của một trận
chiến giữa hai quốc gia, để được thánh hoá qua con số mười hai, trở thành "tài sản"
chung của toàn nhân loại.
Bên cạnh đó, những nhân vật đám đông, lính tráng, hay nhân dân đều là những
lớp người đại diện cho tầng lớp bị áp bức. Là những con người phải gánh lấy trên vai
cả một xã hội đen tối, bạo tàn với những bất công, những cái tốt thì chìm khuất trong
những cái xấu xa.
Thế giới nhân vật trong tác phẩm Bữa rượu máu của Nguyễn Tuân là một sự
thu nhỏ từ hình ảnh cuả những con người ở cuộc sống xã hội bên ngoài. Thông qua
thế giới nhân vật trong tác phẩm, Nguyễn Tuân đã thể hiện một trong những nét nghệ
thuật độc đáo của ông - quan niệm nghệ thuật về con người.
1.3. Bút pháp tả chân qua ngôn từ thẩm mỹ của Nguyễn Tuân
“Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Từ ngôn ngữ sẵn có, nhà văn tái tạo
nó theo phương thức tu từ để xây dựng hình tượng và biểu đạt tư tưởng. Nói về yếu tố
đặc sắc trong nghệ thuật Nguyễn Tuân phải nói về ngôn ngữ, và cách sử dụng ngôn
ngữ của ông. Bởi Nguyễn Tuân được mệnh danh là “nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái
Đẹp thăng hoa” (Hoài Anh)…
Bữa rượu máu là một duy mỹ bi thảm, bi thảm nhưng duy mỹ. Vì thế ngôn từ
trong tác phẩm cũng là ngôn ngữ duy mĩ, Nguyễn Tuân đã gần như lột tả hết những vẻ
đẹp vốn có của từng câu chữ. Trong tác phẩm, ngôn ngữ mà Nguyễn Tuân sử dụng
17
chủ yếu là để gợi chứ không phải để tả, ông không trực tiếp nói về sự vật, hiện tượng
hay về nhân vật mình đang quan tâm mà lúc nào cũng nói một cách gián tiếp. Chẳng
hạn về hình tượng nhân vật Bát Lê, ông dùng bút pháp “Vẻ mây nẩy trăng”, không tả
về ngoại hình cũng như tính cách của nhân vật mà thông qua những cuộc đối thoại của
những người lính cơ với vợ, và tài nghệ vừa hat vừa chém những nhát đao khẳng khái
đầy nghệ thuật lên thân những cây chuối và tử tù.
Ngôn từ Nguyễn Tuân mô tả buổi tập chém chuối rất sinh động: “y nhảy nhót
trong vườn chuối, đưa lưỡi gươm qua bên phải, lại múa lưỡi gươm qua bên trái,

thanh gươm hai lưỡi đã gọn gàng, nhanh nhẹn, phạt qua thân mấy trăm cây chuối
còn nặng trĩu sương đêm”; “Người ở trên mặt thành hát đến đâu thì tiếng những thân
cây chuối đổ xuống mặt đấy tường thành lại kêu roạt roạt đến đấy. Bọn người đàn bà
hái dâu ngừng tay bứt lá, nghiêng đầu lắng nghe kỹ. Cái bài hát năm mươi tư chữ
nghe như bài sai của thầy phù thủy, đã hát đi hát lại đến mấy lần. Cứ xong mỗi câu
thì lại có một tiếng roạt. Chỉ có cây chuối bị chặt mạnh mình lìa hẳn gốc, đổ vật
xuống mặt đất thì mới kêu roạt roạt như vậy thôi”… Chỉ chừng đó thôi cũng đã đủ để
bật lên được sự tài hoa của tên đao phủ có ngón chém treo ngành điệu nghệ mà khi
nhắc đến, ai nấy đều “ra vẻ cảm động sợ hãi”.
Không dừng lại ở đó, ngôn từ tả cảnh của Nguyễn Tuân rất trịnh trọng, kể cả
cảnh tĩnh cũng như hoạt cảnh bằng những ngôn từ mạnh: “Trước nhà rạp người ta đã
chôn sẵn mười hai cái cọc tre bị vồ gỗ đập mạnh xuống toét cả đầu”, “ Trời chiều có
một vẻ dữ dội. Mặt đất thì sáng hơn nền trời. Nền trời vẩn những đám mây tím đỏ vẽ
đủ mọi hình quái lạ. Những bức tranh mây chó mầu thẫm hạ thấp thêm và đè nặng
xuống pháp trường oi bức và sáng gắt”… Tuy vậy vẫn thể hiện được tư tưởng duy
mỹ của nhà văn thông qua không gian tả cảnh pháp trường với hình ảnh “Bát Lê bắt
đầu hoa không thanh quất mấy vòng. Rồi y hát những câu tẩy oan với hồn con tội.
Trong nhà rạp, các quan chỉ nghe thấy cái âm lơ lờ rờn rợn, quan công sứ chăm chú
nhìn Bát Lê múa lượn giữa hai hàng tử tù múa hát đến đâu thì những cái đầu tội nhân
bị quì kia chẻ gục đến đấy”.
18
Trong việc miêu tả những người bị hành hình là dư Đảng của giặc Bãi sậy,
những nhà ái quốc sa cơ thất thế, bằng nghệ thuật tả chân đầy hoa mĩ của mình.
Nguyễn Tuân đã phá vỡ cái không gian chết choc, ảm đạm của một buổi hành quyết
tù nhân trở thành một bài diễn thuyết về nghệ thuật sắp đặp tử tù. “Lũ tử tù bị trói giật
cánh khuỷu, quì gối trên mặt đất, khom khom lưng, xếp theo hai hàng chênh chếch
nhau, chầu mặt vào rạp. Những người giữ phần việc ở bãi đoạn đầu đang bóp hông,
nắn xương cổ và tuốt cho mềm sống lưng lũ tử tù. Họ cần om thế nào cho tội nhân lúc
quì phải để được gót chân đúng vào cái mẩu xương cụt nơi hậu môn. Như thế tử tù sẽ
phải rướn mình lên mà nhận lấy lưỡi đao thả mạnh xuống cái cổ căng thẳng”.

Ở mỗi nhà văn đều có một giọng điệu, một thứ ngôn ngữ riêng trong phong
cách sáng tác. Nam Cao với cái chất giọng “nói chan chat như băm, như bổ vào mặt
người ta”, Vũ Trọng Phụng luôn là ngôn ngữ của giễu nhại và phóng đại trào phúng;
Nguyễn Công Hoan hóm hỉnh cống hiến cho độc giả những trận cười vỡ bụng. Còn
Nguyễn Tuân lại có cái lối diễn tả ngôn từ bỏ nhỏ, nhẹ nhưng đau điếng.
Cho đến nay, dường như chưa có cây bút nào vượt được Nguyễn Tuân trong
việc gợi nên không khí cổ kính của một thời quá vãng xa xôi. Để khơi gợi lại một thời
quá vãng của những nét đẹp cổ xưa, để dựng lại không gian chém tù nhân bị tử hình
và thời gian chém của bộ máy nhà tù lúc ấy. Nhà văn đã đưa vào tác phẩm một hệ
thống từ cổ để gây ấn tượng, cảm giác cho người đọc về một kiểu hình phạt dã man
nhưng vẫn đảm bạo độ chính xác và tính biểu cảm. Nguyễn Tuân dùng “khai đao”
chứ không phải chém, “hoa thanh quất” chứ không phải vung đao lên mà múa khi
chém người, dùng “án trảm” chứ không dùng tội chết chém, “pháp trường” để thay
thế cho nơi chém tù nhân… và các tên gọi chức vụ như: lính cơ, quan Đổng lý Quân
vụ, quan Công Sứ, ông Bát phẩm Lê
Tính duy mĩ dường như đã hằn sâu trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn
Tuân. Cái đẹp của ngôn từ Nguyễn Tuân không chỉ mang giá trị thẩm mĩ mà còn
mang giá trị tạo hình độc đáo. Trong cái không gian mà Bát Lê vung đao chém lên
thân những cây chuối “Người ở trên mặt thành hát đến đâu thì tiếng những thân cây
19
chuối đổ xuống mặt đấy tường thành lại kêu roạt roạt đến đấy”. Cách miêu tả của nhà
văn tưởng như có một chút gì đó phóng đại, khi đặt những cái đẹp lên đến đỉnh cao
của sự tuyệt mĩ, tuyệt hảo, đến mức độ không tưởng. Đặc biệt là qua hình ảnh Bát Lê
chém chuối một cách tài tình mà lưỡi đao cũng chỉ ngập độ chín phần mười mà thôi,
chém như “một người hết sức tự vệ trong một cuộc huyết chiến để mở lấy một con
đường máu lúc phá vòng vây”.
Giá trị tạo hình trong ngôn ngữ của Nguyễn Tuân còn được thể hiện rõ nét qua
thủ pháp đối lập. Đó là sự đối lập giữa cái đẹp đẽ trong sáng và cái nhơ bẩn, đen tối.
Là cái đẹp tinh túy của nghệ thuật trong sự tàn phá dã man. Là hình ảnh Bát Lê trong
vai một người đao phủ, đáng lẽ phải tàn ác như chính cái công việc mà y đang làm,

nhưng y lại là người có một chút thiên lương trong cái xã hội đang bị vấy bẩn với bùn
lầy. Y nắm trong tay ngón nghề tuyệt hảo, nhưng cái tài đó lại được đặt trong sự phũ
phàng, tàn bạo, là một trợ thủ đắc lực của tội ác.
Đọc Bữa rượu máu, ta nhận ra giọng văn mang nhịp điệu đĩnh đạc, thong thả,
từ tốn, tưởng là câu văn quá rề rà nhưng ngẫm nghĩ kỹ mới thấy nhịp điệu cũng như
kết cấu câu văn của Nguyễn Tuân đã có hiệu quả không nhỏ trong việc góp phần hồi
phục lại một thời dĩ vãng đã qua.
20
Chương 2. Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm Bữa rượu máu của Nguyễn Tuân
Theo từ điển Hán Việt: “kỳ” có nghĩa là lạ, là hiếm thấy, ngoài dự đoán; “ảo”
có nghĩa là không có thật. Như vậy, kỳ ảo là những sự việc kỳ lạ, hiếm thấy không có
thật, vượt ra ngoài sức tưởng tượng của con người ở bên ngoài cuộc sống nhưng được
tác giả phóng tác vào trong tác phẩm để tạo nên sự mới lạ cho các sáng tác của mình.
Theo từ điển petit Robert của Pháp và từ điển Pháp Việt: sự kỳ ảo (lefauta
stique) là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng, ở đó cái
siêu nhiên chiếm ưu thế, đó là những cái không mang tính chân thực, chỉ tuân theo
quy luật của tưởng tượng như cái kì quặc, dị thường, hư ảo, quái dị, diêu nhiên, kinh
khủng, huyễn hoặc…
Yếu tố kỳ ảo trong văn chương là một thủ pháp nghệ thuật có từ rất sớm trong
lịch sử văn học. Ở Việt Nam trong nền văn học dân gian có truyền thuyết, thần thoại,
cổ tích. Trong văn học viết, người được xem à mở đầu cho nền văn học kỳ ảo là
Nguyễn Dữ với Truyền kỳ mạn lục.
Nguyễn Tuân đến với sự kỳ ảo trong văn học không phải như một sự “ăn theo”
để tạo nên sự khác lạ cho văn học, mà trước hết là do tư tưởng duy mĩ và cái tôi cá
nhân của ông đã khiến Nguyễn Tuân muốn chối bỏ thực tại như những nhà văn lãng
mạn khác, để tìm cảm giác mới lạ trong thế giới mà ông gọi là Yêu ngôn.
Ở Nguyễn Tuân, ta thấy thấp thoáng một “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”
xuất hiện ở các nước Mỹ - Latinh và được các nhà nghiên cứu rất chú ý đến phong
cách của các cây bút viết theo lối này. Tuy nhiên, giữa Nguyễn Tuân và các nhà văn
hiện thực huyền ảo đó có những điểm gặp gỡ ngẫu nhiên và cũng có những nét di biệt

rất đáng quan tâm. Nguyễn Tuân gặp gỡ với Bồ Tùng Linh ở cái tính kỳ ảo hóa những
chi tiết rất nghệ thuật, ông cũng có điểm tương đồng với A.Dumas ở việc sử dụng lối
ngôn từ kinh dị gây cảm giác rờn rợn. Trước Nguyễn Tuân, ta bắt gặp sự huyền ảo
21
trong văn học Nguyễn Dữ, nhưng có lẽ, không ai có thể khiến cho ngôn từ nhảy nhót
một cách tuyệt đẹp nhưng lại đem đến cái cảm giác lạnh đến rợn người như Nguyễn
Tuân.
Bữa rượu máu không phải là một trong tám truyện ngắn thuộc đề tài Yêu ngôn,
nhưng lại được tác giả xây dựng bằng những yếu tố phi hiện thực khiến cho người đọc
cảm nhận được một giọng văn sắc bén, tài hoa nhưng vẫn rất lạnh, từ đó góp phần làm
bật lên chiều sâu giá trị nhận thức cho tác phẩm.
2.1. Không gian - thời gian kỳ ảo
2.1.1. Không gian kỳ ảo
Trong hầu hết các sáng tác của Nguyễn Tuân, bằng thi pháp sáng tối, tương
phản. Ngòi bút của ông luôn có những nét âm u ma quái, lại có những nét tươi dịu,
nhẹ nhàng và cũng có những nét của trường phái tranh tối tranh sáng. Không chỉ ở
những truyện ngắn thuộc đề tài Yêu ngôn mới có sự kỳ ảo, mà ngay cả ở trong Bữa
rượu máu - một truyện ngắn giàu chất hiện thực cũng mang nhiều yếu tố kỳ quái, kinh
dị trong đó. Bởi truyện luôn tạo ra những ấn tượng, những cảm giác nhẹ thì rờn rợn,
nhiều hơn là sợ hãi, những ám ảnh ma mị. Trong Bữa rượu máu hay Chém treo
ngành, yếu tố kỳ quái hầu như nhiều hơn yếu tố hư ảo, thế nên mới có nhiều ý kiến
cho rằng không gian trong tác phẩm chính là không gian kinh dị.
Toàn bộ tác phẩm Bữa rượu máu (Chém treo ngành) khơi gợi lên trong tâm
tưởng người đọc một không gian rờn rợn ma quái, đầy ám ảnh. Không gian được
dựng lên bởi những ám ảnh nghệ thuật ma mị, với sự xuất hiện của những hiện tượng
lạ chưa từng thấy trong đời thường. Đó là những chuyện thần tiên, ma quỷ. Là cái
khung cảnh của một buổi hành hình mà “Trời chiều có một vẻ dữ dội. Mặt đất lại
sáng hơn nền trời” như là những dự báo ban đầu cho một điềm chẳng lành với “nền
trời vẩn những đám mây tím đỏ vẽ đủ mọi hình quái lạ. Những bức tranh mây chó
màu thẫm hạ thấp thêm và đè nặng xuống pháp trường oi bức và sáng gắt”, là “bụi

cát bay mù như lúc có cuộc hành quân”.
22
Đi sâu hơn vào tác phẩm Bữa rượu máu, trong phần mở đầu, ta thấy xuất hiện
lời hát tẩy oan cho “con hồn vô tội” mà Bát Lê đang hát trong vườn chuối, nhưng
người ta không rõ là lời của ai bởi vậy càng khiến cho không gian mang vẻ huyền bí,
rờn rợn. Khi ông “hoa thanh quất” trên pháp trường thì cái không gian rờn rợn đó
lại tăng lên thêm bởi cái không khí chết chóc, cái âm lơ lớ rờn rợn của thứ đao ngọt
sắc chạm vào da thịt người.
Cái tài của Nguyễn Tuân là ở chỗ, ông đã sử dụng những yếu tố mang tính
man rợ như một thủ pháp nghệ thuật độc đáo để tạo dựng lên không gian kỳ ảo đến
mức kinh dị. Ông nhắc tới cái tài “chém treo ngành” của Bát Lê với những nét âm u
ma quái chiếu vào những định mệnh bất thường, độc vận. Rồi đến khi kết thúc buổi
hành hình, Nguyễn Tuân gần như đã lột tả được hết toàn bộ cái bầu không khí nồng
nặc mùi tử thi khi nói tới nghề đao phủ, và đã dựng lên cảnh pháp trường với cảnh đầu
rơi máu chảy như là cái đẹp của một thời song dẫu sao nó vẫn gợi ra cái cảm giác
rùng rợn: “…Bát Lê múa lượn giữa hai hàng tử tù và múa hát đến đâu thì những đầu
tội nhân bị quỳ kia chẻ gục đến đấy. Những tia máu phun lên kêu phì phì, vọt cao lên
nền trời chiều. Mà trên áng cỏ hoen ố, không một chiếc thủ cấp nào rụng xuống”. Là
cái cách chém đầu được ví như là “lối cặp gắp chả chim mà nướng”, rồi người đao
phủ sẽ cẩm đao mà sảy một đường như cách róc mắt mía mà người ta vẫn thường làm.
Quả thật, đọc ngôn từ của Nguyễn Tuân, mới thấy được cái rờn rợn gáy, kỳ ảo đến
mức kinh dị. Thế mới thấy Nguyễn Tuân quả là tài năng!
2.1.2. Thời gian kỳ ảo trong tác phẩm
Bên cạnh những không gian mang đậm tính hư ảo đến rờn rợn đó, thời gian
trong tác phẩm, trong những khoảng không gian kỳ và ảo đó cũng mang tính phi hiện
thực. Thời gian kỳ ảo dường như rất ít được đề cập đến, bao trùm toàn bộ tác phẩm là
thủ pháp thời gian khơi gợi thời gian và thời gian khơi gợi không gian của Nguyễn
Tuân. Nghĩa là từ khoảng thời gian Bát Lê đang luyện tay nghề trên những cây chuối,
thì thời gian bị đảo nghịch đến sự gợi nhớ trong quá khứ, khi ông ở trong phủ quan
Thống đốc, rồi sau đó lại trở về với thực tại. Thời gian hư ảo không được xây dựng

23
theo lối thời gian tâm trạng mà thiên về thời gian tuyến tính nhiều hơn, tuy có sự đan
xen giữa thời gian tâm tưởng và thời gian thực tại nhưng vẫn giúp khơi gợi nên một
không gian kỳ ảo hết sức đặc trưng.
Thời gian kỳ ảo trong truyện kể là cách thức làm cho một câu chuyện hiện thực
bị tách ra khỏi bối cảnh lịch sử, bối cảnh xã hội của nó; câu chuyện hiện thực trở nên
phi thời gian, cuộc sống diễn ra trong đó có thể đã, đang và sẽ diễn ra vào bất kỳ thời
điểm nào mà không mất đi ý nghĩa hiện thực chân thật của nó. Thế nên, trong tác
phẩm Bữa rượu máu, Nguyễn Tuân không nói rõ khoảng thời gian xảy ra câu chuyện
là khi nào, bao giờ, mà ta chỉ thấy sự thay đổi liên tục của thời gian khi không gian
hay đổi. Nó rất ít khi xuất hiện trong văn phong của ông, mặc dù trong những tác
phẩm, chủ yếu là truyện ngắn có rất nhiều Môtip kỳ ảo, ma quái, rùng rợn.
Khi Bát Lê luyện tập ở phía tây ngôi thành bỏ hoang thì ta chỉ biết là thời gian
từ sáng đến chiều, khi cuộc hành quyết tử tù diễn ra, tác giả cũng không nói rõ thời
gian diễn ra quá trình xử trảm là bao nhiêu mà chúng ta chỉ biết rằng cứ “Một tiếng
loa. Một tiếng trống. Ba tiếng chiêng. Rứt mỗi hồi chiêng mớm, thì một tấm linh hồn
lại lìa khỏi một thể xác. Tùng! Bi li! Bi li!”, chính điều này khiến cho người đọc cư
cảm thấy hư hư ảo ảo một cách kỳ lạ. Thế nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được
dòng thời gian trôi nhanh, và chuyển đổi liên tục. Và điều đặc biệt ở phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Tuân là từ thời gian ẩn hiện đầy kỳ ảo đó, ông đã gợi lên cho người
đọc cái thời gian đã xa xôi lắm của một dĩ vãng đã qua. Đó chính là thời gian gợi nhớ.
Không gian kỳ ảo đến kinh dị, thời gian gợi nhớ về một thời dĩ vãng trong sáng
tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám là một hình tượng nghệ thuật độc
đáo. Nhà văn đã luôn chứng tỏ được sự tài hoa uyên bác của ngòi bút trong cách tạo
dựng không - thời gian mang “mĩ quan độc đáo của Nguyễn Tuân”. Dù có khác nhau
trong cách thể hiện nhưng tất cả những điều đó đều nhằm thể hiện sự trân trọng những
giá trị văn hóa cổ truyền, tình yêu với quê hương Tổ quốc của Nguyễn Tuân.
24
Thời gian quá khứ thường được Nguyễn Tuân nhìn nhận từ cả hai phương diện
hiện thực và hư ảo trong truyện ngắn của mình. Nguyễn Tuân đã tìm tòi một phương

thức biểu hiện thời gian hiện thực mới - đó là thời gian hư ảo pha xen hiện thực.
Chính vì vậy mà khoảng cách giữa con người và ma quỷ, thần thánh không còn. Với
Nguyễn Tuân, cái Đẹp trong cuộc đời thực chỉ là mộng ảo, huyễn hoặc sắc sắc -
không không, ông từ bỏ không gian đi tìm về thời kí vãng. Không chấp nhận thực tại
“bố nhắng” của xã hội đương thời, Nguyễn Tuân trở về với quá khứ say sưa tỉa tót, tô
đậm thêm nét xưa đã mờ nhạt nét vẽ của ngày đã qua, của thời đã phai. Ông nâng niu
từng nét đẹp xưa cũ. Có lẽ trong nền văn học Việt Nam hiện đại, ông là một trong số
hiếm hoi các cây bút biết làm và sự thực đã làm mới cách thức diễn đạt, không cung
âm hưởng với bất cứ ai.
2.2. Những Môtip kỳ ảo hóa trong Bữa rượu máu
2.2.1. Tài nghệ “chém treo ngành”.
Trong tác phẩm Bữa rượu máu, Bát Lê chém người đã nổi tiếng nhưng đó mới
chỉ là lời kháo nhau chứ chưa thể biết tài nghệ của ông tuyệt đến mức nào. Và để
người đọc tận mắt chiêm ngưỡng tài năng của Bát Lê thực hiện vì quan Đổng lý quân
vụ muốn khoe tài thuộc hạ của mình với tên quan Công sứ, Nguyễn Tuân đã mô tả cái
tài của một người đao phủ lên mực trác tuyệt, tuyệt hảo đến mức phi hiện thực: “Bát
Lê múa lượn giữa hai hàng tử tù và múa hát đến đâu thì những cái đầu tội nhân bị
quỳ kia chẻ gục đến đấy. Những tia máu phun kêu phì phì, vọt cao lên nền trời chiều.
Trên áng cỏ hoen ố, không một chiếc thủ cấp nào rụng xuống”.
Tài chém treo ngành của Bát Lê hiện lên qua ngôn từ của Nguyễn Tuân như
một sự tuyệt mĩ hóa đến mức khó tin. Đến đây thì có lẽ độc giả sẽ không thôi thắc
mắc rằng, làm gì có một người có thể chém chuối mà mười cây như một, mười nhát
đao mà nhát nào cũng y như nhau, cây chuối nào cũng dính lại với gốc “qua một làn
bẹ mỏng”, “đà gươm mạnh từ cao soải xuống theo một chiều chếch, tưởng gặp đến
gỗ cứng cũng lướt qua. Thế mà thanh quất chỉ ngập vào chiều sâu thân cây độ chín
25

×