Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.5 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


LÊ THỊ YẾN



Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT MÍA
NGUYÊN LIỆU Ở QUY MÔ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHI HẢI,
HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Lớp : K42A - KTNN
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khóa học: : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương
Khoa Kinh tế và PTNT – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên






Thái Nguyên, năm 2014

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động
sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã Phi Hải, huyện Quảng
Uyên, tỉnh Cao Bằng” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân, được thực hiện
dựa trên nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình
thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của Ths. Nguyễn Thị Hiền Thương.
Các số liệu bảng, biểu, sơ đồ và kết quả trong khóa luận là trung thực, các
nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có.

Sinh viên



Lê Thị Yến
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT, cảm ơn các thầy cô đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện
tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng
dẫn tận tình của Ths. Nguyễn Thị Hiền Thương đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và
được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và

PTNT tôi về thực tập tại Ủy ban nhân dân xã Phi Hải để hoàn thành đề tài: “Đánh
giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên
địa bàn xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Ủy ban nhân dân xã Phi Hải cùng toàn
thể các hộ nông dân ở xã Phi Hải đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công
việc trong thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng tôi bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực tập.
Trong qua trình nghiên cứu vì lý do chủ quan nên khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô
giáo và các bạn sinh viên.

Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2014
Sinh viên


Lê Thị Yến


2
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Sản xuất và nhập khẩu đường toàn cầu 10
Bảng 1.2: Bình quân sản xuất và tiêu thụ đường mía hàng năm 11
ở một số nước (tính trong kỳ 2007 – 2011) 11
Bảng 1.3: Năng suất trung bình mía đường ở một số nước 2011/2012 12
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất mía đường Việt Nam từ năm 1994 đến 2000 13
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất mía đường Việt Nam từ năm 2000 đến 2009 14
Bảng 1.6: Sản xuất mía của Việt Nam 15

Bảng 1.7: Diện tích và sản lượng mía qua 3 niên vụ (2010 - 2011, 2011 - 2012,
2012- 2013) 16
Bảng 2.1: Diện tích cây mía vụ 2012 – 2013 ở các xóm trồng mía trong xã Phi
Hải 20
Bảng 2.2: Số mẫu hộ điều tra 22
Bảng 2.3: Phân loại hộ điều tra 22
Bảng 3.1. Diễn biến nhiệt độ xã Phi Hải năm 2013 28
Bảng 3.2: Diễn biến độ ẩm xã Phi Hải năm 2013 28
Bảng 3.3: Diễn biến lượng mưa trung bình xã Phi Hải năm 2013 29
Bảng 3.4: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Phi Hải qua 3 năm 2011-
2013 30
Bảng 3.5: Tình hình hộ, khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2011 – 2013 32
Bảng 3.6: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Phi Hải qua 3 năm 34
Bảng 3.7: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Phi Hải qua 3 năm 2011 –
2013 36
Bảng 3.8: Tình hình sản xuất mía của xã Phi hải qua 3 năm 2011 – 2013 38
Bảng 3.9: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ 42
Bảng 3.10: Phân bố đất đai trong hộ điều tra 44
Bảng 3.11: Mức độ trang bị tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất mía 45
Bảng 3.12: Vốn bình quân của nhóm hộ điều tra 46
Bảng 3.13: Chi phí cho sản xuất cho 1000 m
2
mía trong các hộ điều tra 48
Bảng 3.14: Diện tích năng suất và sản lượng mía của các hộ điều tra 50
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế sản xuất mía (tính bình quân cho 1.000 m
2
) 51
Bảng 3.16: Chi phí sản xuất ngô cho 1.000 m
2
54

Bảng 3.17: So sánh HQKT của kinh doanh mía và ngô 54
Bảng 3.18: Ý kiến của nông hộ về các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất mía của hộ 57
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Bản đồ Việt Nam và tỉnh Cao Bằng 18
Hình 2.2: Bản đồ xã Phi Hải vàhuyện Quảng Uyên 19
Hình 2.3: Bản đồ vị trí của 3 xóm điều tra 21
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Sơ đồ 2.1: Phương pháp nghiên cứu
25
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ lát cắt
39
Sơ đồ 3.2: Kênh tiêu thụ mía nguyên liệu của các hộ điều tra
53
Sơ đồ 3.3: khung phân tích SWOT
59
Biểu đồ 3.1. Biến động giá mía qua 3 năm
56


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa
BQ
CC
DT

DTCT
DTTM
ĐVDT
ĐVT
GO
GTSX
HĐND
HQ
HQKT
IC

NLN
NS
Pr
TC
TM – DV
TN
UBND
VA
Bình quân
Cơ cấu
Diện tích
Diện tích canh tác
Diện tích trồng mía
Đơn vị diện tích
Đơn vị tính
Giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất
Hội đồng nhân dân
Hiệu quả

Hiệu quả kinh tế
Chi phí trung gian
Lao động
Nông - Lâm - Ngư
Năng suất
Lợi nhuận
Tổng chi phí
Thương mại – dịch vụ
Thu nhập
Ủy ban nhân dân
Giá trị gia tăng

2
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Bố cục khóa luận 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Cơ sở về hộ nông dân 4
1.1.2. Cơ sở về hiệu quả kinh tế 4
1.1.3. Cơ sở về phát triển sản xuất mía 9

1.2. Cơ sở thực tiễn 10
1.2.1. Tình hình sản xuất mía ở thế giới 10
1.2.2. Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam 12
1.2.3. Tình hình sản xuất mía ở Cao Bằng 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 17
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17
2.2. Nội dung nghiên cứu 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu 18
2.3.1. Chọn điểm 18
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 21
2.3.3. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu 24
2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin 24
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 26
2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất mía của các hộ điều tra 26
2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mía 26

2
2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiểu quả sản xuất mía 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 27
3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội 31
3.2. Thực trạng sản xuất mía của xã Phi Hải 37
3.2.1. Thực trạng sản xuất chung 37
3.2.2. Sơ đồ lát cắt của xã Phi Hải 39
3.2.3. Thông tin đầu ra của mía đường xã Phi Hải 41
3.3. Thực trạng sản xuất mía của hộ điều tra 42

3.3.1. Đặc điểm chung, nguồn lực của các nhóm hộ điều tra 42
3.3.2. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra 46
3.3.3. Tình hình sản xuất của các nhóm hộ điều tra 50
3.3.4. Thị trường tiêu thụ mía nguyên liệu 52
3.3.5. So sánh hiệu quả cây mía với cây trồng trên đất mía 53
3.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía của hộ . 55
3.3.7. SWOT sản xuất mía của xã Phi Hải 58
CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
MÍA 60
4.1. Một số khó khăn, tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng tới hiệu
quả kinh tế của cây mía nguyên liệu 60
4.2. Định hướng phát triển sản xuất mía nguyên liệu của xã 60
4.3. Một số giải pháp phát triển vùng mía nguyên liệu 61
4.3.1. Giải pháp về giống và kỹ thuật canh tác 61
4.3.2. Giải pháp cho tiêu thụ 62
4.3.3. Tổ chức khuyến nông vùng mía nguyên liệu 62
4.3.4. Giải pháp trong vấn đề hợp tác sản xuất 64
4.4. Kiến nghị 64
4.4.1. Đối với nhà nước 64
4.4.2. Đối với chính quyền địa phương 64
4.4.3. Đối với nhà máy đường tỉnh Cao Bằng 65
4.4.4. Đối với hộ nông dân 65
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường.
Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc
gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất

công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo, Mía là loại cây công nghiệp
khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ
70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh
tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước
1
. Có thể trồng mía có kết quả trên
cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua
mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ.
Mía là cây trồng có khả năng sinh khối lớn. Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích
lá lớn nên cây mía có khả năng tận dụng ánh sáng mặt trời trong quá trình quang
hợp (tối đa có thể đạt 5 – 7%). Mía là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Mía
thường được trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm, là lúc lượng mưa thấp. Đến
mùa mưa mía được 4 – 5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dày,
diện tích lá gấp 4 – 5 lần diện tích đất làm cho mưa không rơi trực tiếp xuống mặt
đất có tác dụng tránh xói mòn đất cho các vùng đồi núi trung du và làm tăng độ phì
nhiêu cho đất
2
.
Trong định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp trong giai đoạn mới
hiện nay mà Đảng và Nhà nước ta xác định là cần thực hiện “chuyển đổi cơ cấu cây
trồng”, “hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với công
nghiệp chế biến” nhằm khai thác tốt hơn niềm năng kinh tế - xã hội vốn có của mỗi
vùng, tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước và phục vụ cho xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước, giải quyết việc
làm cho người lao động đồng thời cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước Nghị quyết Hội đồng nhân dân
huyện Quảng Uyên, khoá XVIII đề ra nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

1


2
Trần Văn Sỏi (2003)


2


địa phương, trong đó khẳng định vai trò cây mía nguyên liệu trong xoá đói giảm
nghèo và coi đây là “cây mũi nhọn” của địa phương. Một lợi thế của huyện Quảng
Uyên đó là một trong những huyện mà được công ty mía đường Cao Bằng bao tiêu
sản phẩm. Do đó, người dân không phải vất vả tìm đầu ra, cũng như nhận được sự
hỗ trợ từ phía công ty.
Xã Phi Hải với đơn vị hành chính bao gồm 24 xóm, hầu hết nông dân sống
dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây thì cây mía trở thành
cây chủ đạo trong công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho nông dân
trong xã. Tuy nhiên, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường không ổn
định và giá cả vật tư nông nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất mía tương đối cao.
Do đó người nông dân không dám mạnh dạn đầu tư thâm canh, diện tích mía trong
những năm qua được mở rộng hơn nhưng năng suất mía không cao. Xã Phi Hải vẫn
chưa tiến tới phát triển cây mía bền vững.
Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình sản xuất mía của địa phương,
đánh giá chính xác HQKT của cây trồng là một trong những cơ sở để đưa ra những
giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất mía để giúp nông hộ sản xuất mía có hiệu
quả hơn. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt
động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã Phi Hải, huyện
Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây mía của hộ nông dân, qua đó đưa
ra các giải pháp phát triển sản xuất mía, nâng cao thu nhập và đời sống nông hộ

trên địa bàn xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế hoạt động sản suất
mía nguyên liệu.
- Nắm được thực trạng sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã Phi Hải,
huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất mía tại xã Phi Hải.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất mía nguyên liệu ở xã Phi Hải.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tại địa phương.

3


3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Củng cố lý thuyết cho sinh viên.
- Giúp rèn luyện kỹ năng, làm quen với công việc ngoài thực tế, phục vụ tích
cực cho quá trình công tác sau này.
- Bước đầu vận dụng kiến thức đã học vào đề tài nghiên cứu khoa học.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc đánh giá sát thực
hiện hiệu quả trồng mía. Qua đó giúp cho người dân có cơ sở để tiếp tục phát triển
mở rộng sản xuất mía.
- Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển việc trồng mía trên địa bàn
xã Phi Hải trong những năm tới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp
nông hộ.
4. Bố cục khóa luận
Khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 4 chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở về hộ nông dân
1.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân
Có rất nhiều định nghĩa về hộ nông dân:
Theo giáo sư Đào Thế Tuấn (1996): “Hộ nông dân là những người có
phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình cho sản
xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi
sự tham gia từng phần vào kinh tế thị trường với mức độ hoàn hảo không cao”
3
.
Như vậy, hộ nông dân khác với các hộ khác và khác với doanh nghiệp nông
nghiệp ở quy mô sản xuất, nguồn lao động và mục tiêu thực hiện.
1.1.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân
Hộ nông dân có những đặc điểm sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ
tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định
quan hệ giữa hộ nông dân với thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động
phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau, khiến cho khó có giới hạn thế nào là

một hộ nông dân
4
.
1.1.2. Cơ sở về hiệu quả kinh tế
1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
HQ là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế
sản xuất hàng hóa. HQ là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các
phương án hành động. HQ được xem xét dưới nhiều góc độ và quan điểm khác
nhau: HQ tổng hợp, HQKT, HQ chính trị xã hội, HQ trực tiếp, HQ gián tiếp, HQ
tương đối và HQ tuyệt đối Ngày nay, khi đánh giá HQ đầu tư của các dự án phát

3
Đào Thế Tuấn (1997)
4
Trần Ngọc Ngoạn (1999)


5
triển, nhất là những dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải
xem xét HQKT trên nhiều phương diện.
Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa
chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước”
5
.
Còn theo P.samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một
loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có HQ nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”
6
.

Thực chất của hai quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả
các nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như nền sản xuất xã hội. Trên góc độ này rõ
ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực
trên đường giới hạn khả năng sản xuất thì sản xuất có HQ.
Theo Farell (1957) và cộng sự thì chúng ta chỉ tính được HQKT một cách
đầy đủ theo nghĩa tương đối: “HQKT là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt
được cả HQ kỹ thuật và HQ phân phối”
7
.
HQ kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy HQ kỹ thuật liên
quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng
vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
HQ phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu HQ trong đó các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi
phí thêm về đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào, đầu ra, người ta sẽ
sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa.
Thực chất của HQ phân phối, chính là HQ kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố
đầu vào và đầu ra, hay chính là HQ về giá.
Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý
và sử dụng phổ biến đó là: Hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc một quá
trình) kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác

5
Ngô Đình Giao (1997)
6
P.samuelson và W.nordhaus (1991)
7
M.J.Farrell (1957)



6
định. Mục tiêu ở đây có thể tùy vào từng lĩnh vực sản xuất, tùy vào từng doanh
nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để
làm được điều này doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các
nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn ). Đây là khái
niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Như vậy, mặc dù còn có nhất nhiều những quan điểm khác nhau về khái
niệm HQKT nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu: HQKT chính là phạm trù
phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng
các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn) trong
quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận.
1.1.2.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường đang khuyến
khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh doanh để tìm kiếm cơ hội
với yêu cầu, mục đích khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng
làm thế nào để có HQKT cao nhất, đó là sự kết hợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra
trong điều kiện sản xuất, nguồn lực nhất định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mục đích, yêu
cầu khoa học kỹ thuật và việc áp dụng vào trong sản xuất, vốn, chính sách, quy luật khan
hiếm nguồn lực trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng và
trở nên đa dạng hơn, có như vậy mới nâng cao được HQKT.
Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố
đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và HQ sản xuất. Kết quả là một đại
lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào
từng điều kiện cụ thể. Khi xác định HQKT không nên chỉ quan tâm đến hoặc là
quan hệ so sánh (phép chia) hoặc là quan hệ tuyệt đối (phép trừ) mà nên xem xét
đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tuyệt đối. HQKT Ở đây
được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối:
- Quy luật cung - cầu.
- Quy luật năng suất cận biên giảm dần.
HQKT là một đại lượng để đánh giá, xem xét đến hiệu quả hữu ích được tạo
ra như thế nào, có được chấp nhận hay không. Như vậy, HQKT liên quan trực tiếp
đến yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.

7
Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp là rất
đa dạng vì ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi phí vật
chất, lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất. Việc đánh giá phần lớn phụ
thuộc vào quy trình sản xuất là sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào và khối lượng
đầu ra, nó là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong việc đánh giá
HQKT. Tùy thuộc vào từng ngành, quy mô, đặc thù của ngành sản xuất khác nhau
thì HQKT được xem xét dưới góc độ khác nhau, cũng như các yếu tố tham gia sản
xuất. Xác định các yếu tố đầu ra: các mục tiêu đạt được phải phù hợp với mục tiêu
chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải được trao đổi trên thị
trường, các kết quả đạt được là: Khối lượng, sản phẩm, lợi nhuận, Xác định các
yếu tố đầu vào: đó là những yếu tố chi phí về vật chất, công lao động, vốn
Phân tích HQKT trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị
trường việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau:
Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao, phân bổ chi
phí, hạch toán chi phí, Yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ.
Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định các kết quả
về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất, không thể lượng hóa được.
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế
xã hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần của mọi cá nhân, tổ
chức trong xã hội. Muốn như vậy thì quá trình sản xuất phải phát triển không ngừng
cả về chiều sâu và chiều rộng như: Vốn, kỹ thuật, tổ chức sản xuất sao cho phù hợp
nhất để không ngừng nâng cao HQKT của quá trình sản xuất. Để hiểu rõ phạm trù

HQKT chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai phạm trù kết quả và HQ:
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh
doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó
8
.
Như vậy kết quả có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị.
Các đơn vị hiện vật cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng sản phẩm mà quá
trình kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m
2
, m
3
, lít,… các đơn vị giá trị có
thể đồng, triệu đồng, ngoại tệ…
Trong khi đó HQ là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản
xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất không thể đo lường bằng các đơn vị

8

Nguyễn Hữu Ngoan (2005)


8
hiện vật và đơn vị giá trị mà nó mang tính tương đối. Ta có thể tính toán trình độ lợi
dụng nguồn lực bằng số tương đối: Tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực.
Chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối: Phạm trù này chỉ
phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bản chất là kết quả
của quá trình kinh doanh không bao giờ phản ánh được trình độ lợi dụng nguồn lực
sản xuất.
1.1.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội được diễn ra ở các phạm vi khác

nhau, đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất và các yếu tố sản xuất càng
khác nhau thì nội dung nghiên cứu HQKT càng khác nhau. Do đó, để nghiên cứu
HQKT đúng cần phân loại HQKT.
Có thể phân loại HQKT theo các tiêu chí sau:
* Phân loại theo phạm vi và đối tượng xem xét. HQKT được phân theo các
khía cạnh sau:
- HQKT quốc dân: là HQKT tính chung cho toàn bộ nền sản xuất xã hội của
một quốc gia.
- HQKT ngành: là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất nhất
định như công nghiệp, nông nghiệp
- HQKT theo lãnh thổ: tính riêng cho từng vùng, từng địa phương.
- HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất – kinh doanh: Doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình
- HQKT từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố đầu vào sản xuất.
* Phân loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu:
- HQKT phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh
tế và chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động kinh tế mang lại.
- HQ xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả của các lợi ích về mặt
xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
- HQ kinh tế - xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về
mặt kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó như bảo vệ môi
trường, lợi ích công cộng
- HQ phát triển và bền vững: là HQ kinh tế - xã hội có được do tác động hợp
lý để tạo ra nhịp độ tăng trưởng tốt nhất và bảo đảm những lợi ích kinh tế - xã hội
lâu dài.

9
* Nếu căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất các nguồn lực và hướng tác
động vào sản xuất thì chia HQKT thành:
- HQ sử dụng đất đai.

- HQ sử dụng lao động.
- HQ sử dụng các yếu tố tài nguyên như năng lượng, vốn
- HQ việc áp dụng khoa học - kỹ thuật như HQ làm đất, HQ bón phân…
9
.
1.1.2.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế quyết định lợi ích của người sản xuất, của doanh nghiệp và
của Nhà nước. Trong sản xuất, từ kết quả thu được, trước tiên ta phải khấu trừ đi chi
phí bỏ ra. Sản xuất có hiệu quả thì phần dư ra càng lớn, phần dư ra của kết quả sản
xuất chính là lợi ích của người sản xuất, doanh nghiệp và nhà nước, muốn vậy bắt
buộc nhà sản xuất phải trả lời đúng chính xác ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? sản xuất
như thế nào? sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ chấp nhận các doanh nghiệp nào sản
xuất đúng loại sản phẩm với chất lượng và số lượng phù hợp, giá cả hợp lý. Trong
khi nguồn lực càng ngày càng giảm mà nhu cầu của con người lại càng tăng.
Mặt khác, kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập
doanh nghiệp phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng
trong cạnh tranh doanh nghiệp cần phải luôn tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh:
Chất lượng và sự khác biệt hoá, giá cả và tốc độ cung ứng. Để duy trì lợi thế về giá
cả, doanh nghiệp phải tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn các doanh nghiệp khác.
Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có khả năng
đạt được điều này.
Hiệu quả kinh tế càng nâng cao thì người sản xuất càng thu được lợi nhuận.
Người tiêu dùng càng được cung cấp đa dạng về sản phẩm với giá rẻ hơn, chất
lượng hàng hóa cao hơn.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là vấn đề mà cả người sản xuất, người tiêu dùng
và cả xã hội đều quan tâm.
1.1.3. Cơ sở về phát triển sản xuất mía
1.1.3.1. Ý nghĩa của việc phát triển cây mía
Mía là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao được chú trọng đầu
tư phát triển ở nước ta. Nhiệm vụ chính của mía là sản xuất lấy đường. Đường giữ

vai trò rất quan trọng trong khẩu phần thức ăn hàng ngày của con người và là nhu

9

Nguyễn Hữu Ngoan (2005)


10
cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Cây mía là nguyên liệu quan trọng của
ngành công nghiệp chế biến đường ăn trên thế giới và là nguồn nguyên liệu duy
nhất của nước ta.
Ngoài ra mật lại có thể dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Theo đông y nước
mía có vị ngọt mát, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải khát giải độc, tiêu đờm,
chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và rất bổ dưỡng. Mía có giá trị dược
liệu cao nên người xưa coi nó là thang thuốc hồi mạch của trời. Trong mía, đường
chiếm 20%, ngoài ra còn ít các acid hữu cơ như acid citric, acid malic, acid tartaric
cùng nhiều chất vô cơ khác. Trong những năm qua, mía đã là cây trồng giúp nhiều
địa phương xóa đói giảm nghèo.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất mía ở thế giới
Ngành mía đường thế giới phát triển từ thế kỷ thứ XVI. Sản lượng đường
toàn cầu phát triển nhanh theo nhu cầu tiêu thụ, đầu những năm cách mạng công
nghiệp (1750-1830) khoảng 820 ngàn tấn/năm, trước thế chiến thứ nhất (1914-
1918) khoảng 18 triệu tấn/năm, đến nay đạt trên 174 triệu tấn/năm (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Sản xuất và nhập khẩu đường toàn cầu
ĐVT: 1.000 tấn
Niên vụ
Tồn
trước
niên vụ

Sản
xuất
Nhập
khẩu
Tổng
cung
Xuất
khẩu
Tiêu
dùng
Tồn sau
niên vụ
2008/09 43.650

143.888

44.859

232.397

47.881

152.955

31.561

2009/10 31.561

153.517


51.194

236.272

51.902

154.521

29.849

2010/11 29.849

161.612

51.921

243.412

56.008

156.766

30.558

2011/12 30.558

170.967

48.870


250.395

57.819

160.965

31.611

2012/13 31.611

174.453

49.105

255.169

58.326

163.761

33.082

(Nguồn: USDA)
10


10
www.cesti.gov.vn/th-gi-i-d-li-u/i-m

11

Đường được sản xuất tại hơn 100 nước, trên 70% tiêu thụ nội địa. Ba nước
xuất khẩu đường chủ yếu là Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, chiếm 50% sản lượng và
56% xuất khẩu của thế giới (Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Bình quân sản xuất và tiêu thụ đường mía hàng năm
ở một số nước (tính trong kỳ 2007 – 2011)
Quốc gia
Sản xuất
(1.000 tấn)
Tiêu thụ
(1.000 tấn)
Xuất khẩu
(1.000 tấn)
Lượng dự
trữ cuối
(1.000 tấn)
BQ tiêu
thụ đầu
người
(kg/người
/năm
Brazil 34.790 11.760 22.990 375 56
Ấn Độ 24.033 23.730 1.262 6.957 17
Trung Quốc 12.737 14.270 1.508 2.597 7
Thái Lan 8.357 2.184 6.244 2.252 30
Mỹ 7.139 10.186 2.492 1.232 32
Mexico 5.474 5.098 752 1.063 50
Úc 4.461 1.250 3.213 340 60
Nam Phi 2.192 1.603 639 144 36
Indonesia 1.964 4.760 2.764 522 16
Ai cập 1.760 2.743 974 445 34

Cuba 1.272 677 685 81 61
Nhật Bản 828 2.304 1.460 326 18
Hàn Quốc 0 1.259 1.343 482 27
Thế giới 157.452 154.167 51.473 33.984 21
Ghi chú: Có tính đường từ củ cải đường
(Nguồn: USDA)
11

Bình quân tiêu thụ đường của hai nước đông dân nhất hành tinh còn ở mức rất
thấp: Trung Quốc: 7 kg/người/năm và người Ấn Độ 17 kg/người/năm, trong khi đó
tiêu thụ nhiều đường nhất thế giới là người Cuba: 61 kg/người/năm, kế đến là Úc: 60
kg/người/năm và Brazil: 56 kg/người/năm (Bảng 1.3). Dự báo ngành đường Trung
Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước. Brazil, Thái
Lan, Úc, Nam Phi sẽ mở rộng xuất khẩu, trong khi Cuba và Mexico sẽ giảm lượng

11
www.cesti.gov.vn/th-gi-i-d-li-u/i-m

12
xuất khẩu. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Mỹ, Indonesia, Hàn Quốc, Canada, Trung
Quốc, Nhật Bản.
Không nằm trong các nước lớn về sản xuất và xuất khẩu đường, nhưng là các
nước có năng suất mía cao nhất thế giới là Peru: 123 tấn/ha, Colombia: 120 tấn/ha,
Nicaragua: 102,4 tấn/ha (Bảng 1.3).
Bảng 1.3: Năng suất trung bình mía đường ở một số nước 2011/2012
Quốc gia
Năng suất
(tấn/ha)
Quốc gia
Năng suất

(tấn/ha)
Peru 123 Mozambique 79,6
Colombia 120 Thái Lan 77,3
Nicaragua 102,4 Mexico 70
Swaziland 98 Costa Rica 61,1
Guatemala 90 Nam Phi 60
Zimbabwe 85
(Nguồn: USDA)
12

1.2.2. Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam
Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa (khoảng 250
năm trước Công nguyên), nhưng công nghiệp mía đường mới được bắt đầu từ thế
kỷ thứ XX. Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía, với tổng công
suất gần 11.000 tấn mía ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị
và công nghệ lạc hậu. Năm 1995, với chủ trương “Đầu tư chiều sâu, mở rộng các
nhà máy đường hiện có, xây dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những
vùng nguyên liệu nhỏ. Ở những vùng nguyên liệu tập trung lớn, xây dựng các nhà
máy có thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản
lượng đường năm 2000 đạt khoảng một triệu tấn (Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ 8). Chương trình mía đường được chọn là chương trình khởi đầu để
tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xoá đói, giảm
nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Ngành mía đường được giao
“Không phải là ngành kinh tế vì mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế xã hội”.
Tình hình sản xuất mía đường chia ra làm các giai đoạn:

12
www.cesti.gov.vn/th-gi-i-d-li-u/i-m

13

1.2.2.1. Tình hình sản xuất mía đường từ 1995 đến 2000
Ngành mía đường Việt Nam đến năm 1994 - 1995 vẫn chưa sản xuất được
đủ đường cho nhu cầu trong nước. Nhằm định hướng phát triển ngành mía đường
Việt Nam sản xuất đủ đường cho nhu cầu phát triển ngày càng tăng cao trong nước
và tiến tới xuất khẩu, vào năm 1994, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đã
xây dựng tổng quan mía đường Việt Nam đến 2000 - 2010 và đề xuất chương trình
1 triệu tấn đường. Tháng 10/1994 Thủ tướng Chính phủ đã thông qua chương trình
1 triệu tấn đường năm 2000. Tháng 5/1995 Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình này với kỳ vọng đây là một chương
trình lớn, có hiệu quả cao và nhanh chóng trong các chương trình phát triển nông
nghiệp của kế hoạch 5 năm 1995 - 2000 hướng tới mục tiêu sản xuất được 1 triệu tấn
đường/năm để đủ ăn, không phải nhập khẩu và chuẩn bị điều kiện để nước ta có thể sản
xuất được 3 - 5 triệu tấn đường/năm, tương đương 1 - 1,5 tỷ USD/năm vào thập kỷ
đầu của thế kỷ XXI và trở thành một nước xuất khẩu đường.
Sau 5 năm triển khai chương trình mía đường, ngành mía đường Việt Nam
đã thu được những kết quả như sau:
- Vùng nguyên liệu tập trung: Năm 1994 toàn quốc có 166.600 ha mía, năng
suất 45,3 tấn/ha, sản lượng mía đạt 7.500.000 tấn mía. Đến năm 1999 diện tích mía
tăng lên đạt 344.200 ha (tăng 2,06 lần), năng suất mía đạt 51,6 tấn/ha (tăng 13,9%),
sản lượng đạt 17.760.000 tấn (tăng 2,35 lần) (bảng 1.4). Hệ thống cơ sở hạ tầng
(đường sá, cầu cống nội vùng) đạt 50% yêu cầu cho vận chuyển, hệ thống thủy lợi
đảm bảo tưới được 8% diện tích vùng nguyên liệu. Các vùng nguyên liệu tập trung
đã cung cấp 8,8 triệu tấn mía cho chế biến đạt 80% công suất thiết kế.
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất mía đường Việt Nam từ năm 1994 đến 2000
Năm
Diện tích mía
(ha)
Sản lượng mía
(1.000 tấn)
Năng suất mía

(tấn/ha)
1994 166.600

7.550

45,3

1995 224.800

10.710

47,6

1996 237.000

11.370

48,0

1997 257.000

11.920

46,4

1998 283.000

13.840

48,9


1999 344.200

17.760

51,6

2000 302.300

15.040

49,8

(Nguồn: Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc FAO, 1994 - 2000)

14
- Đến năm 2000 cả nước với 44 nhà máy, với tổng công suất thiết kế 78.200
TMN. Hình thành nên 3 vùng mía trọng điểm là Thanh Hóa - Nghệ An, Quảng
Ngãi, Tây Ninh có công suất các nhà máy chiếm 54% tổng công suất của cả nước.
Chương trình đã góp phần đào tạo nên đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kỹ sư và
công nhân 15.000 người. Đi đào tạo nước ngoài 400 cán bộ quản lý, kỹ thuật và
công nhân. Tập huấn cho 56.000 lượt công nhân, công nhân nông nghiệp với tổng
chi phí 50 tỷ đồng.
1.2.2.2. Tình hình sản xuất mía đường từ 2000 đến nay
Từ năm 2000 trở lại đây, diện tích trồng mía trên cả nước giảm dần (bảng
1.5) do không cạnh tranh nổi với một số cây trồng có thu nhập cao hơn khiến tình
trạng thiếu nguyên liệu thường xuyên xảy ra. Điển hình Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) là nơi có diện tích trồng mía lớn nhất cả nước với khoảng 60.000 ha,
giảm gần 10.000 ha so với các niên vụ trước, sản lượng mía nguyên liệu ước đạt 3,8
triệu tấn. Với 10 nhà máy đường trong vùng, tổng công suất ép mía lên đến 22.500

tấn/ngày, nếu cân đối thời gian sản xuất của các nhà máy thì số mía nguyên liệu trên
chỉ đủ dùng trong 5 - 6 tháng. Đó là chưa kể cả nước còn khoảng 30 nhà máy đường
nằm rải rác từ Bắc vào Nam, công suất bình quân 2.644 tấn mía cây/ngày, nhưng
hoạt động chỉ đạt hơn 60% so với công suất thiết kế.
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất mía đường Việt Nam từ năm 2000 đến 2009
Năm
Diện tích mía
(ha)
Sản lượng mía
(1.000 tấn)
Năng suất mía
(tấn/ha)
2000 302.300

15.040

49,8

2001 290.700

14.660

50,4

2002 320.000

17.120

53,5


2003 313.200

16.850

53,8

2004 286.100

15.650

54,7

2005 266.300

14.950

56,1

2006 288.100

16.720

58,0

2007 293.400

17.400

59,3


2008 271.100

16.130

59,5

2009 260.100

15.250

58,6

(Nguồn: Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO, 2000 – 2009))

×