Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những tác dụng của quả dứa với bà bầu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.19 KB, 4 trang )


Những tác dụng của quả dứa
với bà bầu


Ăn nhiều dứa sẽ gây rát lưỡi, xót môi. Dứa cũng giàu axit oxalic;
nếu hàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về dạ dày, bị chấn thương liên quan
đến gãy xương càng nên hạn chế dứa. Bởi vì, dứa có tính axit mạnh nên ăn
nhiều dễ gây tiêu chảy (nhất là khi ăn phải quả dứa còn xanh) hoặc ảnh
hưởng đến sự phát triển của xương.
Lợi ích của quả dứa
Dứa giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn: Nguyên nhân là bởi vì,
dứa chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương
chậu, dễ chuyển dạ.
Quan niệm sai lầm về ăn dứa khi mang bầu: Có ý kiến cho rằng, ăn
dứa sẽ gây nóng trong, dễ làm hỏng thai hoặc nếu người mẹ ăn dứa thì em
bé sau khi chào đời sẽ nhiều rôm sảy, mụn nhọt… Các nhà khoa học khuyến
cáo, thông tin trên là thiếu cơ sở. Thai phụ không nhất thiết phải kiêng dứa
(mà nên sử dụng hợp lý).
Dứa được biết đến như một loại thực phẩm chức năng, hữu ích cho
sức khỏe. Nó chứa nhiều vitamin A, C, mangan, kali, magiê… bảo vệ các
mô khỏi quá trình oxy hóa dẫn đến những cơn stress. Nghiên cứu mới nhất
cho thấy, bromelain trong dứa có tác dụng giảm hiện tượng sưng phù. Ăn
dứa cũng có tác dụng giải khát, đẹp da, duy trì cân nặng.
Dứa cũng an toàn với phụ nữ đang cho con bú.
Bà bầu có thể bị dị ứng dứa
Ngộ độc dứa
Các nhà khoa học khẳng định, nguyên nhân ngộ độc dứa không phải
vì bản thân quả dứa có chất độc hoặc hoặc do rắn thả nọc độc vào dứa (như
nhiều người vẫn suy đoán). Thủ phạm có thể do một loại nấm độc, thường


gặp dưới mặt đất – xâm nhập vào dứa qua quá trình trồng hoặc vận chuyển.
Loại nấm này phát triển mạnh vào mùa hè, trùng với mùa dứa chín.
Đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa. Những biểu hiện
của dị ứng dứa là: bạn Bị đau bụng, tiêu chảy, có thể xuất hiện ngứa toàn
thân; bạn cũng có thể cảm thấy tê lưỡi, khó thở…
Bác sĩ khuyến cáo, để tránh dị ứng dứa: Sau khi gọt vỏ, bạn nên cắt
dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 10-30 phút. Làm như vậy
không chỉ tránh được hiện tượng rát lưỡi khi ăn dứa; mà còn giúp bạn thấy
dứa có vị thơm, ngon hơn.
Nếu có cơ địa dị ứng, tốt nhất, bạn nên sử dụng dứa đã qua chế biến
(xào, nấu canh). Dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ
không còn.

×