Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.78 KB, 14 trang )

Đề Tài Thảo Luận : Phát huy nguồn nhân lực
trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại
hoá ở nước ta hiện nay
PHẦN 1 : LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 2 : NỘI DUNG
I. THẾ NÀO LÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ? MỤC
TIÊU, QUAN ĐIỂM CNH –HĐH Ở NƯỚC TA .
1. Thế nào là công nghiệp hoá - hiện đại hoá ?
a. Tính tất yếu khách quan của CNH-HĐH
b. Tác dụng của CNH-HĐH
Khái niệm CNH-HĐH(Hội nghị TW 7 khoá VII )
2. Mục tiêu, quan điểm CNH-HĐH ở nước ta
a. Mục tiêu
b. Quan điểm
II.VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI, NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ
III. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NƯỚC TA. ƯU ĐIỂM
VÀ HẠN CHẾ. PHÁT HUY CÙNG CÁC GIẢI PHÁP.
1. Những thế mạnh, ưu điểm nguồn nhân lực ở nước ta.Vận dụng
phát huy vai trò của nó.
2. Những mặt còn hạn chế của nguồn nhân lực nước ta. Nguyên
nhân và các giải pháp.
a. Các mặt hạn chế
b. Nguyên nhân
c. Giải pháp
PHẦN 3 : LỜI KẾT
Lời Mở Đầu
Như chúng ta đã biết công nghiệp hoá - hiện đại hoá là con đường tốt nhất để
giúp một đất nước phát triển kinh tế, thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Từ đó làm
nền tảng, cơ sở vật chất và kỹ thuật để xây dựng chủ nghĩa xã hội .
Đặc biệt đối với một nước như nước ta kinh tế còn kém phát triển, công


nghiệp chậm phát triển, nông nghiệp còn lạc hậu thì sự nghiệp đổi mới công
nghiệp hoá - hiện đại hoá là biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quá trình công nghiệp hoá -
hiện đại hoá của nước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu và kết
quả to lớn về kinh tế, văn hoá, xã hội , chính trị... song vẫn còn đó nhiều mặt hạn
chế và khiếm khuyết.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì con người, nguồn nhân
lực được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành công hay thất bại,
tính hiệu quả của quá trình này. Để đạt được sự phát triển, tính hiệu quả của quá
trình CNH –HĐH thì cần phải có những chính sách phát triển con người, nâng cao
chất lượng nguồn lao động và cách phân bổ, sử dụng hợp lí. Ở nước ta con người,
nguồn nhân lực có nhiều ưu điểm, lợi thế song cũng có những mặt hạn chế. Vấn đề
sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực lại chưa thực sự hợp lý. Chính vì vậy việc phát
huy và sử dụng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở
nước ta hiện nay là một điều hết sức cần thiết và cần có những sự quan tâm đúng
mức .
NỘI DUNG
I. THẾ NÀO LÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ?
MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CNH –HĐH Ở NƯỚC TA .
1. Thế nào là công nghiệp hoá - hiện đại hoá ?
a. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong sự nghiệp
xây dựng Xã hội chủ nghĩa:
Mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể được xác lập một cách vững chắc
trên một cơ sở vật chất kỹ thuật thích ứng. Nói cơ sở vật chất kỹ thuật của một
phương thức sản xuất là nói cơ sở vật chất - kỹ thuật đó đã đạt đến một trình độ
nhất định làm đặc trưng cho phương thức sản xuất đó.
Đặc trưng của cơ sở vật chất kỹ thuật của các phương thức sản xuất trước
CNTB là công cụ thủ công nhỏ bé, lạc hậu. Đặc trưng của cơ sở vật chất kỹ thuật
của Chủ nghĩa tư bản là nền đại công nghiệp cơ khí hoá, CNXH phát triển cao hơn
dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ

yếu. Nhưng phải cao hơn CNTB về hai phương diện: trình độ kỹ thuật và cơ cấu
sản xuất, gắn với thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật của CNXH là nền đại
công nghiệp hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên
trình độ khoa học - công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và
thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Vì vậy, từ CNTB hay từ những phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản
quá độ lên CNXH thì việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH là một tất
yếu khách quan, một quy luật kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiện thông
qua công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Đối với các nước quá độ từ CNTB lên CNXH dù đã có công nghiệp, có cơ sở
vật chất kỹ thuật nhưng đó chỉ là tiền đề vật chất chứ chưa phải là cơ sở vật chất -
kỹ thuật của CNXH. Mà muốn có cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH các nước
này phải tiến hành cách mạng XHCN về quan hệ sản xuất; tiếp thu, vận dụng phát
triển cao hơn những thành tựu khoa học-công nghệ vào sản xuất và hình thành cơ
cấu kinh tế mới XHCN có trình độ cao và có tổ chức(có kế hoạch, tổ chức sắp xếp
lại nền đại công nghiệp tư bản một cách hợp lý có hiệu quả). Chính vì lẽ đó đối với
các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên CNXH như nước ta thì việc xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH phải thực hiện từ đầu, từ không đến có, từ
gốc đến ngọn, thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho nên CNH- HĐH là tất
yếu khách quan, là một việc làm đương nhiên đối với nước ta. Mỗi bước tiến của
quá trình CNH-HĐH là một bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH
phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất
XHCN .
b. Tác dụng của CNH –HĐH :
Thứ nhất là, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế nó giúp phát triển lực
lượng sản xuất và tăng năng suất lao động. Khắc phục nguy cơ tụt hậu, giảm dần
khoảng cách về kinh tế giữa nước ta với các nước phát triển trên thế giới. Đồng
thời, góp phần nâng cao và ổn định đời sống nhân dân .
Hai là, củng cố và tăng cường vai trò của kinh tế Nhà nước, nâng cao năng lực
tích luỹ, tạo công ăn việc làm, khuyến khích sự phát triển tự do và toàn diện của

mỗi cá nhân.
Thứ ba, CNH-HĐH tạo điều kiện đáp ứng các yêu cầu về vật chất-kỹ thuật
cho việc củng cố và tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng. Công nghiệp hoá-
hiện đại hoá có tác dụng trực tiếp và chủ yếu trong việc tạo ra tiềm lực to lớn cho
quốc phòng.
Bốn là, tạo điều kiện cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, không
phụ thuộc vào các nước khác để có thể tham gia hiệu quả vào sự phân công và hợp
tác quốc tế .
Từ các tác dụng trên chúng ta có thấy được vị trí và tầm quan trọng của công
nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chính vì vậy, CNH – HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong
suốt thời kì quá độ lên XHCN ở nước ta .
Khái niệm công nghiệp hoá - hiện đại hoá (Hội nghị TW 7 khoá VII ) :
“Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động
thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ,
phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp
và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.
2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở nước ta
a. Mục tiêu :
- Tiến hành cách mạng khoa học - kĩ thuật để xây dựng cở sở vật chất – kĩ
thuật cho xã hội chủ nghĩa .
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lao động xã hội .
- Nâng cao mức sống vật chất, tinh thần, dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ,văn minh.
- Củng cố quốc phòng, an ninh vững chắc .
b. Quan điểm :
- Gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá với
phát triển kinh tế tri thức.
Công nghiệp hoá theo khái niệm truyền thống là quá trình thay thế lao động
thủ công bằng máy móc trong sản xuất .Trong thời đại hiện nay ,công nghiệp hoá

phải gắn với hiện đại hoá do sự phát triển của cách mạng KHKT cùng với xu
hướng hội nhập toàn cầu hoá .Vì vậy, chúng ta có thể tận dụng, nhập khẩu công
nghệ mới để phát triển kinh tế ở một số khâu, một số lĩnh vực.
CNH-HĐH phải gắn với phát triển kinh tế tri thức là vì trên thế giới có nhiều
nước đang chuyển từ nước công nghiệp sang phát triển kinh tế tri thức. Do đó ta
tận dụng được lợi thế của một nước phát triển sau, ta không cần phát triển tuần tự
mà phát triển theo con đường rút ngắn.
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): kinh tế tri thức là nền
kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định
nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.Là
những ngành kinh tế mới dựa vào tri thức, thành tự khoa học công nghệ như là:
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, nông công nghiệp, dịch vụ được ứng
dụng công nghệ khoa học cao .
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Khác với công nghiệp hoá ở thời kì trước đổi mới, được tiến hành trong cơ
chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Được tiến hành theo kế hoạch của nhà nước
thông qua hệ thống chỉ tiêu, kế hoạch, pháp lệnh. Thời kì đổi mới, CNH-HĐH
được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhiều
thành phần. Do đó CNH-HĐH không phải chỉ là việc của Nhà nước mà là sự
nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ
đạo. Phân bổ các nguồn lực theo cơ chế thị trường. Đồng thời trong thời kì đổi
mới, CNH-HĐH nước ta diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, tất yếu phải
hội nhập và mở rộng các mối quán hệ kinh tế quốc tế nhằ thu hút vốn, công nghệ,
kinh nghiệm… từ các nước trên thế giới nhằm sớm đưa nước ta thoát khỏi tình
trạng kém phát triển .
- Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững.
Trong các yếu tố tham gia vào quá trình CNH-HĐH thì yếu tố con người luôn
được coi là yếu tố cơ bản và quyết định. Các nguồn lực khác đều chịu sự chi phối

và tác động của con người. Nguồn lực con người đòi hỏi phải có đủ số lượng, cân
đối về cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học
và công nghệ tiên tiến trên thế giới và có khả năng sáng tạo công nghệ mới. Để
phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của CNH-HĐH cần đặc biệt chú ý
đến phát triển giáo dục, đào tạo.
- Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
Khoa học và công nghệ quyết định đến năng suất lao động, giảm chi phí sản
xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Nước ta
tiến lên XHCN từ một nền kinh tế kém phát triển, tiềm lực khoa học công nghệ ở
trình độ thấp. Vì vậy, để tiến hành CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức thì
phải phát triển công nghệ khoa học .Phải đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ, kết hợp
với công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghiệp,
nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…
-Phát triển nhanh hiệu quả cao và bền vững. Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến
bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
Xây dựng XHCN ở VN thực chất là nhằm thực hiện mực tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đỏtước hết kinh
tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế,
rút ngắn khoảng cách giữa các vùng .
Sự phát triển nhanh hiệu quả và bền vững có mối quan hệ chặt chẽ với bảo vệ
môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Bảo vệ môi trường tự nhiên
chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển
bền vững.

×