Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

thực và ảo trong tác phẩm châu chấu đỏ của mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.53 KB, 24 trang )

PHẦN MỜ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền Văn học Trung Quốc từ cách đây mấy ngàn năm đã mang trong mình một
tầm vóc lớn lao và nổi bật hơn so với những nền văn học khác trên thế giới. Thậm chí
đến thời kỳ hưng thịnh của tiểu thuyết hiện đại. Bởi không ai có thể phủ nhận được sức
ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Hoa trong thế giới những tác phẩm văn học hiện đại.
Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự
việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người,
thông qua các phương thức trần thuật, kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi. Tiểu thuyết
có khả năng phản ánh toàn vẹn hiện thực, nhưng nó cũng có thể làm cho hiện thực trở
thành phi hiện thực, thoát xa cái vỏ bọc của thực tế để đến với những giá trị nghệ thuật
hư ảo. Chính vì thế mà giá trị hiện thực và giá trị kỳ ảo của một tác phẩm văn chương
bao giờ cũng nằm trong mối quan hệ gắn kết với nhau không thể tách rời như hai mặt
của một tờ giấy.
Thế nên, trong phạm vi của bài viết “Thực và ảo trong tiểu thuyết Châu chấu đỏ
của Mạc Ngôn”, tôi xin đề cập đến cách tiếp cận của riêng cá nhân tôi đối với việc phân
tích và tìm hiểu sâu nhất những khía cạnh thuộc về giá trị hiện thực và giá trị kỳ ảo mà
khả năng tôi có thể thực hiện được. Với mục đích sẽ đi sâu tìm hiểu và phân biệt những
mảng màu cuộc sống hiện thực và hư ảo thông qua một tác phẩm tiểu thuyết hiện đại
Trung Quốc - Châu chấu đỏ, để có thể làm bật lên được phần nào mối quan hệ thống
nhất không tách rời giữa hai yếu tố này trong việc tạo nên chiều sâu giá trị cho một tác
phẩm văn học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Châu chấu đỏ, Cao lương đỏ và Củ cải đỏ trong suốt là ba tác phẩm tạo nên hiện
tượng Mạc Ngôn mà giới nghiên cứu thường gọi là Mạc Ngôn Tam hồng. Đây hầu hết
là những tác phẩm mới, đặc biệt là Châu chấu đỏ. Chính vì thế mà có rất ít những bài
1
viết liên quan đến tác phẩm này, cũng như nghiên cứu về vấn đề thực và ảo trong tác
phẩm.
Với khả năng hạn hẹp của mình, có lẽ tôi xin mạn phép được làm người mở
đường ít kinh nghiệm cho quá trình nghiên cứu đầu tiên về hai yếu tố hiện thực và kỳ ảo


trong tác phẩm Châu chấu đỏ để có thể hiểu được một trong những tác phẩm được gọi
là Tam hồng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Thực và ảo trong tiểu thuyết Châu chấu đỏ của Mạc Ngôn” thì đối
tượng nghiên cứu của tôi là những chi tiết, hình ảnh liên quan đến hai yếu tố này trong
tác phẩm Châu chấu đỏ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là toàn bộ nội dung cũng như những đặc sắc
nghệ thuật của tiểu thuyết Châu chấu đỏ. Từ đó để rút ra một cái nhìn toàn diện hơn về
phong cách văn chương độc đáo của Mạc Ngôn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này phương pháp chủ yếu là: thống kê, phân loại, phân tích – tổng hợp,
bình giảng và đánh giá cái hay, cái đẹp cũng như những bối cảnh đan xen giữa thực tế
và tưởng tượng của bức tranh xã hội thu nhỏ trong tác phẩm. Từ đó nhằm giúp người
đọc hiểu rõ hơn về vấn đề mà đề tài đặt ra.
5. Bố cục của bài tập lớn
Bố cục gồm có 3 phần:
1. Phần mở đầu
Trong phần mở đầu có 5 phần nhỏ:
+ Lý do chọn đề tài
+ Lịch sử nghiên cứu vấn đề
+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
+ Phương pháp nghiên cứu
+ Bố cục
2. Phần nội dung
Trong phần nội dung có 3 chương:
Chương 1. Thế giới hiện thực trong tác phẩm Châu chấu đỏ
1.1: Không gian và thời gian hiện thực
1.1.1. Không gian - thời gian hiện thực ở Thành phố
1.1.2. Không gian - thời gian hiện thực ở miền quê Cao Mật

1.2. Nhân vật hiện thực
Chương 2. Thế giới kỳ ảo trong tác phẩm Châu chấu đỏ
2.1. Không gian và thời gian kỳ ảo
2.1.1. Không gian - thời gian kỳ ảo ở Thành phố
2.1.2. Không gian - thời gian kỳ ảo ở miền quê Cao Mật
2.2. Nhân vật kỳ ảo
Chương 3. Bút pháp nghệ thuật kép và chiều sâu giá trị của tác phẩm
3.1. Mối quan hệ giữa yếu tố hiện thực và kỳ ảo
3.2. Giá trị nhân sinh và giá trị văn hóa, lịch sử
3. Phần kết luận
3
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Thế giới hiện thực trong tác phẩm Châu chấu đỏ
Tác phẩm Châu chấu đỏ là một câu chuyện đầy kỳ lạ và táo bạo mang phong
cách viết vô cùng dữ dội của Mạc Ngôn qua bút pháp trần thuật đậm đà. Ở đó, những
vấn đề của hiện thực hiện lên thật đến trần trụi về bản chất của con người, những dục
vọng, đố kị… đôi khi vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chính bản thân họ.
Đó là một thế giới thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển
mình với nhiều thói xấu hoành hành nơi cuộc sống phồn hoa đô hội, và đi cùng với nó
là những hủ tục, sự đói nghèo làm xơ xác những miền quê xa xôi hẻo lánh. Và khi con
người ta bị dồn vào bế tắc, thì họ lại tự tìm cách giải thoát cho chính mình, mà đôi khi
chính họ cũng không nhận thức được rằng mình lại vướng vào những thói xấu của xã
hội đương thời.
Thế giới hiện thực của Châu chấu đỏ là thế giới mà Mạc Ngôn đã lấy hình ảnh từ
vùng đất Cao Mật - quê hương ông vào trong tác phẩm. Trong đó, Cao Mật là hình ảnh
do ông tưởng tượng ra trên cơ sở những trải nghiệm thực tế của tuổi thơ, ông biến nó
thành một Trung Quốc thu nhỏ, rồi đồng hoá niềm vui nỗi buồn của người dân Cao Mật
với những niềm vui nỗi buồn, những vấn đề thường thấy của nhân loại.
1.1. Không gian - thời gian hiện thực
Không gian và thời gian hiện thực trong Châu chấu đỏ được tái hiện thông qua

hành trình trải nghiệm và hồi tưởng của nhân vật Can Ba, là không gian trần thuật, thời
gian trần thuật qua những câu chuyện mà nhân vật chính đã trải qua và chứng kiền từ
quá khứ của hơn năm mươi năm trước đến hiện tại.
Trong tác phẩm, ta nhận ra có hai bối cảnh hiện lên một cách nổi bật và rõ nét
xuyên suốt những câu chuyện, những chi tiết thấm đẫm hiện thực, đó là: Câu chuyện ở
Thành Phố và Câu chuyện ở miền quê Cao Mật.
4
1.1.1. Không gian hiện thực ở Thành phố
Không gian mở đầu tác phẩm là khung cảnh của một buổi sáng ngày thứ hai, đó
là một buổi sớm mai trong lành và rất yên tĩnh. Với hình ảnh mặt trời vẫn còn đang
lưng chừng, không khí rậm rịt khô quánh, và xung quanh cỏ dại mọc um tùm. Và thời
gian ở đây là khoảng thời gian của “Cuối xuân đầu hạ”.Trong cùng một khoảng không
gian, thời gian đó, khi nhân vật Can Ba đạp chân lên những nền cỏ có sức sống bền bỉ
còn đẫm hơi sương thì điều đầu tiên anh nhớ đến là cái bạt tai của một người đàn bà. Và
thời gian được hồi tưởng lại là “Cuối đông, đầu xuân”.
Ngay từ đoạn mở đầu đã xuất hiện ngay một hình ảnh nghịch lý như thế. Trước
một không gian trong trẻo đến như vậy mà nhân vật lại nghĩ đến một quá khứ kém phần
tốt đẹp. Có hay chăng ngay từ khúc dạo đầu, Mạc Ngôn đã đẩy chúng ta đến ngay với ý
đồ mà ông đã đặt ra khi viết nên tác phẩm. Đó là cái phi lý, cái vô nghĩa, suy đồi được
che đậy đằng sau những cái tốt đẹp của cuộc sống, là bút pháp pha trộn giữa cái xấu và
cái tốt, cái thuộc về bản ngã và những giá trị sống đích thực.
Đến với thế giới hiện thực trong tác phẩm, có lẽ điều đầu tiên mà chúng ta quan
tâm đến ngay khi đọc chương mở đầu là môtip gặp gỡ nằm trong không gian và thời
gian gợi dẫn mà Mạc Ngôn đã xây dựng nên. Motip gặp gỡ hầu như là yếu tố thắt nút
của bất cứ cốt truyện nào. Gặp gỡ có thể là bất ngờ hay do sắp đặt, mong muốn hay
không mong muốn. Chính vì đây là motip mang đậm giá trị cảm xúc, thế nên khi nó
hiện lên trong tác phẩm thì toàn bộ những yếu tố mang tính hiện thực ở Thành phố đã
được hé mở dần từ khi nhân vật Can Ba tự đưa ra cho mình câu hỏi “Tôi nghĩ mãi mà
không hiểu lý do vì sao mình bị đánh”. Có thể nói, chi tiết cái bạt tai của một người phụ
nữ mặc váy đen giành cho Can Ba là một kết cục chưa rõ nguyên nhân, để từ đó, kết

cục này lại trở thành nguyên nhân gợi dẫn người đọc đến quá trình đi tìm sự khơi mào
của sự việc. Và thậm chí, chi tiết này còn dẫn đến sự khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về
những sự việc khác trong suốt chiều dài tác phẩm.
5
Không gian trần thuật mang tính gợi dẫn và thời gian hồi tưởng đã đưa chúng ta
đến với một thực tại trần trụi. Đó là câu chuyện của những con người sống ở chốn phồn
hoa đô thị, những tưởng rằng vô cùng mực thước, cao quý và đường hoàng thì dưới bút
pháp Nghệ thuật khắc họa hiện thực vô cùng sắc sảo của Mạc Ngôn, những tấm mạng
che đó như được lột tả và phơi bày ra một bộ mặt xấu xí không kém phần thô bỉ.
Đó là khung cảnh của một không gian tuyệt đẹp hiện lên trên con đường hướng
về phía nhà hàng Thái Bình Dương, là thời gian vào một buổi chiều, khi nhân vật Can
Ba đã cảm nhận một cách tinh tế những sắc thái tuyệt đẹp của thiên nhiên, đã đem đến
cho anh một thứ tình cảm kỳ lạ và thoải mái: “Trên những cành non mơn man là những
đóa hoa vàng đung đưa, không gian thoang thoảng một mùi thơm dịu nhẹ. Bên ngoài
bức tường, trên vỉa hè, cuộc sống đầy màu sắc đang phô trương những nét quyến rũ
của nó”. Nhưng trước một khung cảnh tuyệt đẹp tràn đầy cảm xúc như vậy, thì cái thực
tại có phần phũ phàng đã xuất hiện, và nó phần nào khiến Can Ba cảm thấy cảm xúc đã
bị trôi tuột đi tự lúc nào, “Tôi đã kịp nhận ra một vị giáo sư quen biết đang ôm chiếc eo
thon thả của một cô sinh viên cũng khá quen biết đi thong thả dưới vòm lá xanh um
trên đường. Đầu tóc của giáo sư bạc phơ, còn cô sinh viên trông chẳng khác nào một
đóa hồng đang chúm chím hé mở”.
Ở một chi tiết khác, không gian và thời gian gặp gỡ giữa Can Ba và người đàn
ông trông coi những lồng chim họa mi cũng là một trong những chi tiết mang tính chất
gợi dẫn rất cao. Bởi người đàn ông này là đồng hương của anh, và từ đó, Can Ba nhớ
đến miền quê Cao Mật yêu dấu của mình trong quá khứ khi nghe thấy những tiếng đế
giày vang lên lộp cộp trên mặt đường: “Tôi cũng biết là mấy chục năm, có thể là mấy
trăm năm trước, móng sắt của la của ngựa cũng đã từng gõ những tiếng khô khốc như
thế trên con đường quan đạo lát đá xanh ở phố huyện Cao Mật quê hương tôi. Tôi đã
say đắm với nhạc điệu tuyệt vời của móng sắt nện xuống mặt đường lát đá lâu lắm
rồi… Nó chui vào tai rồi chạy thẳng vào tim tôi.”

Hiện thực ở Thành phố còn là những khoảng thời gian của đêm tối, ban ngày,
chiều muộn… với những mảng không gian đầy tính dục của câu chuyện ngoại tình giữa
6
vị giáo sư già và những người đàn bà; là cái chết của người phụ nữ mặc váy sa đen; là
“những tiếng chóp chép tàn khốc từ những nụ hôn phát ra như bủa vây lấy ánh đèn
đường tối tăm dâm đãng”…
Có lẽ đối với Mạc Ngôn, sự suy thoái, những bon chen và vô ngã của cuộc sống
những con người Thành thị đều xuất phát từ cái mà người ta gọi là “Nhàn cư vi bất
thiện”, đó là sướng quá hóa hỏng, sinh ra những thói xấu, những việc làm đi ngược lại
với chuẩn mực, với đạo đức mà ngay cả chính bản thân họ dù biết nhưng cũng chẳng
thèm quan tâm đến.
1.1.2: Không gian và thời gian hiện thực ở Miền quê Cao Mật
Bức tranh hiện thực ở Cao Mật là một chuỗi những câu chuyện khác, với hàng
loạt những không gian và thời gian thực tại và quá khứ đan xen lẫn nhau. Là không gian
và thời gian của buổi sáng ở hiện tại rồi bất ngờ chuyển đến thời gian và không gian
buổi chiều trong quá khứ. Không gian của nạn châu chấu với thời gian là hơn năm mươi
năm trước, và hơn năm mươi năm sau, vẫn lại là không gian đó, bầu trời và mặt đất chi
chít đầy những con côn trùng. Tất cả hiện lên trong một không gian bao quát xuyên suốt
chuyến hành trình hồi tưởng về thăm quê của nhân vật chính - Can Ba. Và thời gian đan
xen giữa hiện tại với thời gian hồi tưởng về những câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ.
Trong quá khứ, ở vùng Cao Mật quê hương của Can Ba, năm mươi năm trước đã
gặp phải nạn châu chấu tràn qua một lần phá hoại tất cả những thành quả mà con người
đã gây dựng nên.
Và giờ đây, trong thời điểm đất nước đổi mới trở nên hiện đại hơn, thì những
người dân nghèo khó của chính quê hương anh lại phải đối mặt với thảm họa đó một lần
nữa. Nạn châu chấu đỏ!
Xuyên suốt bức tranh về miền quê Cao Mật vẫn là không gian trần thuật, gợi dẫn
và thời gian xuyên suốt theo dòng hồi tưởng, được phân bổ theo kiểu môtip con đường.
Đây là motip chạy quanh nhiều tuyến cốt truyện, gắn bó thế giới vào một khối, là thứ
được Mạc Ngôn sử dụng cho bút pháp xây dựng những cốt truyện lồng ghép đan xen

7
giữa chuyện này với chuyện khác tưởng chừng như rất khó hiểu nhưng lại logic đến bất
ngờ.
Mở đầu là không gian ngoài đồng ruộng, hay nói rộng hơn là không gian của
thiên nhiên và thời gian của quá khứ dường như là không - thời gian luôn thường được
nhắc đến nhiều nhất. Chúng ta bắt gặp ngày một khoảng không gian thiên nhiên tiêu
điều, có phần xơ xác hẳn, đó là “Cỏ dại lau lách đứng im lìm, khô cháy vàng ruộm, thi
thoảng mới có một vài mầm xanh nấp mình kín đáo dưới màu vàng cháy”. Chính những
điều này đã phần nào hé mở dần một khung cảnh xác xơ và hoang tàn của quê hương
của Can Ba trong nạn Châu chấu tràn đồng. Bởi xuyên suốt tác phẩm, bao trùm lên
những bức tranh xô bồ của thực tại đang diễn ra ở tại Cao Mật là dịch nạn châu chấu
hoành hành, với những chi tiết được miêu tả đan xen, lồng ghép giữa quá khứ và hiện
tại.
+ Trong quá khứ, đồng ruộng mênh mông gắn liền với hình ảnh của những con
châu chấu trồi lên từ mặt đất, “Mặt đất được phủ một lớp váng muỗi lẫn phèn mỏng,
khô khốc và trắng xóa. Đột nhiên, trước mặt ông Tứ, một lớp váng trắng từ từ được
nâng lên. Ông Tứ nheo nheo mắt nhìn, lớp váng trắng tiếp tục nhô cao lên, không phải
một mà là nhiều, rất nhiều, Và chung quanh ông, những đụn có hình một bãi phân bò
màu đỏ sậm từ từ nhô cao, những mảng váng màu trắng lúc này như những chiếc mũ
úp lên bãi phân bò ấy”… “cái vật có hình thù như bãi phân bò kia chính là hàng ngàn,
hàng vạn những con châu chấu đỏ bầm chỉ nhỏ bằng khoảng con ruồi”.
Đó là sự bắt đầu của một nạn dịch bệnh mùa màng, nhưng qua ngòi bút miêu tả
vô cùng chi tiết và sắc bén của Mạc Ngôn thì sự bắt đầu ấy bỗng trở nên kỳ dị hơn bao
giờ hết, bởi mở ra ngay trước mắt là “Những đụn châu chấu nở toác ra và vạn vạn con
châu chấu bắt đầu văng đi khắp nơi”, và còn kỳ dị đến độ khiến người ta cảm thấy hãi
khi Mạc Ngôn miêu tả hình ảnh ông Tứ đưa tay xoa gương mặt bị châu chấu bám đầy
“Con châu chấu non rất mềm, tay ông vừa chạm vào là chúng đã nát ra nên mặt ông
nhầy nhụa, đưa tay về trước mắt đề nhìn, cả một bàn tay đầy xác châu chấu”. Một loạt
nhưng chi tiết miêu tả về sự xuất hiện dày đặc của châu chấu ở khắp mọi nơi, từ trên
8

đất, trên cỏ, trên thân người, thân lừa… dường như chúng đông đến nỗi mặt đất và sinh
vật đều không đủ chỗ cho chúng đậu, và thế là chúng nhảy từ chỗ này sang chỗ khác,
bám víu vào bất cứ thứ gì còn trống.
Châu chấu tràn ra khắp đồng ruộng, tàn phá mùa màng. “Trên cánh đồng trọc,
những làn sóng châu chấu đang di động, hết đợt nó đến đợt kia ùn ùn đổ về phía bờ đê.
Châu chấu không phải nhảy mà đang chảy, giống hệt những con sóng táp vào bờ. Ào!
Ào! Ào! Mẹ ơi! Ào! Lại một đợt sóng nữa, nghìn nghìn vạn vạn con nối tiếp nghìn
nghìn vạn vạn con”. Chúng vượt sông để tránh cơn mưa axit tàn phá thổ nhưỡng “Mấy
chục con rồng châu chấu đồng thời lao xuống dòng sông khiến nước bọt văng lên tung
tóe, trên mặt nước xa gần đều vang tiếng nước vỡ rì rào”, chúng lăn trên triền đê “Mấy
chục con rồng châu chấu phềnh to lên rồi vỡ bung ra, lao thẳng về phía bắc con đê với
một khí thế không có gì ngăn cản nổi”,
rồi ba ngày sau, “châu chấu từ bờ bắc đã quay lại”.
Trên cánh đồng còn là hình ảnh của quân đội, với nhiệm vụ đi diệt trừ châu chấu
“Mặc trang phục màu lam, chân quần xà cáp, thắt lưng da, tra răng vàng, miệng ngậm
thuốc là quấn… những ngón tay có đeo nhẫn”. Là hình ảnh của bà Tứ trên lưng con lừa
già sau khi bị ông Tứ đuổi đi. Và còn là nơi xảy ra cuộc chiến giữa người thợ hàn và
những binh lính trong quân đội “với những viên đạn bay xung quanh ông như châu
chấu”.
Đó là không gian dưới mặt đất, còn trên không trung, sự tiêu điều, hỗn độn ấy
của thiên nhiên còn được miêu tả đậm nét hơn nữa khi những hình ảnh của “Những chú
chim trắng như tuyết quần đảo trên không trung như những mảnh vải nhung trắng chấp
chới trong gió”. Là bầu trời chi chít những con rồng châu chấu đỏ quạch, với những
luồng gió âm u, với “một ánh chớp nhoáng nhoáng đỏ quạch lóe lên giữa các tầng
mây”…
+ Trong hiện tại, khi nạn Châu chấu lại xuất hiện và một lần nữa đe dọa đến cuộc
sống của những con người nông thôn khốn khó.
9
Trước tiên là không gian dưới mặt đất. Đó là hình ảnh xuất hiện trở lại sau hơn
năm mươi năm của những con châu chấu với “mỗi mét vuông hiện nay đã có từ 150-

200 con” Là cảnh Châu chấu hoành hành tàn phá mùa màng, tràn ra đồng ruộng
“Giống như đậu vãi, vô số những con có màu vàng đất, lớn có nhỏ có đang chen chúc
bò khắp nơi trên đồng cỏ, trên các ruộng hoa màu”. Là những đoàn thực tế đi khảo sát
và nghiên cứu về vấn nạn châu chấu mà chẳng làm nên trò trống gì, như vị giáo sư đánh
rắm, như những con người trẻ đẹp với những mắt kính che hơn phân nửa gương mặt.
Châu chấu nhiều đến nỗi “chân họ đạp lên châu chấu, gậy trong tay họ vung lên đập
vào chấu chấu”. Châu chấu bao phủ trên mặt đất và khiến cho mặt đất không còn màu
xanh nữa!
Và trên trời, lại vẫn là một bầu trời của châu chấu. Châu chấu bay che khuất cả
bầu trời với hàng ngàn, hàng vạn sinh thể bé nhỏ đan thành một cái lưới màu đỏ sậm
chụp lấy không trung.
Trong không gian của thiên nhiên và đồng ruộng, ta nhận thấy có một chi tiết có
tần số xuất hiện rất nhiều lần, đó là con đường quan, trên đê. Đó là con đường đã nối
liền quá khứ với hiện tại khi dòng hồi tưởng của Can Ba hiện lên, là con đường mà tại
đó, nhân vật Can Ba đã chứng kiến những gì đang xảy ra khi anh quay lại thăm quê và
những gì đã xảy ra khi anh còn là một đứa trẻ. Là hình ảnh của bà Tứ như một Đức phật
sống trên lưng con lừa; là cuộc đọ súng nổ ra; là nơi chứng kiến được hình ảnh của
những đội quân diệt châu chấu trong quá khứ và những nhà nghiên cứu châu chấu ở
hiện tại.
Mạc ngôn viết về quá khứ, nhưng qua bút pháp của ông, quá khứ cũng hiện lên
sinh động và đầy bất ngờ như đang ở thực tại vậy. Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta nhận
ra một không gian đa sắc luôn xoay chuyển không ngừng, đó là những gam màu đỏ úa
của bầu trời đầy châu chấu, những con châu chấu đỏ sậm, vàng, xanh… Màu xanh héo
quắt, vàng mạt xác xơ của đồng ruộng; màu tím, màu đỏ sậm, đỏ quạch, trắng rồi lại
sáng vàng của mặt trời; màu đỏ sậm của váy; đỏ tươi của chiếc quần lót thêu ren… Tất
cả thế giới màu sắc đó hiện lên như một thực tế bị pha trộn bởi nhiều gam màu của cuộc
10
sống, có nhiều cái xấu xen lẫn với rất ít cái tốt đẹp, những nét đẹp xưa cũ của văn hóa
truyền thống chìm sâu trong những thói hư tật xấu của xã hội đương thời.
Không gian trong tác phẩm không chỉ là không gian của thiên nhiên ngoài đồng

ruộng mà còn là không gian của cuộc sống của con người, hiện lên qua sự gặp gỡ của
nhân vật chính Can Ba với những người họ hàng, là ông Tứ - một thầy lang, “bây giờ
đã ngót nghét chín mươi mà trông vẫn khỏe mạnh”; là ông Cửu - anh trai của ông Tứ;
là Thím Lục, cô Thất… Và song song với nó là thời gian không còn là thời gian của
hiện thực nữa mà là thời gian của tâm trạng, là ngưỡng cửa, là ranh giới của sự nhận
thức, cái mà con người bước qua để tiến tới hay thụt lùi.
Cuộc sống trần tục của con người ở Cao Mật nổi lên với những chi tiết thấm đẫm
hiện thực vừa nghịch lý, vừa chua cay “Hai anh em, ông tứ và ông Cửu khi ăn cơm,
một tay dùng đũa gắp thức ăn, một tay thủ sẵn trong cò súng”; việc tháo gỡ bức tranh
treo tường khiến tranh bị rách, thế mà “Mọi người lại cười ầm lên, cô Thất thì cười đến
độ đánh rắm. Lại cười!”… đã lột tả được cái thực tại nửa thật nữa đùa, nửa hài hước
nửa châm biếm, nửa phê phán nửa xót xa ngay chính tại nơi mà con người đã dần đánh
mất những giá trị của bản thân họ.
Và trong thời điểm quá khứ, trong hoàn cảnh khó khăn khi nạn châu chấu tràn về
thì dường như chính con người cũng không thể sống tốt, sống thật lòng với nhau.
Nguyên nhân chính yếu ở đây tất nhiên không xuất phát từ cái sự sướng quá hóa hỏng
như người thành phố mà cái chính là do quan niệm và hủ tục. Những người vợ, người
chồng dù không yêu thương nhau nữa, thậm chí là căm ghét nhau nhưng vẫn cắn răng
cùng sống chung dưới một mái nhà như bà Tứ, ông Cửu bà Cửu, để rồi người chồng thì
thường thường say xỉn và người vợ thì trong những điều kiện thuận tiện sẵn sàng đổ lên
đầu tất cả những gì bức bực bội chất chứa.
Cao Mật trong tác phẩm qua ngòi bút của Mạc Ngôn còn là một không gian cuộc
sống mang đậm tính dục: Bà Tứ ăn nằm với ông Cửu, rồi ngoại tình với gã thợ hàn, ông
Tứ thì lại đem lòng yêu thương đầy dục vọng người đàn bà ở Lưu Sa Khẩu; Tình yêu
ngang trái của cặp trai gái cùng dòng họ, hay là của người đàn ông trong làng với một
11
con lừa cái; Hay đó là những tên lính trong quân đội tưởng chừng như rất uy nghiêm và
kỷ luật lại có một đạo đức suy đồi, buông những hành động nhục mạ một người phụ nữ
“Họ vươn tay ra sờ lên mặt, có người còn sờ cả vú bà Tứ”.
Và hình như bao trùm lên tất cả những chi tiết hiện thực trần trụi lại chính là

những quan niệm cũ vẫn còn tồn tại trong xã hội nông thôn. Đó là những hủ tục: bó
chân, thiêu sống người… là nhưng tín ngưỡng thờ phụng đầy mê tín, họ tin vào những
việc kỳ bí, quái dị, xây đền thờ Thần Trùng, cúng bái, làm lễ tế để mong tránh được nạn
diệt vong đang kề cận để bảo vệ sự sống… Và cao hơn cả là những quan niệm xa xưa,
đã ruồng rẫy những người phụ nữ bị chồng bỏ. như bà Tứ, bởi việc con gái đi lấy chống
và bị ly dị trở thành một nỗi sỉ nhục lớn cho dòng họ, cho cha mẹ. Vì thế mà giá trị của
con người càng trở nên bé mọn và tủi nhục hơn bao giờ hết.
Không gian hiện thực trong tác phẩm hầu như được gợi mở mà không theo một
trật tự đi từ mở đầu đến kết thúc. Dường như đó đều là những hành trình đi ngược lại
quá khứ, từ gợi dẫn đến tình tiết rồi lại đến nguyên nhân; kết quả của câu chuyện này là
tình tiết của câu chuyện khác… lại khiến người đọc cảm thấy những chi tiết đó lại logic
và cuốn hút đến kỳ lạ. Cứ thế các không gian lồng ghép vào nhau, tưởng chừng như hỗn
độn, lộn xộn, với những chương, thậm chí là những đoạn chuyển cảnh liên tục từ quá
khứ rồi đến hiện tại, từ câu chuyện thiêu sống một đôi nhân tình đến việc phát hiện ra
cánh đồng châu chấu… thế nhưng tác phẩmvới sự tuần hoàn từ quá khứ với nạn châu
chấu đỏ và hơn năm mươi năm sau cũng là nạn châu chấu đỏ.
Không những thế, thời gian hiện thực trong tác phẩm cũng không phải là thời
gian tuyến tính, đi từ khởi đầu của một năm đến kết thúc rồi lại quay lại thời điểm khởi
đầu. Mà ở đây, chính là thời gian gấp khúc. Cũng giống như không gian hiện thực, thời
gian hiện thực trong Châu chấu đỏ cũng được gợi lên một cách ngẫu nhiên mà không di
theo một trật tự nào. Tuy nhiên, điểm nổi bật ở đây có lẽ là bút pháp nghệ thuật thời
gian khơi gợi thời gian của Mạc Ngôn. Đó là từ thời gian hiện thực đến thời gian tâm
trạng, từ thời gian u ám của một buổi chiều trên đê đến việc nhân vật lại nhớ đến những
12
suy nghĩ lúc còn nhỏ, là khoảng thời gian biến mất của tai họa châu chấu cũ rồi lại bắt
đầu một tai họa mới.
Nhưng dường như chính cái khoảng thời gian tưởng như là không tuần hoàn
xuyên suốt tác phẩm, thì qua ngòi bút đầy ám ảnh của Mạc Ngôn thời gian từ quá khứ
hơn năm mươi năm trước là nạn châu chấu xuất hiện, rồi hơn năm mươi năm sau chúng
lại quay trở lại phá hoại mùa màng và cuộc sống con người. Và cũng chẳng biết được

cùng một khoảng thời gian như thế thì trong tương lai thì chúng có xuất hiện tiếp nữa
hay không?! Phải chăng chính Mạc Ngôn đã hàm ý rằng cái khoảng thời gian xuất hiện
một tai họa rồi lại kết thúc, rồi lại tiếp tục xuất hiện một lần nữa, chính là thời gian tuần
hoàn như chính cuộc sống của con người vậy. Bởi rồi những cái xấu cũng sẽ lại xuất
hiện thêm một lần nữa, sự xuất hiện sau là nòi giống là những cái gốc rễ còn sót lại của
những lần xuất hiện trước, và cứ thê nó cứ tiếp tục sinh sôi, nảy nở mà không bao giờ
có thể tiêu biến hết.
1.2. Nhân vật hiện thực
Thế giới nhân vật hiện thực trong Châu chấu đỏ được mô phỏng từ những con
người của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Trong tác phẩm không bộc lộ rõ những nét
mô tả về nhân vật phản diện, hay nhân vật phi nghĩa, thế nhưng người ta vẫn có thể hình
dung được một hệ thống nhân vật vô cùng đa dạng và độc đáo với đủ mọi màu sắc và
tính cách.
Nhân vật kể Can Ba là người đại diện cho những trí thức trẻ xa quê hương nhưng
luôn có một tâm hồn yêu quê hương tha thiết, lúc nào cũng nhớ về miền quê Cao Mật
yêu dấu. Trong nhân vật không chỉ là tình cảm sâu đậm dành cho quê hương mà còn là
tình yêu đối với miền đất đó như máu thịt đến nỗi mà với anh “trên bước đường tha
phương mà gặp được người đồng hương là hạnh phúc vô cùng”.
Vị giáo sư trên thành phố lại là đại diện cho một tầng lớp thượng lưu, phong nhã
và đạo mạo của những con người sống ở chốn phồn hoa đô thị. Lúc nào cũng tỏ vẻ mực
thước, đường hoàng: “Giáo sư nói, thầy rất yêu người vợ đã từng vào sinh ra tử, sẻ
13
chia hoạn nạn với thầy, thầy còn bảo, thầy nhìn những cô gái trẻ đẹp chẳng khác nào
những bộ xương bọc thịt biết đi”, nhưng lại làm những việc đi ngược lại với đạo đức,
phẩm chất vốn có của mình: “Trên chiếc ghế đá, dưới bóng tối của lùm cây, vị giáo sư
già đưa bàn tay trắng nhờ luồn vào mái tóc vàng rực của cô sinh viên trẻ. Họ hạnh
phúc trong im lặng”.
Và bên cạnh đó là những nhân tình của vị giáo sư, là cô sinh viên trẻ đẹp, người
phụ nữ mặc váy đen, và những người phụ nữ khác… họ là đại diện cho những phụ nữ
thời thượng của thành phố, không tránh khỏi những hấp lực của tiền tài, địa vị để rồi

đánh mất phẩm chất và danh dự của bản thân bởi sự hư hỏng về đạo đức và nhân cách.
Đến cả những con người khốn khổ ở miền quê Cao Mật như ông Tứ, ông Cửu, bà
Tứ… cũng phải chịu sự chi phối của xã hội. Họ là hình ảnh tượng trưng cho những con
người ở vùng nông thôn, vừa phải khốn đốn bảo vệ và giành lấy cuộc sống cho mình,
vừa bị trói buộc bởi những quan niệm phong kiến, những hủ tục, vừa bị nhiễm những
thói hư tật xấu của xã hội đương thời. Mà ở đó, giá trị sống đã không còn giữ được
những nét đẹp như trước, đó có thể là cặp vợ chồng dù đã căm ghét nhau nhưng vẫn cố
gắng sống chung dưới một mái nhà để rồi người chồng luôn luôn say xỉn và người vợ
luôn ngoại tình. Hay là nơi mà giá trị của con người trở nên rẻ rúng như một món hàng
đã hết thời hạn mà bà Tứ là một ví dụ điển hình.
Người đàn ông đã giao phối với một con lừa cái, và cặp đôi trai gái cùng dòng họ
phải chăng đều là những con người đã bị xã hội đẩy vào cái lưới của sự khinh ghét, kỳ
thị vì những quan niệm xưa cũ, và cái họ phải gánh chịu là vết nhơ dục vọng, dâm ô. Và
cả đoàn nghiên cứu của Viện nghiên cứu xuất hiện với dáng vẻ lúc nào cũng hăng hái,
nhưng thực ra cũng chỉ là những trí thức dởm, không làm được việc nhưng lúc nào cũng
tỏ vẻ giỏi giang.
Nhưng nổi bật và sâu sắc hơn cả là hình ảnh của những đội quân mang trên mình
huy hiệu và niềm tự hào của cả đất nước, lại là những kẻ đê tiện và tráo trở, dâm dục.
Bên cạnh những sự mô phỏng của những con người đậm chất mục rỗng về mặt
đạo đức như thế, thì may thay, vẫn còn lẩn khuất đâu đó những con người có tấm lòng
14
như Can Ba, những con người biết đấu tranh cho tình yêu, và có tấm lòng chân thành
như người thợ hàn, mặc dù mối tình của ông đối với mọi người là một chuyện vô cùng
đồi bại.
Phải nói rằng Mạc ngôn đã đưa ra một hệ thống nhân vật phản ánh một cách sâu
sắc những con người trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, những con người sống ghẻ
lạnh, thờ ơ với nhau, thậm chí còn suy đồi về đạo đức và nhân phẩm. Còn xã hội thì
đượm mùi mục rỗng, giả tạo và dường như trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước
luôn bị coi thường.
Khép lại bức tranh về thế giới hiện thực trong tác phẩm Châu chấu đỏ của Mạc

Ngôn, lại thấy sự bật mở một cách đậm nét những phê phán chua cay và sắc sảo thông
qua những câu chuyện được kể ra về một xã hội Trung Quốc đang trong giai đoạn
chuyển mình. Mà thông qua một vấn đề về nạn châu chấu đỏ, Mạc Ngôn đã chuyển đến
chúng ta những câu chuyện trần trụi khác, phản ánh một xã hội đầy mục ruỗng, suy
thoái. Nhiều thói xấu mới đã và đang tiếp tục phát sinh tại những đô thị trong khi không
ít hủ tục và những quan niệm cũ kỹ và cả sự đói nghèo vẫn đang tồn tại ở những miền
quê xa xôi. Mà đối với nhân vật “Lịch sử của một gia tộc có khi lại là lịch sử của một
vương triều thu nhỏ; một vương triều hay một gia tộc trong bước đường suy thoái đều
có những kẻ dâm ô trác táng, đều có cảnh nồi da nấu thịt, cha con anh em tranh đoạt…
nhưng trên bề mặt của nó vẫn cứ là nhân nghĩa đạo đức, thân ái từ nhượng, công bằng
nghiêm minh…”. Và những câu chuyện u ám đó đã được tác giả kể bằng bút pháp trần
thuật độc đáo với những điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo đã thể hiện được một giọng văn
rất nặng nề, có phần u ám nhưng lại gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
15
Chương 2. Thế giới kỳ ảo trong tác phẩm Châu chấu đỏ
2.1. Không gian - thời gian kỳ ảo
Châu chấu đỏ là một tiểu thuyết thấm đẫm hiện thực phản ánh và phê phán
nhưng cũng rất sặc mùi kỳ ảo. Qua giọng điệu và văn phong của Mạc Ngôn, không gian
và thời gian kỳ ảo trong tác phẩm hiện lên một cách sinh động và đầy biến hóa qua hai
khoảng không - thời gian chủ đạo là không - thời gian ở thành phố và không - thời gian
ở miền quê Cao Mật.
2.1.1. Không gian kỳ ảo ở Thành phố
Toàn cảnh bức tranh ở thành phố là không gian của cuộc sống con người, của
mọi sự vật hiện lên qua sự liên tưởng kỳ ảo: Tiếng của những chiếc đinh giày vang lên
khô khốc trên mặt đường với âm thanh của vó la và ngựa trên con đường quan đạo. Và
càng kỳ quái hơn khi những chiếc ô tô đậu sau nhà hàng Thái Bình Dương lại là
“những con quái vật đủ mọi hình thù nằm xếp hàng bên nhau”, rồi “con người trong
thành phố lúc nào cũng đông như châu chấu”, là người đàn bà mặc váy đen với
“những con ngựa đen đáng yêu đang tung bốn chiếc vó màu đỏ sậm đẹp tựa những nụ
hoa hồng” và những chú ngựa non lông xanh, lông vàng, lông xám, là loài hoa Anh túc

với vẻ đẹp của người đàn bà…
Và tiếp đến là những chi tiết hư ảo của trí tưởng tượng phong phú với giọng điệu
mời chào của những con hà mã “Cậu có muốn đi xem không? Tôi đưa cậu đi. Không
cần phải mua vé vào cửa đâu, chồng tôi mỗi ngày phải ăn năm mươi ký cỏ tươi. Chồng
tôi với đồng loại chồng tôi mập lắm”…
Hầu như xuyên suốt những mảng màu kỳ ảo ở bối cảnh thành phố đều không có
sự xuất hiện của những yếu tố thời gian mang tính kỳ ảo. Tuy nhiên chỉ với những
không gian kỳ ảo đặc trưng và đan xen lẫn nhau đó, thì dù có hư ảo cũng đã làm nổi bật
lên những giá trị phê phán xã hội sâu sắc.
16
2.1.2. Không gian và thời gian kỳ ảo ở miền quê Cao Mật
Đó trước hết là giấc mộng kỳ ảo về vị thần Châu chấu - "Một ông lão mắt to râu
đỏ” - mà ông Tứ đã mơ thấy lúc còn trẻ. Là lời chỉ dụ của thần linh ban ra “Ông lão ấy
bảo ông Tứ về xây dựng miếu từ đường đi… Ông lão ấy bảo xây dựng miếu Ba Lạp”.
Và còn là cả sự biến hóa kỳ ảo “Ông lão ấy rất nhanh nhẹn nhảy xuống ngựa. Có ông
lão nào đâu? Chỉ thấy trên nền đá xanh là một con châu chấu màu đỏ, to bằng con
cừu. Đôi mắt nó to như hai quả dưa, cái mồm to bằng mồm con ngựa có hai chiếc răng
nanh màu lục to tướng, hai chân sau có bốn hàng răng nhọn sắc như răng chó”. Phải
nói rằng sự kỳ quái trong tài nghệ miêu tả của Mạc Ngôn là vô cùng độc đáo. Chẳng ở
đâu ra mà có thể có được một con châu chấu to đến mức ấy, và kỳ dị đến mức như Mạc
Ngôn miêu tả. Nhưng dường như chính những cái tưởng chừng như phi hiện thực ấy lại
có khả năng thể hiện một sự phản ánh ngầm sâu sắc. Quyền uy của vị Thần trùng đối
với tâm tưởng con người cũng giống như sư chi phối của những quan niệm xưa cũ,
những hủ tục và tư tưởng cổ hủ luôn đeo bám và chi phối họ.
Sự kỳ ảo đến mức đã vượt xa khỏi phạm trù mà nó có được, và còn tiếp tục được
bộc lộ qua không gian của cánh đồng châu chấu, của “mặt đất bị bao phủ bởi một màu
đỏ sậm, không còn màu xanh”; không gian của bầu trời châu chấu với “những đám
mây đỏ sậm đã bay ngang trên đỉnh đầu, đồng thời ông cũng nghe được những tiếng
rào rào xuất phát từ đám mây ấy”. Thậm chí còn là những ngọn gió châu chấu, những
con rồng châu chấu vượt sông. Một không gian chỉ của loài châu chấu, chỉ của “những

tiếng châu chấu va rào rào như mưa đá rơi trên mãi nhà”. Không gian trong tác phẩm
mở rộng ra đến vô cùng về cả chiều rộng và chiều cao bất tận, nhưng cái rộng mênh
mông và cao bất tận đó vẫn chỉ luôn là của một hình ảnh duy nhất, đó là thế giới của
châu chấu đỏ. Đó là nạn tàn phá mùa màng, của sự tiêu điều, khoánh kiệt được miêu tả
qua bút pháp biến hóa đầy kỳ ảo của Mạc Ngôn.
Không gian kỳ ảo còn là không gian của cuộc sống con người ở miền quê Cao
Mật. Trước hết là hình ảnh của một gia tộc ăn cỏ tranh với những câu chuyện yêu
17
đương, ngoại tình mang đậm cái kỳ lạ khác xa hẳn hiện thực. Đó có thể là một đôi trai
gái cùng họ “có những ngón chân và ngón tay có màng nối lại với nhau”, là cảnh ân ái
của họ dưới nước giống hệt như loài thú biết bơi, là hình ảnh trong đêm hỏa thiêu đôi
tình nhân dưới ánh trăng sáng nhưng “hai cơ thể khỏe mạnh và vô cùng xinh đẹp phát
sáng lấp lánh”, thậm chí còn sáng hơn cả ánh trăng. Là câu chuyện của Cái Chuông
Lớn - “một người đàn ông cực kỳ xấu xí đã giao phối với một con lừa cái”. Là gương
mặt như một vị Thánh của bà Tứ khi cưỡi trên lưng con lừa chạy trên con đường quan.
Và còn là những sự liên tưởng, tưởng tượng và suy nghĩ kỳ ảo đến mức kỳ quái
bởi những chi tiết về một đứa trẻ còn chưa chào đời nhưng lại có những suy nghĩ kỳ
khôi: “Tôi tàn nhẫn cắn đứt cái sợ dây bèo nhèo xanh xanh gắn liền tôi và mẹ, chạy
men theo con đường đê đất xốp dưới chân tôi kêu lên rào rạo”; Và còn là những chi tiết
mô tả con người mang dáng hình giống như những con châu chấu, mắt to, chân ngắn
với “cái đầu to như châu chấu núi”…
Qua đó chúng ta thấy được một điều rằng, không gian của cuộc sống những con
người ở vùng Cao Mật đâu chỉ là những bức tranh của cuộc sống thông thường, mà đó
còn là những câu chuyện mang đậm tính dục, dục vọng đến kỳ lạ, hư ảo và khó tin.
Giữa con người và loài vật, giữa những người có huyết thống với nhau, giữa những
người có mối quan hệ gai đình, họ hàng. Rõ ràng đó là một sự suy đồi, thoái hóa đến
cùng cực, khi mà người ta đam mê đến tột độ thì lại sẵn sang bỏ ngoài tai cả cái mà
người đời gọi là loạn luân.
Và bên cạnh những không gian mang đậm tính hư ảo đó, thời gian trong tác
phẩm, trong những khoảng không gian kỳ và ảo đó cũng mang tính phi hiện thực.

Chúng ta thấy thời gian xuyên suốt những chi tiết hoang đường, huyễn tưởng đó vẫn là
thời gian hồi tưởng, thời gian quá khứ về những câu chuyện có phần tách xa hiện thực
của hơn năm mươi năm trước, là thời gian chuyển biến một cách mơ hồ trong giấc mơ
về Thần Trùng. Hay đó là thời gian từ ngày đến đêm xoay chuyển không ngừng bởi
những đàn châu chấu khiến bầu trời đen kịt, rồi lại sáng, rồi lại tối…
18
Nếu thời gian hiện thực trong tác phẩm không đi theo trật tự tuyến tính mà xuyên
suốt theo những nội dung của các lớp truyện đan xen giữa quá khứ xa xôi và hiện tại.
Thì thời gian hư ảo trong tác phẩm tuy không được đề cập nhiều như thời gian hiện
thực, cũng không gấp khúc đậm nét như thời gian hiện thực nhưng nó cũng đã góp một
phần không ít vào việc tạo dựng nên những giá trị nhân văn và nhân sinh cho tác phẩm.
2.2. Nhân vật kỳ ảo
Mạc ngôn viết văn học kỳ ảo đầy những nhân vật và yếu tố huyễn tưởng. Xuyên
suốt tác phẩm, bên cạnh những nhận vật hiện thực là đại diện cho lớp lớp con người
trong xã hội đương thời thì luôn có sự xuất hiện của những nhân vật đã được kỳ ảo hóa
lên một cách vĩ mô.
Đó là những nhân vật của những chuyện kể dân gian, nhân vật thần linh như
Thần trùng với hình ảnh như một con người. Có thể coi đây là nhân vật đại diện cho cả
một sự sùng bái, tín ngưỡng, là những gì ám ảnh trong tâm tưởng của con người ở nông
thôn, luôn đặt niềm tin vào thần thánh. Tuy nhiên, từ hình tượng điển hình của yếu tố
huyễn tưởng của nhân vật này ta lại có thể hình dung ra được đó là một thế giới mà
những người nông dân bé mọn, khốn khổ phải chịu sự lệ thuộc của những thế lực to lớn
trong xã hội.
Nhân vật kỳ ảo còn là những con người nhưng lại được kỳ ảo hóa lên, mang
phẩm chất như một vị thần. Đó là hình ảnh của Bà tứ với gương mặt điễm tĩnh như một
tượng Phật sống bà khi cưỡi trên lưng con lừa chạy trên con đường quan. Theo ý kiến
có phần chủ quan của cá nhân tôi thì có thể nói, đây là hình ảnh tượng trưng cho những
con người mà một khi đã bị dồn vào đường cùng, thì họ như thoát tục, không còn là một
con người bình thường nữa; mà ở họ như vừa xuất hiện cả hai trặng thái, hoặc là thái độ
bàng quàng trước thực tại, hoặc là tỏ vẻ điềm tĩnh như một đức phật trước khó khăn.

Kỳ ảo còn là hình ảnh của đôi tình nhân tay chân có những lớp màng nối giữa các
ngón như những bàn chân vịt; Là người đàn ông với “cái đầu cực to, đôi chân cực nhỏ
vừa ngắn nhưng đôi cánh tay lại vừa to vừa dài” giao phối với một con lừa cái đều là
19
những nhân vật đại diện cho những lớp con người bị xã hội xa lánh, khinh bỉ và bị
những quan niệm, hủ tục trói buộc…
Văn học kỳ ảo của Mạc Ngôn dù rất đậm đặc những nét hư ảo, nhưng suy cho
cũng những chi tiết đó lúc nào cũng là những yếu tố nửa hư nửa thực, nửa vô lý nửa
khắc họa hiện thực rõ nét. Thế nên, trong tác phẩm ta nhận ra luôn có hai yếu tố song
song: là yếu tố hiện thực và kỳ ảo. Hai yếu tố này tưởng chừng như tách rời nhưng lại
không tách rời, và điều đó đã tạo nên một bút pháp nghệ thuật vô cùng độc đáo của Mạc
Ngôn: Bút pháp hiện thực kỳ ảo.
20
Chương 3. Bút pháp nghệ thuật kép và chiều sâu giá trị của tác phẩm
3.1. Mối quan hệ giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo
Mạc Ngôn được coi là một trong những tiểu thuyết gia lớn nhất của văn học
Trung Quốc. Sáng tác của ông là sự kết hợp giữa cái huyền ảo và cái hiện thực, hai yếu
tố không thể tách rời nhau luôn nằm trong mối quan hệ thống nhất và quy định phụ
thuộc lẫn nhau. Hiện thực chính là cái nền để nhà văn sáng tạo và viết nên phong cách
kỳ ảo. Kỳ ảo làm huyễn tưởng hóa hiện thực, khiến hiện thực không hiện ra một cách
trần trụi mà mang tính nghệ thuật rất cao, nhưng đồng thời, chính sự kỳ ảo hóa cũng đã
tô đậm hiện thực lên gấp nhiều lần so với lối miêu tả thông thường. Thế nên, Mạc Ngôn
rất biết cách đem đặt những yếu tố siêu nhiên vào những thứ thông thường và là một
người bẩm sinh đã có nghệ thuật kể chuyện độc đáo.
Trong Châu chấu đỏ, từ những điểm nhìn trần thuật vô cùng độc đáo, qua sự
chuyển đổi liên tục giữa các ngôi kể Mạc ngôn đã phác họa nên bút pháp nghệ thuật đan
xen giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo một cách đậm nét. Mạc Ngôn viết về ảo
nhưng nặng lòng với thực. Bằng cách viết về quá khứ thông qua phong cách kể chuyện
hết sức tinh tế của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, thì trong Châu chấu đỏ, kỳ ảo luôn là
cái phóng thích của hiện thực, là trò chơi để hiện thực bám vào và tạo ra những chiều

sâu giá trị cho tác phẩm.
Đó là những chi tiết miêu tả về những con châu chấu, cánh đồng châu chấu, mặt
đất châu chấu vừa kỳ lạ đến vô cùng nhưng cũng vừa thấm đẫm hiện thực của sự tàn
phá; Những chi tiết nói về cặp trai gái cùng dòng họ chân tay có màng, người đàn ông
thấp bé không cân đối, màu sắc thì hư hư thực thực, không gian, thời gian biến đổi
không ngừng từ quá khứ đến hiện tại… Tất cả đều là sự pha trộn giữa thật và giả, giữa
cái huyễn tưởng và hiện thực chua cay, nhưng chúng đã làm nổi bật lên trên cái nền sắc
sắc không không đó là dũng khí của một cây viết vừa mãnh liệt vừa tưng tửng, vừa cay
đắng vừa hài hước, vừa đả kích vừa xót xa.
21
Sự pha trộn giữa hai yếu tố này đã giúp người đọc nhìn thấy những hiện trạng xã
hội tan nát, bê bối, bi thảm của thời cuộc, của xã hội và con người Trung Quốc được
phơi bày trong văn chương của Mạc Ngôn, nhưng đằng sau mỗi con chữ là cả một nỗi
xót xa, cay đắng.
Chúng ta nhận ra rằng, một sự nghiệp văn học lớn không chỉ thể hiện ở vai trò
của một người mở đường mà có thể là ở tài năng pha trộn. Có thể nói, Mạc Ngôn vừa là
nhà văn vừa là “phù thủy” khi ông kết hợp được nhiều yếu tố trái ngược nhau một cách
nhuần nhuyễn, giữa thực và ảo, giữa cái thực tại trần trụi và cái huyễn tưởng kỳ quặc.
Ông đúng là “nhà văn pha trộn được chủ nghĩa hiện thực ảo giác với truyện dân gian,
lịch sử và đương đại”- như lời tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển. Những tác
phẩm của Mạc Ngôn “với thứ chủ nghĩa hiện thực đầy ảo giác pha trộn giữa truyện kể
dân gian, lịch sử và văn chương hiện đại làm rung động lòng người”.
3.2. Giá trị nhân sinh và giá trị văn hóa, lịch sử
3.2.1. Giá trị nhân sinh, nhân văn cao cả
Xuyên suốt các tác phẩm của Mạc Ngôn là văn hóa dân gian và câu chuyện lịch
sử Trung Quốc khá xa lạ với đông đảo người đọc năm châu nhưng nhờ những kỹ thuật
viết văn và chiều sâu tư tưởng mang tầm nhân loại nên đọc Mạc Ngôn ta như quên đi
tác phẩm đang đề cập đến lịch sử và con người Trung Quốc và đón nhận nó như là một
câu chuyện về kiếp người nói chung.
Châu chấu đỏ là tiểu thuyết của những câu chuyện nhỏ lẻ, những câu chuyện

luôn xuất phát từ yếu tố văn hóa của đất nước. Tuy nhiên, dù cho đó có là những yếu tố
văn hóa đã bị mai một, mục rỗng, là sự chối bỏ truyền thống của những lớp người trong
xã hội đương thời qua những chi tiết rất đậm chất hiện thực phê phán; Là những hủ tục,
quan niệm, phong tục tập quán đã tồn tại từ hàng trăm thế kỷ vẫn còn đeo bám tâm
tưởng của con người, nhất là những con người ở cùng nông thốn nghèo khó. Tác phẩm
đã khơi gợi dậy sức sống tiềm tàng của những nét văn hóa, lịch sử xa xưa trong sự mai
22
một bởi những cái thời thượng, bởi những thói hư tật xấu của con người trong thời cuộc
xã hội đầy biến đổi.
Tác phẩm còn là sự kết hợp giữa những thủ pháp của chủ nghĩa Hiện đại và bút
pháp truyền thống, chính thủ pháp này đã khiến người đọc có cảm giác đặc biệt bức bối
khi đọc tác phẩm, và khi đã có cảm thấy bức bối, thì người ta bị hối thúc bởi mong
muốn rũ bỏ, muốn có một hành động thật mạnh mẽ để thoát khỏi những ám ảnh, những
bất bình trước những sự thật khó chịu ấy. Chính điều đó đã tạo nên ý nghĩa nhân văn
cho tác phẩm.
3.2.2. Giá trị văn hóa, lịch sử
Đặt tác phẩm trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác văn học của Mạc Ngôn chúng ta
mới có thể thấy được ở ông là cả một sự kết tụ của những tinh hóa văn hóa và lịch sử
truyền thống của đất nước Trung Quốc. Thế giới hư cấu pha lẫn với hiện thực của Mạc
Ngôn thấm đẫm những bước chuyển mình trong lịch sử xã hội và chứa đựng những
bình luận xã hội sâu sắc.
Cao Mật trong hệ thống các sáng tác của ông dù là một bối cảnh được sử dụng
nhiều nhất, nhưng lúc nào cũng luôn gây bất ngờ cho người đọc. Đó là không gian chủ
đạo để Mạc Ngôn xây dựng nên thế giới của một đất nước Trung Hoa thu nhỏ với
những đam mê dục vọng, với những cái xấu khiến con người ta rơi vào vòng bế tắc và
sự suy đồi về nhân phẩm, đạo đức.
Châu chấu đỏ trong bộ ba tam hồng (gồm: Cao Lương Đỏ, Châu chấu đỏ, Củ cải
đỏ trong suốt) đã thực sự làm nổi bật lên vai trò của Mạc Ngôn trong việc khơi dựng lại
những yếu tố văn hóa, những yếu tố của dân gian, những câu chuyện cố tích, đó là thần
linh báo mộng, là con người thoát tục thành tiên, là sự nhân hóa những con châu chấu

cũng mang tính cách của con người…
Phải nói rằng phong cách viết của Mạc Ngôn mang đậm chất trữ tình, bi thương,
trần tục và vô lý. Không chỉ riêng Châu chấu đỏ mà hầu hết các tác phẩm văn học của
Mạc Ngôn đều căng đầy sức sống, màu sắc và đều nói lên cái cảm xúc bị như bỏ rơi, lạc
23
lõng giữa chốn xô bồ của cuộc sống. Châu châu đỏ là tiểu thuyết có chiều sâu, trí tưởng
tượng và sức phản ánh sắc bén lịch sử và hiện thực của Trung Hoa. Mà ở đó, lịch sử
được phản chiếu bằng một cái nhìn chua cay, ông không hề ca ngợi chế độ, không trở
thành bồi bút mà đã nói lên được điều cốt lõ, đó là số phận Trung Quốc tan tác qua
những biến thiên lịch sử thời đại. Là cảnh tượng xã hội Trung Quốc bị tàn phá trong thế
kỷ hai mươi không phải bởi chiến tranh, mà là bởi sự suy đồi đạo đức, phẩm chất và
những thói hư tật xấu của cả một xã hội người.
Từ đó, Mạc Ngôn thu hút được sự quan tâm của người đọc trên toàn thế giới.
Ông dùng quá khứ để viết văn nhưng không “ăn mày dĩ vãng”, thay vào đó ông nâng
tầm những những ký ức đó lên trở thành những vấn đề nhân sinh quan của nhân loại và
không ngừng tự làm mới câu chuyện của mình.
KẾT LUẬN
Tác phẩm Châu chấu đỏ mang đậm phong cách “tự sự kiểu Mạc Ngôn”, với những
điểm nhìn trần thuật độc đáo, kết hợp thêm những đặc trưng tự sự truyền thống của
Trung Quốc với tự sự hiện đại và hậu hiện đại phương Tây và những hình thức kết cấu
đa dạng. Từ hai điểm nhìn mang tính nghệ thuật rất cao: hiện thực và kỳ ảo, Mạc Ngôn
đã xây dựng nên trong tiểu thuyết của mình một thế giới ngôn từ da giọng điệu: giễu
nhại, khoa trương, bi cảm, lạnh lùng và thế giới hình tượng đa cảm với những xót xa,
khinh miệt, uất hận, cay đắng, đau đớn… Những điều đó đã phác họa nên một thế giới
trần tục, ngược ngạo, đầy nhục tính nhưng cũng rất đa dạng và đa biến.
24

×