Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết vũ trọng phụng ( giông tố, số đỏ, làm đĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.54 KB, 50 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 nói chung và văn học hiện
thực phê phán nói riêng tuy vừa mới bước ra khỏi giai đoạn giao thời giữa hai
nền văn hóa Á - Âu nhưng những dấu ấn của sự đụng chạm văn minh ấy vẫn còn
là một nguồn cảm hứng mãnh liệt trong các sáng tác văn học, tiêu biểu là tiểu
thuyết. Đại diện cho nền văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 phải kể đến sự
xuất hiện của rất nhiều ngòi bút trào phúng, hiện thực như Nguyễn Công Hoan,
Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Hồng vv…
Tuy nhiên, Vũ Trọng Phụng lại được biết đến như là một bậc thầy về lối
viết giễu nhại trào phúng xuất sắc. Bút pháp hiện thực trào phúng của ông đạt
đến đỉnh cao của sự cách tân về mặt nghệ thuật được biểu hiện một cách rõ nét
qua ngôn từ tiểu thuyết.
Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn
cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc
sống con người, thông qua các phương thức trần thuật, kể chuyện bằng ngôn ngữ
văn xuôi. Và ngôn từ tiểu thuyết như là một phương tiện truyền tải phong cách
nghệ thuật xuất chúng của nhà văn đến độc giả. Dựa theo lẽ đó, ngôn từ trong
tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng xuất hiện với sự cách tân mới mẻ đã tạo ra tính
mớilạ, độc đáo mà khó có một nhà văn cùng thời nào đạt tới được.
Thế nên, trong phạm vi của bài viết “Diễn ngôn tính dụctrong tiểu thuyết
Vũ Trọng Phụng”, tôi xin được đề cập đến cách tiếp cận của riêng cá nhân tôi
đối với việc khai thác những khía cạnh mới mẻ thuộc về phương diện phong
cách ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông. Và những ý kiến cùng chiều cũng như
trái chiều trong việc tiếp nhận các sáng tác của ông từ góc nhìn văn hóa đồng
đại, để có thể đưa ra cái nhìn khách quan và chính xác đối với những nhà văn
cùng thời.Với mục đích sẽ đi sâu tìm hiểu và phân biệt những nét mới trong
ngôn ngữ tiểu thuyết, tôi hy vọng là có thể làm bật lên cá tính sáng tạo đó của
nhà văn thông qua một vài tác phẩm tiểu thuyết củaVũ Trọng Phụng.
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về những đặc sắc về mặt nghệ thuật
cũng như nội dung trong hệ thống các tác phẩm tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
Những vấn đề về ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông không phải là quá mới mẻ
đối với việc nghiên cứu đề tài lần này, thậm chí có rất nhiều đề tài nói về ngôn
ngữ giễu nhại, ngôn ngữ cá tính vv… Tuy nhiên, khi nói về diễn ngôn tính thì lại
có rất ít ý kiến cũng như bài nghiên cứu đề cập đến, vì đây vẫn đanglà một vấn
đềkhá mới trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.
Chính vì thế, với khả năng hạn hẹp của mình, trong việc nghiên cứu đề tài
về diễn ngôn tính dục như là sự cách tân mới lạ và độc đáo trongngôn ngữ tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng tôi xin được mạn phép trình bày những đóng góp của cá
nhân để có thể giúp làm rõ thêm một khía cạnh mới mẻ trong ngôn ngữ của Vũ
Trọng Phụngmà rất ít đề tài khai thác đến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Diễn ngôn tính dục- tính mới mẻ trong ngôn từ tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng” thì đối tượng nghiên cứu chủ yếu của tôi là những biểu hiện của
tính dục trên bề mặt ngôn từ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng như
tầng ý nghĩa sâu xa trong nó để thấy được những nét mới lạ về mặt ngôn từ trong
tiểu thuyết.
Trong đề tài này, để có thể khảo sát được hết hệ thống các sáng tác tiểu
thuyết của Vũ Trọng Phụng thì có lẽ sẽ mất khá nhiều thời gian và dung lượng
bài viết đòi hỏi quy mô lớn. Nên trong một quy mô vừa phải của bài tiểu luận,
tôi xin được khảo sát đề tài này qua một số tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu là:
Giông tố, Số đỏ và Làm đĩ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, tôi sẽ sử dụng các phương pháp chủ yếu là: thống kê, phân
loại, phân tích - tổng hợp, bình giảng và đánh giá cái hay, cái nghệ thuật của
ngôn từ khắc họa tính dục thông qua bút pháp phê phán xã hội trong tác phẩm.
Từ đó nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề mà đề tài đặt ra.
5. Bố cục tiểu luận
Bố cục gồm có 3 phần:

2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong phần mở đầu có 5 phần nhỏ:
+ Lý do chọn đề tài
+ Lịch sử nghiên cứu vấn đề
+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu
+ Bố cục
B. PHẦN NỘI DUNG
Phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Giới thuyết chung
1.1. Những quan điểm về diễn ngôn và diễn ngôn tính dục
1.2. Quan điểm về sự biểu niệm tính dục trong ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng nhìn từ truyền thống đến hiện đại
Chương 2: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ
phương diện nội dung
2.1. Ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây tiến bộ đến phong cách ngôn
ngữ mang tính dục trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.
2.2. “Văn hóa” hay “phi văn hóa” trong diễn ngôn tính dục của Vũ
Trọng Phụng và vấn đề “Dâm hay không dâm” trong tiểu thuyết.
Chương 3: Tính dục trong ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ
hình thức biểu hiện
3.1. Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đi từ sự phá vỡ bề mặt ngôn từ của văn
học hiện thực phê phán đến sự cách tân ngôn ngữ thể hiện tính dục một cách sắc
sảo.
3.2. Nghệ thuật khắc họa nhục cảm tính dục thông qua ngôn ngữ tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng
3.3. Nghệ thuật sử dụng thủ pháp “Bóc trần ngôn ngữ” để tố cáo xã hội
trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
3.4. Những đóng góp mới về nghệ thuật khắc họa tính dục thông qua ngôn

ngữ trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
C. KẾT LUẬN
3
PHẦN NỘI DUNG
Vũ Trọng Phụng được biết đến với danh hiệu của một “ông vua phóng sự
đất Bắc” (Mai Xuân Nhân), một“nhà tiểu thuyết trác tuyệt” (Nguyễn Đình Thi),
nhà phân tích xã hội sắc sảo - một nhà văn hiện thực chủ nghĩa lớn gắn bó mật
thiết với thời đại. Ở ông luôn tồn tại một phong cách nghệ thuật độc đáo mà ít có
nhà văn cùng thời nào đạt tới được. Bằng bút pháp của một nhà văn hiện thực
ông đã khẳng định “tiểu thuyết là sự thật ở đời, ông muốn tiểu thuyết nói riêng
và văn học nói chung phải nói lên sự thật đời sống, nhìn thẳng vào sự thực,
dung cảm mổ xẻ phanh phui phơi bày thực trạng của xã hội. Đó không chỉ là
miêu tả cuộc sống của người dân lao động mà cùng với đó là phanh phui tội ác
của bọn địa chủ, tư sản, quan lại. Khát vọng phản ánh sự thật ở đời cũng gắn
liền với tư tưởng vị nhân sinh, hướng tới nhân loại cần lao”.
Chính vì thế nên trong ngôn từ nghệ thuật của ông luôn thấm đẫm cá tính
sáng tạo, nó phong phú, sinh động, đầy góc cạnh, vàthực sự sắc sảo. Thứ ngôn
ngữ đó được tạo dựng nên bởi một cái nhìn khác lạ và đầy mới mẻ của nhà văn -
Ngôn ngữ tính dục - Một thứ ngôn ngữ vừa gai góc, sắc nhọn, vừa mỉa mai, chua
chát như được tuôn trào từ một mối căm phẫn, uất ức cao độ với xã hội đương
thời đầy bất công, phi nhân tính. Cũng là thứ ngôn ngữ hướng tới sự phô bày, lên
án, tố cáo những mặt trái của xã hội như những nhà văn cùng thời, thế nhưng
dường như trong ngôn ngữ Vũ Trọng Phụng có cái gai góc, “nóng” hơn, chua
chát, phũ phàng hơn, cay độc và dữ dội hơn so với các cây bút hiện thực khác.
4
CHƯƠNG 1. GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1. Những quan điểm về diễn ngôn và diễn ngôn tính dục trong văn học
1.1.1. Diễn ngôn là gì?
Theo từ điển New Webster`s Dictionary thì diễn ngôn được định nghĩa
gồm hai nghĩa. Một là sự giao tiếp bằng tiếng nói (trò chuyện, lời nói, bài phát

biểu); hai là sự nghiên cứu tường minh, có hệ thống về một đề tài nào đó (luận
án, các sản phẩm của suy luận, ví dụ “Discours de la methode…” của Descarte,
vì trong tiếng Latin từ đó đồng nghĩa với từ “Dissertatio de…”). Cả hai nghĩa đó
đều chỉ thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ, nhưng chưa nói đến cái nghĩa hiện đại là
hình thức của ý thức hệ và quyền lực, cũng chưa đề cập giao tiếp phi ngôn từ,
như cử chỉ thân thể, sự mô phỏng động tác, sự thay đổi tư thế của thân thể, trang
phục, nghi thức…Đồng thời cả một lĩnh vực rộng lớn là nghệ thuật như hội họa,
điêu khắc, múa nhảy, âm nhạc, thi ca đều nằm ngoài định nghĩa đó.
Theo Từ điển Thuật ngữ văn học khái niệm diễn ngôn như một thuật ngữ
khá mới lạ và chưa hình thành trong hệ thống từ điển. “Diễn” nghĩa à diễn giải,
là trình bày, là giăng rộng, kéo dài ra để mà trình bày một cái gì đó; còn “ngôn”
là lời nói, tiếng nói, là ngôn từ. Như vậy, ta có thể hiểu một cách nôm na, diễn
ngôn là sự giải bày, trình bày, dàn trải lời nói thông qua ngôn ngữ.
Trong lí luận hiện nay có ba khuynh hướng nghiên cứu. Một là ngữ học
do các nhà ngữ học đề xuất. Hai là lí luận văn học do M. Bakhtin nêu ra và ba là
xã hội học, lịch sử tư tưởng mà tiêu biểu là Foucault.
Đối với Foucault diễn ngôn biểu hiện ra bề ngoài thành hình thức ngôn
ngữ, nhưng nó không phải là ngôn ngữ thuần tuý, mà là một phương thức biểu
đạt của tư tưởng và lịch sử và nó có tính chất chỉnh thể, “thuật ngữ diễn ngôn có
thể xác định là một chỉnh thể trần thuật hình thành hệ thống đồng nhất” “Diễn
ngôn, nói toẹt ra, cần phải hiểu như một sự cưỡng bức mà chúng ta thực hiện
đối với sự vật, trong mọi trường hợp, nó là một thực tiễn mà chúng ta ép buộc
cho chúng.”
Còn trong thiên Diễn ngôn của tiểu thuyết. Đối với Bakhtin diễn ngôn
không phải là ngôn ngữ, cả hai có thể chỉ là một đối tượng, nhưng nội hàm khác
5
nhau, nền tảng tư tưởng khác nhau. Ngôn ngữ là đối tượng của ngôn ngữ học
truyền thống, “ngôn ngữ này vì cần được hiểu là một hiện tượng xã hội, mà mọi
hoạt động của nó, mọi thành tố của nó, từ thanh âm đến ý nghĩa trừu tượng, đều
mang tính xã hội”. Còn diễn ngôn là đối tượng của khoa học xã hội nhân văn,

trong ngôn ngữ học truyền thống, ngôn ngữ là hình thức, công cụ, tư tưởng là nội
dung, có thể độc lập với hình thưc, còn diễn ngôn thì khác, nó là ngôn ngữ có tư
tuởng, có tính hoạt động xã hội, tức tính thực tiễn.
Ở trong công trình nghiên cứu này, tôi xin được quy chiếu theo tư tưởng
của nhà lí luận văn học Bakhtin. Xem xét khái niệm diễn ngôn như một phạm
trù tu từ học và thi pháp học.
Quan niệm Diễn ngôn của Bakhtin có nét tương đồng với Foucault ở chỗ
nhấn mạnh đến tính thực tiễn của diễn ngôn, mà đối với Bakhtin thì đó là nội
hàm cơ bản nhất của diễn ngôn. Bất kì từ ngữ nào đó được nói ra (hoặc viết ra có
ý thức) một cách hiện thực, chứ không phải là từ ngữ ngủ quên trong từ điển, đều
là biểu hiện và sản phẩm của sự tác động qua lại của ba yếu tố xã hội là người
nói (tác giả), người nghe (người đọc) và cái được bàn luận hoặc là sự kiện (nhân
vật). Diễn ngôn là một sự kiện xã hội, nó không thoả mãn với việc làm một yếu
tố của ngôn ngữ trừu tượng, cũng không thể chỉ hiểu một cách cô lập là xuất phát
từ ý thức chủ quan của người nói để rút ra các yếu tố tâm lí.Nghĩa là diễn ngôn
không phải là thuần tuy hình thức ngôn ngữ, nó tồn tại bằng phương thức ngôn
ngữ, nhưng đề cập đến nội dung đời sống rộng lớn, cho nên trở thành sự kiện.
Như vậy theo Bakhtin, ngôn ngữ khác với diễn ngôn, trong từ điển, ngôn ngữ là
thuần tuý công cụ, không có tác giả, không có người đọc, tự thân cũng không có
ý nghĩa. còn diễn ngôn thì khác , nó gần với khái niệm tekst, vừa có tác giả, có ý
nghĩa, có người đọc.
Để hiểu một cách chính xác và sâu sắc nhất khái niệm của diễn ngôn đòi
hỏi phải có một quá trình nghiên cứu công phu và lâu dài. Thế nên trong tầm
nhìn khá hạn hẹp, tôi xin trình bày quan điểm về diễn ngôn (diễn ngôn trong văn
học) như sau: Diễn ngôn trước hết là sự biểu đạt của ngôn từ trong tác phẩm. Cái
mà diễn ngôn biểu thị không chỉ là ở bề mặt cấu trúc của ngôn ngữ mà còn là ở
6
những tầng sâu ý nghĩa cần được khám phá để có thể nắm được cái căn cốt, cái
cốt lõi của những vấn đề tác phẩm đặt ra.
1.1.2. Diễn ngôn tính dục trong các tác phẩm văn học

Bàn về diễn ngôn tính dục trong văn họckhông phải là điều đơn giản, và
hiện chúng ta chỉ đang dừng lại ở nhưng bước đi đầu tiên, những kiến giải về
khái niệm cũng như đặc trưng của diễn ngôn tính dục chắc chắn mới chỉ là sơ
khởi. Thế nên việc nghiên cứu về những diễn ngôn tính dục trong văn học luôn
là một vấn đề mở.
Tính dục (sexuality) theo từ điển tiếng Việt là tính cách thể hiện sự phân
biệt giữa đàn ông và đàn bà, giống đực và giống cái. Khái niệm tính dục ở đây
được hiểu như là một vấn đề của Tính dục học, và nó gần như tương đồng với
khái niệm giới. Tính dục là một hiện tượng văn hóa. Theo Foucault: “Không nên
nghĩ về tính dục như một cái gì đó tồn tại khách quan mà quyền lực cố gắng
kiềm chế hoặc như một lĩnh vực mờ tối mà tri thức cố gắng từng bước khám phá
ra. Tính dục là một tạo tác mang tính lịch sử (historical construct)”.
Diễn ngôn tính dục là sự thể hiện những vấn đề không chỉ là giới tính, mà
còn là cái bản năng, cái dục tính ở tầng sâu nhất bên trong con người, được thể
hiện thông qua ngôn ngữ. Trong văn học, đó là ngôn ngữ viết. Nhưng ngôn ngữ
đó không phải biểu thị một cách đơn giản tính dục trên bề mặt nổi hay ở những
tầng nghĩa thứ hai, hay thứ ba, mà nó với tư cách là một diễn ngôn, một diễn
ngôn tính dục dào sâu hơn, phơi bày tất cả những vấn đề liên quan đến hiện thực
và xã hội.
Trong lý thuyết về diễn ngôn tính dục, Foucault đã cho rằng,“tính dục”
căn bản không phải là cái gì tự nhiên bị người ta áp chế, mà là một ý niệm pha
trộn nhiều thứ, là do một chuỗi các thứ thực tiễn xã hội, điều tra, ngôn luận và
văn tự viết - cũng tức là “diễn ngôn”, hoặc là “thực tiễn diễn ngôn” chế tạo ra
tất cả các thứ mà thế kỉ XIX gọi là “tính dục”. Ông viết: “Về khái niệm về tính
dục, người ta đem một sự thống nhất giả tạo đem các bộ phận khác nhau của
giải phẩu học, chức năng sinh lí, hành vi, tình cảm, sự thoả mãn thèm muốn tập
hợp lại với nhau, khiến chúng ta đem sự thống nhất hư cấu ấy xem là một thứ
7
nguyên nhân căn bản của một thứ bí mật, một thứ ý nghĩa tồn tại ở khắp nơi,
đâu đâu cũng có, chờ đợi ta đến giải mã”. Tính dục là một thành tố quan trọng

của technologies of the self và đấy mới chính là nguyên nhân sâu xa cho những
khảo sát của Foucault về lịch sử tính dục.
Lần theo lịch sử tính dục, Foucault muốn tìm ra sự hình thành của chủ thể
tính trong xã hội hiện đại. Như thế, theo Foucault, ngay cả cái tôi cũng là một
sản phẩm được tạo lập và có tính lịch sử. Mở rộng hơn, với Foucault, về mặt triết
học, không tồn tại những phạm trù phổ quát, chung cho mọi thời đại. Mọi phạm
trù, ngay cả khi tưởng chừng phổ quát như “bản chất người” chẳng hạn cũng đều
phải đặt vào trong một văn cảnh cụ thể và phải được xem như là một sản phẩm
của diễn ngôn nhằm dẫn truyền cho những quan hệ quyền lực.
Quan niệm trên của Foucault đưa đến một cách tiếp cận mới về vấn đề
con người trong văn học. Ở mỗi thời đại, dưới những áp lực của các quan hệ
quyền lực và các diễn ngôn mà hình thành nên một quan niệm hợp thức về cái
gọi là “bản chất người”. Chính vì thế, không phải là câu hỏi về cái tôi, con
người, bản chất người đã được khám phá như thế nào mà là những phạm trù trên
đã được tạo lập như thế nào? Việc tìm hiểu về diễn ngôn tính dục nếu có một ý
nghĩa nào đó thì chính là ở chỗ: nó giúp ta nhận thấy những nguyên nhân chiều
sâu trong việc kiến tạo và hình thành nên những quan niệm về con người trong
một thời đại cụ thể.
Mặt khác, trong xã hội phương Tây, tính dục trong văn học là một phạm
trù có tính chất mở.Nhưng ở các xã hội phương Đông, ngôn ngữ sex lại bị khép
vào phạm trù của đạo lý, nên chỉ là vấn đề của cá nhân.Đó là kinh nghiệm của
khoái lạc, những kinh nghiệm riêng tư liên quan đến những kĩ năng thực hành.
Trong xã hội hiện đại, khi sex trở thành đối tượng của diễn ngôn của khoa
học, của y học và vì thế trực tiếp gắn với sức khỏe cộng đồng - một phương diện
quan trọng của quyền năng về sự sốngthì tính chất xã hội và tính chất liên cá
nhân của nó mới được đi sâu khai thác. Trong phân tích của Foucault, đó là một
trong những quyền lực bao trùm trong xã hội hiện đại mà tính dục lại là đường
dẫn cho quyền lực ấy thâm nhập vào từng cá nhân nên sự hiện diện của tính dục
8
với một phổ hệ hết sức rộng lớn là hoàn toàn tự nhiên. Đây cũng chính là một

trong những lí do đưa lại sự đa dạng và tầm quan trọng đặc biệt của diễn ngôn
tính dục.
Văn học là một diễn ngôn trong hệ thống diễn ngôn của xã hội. Một cách
tự nhiên nó chịu sự tương tác của những diễn ngôn khác. Bằng cách ấy, tính dục
đã trở thành đối tượng đặc biệt của diễn ngôn văn học. Đây là đặc điểm của thời
đại nhưng cũng là một “cơ duyên” đối với sáng tác văn học. Với tham vọng
khám phá về con người một cách toàn diện trong tính phức tạp đa diện của nó,
như ta đã thấy, văn học luôn tìm kiếm những phương thức tiếp cận mới mẻ nhằm
tương thích với đối tượng nghiên cứu và phản ánh của mình. Những công cụ
biểu đạt trước đó, như thực tế lịch sử cho thấy, đã bị phân chia thành những
phạm trù biệt lập và vì thế đều có những điểm dừng khi nhận thức về con người
trong tính toàn vẹn sinh động.
Trong bối cảnh ấy, tính dục trong khả năng đan kết giữatâm hồn và thân
xác, giữa những cảm giác cơ thể với những vấn đề của kinh tế, chính trị, đạo
đức đã trở thành một phương thức hữu hiệu để văn học nhận thức khám phá về
con người. Như ta đã thấy, xét trên mọi bình diện tồn tại Con người: trải nghiệm
cá nhân, chủng tộc, bản ngã, giới tính đều có thể được nhìn thấy đồng thời từ
lăng kính của tính dục.
Tính dục hóa (sexualization) trong văn học vì thế là một hiện tượng thuận
lí. Và cách để có thể thể hiện được sự tính dục hóa trong văn học là thông qua
hình thức diễn đạt là ngôn từ, và cao hơn nữa là để thể hiện những vẫn đề “nóng”
trong các sáng tác của nhà văn thông qua diễn ngôn.
1.2. Quan điểm về sự biểu niệmtính dục trong ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng nhìn từ truyền thống đến hiện đại
Từ nền văn học Việt Nam trung đại đến nền văn học hiện đại trong giai
đoạn đầu, văn xuôi cho đến hệ thống thơ ca đều được bao hàm trong một tư
tưởng đồng nhất, đó là tư tưởng truyền thống, đạo lý của dân tộc. Chính cái tư
tưởng nho giáo, đạo đức và tôn trọng thuần phong mỹ tục cũng như những quan
niệm của nho gia, mà đặc biệt là những cái nhìn khắt khe về vấn đề tính dục
9

trong văn học đã gây ra không ít ý kiến phê phán về một số nhà văn, nhà thơ.
Tiêu biểu trong số đó là hiện tượng của Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du. Rất
nhiều nhà lý luận cho rằng thơ Hồ Xuân Hương là loại thơ tục tĩu, và truyện
Kiều của Nguyễn Du là một thứ Dâm thư. Vì được nhìn nhận dưới cái nhìn của
một nền văn hóa truyền thống phương Đông, nên quan điểm tính dục, cũng như
sự biểu niệm tính dục trong văn học được liệt vào một thứ văn chương phá hoại
gia phong, quy củ, dâm loạn. Chính điều này đã cho thấy: tính dục, trong văn
học truyền thống, chủ yếu được nhìn nhận, đánh giá trong từ trường của diễn
ngôn đạo đức.Thậm chí, vấn đề này cho đến hiện nay vẫn đang còn gây rất
nhiều tranh cãi.
Khi nền văn học Việt Nam bước vào giai đoạn mới, giai đoạn giao thời
mạnh mẽ giữa hai nền văn hóa Á - Âu, nền văn học Việt Nam bắt đầu cần phải
có sự cách tân.Tư tưởng và thị hiếu của tầng lớp tiếp nhận văn cũng đang dần
dần có bước chuyển biến mới song song với quá trình du nhập văn hóa Tây
phương. Với sự du nhập của văn hóa phương Tây, mà chủ yếu và trực tiếp là văn
hóa Pháp trong quá trình thưc dân Pháp xâm lược Việt Nam thì cách nhìn nhận
về vấn đề tính dục trong văn học đã được nhìn nhận với một cách nghĩ mới. Tuy
chưa thể hoàn toàn thoát ra khỏi hệ thống quy tắc tồn tại từ bốn nghìn năm,
nhưng đây vẫn được xem là một bước tiến mới cho nền văn học Việt Nam hiện
đại.
Tiêu biểu cho sự cách tân văn học, Vũ Trọng Phụng đã có những thành
công vượt bậc về phong cách sáng tác mới.Đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết, tiêu
biểu như: Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ… Ông đã đưa vào trong hệ thống ngôn ngữ
của mình những yếu tố thấm đẫm tính dục. Dưới cái nhìn của một dư luận vẫn
đang còn nửa Á nửa Âu, nửa nạc nửa mỡ thì các tiểu thuyết của ông xuất hiện
như một sự đi ngược lại với thuần phong mĩ tục trong văn xuôi Việt Nam. Thế
nhưng, nếu nhìn nhận một cách khách quan, thì chúng ta đang nghiên cứu về
diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết của ông không phải là với tư cách một diễn
ngôn đạo đức về tính dục mà là một diễn ngôn khoa học về tính dục. Điều này
10

dẫn đến những miêu tả về tính dục không còn bị lên án từ phía luân lí nữa mà bắt
đầu được xem như một vấn đề thuộc về tri thức khoa học.
Trong các tác phẩm của mình, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện rõ quan điểm
nghệ thuật về Con người rất rõ. Đó là những Con người bản năng, là con người
của bản thể tính dục, khao khát tính dục như một điều tất yếu của phần CON. Vũ
Trọng Phụng khái quát: đã là người ai cũng dâm và đã là đàn bà ai cũng đáng
khinh, đáng ghét. Thế nên hệ thống nhân vật của ông, với những sự kệch cỡm, lố
lăng… đều là do cái dâm mà có, xã hội trong các tác phẩm đó lúc nào cũng hiện
lên với đầy những thứ đểu cáng, dâm ô.
Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số
người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì phong cách
“tả chân tính dục” trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ
Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì “tội tổn thương phong hóa” (outrage aux bonnes
moeurs). Về sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc vì là "tác phẩm
suy đồi" tại miền Bắc Việt Nam và Việt Nam thống nhất cho đến tận cuối những
năm 1980.Cái cách mà Vũ Trọng Phụng phơi bày dục tính trên bề mặt ngôn ngữ
phải chăng làdo ông quá tin vào chủ nghĩa tự nhiên nên nhiều lúc tư tưởng còn
chông chênh?Liệu ngòi bút lệch lạc cá nhân ấy dẫn đến việc đề cao hay khen
chê, đôi khi không chính xác?.
Tuy nhiên, diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nếu xét
về mặt khoa học thì không chỉ là sự xuất hiện của những yếu tố tính dục, tình ái,
dục vọng trong cái lố lăng, kệch cỡm của một xã hội người hỏng nát mà còn là
cái bản năng chính đáng của nhục thể con người. Tính dục hay căn tính dâm
trong các tác phẩm là cái dâm thuộc về quyền sinh lý chứ không phải luân lý,
đạo đức. Thế nên nói ông tin vào Chủ nghĩa tự nhiên cũng hợp lý thôi, vì trong
văn chương của ông ta luôn thấy sự xuất hiện ngôn từ nhục cảm với tần số cao.
Theo Vũ Trọng Phụng thì tính dục đã cần cho xác thịt cũng như sự ăn uống, thì
ái tình cao thượng chỉ là một thứ ái tính mà trong đó sự ham muốn của xác thịt
không được thỏa mãn. Thế nên, có lẽ một ái tình đúng nghĩa như nhà văn họ Vũ
nói phải là một ái tình có sự giao thoa giữa tính dục nhục thể và xác thịt.

11
Tuy nhiên, yếu tố tính dục trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, không nên
được nhìn nhận theo hướng tiêu cực hay bài trừ. Bởi tính dục trong ngôn ngữ
văn chương của ông là một tính dục nhân đạo, tính dục của phê phán chứ không
phải là một thứ văn chương lố lăng, dâm dục. Vũ Trọng Phụng không phải vì vô
tình, hay cố tìm cách để chơi trội trong văn chương khi lựa chọn hình thức ngôn
từ độc đáo này. Mà xuất phát từ một nhãn quan hiện thực, muốn phơi bày hiện
thực, mà thứ giúp nhà văn thể hiện điều đó thì chỉ có ngôn từ mà thôi. Thế nên,
Vũ Trọng Phụng muốn làm bật lên được sự ỡm ờ nửa nạc, nửa mỡ của cả một
thế giới người, một xã hội của phần CON lấn át phần NGƯỜI thì bản thânnhà
văn phải đi từ sự diễn giải, phơi bày ra hết những bộ mặt vốn có của những con
người bản năng qua ngòi bút châm biếm sắc sảo thấm đẫm diễn ngôn tính dục
độc đáo và mới lạ.
12
CHƯƠNG 2
DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
2.1. Dấu ấn phương Tây trongdiễn ngôntính dục của tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng
Một nhà văn, khi sáng tác ra tác phẩm không phải chỉ cần có mỗi sự sáng
tạo cá nhân mà đó còn là sự phụ thuộc vào bối cảnh của xã hội và thời đại. Vũ
Trọng Phụng cũng vậy. Ông cũng như một số nhà văn đương thời khác như
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… trong sự du nhập và giao thoa khá mạnh của
hai nền văn minh, một bên là phương Đông truyền thống, một bên là phương
Tây hiện đại,đã tạo nền tảng căn bản để hình thành nên một phong cách viết
mang đậm tư tưởng tiến bộ - Âu hóa một cách độc đáo và mới lạ.
Phải nói rằng, không chỉ trong tiểu thuyết mà cả ở truyện ngắn và tùy bút
của Vũ Trọng Phụng đều mang đậm âm hưởng của phương Tây. Và yếu tố đậm
đặc nhất, thể hiện sự ảnh hưởng rõ nét nhất là yếu tố Sex hay là tính dục trong
văn học. Đây không phải là một điều mới mẻ, ta đã thấy nó xuất hiện trong thơ

của Hồ Xuân Hương, nhưng phải đến khi có sự xuất hiện các sáng tác của
nhómTự Lực văn đoàn, mà tiêu biểu là Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Ngọc
Phách… thì yếu tố tính dục mới được khai thác một cách công khai, mạnh mẽ và
hiện đại hóa trong văn chương.
Những năm đầu bước vào làng văn, thể nghiệm bằng những sáng tác đầu
tay ở thể truyện ngắn và kịch, Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ khuynh hướng Hiện
thực rất rõ nét, ông có cảm tình đối với các nhà văn tả chân xã hội. Ông tìm đọc,
lược dịch để truyền bá quan điểm, tư tưởng nghệ thuật của các nhà văn phương
Tây, thuộc trào lưu hiện thực phê phán như G.Maupassant qua đó ông gián
tiếp bộc lộ khuynh hướng sáng tác của mình cùng quan điểm với các nhà văn
này. Ông đưa ra quan điểm "chỉ tả sự thực, toàn một giống thực", có lẽ cũng
chính vì quan điểm này mà ngay cả những chi tiết rất gợi tình cũng hiện lên thực
đến bất ngờ.
13
Đành rằng sự thực ở bên ngoài tác phẩm và bên trong tác phẩm luôn có
một khoảng cách, mà nhà văn dầu có tài tình đến mức nào cũng không thể đưa
cái trần trụi, thô nhám ngoài cuộc sống vào hết trong tác phẩm được. Bởi văn
chương vẫn mang tính nghệ thuật, ngôn từ văn chương phải là ngôn từ thẩm
mỹ.Nhưng trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, bức tranh xã hội hiện lên với hình
ảnh của một xã hội thối nát, ỡm ờ, nửa nạc nửa mỡ và đầy những chuyện dâm ô,
trụy lạc đã được nhà văn tả rất thực.
Trong tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng đã khai thác đến tầng sâu nhất của
ngôn từ, ông mô tả một xã hội thành thị tư sảnchạy theo phong trào Âu hóa rầm
rộ bằng những câu chữ thấm đẫm tình ái, dục vọng. Một xã hội với những tệ nạn
ăn chơi, đàn điếm, trụy lạc, “như một trận cuồng phong dữ dội thổi đến xứ ta.
Bao nhiêu lề thói, bao nhiêu nề nếp đã bị cuốn đi theo trận cuồng phong” như
trong Số đỏ, Làm đĩ. Trong Giông tố, Vũ Trọng Phụng không dừng lại ở những
bối cảnh xảy ra ở chốn thành thị với những con người dâm ô, trụy lạc để công
kích những cái xa hoa dâm đãng của bọn người nhiều tiền mà ông luồn lách đến
tận những ngóc ngách của bức tranh nông thôn với những dân nghèo bị bóc lột,

bị áp chế (những người dân làng Quỳnh thôn), bị cưỡng hiếp (thị Mịch)…Trong
Làm đĩ, thì Vũ Trọng Phụng lại chủ yếu đả phá cái xã hội đã xô đẩy cuộc đời của
con người ta đến chỗ đánh mất nhân phẩm, nhưng trong sự lý giải quá trình trụy
lạc hóa của Huyền như là hậu quả của một môi trường xã hội uế tạp đương thời,
với đầy rẫy những áp phích, quảng cáo, tranh ảnh khỏa thân,những ông phán,
ông thám suy đồi, những kẻ đua đòi theo mốt thời thượng kiểu phương Tây
Sự ảnh hưởng của văn hóa và văn học phương Tây hiện đại đến Vũ Trọng
Phụng không chỉ là thủ pháp tả chân, phơi bày cái hiện thực thối nát mà còn là
sự in rõ dấu ấn Chủ nghĩa tự nhiên của E.Zola. Đây được coi là dấu ấn đậm nét
nhất trong ngôn từ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng - lớp ngôn từ tính dục.
Chủ nghĩa tự nhiên được hiểu là việc đưa khoa học vào trong nghiên cứu
văn học, đề cập những vấn đề liên quan đến sinh lý, y học… Nó cự tuyệt điển
hình hóa nhân vật, thế nên ngôn ngữ trong các tác phẩm mang đậm âm hưởng
của Chủ nghĩa tự nhiên phần nào sống sượng, giàu tính khêu gợi, có khi bất chấp
14
cả văn phạm, thiếu một sự tinh tế trong văn phong. Vì mang đậm cái dấu ấn của
Chủ nghĩa tự nhiên, đề cao bản năng của con người nên diễn ngôn trong tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng luôn là một diễn ngôn tính dục, tuy nhiên ta không hề
thấy cái sống sượng hay thiếu tinh tế trong tiểu thuyết của ông mà còn thấy ngôn
từ đó vô cùng sinh động, nghệ thuật và rất khoa học.
Điều này ta có thể nhận thấy được rất rõ qua tiểu thuyếtLàm đĩ. Vũ Trọng
Phụng không những đả phá cái xã hội đã xô đẩy cuộc đời của con người ta đến
chỗ đánh mất nhân phẩm theo lối miêu tả chân thực đến rất thực, mà trong sự lý
giải quá trình trụy lạc hóa của Huyền như là hậu quả của áp lực bên ngoài xã hội:
Nó xuất phát từ căn nguyên của một môi trường xã hội uế tạp đương thời, với
đầy rẫy những áp phích, quảng cáo, tranh ảnh khỏa thân về các siêu sao điện ảnh,
những ông phán, ông thám suy đồi, những kẻ đua đòi theo mốt thời thượng kiểu
phương Tây Vũ Trọng Phụng còn cho thấy được những đòi hỏi và khao khát
của bản năng tính dục trong con người cứhiển hiện ra trước mắt như “những con
vi trùng trong máu, trong thịt”.

Còn trong Giông tố hay Số đỏ thì ông đã phơi bày một xã hội thành thị
chạy theo Âu hóa thông qua những chuyện dâm ô, những cô gái Tân thời hở
nách, hở vú mà cứ nghĩ là tân thời, là tiên tiến, văn minh, là vị góa phụ thủ tiết
thì lúc nào cũng động lòng dục vọng; rồikế đến là những vụ loạn luân giữa anh
em, giữa con rể và vợ của bố…
Đọc tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, ta nhận ra một xã hội chuyển từ phi
ngã sang khẳng định bằng mọi cách và mọi giá cá tính và bản ngã của mỗi cá
nhân, cá thể con người; đó là một xã hội mà yêu cầu giải phóng cá nhân, cá tính
được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là yêu cầu giải phóng bản năng, đề cao đời sống
tình dục.
Bên cạnh đó thì sự hiện diện của Freud - một tên tuổi lớn của tâm lí học
và triết học phương Tây về tình dục như một ảnh hưởng được tiếp nhận khá rộng
rãi không chỉ đối với Vũ Trọng Phụng mà trong cả giới cầm bút Việt Nam thời
kì này.Đây chính là điều đặc biệt quan trọng để chúng ta nói đến sự hình thành
một diễn ngôn mới về tính dục trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. Bởidấu ấn của
15
Freud hiện diện không chỉ trong văn chính luận mà còn chi phối cả cấu trúc nghệ
thuật mà rõ nhất là trong Số đỏ, Làm đĩ.
Peter Zinoman đãcó cơ sở khi cho rằng: “Mặc dù Số đỏ chế nhạo những
kiến thức của giới tinh hoa người Việt về nhà hiện đại chủ nghĩa vĩ đại người
Áo, Phụng say mê phép phân tích tính cách của Freud và cố gắng áp dụng vào
một số tác phẩm của ông”. Nhưng dường như không phải chỉ có Freud. Trong
diễn văn của đốc tờ Trực Ngôn về “sự khủng hoảng tình dục của đám phụ nữ nạ
giòng” ta thấy những viện dẫn từ những luận điểm khoa học của bác sĩ Vachet.
Hiển nhiên đây là một diễn văn khoa học được tái hiện bằng lối văn giễu nhại
nhưng không phải không khiến ta nghĩ đến một nỗ lực của Vũ Trọng Phụng khi
tiếp cận vấn đề tình dục bằng những cơ sở của khoa học. Bài diễn văn của đốc tờ
Trực Ngôn, do thế, ở một chừng mực nhất định, liên quan đến quan niệm của Vũ
Trọng Phụng về tình dục.
Sự ảnh hưởng của văn hóa và văn học Tây phương đã khiến cho ngôn từ

của Vũ Trọng Phụng trở nên “thoáng” với những vấn đề nhạy cảm mà văn học
truyền thống vẫn kiêng dè. Đó là những chi tiết phô bày những đường nét trên
thân thể phụ nữ, là sự miêu tả về bộ phận kín đáo và những cuộc ân ái, mây mưa.
Đó còn là việc đề cập đến những vấn đề sinh lý của con người mà không chút e
dè, ngượng ngập, đề cập đến cái dâm hay tính dục xuất phát từ bản năng của con
người một cách công khai: “Cái dâm thuộc về quyền sinh lí học chứ luân lí
không kiềm chế nổi nó”(Làm đĩ).
Dưới góc nhìn khoa học, quả thực diễn ngôn tính dục là diễn ngôn thống
trị về tính dục trong xã hội hiện đại. Khi Hoàng Ngọc Hiến nhận xét về căn bệnh
ngứa ngáy xác thịt của bà phó Đoan: “người đàn bà góa này lố bịch không phải
vì những ham muốn tình dục thường tình mà vì miệng bà lại cứ rêu rao chuyện
phẩm giá thủ tiết, súng sính tiết hạnh rởm” thì rõ ràng nhà nghiên cứu cũng đã
cho rằng ham hố tình dục ở bà phó Đoan là một vấn đề sinh lí, và vì thế là
chuyện “thường tình”. Tất cả những sự kiện trên cho thấy rõ: diễn ngôn đạo đức
về tính dục đã được thay thế bởi diễn ngôn khoa học về tính dục; hệ quy chiếu
đạo đức được thay thế bởi hệ qui chiếu sinh học - một phân ngành thuộc khoa
16
học tự nhiên. Điều này dẫn đến một hệ quả hết sức quan trọng: những miêu tả về
tính dục không còn bị lên án từ phía luân lí nữa mà bắt đầu được xem như một
vấn đề thuộc về tri thức, là một vấn đề cần được tìm hiểu khách quan theo những
tiêu chí của khoa học. Nó được xem là một thuộc tính bí ẩn của con người cần
được tìm hiểu chứ không phải là mục tiêu cho những cấm đoán của luân lí.
Đúng như Foucault đã chỉ ra trong Lịch sử tính dục: tính dục từ chỗ là một
hành vi của con người, dưới ảnh hưởng của diễn ngôn khoa học đã trở thành chìa
khóa để trả lời cho câu hỏi: chúng ta là ai trong xã hội hiện đại. Đến lượt nó,
diễn ngôn khoa học về tính dục khiến cái tôi bắt đầu trở thành một thực thể khó
hiểu ngay với chính bản thân nó; cái tôi trở thành một thực thể mờ đục và không
thể thuần túy bị phán xét từ những tiêu chí của luân lí. Và Vũ Trọng Phụng là
người đã cho tha thấy rất rõ điều đó.
2.2. “Văn hóa” hay “phi văn hóa” trong diễn ngôn tính dục của Vũ Trọng

Phụng và vấn đề “Dâm hay không dâm” trong tiểu thuyết
2.2.1.“Văn hóa” hay “phi văn hóa” trong diễn ngôn tính dục của tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng
“Văn hóa” là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.Theo
Từ điển Tiếng Việt:“văn” có nghĩa văn minh; “hóa” trong nghĩa giáo hóa, nền
giáo hóa theo mỗi văn minh của thời đại. Thể hiện sự hiểu biết, kiến thức trong
từng thời đại.
“Phi văn hóa” có nghĩa là đi ngược lại với nền văn hóa của dân tộc, đi
ngược lại những cái hay, cái đẹp của truyền thống văn hóa.
Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng như những tác phẩm văn học khác,
đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và truyền thống văn
hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc
đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc. Thế nhưng, theo ý kiến của cá
nhân tôi, điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ, trong văn chương Vũ Trọng Phụng xuất
hiện yếu tố “Văn hóa đảo nghịch”. Nghĩa là các sáng tác của ông cũng chịu ảnh
hưởng từ nền văn hóa xã hội, và thể hiện nền văn hóa xã hội đó, nhưng môi
17
trường xã hội mà Vũ Trọng Phụng sống thực chất đã là một môi trường “phản
văn hóa” rồi. Thế nên, ông đã nói lên được cái văn hóa của xã hội “phản văn
hóa”, của một xã hội văn hóa nửa mùa, lố bịch, với hàng tá thú vui trụy lạc, phá
hoại xã hội…
Và để mô tả điều đó, không gì khác hơn là Vũ Trọng Phụng phải chọn lựa
cho mình một thứ ngôn ngữ mạnh bạo, chân thực, thực đến không thể nào thực
hơn được nữa, đó chính là lớp ngôn từ luôn mang đậm yếu tố tính dục.Trong
ngôn từ tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng luôn thấm đẫm yếu tố sex (tính dục)
một cách lộ liễu, lộ liễu gần như là khiến người đọc cảm thấy khó chịu. Đó là
những ái tình loạn luân, là cái bản năng khao khát nhục dục của con người. Mà
tính dục trong văn học, đặc biệt là trong nền văn học Việt Nam lại là một điều
nghiêng về vấn đề phi văn hóa, nghĩa là nó đi ngược lại thuần phong mỹ tục của

văn hóa Việt, văn học Việt.Hay nói một cách khác đi là sự “lệch chuẩn” của
ngôn từ. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh sự tranh
cãi của một số nhà lí luận văn học về vấn đề cái Dâm trong tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng.
Vậy chuẩn mực ngôn ngữ là gì? Là toàn bộ các phương tiện quy tắc thống
nhất và ổn định về cách sử dụng ngôn ngữ, được qui định và phát triển trong xã
hội vì một hiện tượng ngôn ngữ mang tính truyền thống được xã hội chấp nhận
và sử dụng. Vì là truyền thống nên có tính chất bắt buộc. Và ngược lại sự lệch
chuẩn ngôn lại là việc sử dụng ngôn ngữ có tính sáng tạo của cá nhân gắn liền
với cách nhìn, quan điểm của người nói nhưng lại không được xã hội chấp nhận.
Như đã nói ở trên, diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
dưới nhiều cái nhìn khác nhau thì sẽ có những quan điểm phê bình khác nhau.
Nếu nhìn dưới nhãn quan của những đạo lý, đạo đức truyền thống thì rõ ràng là
một diễn ngôn phi văn hóa, “lệch chuẩn”. Nhưng nếu nhìn như một sự nghiên
cứu khoa học, dưới nhãn quan khoa học thì đây không còn là vấn đề có tính
“lệch chuẩn” nữa, mà nó trở thành một loại hình ngôn ngữ mới của khoa học văn
học.
18
Đọc Giông tố, thoạt tiên ta chỉ thấy được bức tranh của một xã hội hủ lậu,
nhố nhăng với hàng tá những chuyện dâm ô của Nghị Hách, sự loạn luân của anh
em cùng huyết thống như Long và Tuyết, loạn luân giữa con rể và vợ bé của cha
vợ- Long với Mịch. Vũ Trọng Phụng đã sử dụng một hệ thống ngôn từ phải nói
là rất “dâm”, “dâm” ở đây không mang nghĩa chê bai, bài trừ mà có nghĩa là
ngôn từ tính dục dưới cái nhìn khoa học. Ví dụ như một số đoạn: “Ông trương
tuần lại về chỗ đứng cũ, mặt mũi tươi cười như đã đóng xong một vai tuồng
quan hệ mà được khán giả vỗ tay”, “Một người lại là đàn ông, đã không là ông
mày, không là bố mày, không là chú, bác, anh, em họ hàng, thân thuộc nhà mày
mà đi thương mày, thì chỉ là muốn ngủ với mày mà thôi”(Giông tố). Rồi thì
những từ như “hiếp dâm”, “ễnh ruột”, “đĩ”, “Long mất hết vẻ thẹn, chỉ còn
thấy lòng dục bùng lên như lửa bén vào rơm”… TrongSố đỏ lại là một loạt diễn

ngôn còn đậm tính dục hơn nhiều: “Bộ đùi trắng nõn của cô Văn Minh làm cho
Xuân đánh lỗi mấy quả đầu”, với những câu chửi: “Mẹ kiếp, nước mẹ gì…”.
Rồi thì bà phó Đoan với cái hồi ức:“Từ khi bị hiếp, những cảm giác tê mê hiếm
có rất khó tả, rất kỳ quái, cứ theo mãi bà như bóng theo người, lâu dần, việc ấy
thành một ám ảnh. Bà vẫn ao ước được - bị hiếp nữa mà không bao giờ cái dịp
hiếm có ấy lại tái hiện”.
Đến tiểu thuyết Làm đĩthì diễn ngôn tính dục lại càng được thể hiện một
cách mạnh mẽ hơn cả. Vì lẽ đã có nhiều ý kiến cho rằng Làm đĩ là tiểu thuyết
sex đầu tiên của Việt Nam.Từ đầu đến cuối tác phẩm luôn là những chi tiết miêu
tả đến độ rõ mồn một những nhục thể của xác thịt, của những cuộc ái ân, thậm
chí là những luận đề về “Ái tình với sinh thực khí”; “Những thủ hại về thủ dâm
và ý dâm”.Không dừng lại ở đó, Vũ Trọng Phụng lại càng đào sâu hơn vào “sự
phát triển âm thầm và đầy đủ của những cơ quan tỉ mỉ trong bộ phận sinh dục”,
lí giả về ý dâm, về việc thủ dâm sẽ làm cho đàn ông mất đi sinh thực khí, còn
đàn bà thì kém sắc thông qua lớp ngôn từ đậm dục tính như:“dâm ý”, “Dâm
thần”, “tiếng gọi của xác thịt”, “những thiếu niên nam nữ tuổi từ chín mười đến
mười lăm mười sáu đều bị cùng một sức ám ảnh khốc hại, đều cùng bị sự rạo
rực của xác thịt nó hành hạ cho khốn khổ”.
19
Có lẽ cùng chính vì những chi tiết nhạy cảm đó mà có rất nhiêu ý kiến cho
là ngôn ngữ của Vũ Trọng Phụng đã vượt ra khỏi cái chuẩn mực của ngôn từ
truyền thống,trở thành phi văn hóa. Ở một xã hội phương Đông, mặc dù vừa mới
thoát ra khỏi cái vòng kiềm tỏa của Phong Kiến và lại bị chi phối bởi sự thay đổi
một cách xô bồ của phong trào Âu hóa, nhưng không thể thoát ra khỏi sự ràng
buộc của tư tưởng đạo lý truyền thống. Thế nên, nhân vật trong văn chương Vũ
Trọng Phụng dù là đang “cải cách Âu hóa” nhưng không giữ được cái nề nếp tốt
đẹp của dân tộc, mà ngược lại còn làm những việc trái với đạo đức, loạn luân,
ngoại tình rồi đi tìm lại cái xử nữ mạc sau một lần vụng dại bằng các hợp chất
hóa học để “dâng cho đức ông chồng vào đêm tân hôn” vv… thì âu cũng là một
trong những điều khuất tất và trở thành một khiếm khuyết để các nhà nghiên cứu

phê bình ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ trọng Phụng không thiếu tính văn hóa.
Nhưng làm gì có cái gọi là phi văn hóa hay là “lệch chuẩn” ở đây khi Vũ
Trọng Phụng viết Làm đĩ là để hướng tới việc giáo dục cái dâm (theo cách gọi
của nhà văn) hay giáo dục giới tính theo ngôn ngữ khoa học, để cái xã hội này
không lạc bước như Huyền. Nhìn tính dục một cách có văn hóa là phải như nhà
văn họ Vũ vậy, viết Giông tố là nhằm để cấu xé, băm vằm cái xã hội ối a ba
phèng, dâm ô, cậy quyền cậy thế mà hiếp đáp con người ta, viết Số đỏ là để tố
cáo một xã hội người ngu muội hơn là thông minh khi chạy theo Âu hóa mà chả
hiểu Âu hóa là gì, ngay cả đến việc nhố nhăng, “loạn dục” cũng tưởng là âu hóa.
Vậy thì tại sao có thể kết luận rằng, ngôn ngữ trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
là suy đồi đạo đức, là trụy lạc, dâm ô.
Đành rằng đã là một diễn ngôn tính dục thì phải mang cái dục tính, cái
dâm trong ngôn từ.Trước hết phải thừa nhận đó là sự “lệch chuẩn”. Nhưng chính
nhờ việc lệch chuẩn ngôn ngữ không những tạo ra hiệu quả thẩm mỹ cho ngôn từ
nghệ thuật, ngôn ngữ dân tộc mà còn tạo ra một văn phong rất độc đáo của Vũ
Trọng Phụng, nó khiến cho ngôn từ của ông đa thanh, đa nghĩa, giàu tính phức
điệu hơn. Cái “dâm” trong ngôn từ “lệch chuẩn” của Vũ Trọng Phụng không
phải cái “dâm”hướng con người ta đến với sự suy đồi đạo đưc, mà là hướng đến
việc phê phán xã hội để cải tạo xã hội, cải tạo tư tưởng đúng đắn cho con người.
20
Cuộc sống bên trong tác phẩm là cuộc sống đi ngược lại chuẩn mực, đạo
lý truyền thống với những chuyện loạn luân, những chuyện cưỡng hiếp, là khao
khát dục tình, ân ái… thế nhưng đó chỉ là bề nổi của ngôn từ mà thôi. Vì ý nghĩa
ngôn từ trong văn học được xéttheo nguyên lý tảng băng trôi của Hermingway,
một phần nổi và bảy phần chìm. Thế nên, nói tới cái “phi văn hóa” chỉ là phần
nổi ở bên trên, và cái văn hóa, cái đẹp của văn minh tiềm ẩn lại nằm ở bảy phần
chìm bên dưới. Bởi vì thông qua đó mà nhà văn đã trình bày được tư tưởng của
mình, mong muốn một xã hội văn minh hiện đại nhưng lại giữ được những nét
sống có văn hóa đúng cách và phù hợp với nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
2.1.1. “Dâm hay không Dâm”trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

Bằng việc lược thuật ý kiến của các nhà văn hiện thực Pháp
như G.Maupassant, J. Richepin, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện rõ xu hướng sáng
tác của Chủ nghĩa hiện thực mà ởViệt Nam thường gọi là Văn học tả chân với
tư cách là một nhà văn xã hội. Từ phong cách tả chân “Chỉ tả sự thực, toàn một
giống thực”, “đó là những sự thực có ý vị, chớ chẳng cốt nêu cái thực hoàn
toàn”, và sự tả chân đến độ điêu luyện về những cái gì đụng chạm đến bản năng
thú tính của con người, đến tính dục đã khiến không ít ý kiến trái chiều cho rằng
tiểu thuyết của ông là một thứ văn chương dâm dục.
Tiêu biểu trong số đó là Nhất Chi Mai, người đã nêu ý kiến chỉ trích Vũ
Trọng Phụng là một nhà văn xã hội kỳ quặc “nhìn thế giới qua cặp kính đen, có
một bộ óc cũng đen và một nguồn văn càng đen nữa”. Theo Nhất Chi Mai, bức
tranh xã hội và đời sống con người trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thuần
một màu đen tối, như một địa ngục với những kẻ giết người, Làm đĩ, ăn tục, nói
càn. Qua đó, không hé ra cho người ta thấy một tư tưởng lạc quan nào, một tia
hy vọng nào. Mà tệ hơn nữa, ông lại viết những câu văn sống sượng, trần truồng,
mô tả những cảnh nhơ nhớp một cách khoái trá, thích thú chẳng khác nào khiêu
dâm người đọc. Nhất Chi Mai còn chỉ trích loại văn nói trên không thể xem là
“kiệt tác”, “đúng sự thực”, “can đảm” được, thực chất chỉ là một loại văn “dơ
dáy, bẩn thỉu, nhơ nhớp” mà thôi.
21
Không dừng lại ở đó, một số nhà lý luận, phê bình văn học đã đẩy Vũ
Trọng Phụng về phía Chủ nghĩa tự nhiên. Tất nhiên những ý kiến này không
phải là không có nguyên do. Vì lẽ, ngôn từ của Vũ Trọng Phục đậm đặc dục tính
quá, mà khoảng cách giữa Chủ nghĩa hiện thực và Chủ nghĩa tự nhiên thì lại
rất mong manh. Vũ Trọng Phụng viết về hiện thực xã hội nhưng diễn ngôn của
ông lại thiên về diễn ngôn tính dục, chính điều này đã gây không ít khó khăn
trong sự đánh giá về những tác phẩm của ông.
Ngay cả sự công kích của Nhất Chi mai cũng có thể hiểu được. Ta thấy sự
xuất hiện và tồn tại của Chủ nghĩa hiện thực trong văn học, nghệ thuật trên thế
giới vào cuối thế kỉ XIX ở châu Âu luôn có sự song hành của Chủ nghĩa tự

nhiên bên cạnh. Cùng lấy đối tượng phản ánh là hiện thực cuộc sống, nhưng
Chủ nghĩa tự nhiên cố gắng tái hiện hiện thực một cách khách quan chủ nghĩa.
Với thái độ thản nhiên lạnh lùng, hoặc là sự sao phỏng hoặc miêu tả y nguyên
những hiện tượng ngẫu nhiên, không điển hình, thường là hiện tương tiêu cực
của thực tế xã hội, đôi khi là sự miêu tả lộ liễu mặt sinh lý của đời sống con
người và số phận của nhân vật thường là rất nghiệt ngã, mà người ta nói là hiện
thực.
Tuy nhiên, nếu xét trong toàn bộ hệ thống sáng tác của Vũ Trọng Phụng
thì ta không thể xếp ông vào trường phái của Chủ nghĩa tự nhiên. Vì rõ ràng,
ông chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa tự nhiên, yếu tố tình ái và dục vọng của bản
năng sinh lý con người luôn thấm đẫm trong từng lời văn, câu chữ, nhưng phong
cách sáng tạo của ông vẫn là phong cách của một nhà văn hiện thực phê phán.
Ông phê phán xã hội, phê phán sự nhố nhăng, kệch cỡm, của những con người
trí thức rởm trong phong trào chạy theo Âu hóa.
Về vấn đề “Cái dâm trong văn chương”, Vũ Trọng Phụng đã khẳng
định: nhà văn tả chân có quyền và bổn phận tả những cảnh thuộc về đời sống
tình dục tự nhiên của con người, về cái dâm thuộc về thiên tính - nhưng lúc nào
cần tả, lúc nào không nên tả thì cần phải cân nhắc để văn chương không rơi vào
khiêu dâm. Còn thứ dâm uế, dâm loạn - tức những hành vi xấu xa, cần lên án thì
cần phải mô tả kỹ về nó, lôi nó ra dưới ánh sáng ban ngày, có vậy mới khiến
22
người đọc bất bình, công phẫn, lên án nó. Vũ Trọng Phụng không tán thành lối
viết nửa kín, nửa hở, che đậy bằng những câu văn bóng bẩy vì như vậy chỉ tổ
làm cho người đọc tò mò mà thôi. Ông chủ trương lối viết thẳng thắn, nói toạc ra
các khía cạnh của sự thật dù có tàn nhẫn, khó coi nhưng đó sẽ là sự thật cay
nghiệt giống như liều thuốc đắng khó nuốt nhưng sẽ làm cho người bệnh mau
khỏi.
Trong các tiểu thuyếtGiông tố, Số đỏ, Làm đĩ, chúng ta thấy rõ được
những vấn đề liên quan đến tính dục của con người. Đó là những cái khao khát
tình ái của bà phó Đoan, sự khiêu gợi của Tuyết với hình ảnh của một cô gái tân

thời “còn trinh một nửa”, cuộc ngoại tình của cô Hoàng Hôn, sự lăng loàn của
Xuân với bà phó Đoan, với Tuyết trong Số đỏ. Đó còn làchi tiếtNghị Hách
cưỡng hiếp thị Mịch, là những khao khát cái cảm giác đê mê của xác thịt trong
tâm tưởng của Mịch khi nhớ lại lúc thị bị hiếp, là hành động loạn luân của thị với
con rể của mình - Long trong Giông tố. Trong Làm đĩ, chúng ta bắt gặp hình ảnh
của một cô gái giang hồ - Huyền, với những dục vọng bản năng ngày càng trở
nên mãnh liệt cùng với quá trình tha hóa nhân phẩm… Thế nhưng, ta không hề
thấy cái khiêu dâm, đồi trụy nào trong những câu chữ ấy, mà ngược lại, ta càng
thấy rõ cái hiện thực xã hội hiện lên mồn một. Như thế thì làm sao có thể khẳng
định được tiểu thuyết Vũ trọng Phụng có tính dâm? Dâm như trong sự đánh giá
của các nhà phê bình là dâm ô, dâm dục. Tuy nhiên trong các sáng tác của Vũ
Trọng Phụng mà tiêu biểu là tiểu thuyết thì cái dâm đó là căn tính dâm trong
bản năng vốn có của con người, mà gọi một cách hoa mỹ là tính dục, chứ không
hề có tính dâm như những đánh giá trái chiều đó.
Vũ Trọng Phụng đã đề cập trực tiếp đến khái niệm Tính dục và phân định
khá rõ nội dung cũng như ý nghĩa xã hội và giá trị nhân bản của khái niệm này.
Thái độ chung của nhiều xã hội, Đông hay Tây trước đây, là né tránh mọi sự bàn
luận công khai về tính dục, thậm chí là về cơ thể con người. Trong lời tựa của
tiểu thuyết Làm đĩ, Vũ Trọng Phụng đã nói rõ quan niệm của mình về tính
dục trong mối liên hệ của nó với đạo đức và sinh lý học. Ông cho rằng “…Cái
dâm tự nó không xấu, mà nó là cái điều cao thượng đẹp đẽ và linh thiêng vô
23
cùng, vì nhờ nó mà loài người không tiêu diệt, nhờ nó mà có chúng ta đây… Ôi!
Hỡi người đọc ta, phường đạo đức giả mà giống hệt ta! Tại làm sao cái điều ấy,
cái điều mà người ta tự cho mình là đúng đắn, đạo đức không dám nói ra miệng
bao giờ, thì chính là cái điều mà bất cứ lúc nào người ấy cũng có thể phải nghĩ
thầm trong bụng? Cái dâm thuộc về cái quyền sinh lý học, luân lý không kiềm
chế nổi”.
Ta thấy rằng, những năm gần đây, ở các nước văn minh phương Tây, như
Pháp chẳng hạn. Người ta không kiêng nói đến cái dâm, trong văn học cũng vậy,

vấn đề cái dâm hay tính dục được đề cập đến khá nhiều. Trong tiểu thuyết Người
Tình của M.Duras, Đỏ và Đen và Stendhal… thậm chí trong văn học trung quốc
là hiện tượng của Mạc Ngôn với Châu chấu đỏ, Cao lương đỏ; Thiết Ngưng với
Những người đàn bà tắm… Nhưng tính dục trong văn học của họ không hề bị
phê phán, mà trái lại, người ta còn đem nó ra để nghiên cứu, phân tích dưới góc
nhìn của khoa học văn chương, “để dạy cho nhau nên dâm như thế nào”, thể
hiện tính dục ra làm sao để người đọc vừa có thể cảm vừa có thể hiểu và được
giáo hóa theo một mục tiêu tích cực… Bao nhiêu công trình nghiên cứu, kinh
nghiệm, học hành của những bác học đã bạc đầu chung quanh một vấn đề dâm
để cho xã hội biết nâng nó lên một trình độ, tận thiện, tận mỹ! Những sách vở,
những cuộc đăng đàn diễn thuyết đã cứu vớt khỏi vòng trụy lạc biết bao nam nữ
thiếu niên…Vậy mà vấn đề giáo dục cái dâm quan trọng đến nỗi bao nhiêu giấy
mực rồi cũng chưa đủ”.
Vấn đề giáo dục cái dâm mà Vũ Trọng Phụng nói đến lúc đó quả là rất “lạ
tai”, nhưng ngày nay, vấn đế mà nhà văn nêu ra được các nhà khoa học giáo dục
gọi là giáo dục giới tính. Tuy nhiênviệc hô hào giáo dục cái dâmmà Vũ Trọng
Phụng đề cập đến lúc đó lại được xem như lấy trứng mà ném vào đá vậy, là
thách thức búa rìu dư luận,vì việc tấn công vào thành trì kiên cố nhất là tư tưởng
bảo thủ coi tình dục là điều cấm kỵ, là xấu xa, đáng hổ thẹn đâu phải là dễ dàng.
Chúng ta biết nền văn hóa phương Đông truyền thống của chúng ta đây rất xem
trọng lễ giáo, đạo lý, thế nên những cái gì bông tuồng, trụy lạc hay tính dục đều
bị xem như là một thứ dâm loàn trắc nết, đi trái lại với thuần phong mỹ tục tự
24
ngàn xưa. Điều đó có lẽ là xuất phát từ việc nhìn nhận tính dục với nhãn quan
đạo đức truyền thống chứ không phải với nhãn quan khoa học.
Trong phần “Thay lời tựa” của tiểu thuyết Làm đĩ, Vũ Trọng Phụng
khẳng khái viết rằng: “Vì sao người ta lại coi tình dục là không quan trọng, là
điều nhơ bẩn? Sao người ta lại cam tâm ngu dốt như thế, lại đạo đức giả đến
như thế? Sao lại không dám nói lên cái sự nó vẫn ám ảnh hết thảy mọi hạng
người? Sao lại không dám vứt bỏ cái sự hổ thẹn vô lý để giảng dạy về những bộ

phận sinh dục là những cái mà đấng Thượng đế dám ban cho nhân loại mà
không hổ thẹn? Nói hay im, bảo nhau biết điều hòa cái dâm để tô điểm cuộc đời,
hay là cứ mặc quách để cái dâm của loài người làm loạn loài người , ấy chỉ do
đó mà ra sự hưng thịnh, suy của nòi giống?”
Từ đó, ông đã trình bày những lý do xã hội thúc đẩy ông viết và mục đích
công việc của mình:“Xã hội Việt Nam này, thật vậy, đã bắt đầu loạn dâm. Sự
làm giàu đùng đùng của các thầy lang chữa bệnh hoa liễu, sự phát đạt của
những tiệm khiêu vũ, tăng số của bọn giang hồ, nạn hoang thai, những vụ án vì
tình mà hàng ngày các báo đăng lên mục tin đặc biệt, sự chán đời đến tự tử của
một số nam nữ thiếu niên, hiếp dâm, vân vân, đã đủ dẫn chứng cho lời than ấy.
Đứng trước tình thế ấy mà chỉ khoanh tay kêu: Ôi phong hóa suy đồi, thì nào có
ích gì cho ai? Tìm một nền luân lý cho sự dâm giáo hóa cho thiếu niên để biết rõ
tình dục là những gì, đó là những việc phải làm ngay vậy…Nam nữ thiếu niên
vào lúc dậy thì, vào lúc xác thịt rạo rực lên vì sự biến đổi âm thầm và sự phát
triển của những cơ quan sinh dục, là rất dễ lầm lỗi, là rất dễ hư hỏng, nếu
không được bậc cha mẹ chỉ bảo những điều cần biết và đề phòng mọi hoàn cảnh
xấu xa hộ cho…”.
Thông qua chủ đề về một cô gái sa ngã, Vũ Trọng Phụng đã đề cập đến
nhiều vấn đề xã hội lớn vẫn còn nóng cho tới ngày nay: Trách nhiệm của người
cầm bút, nguyên nhân các tệ nạn xã hội và nhất là kêu gọi, giáo dục thanh thiếu
niênvề mặt giới tính như là một biện pháp hiệu quả nhất để đảm bảo sự phát triển
lành mạnh của tuổi trẻ.
25

×