Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Y HỌC - LÀM GÌ ĐỂ THẮNG STRESS pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.12 KB, 11 trang )

LÀM GÌ ĐỂ THẮNG STRESS

155. Làm thế nào để đương đầu với stress
Sự qua đời của người chân, ly dị, ốm đau đều là những thủ phạm chinh gây ra stress.
Cả những điều phiền muộn nho nhỏ hành ngày như: phải chờ đợi người bên kia đầu
dây khi gọi điện thoại, đang hút bụi thì bộ máy đầy rác ngưng hoạt động, đứa con nhỏ
lại bị trượt chân ngã v.v , tất cả những sự việc đó đều làm lòng mình phiền muộn, góp
phần vào việc gây ra stress. Nhưng, đã là con người thì không ai tránh được. Như sự
chết và việc đóng thuế vậy.
Tuy vậy, chúng ta có thể làm giảm tác dụng của stress đi bằng cách:
- Chia sẻ những cảm xúc của mình với vợ hoặc chồng hoặc với người yêu, bạn thân.
- CỐ hoàn thành được một công việc gì làm mình mãn nguyện
- Ngủ đẫy giấc
- Giữ gìn sức khoẻ.
Ðể tránh những hiện tượng thần kinh bị căng thẳng, vì những lo nghĩ, buồn phiền sau
một chấn động về tinh thần nào đó, bạn hãy tự an ủi bằng những câu hỏi sau:
- Hôm nay mình có tin gì vui nhỉ?
- Mình đã tới được chỗ nào vừa đúng lúc hoặc trước giờ hẹn?
- Mình đã nhận được đồ vật gì đúng như mình mong muốn?
- CÓ ai đã khen hoặc tán thưởng mình?
Tìm được những câu trả lời thích hợp, bạn sẽ thấy tâm HỒN NHẸ NHÕM HẲN ÐI.
156. Biện pháp làm giảm tác dụng của stress
Ðôi khi stress xâm nhập vào ta một cách âm thầm, lặng lẽ. Nhưng đa số trường hợp,
nó đến bất ngờ làm ta phải sửng sốt. Trong hoàn cảnh như vậy, để giảm cú sốc, ta nên:
- Vận động chân tay, đi bách bộ vài vòng quanh nhà, ở vườn hoa để cho trí óc bình
tĩnh, máu lưu thông bình thường trong huyết quản, hệ thần kinh ổn định trở lại.
- Tắm hoặc lau người bằng nước ấm để các cơ và thần kinh được thư giãn.
- Thổ lộ cảm xúc của mình với bạn thân, người thân để được góp ý kiến, hoặc chia sẻ
niềm vui hay nỗi buồn. Có người "đồng cảm" với mình, nhiều khi ta sẽ sáng suốt hơn
và nghĩ ra được cách giải quyết các vấn đề mới nẩy sinh.
- Trước khi định la hét, khóc, vì không chịu đựng nổi, hãy cố đếm từ 1 đến 10.


- Rót một ly nước trà nóng. Uống từ từ, vừa uống vừa hít HƠI TRÀ.
157. Diễn tập về stress
Diễn giả, lực sĩ, nhạc sĩ, kịch sĩ trước khi lên sân khấu đều có những buổi diễn tập.
Trong buổi tập, họ tưởng tượng những sự việc có thể xảy ra khi biểu diễn để tìm cách
ứng phó. Với stress cũng vậy. nạn có thể bình tĩnh hơn, chủ động hơn nếu bạn biết
trước được những gì có thể xảy ra với mình khi bị stress. Nội dung diễn tập như thế
này:
- Nhắm mắt lại và cố làm cho tất cả các thớ thịt, sợi dây thần kinh trong người chùng
xuống.
- Tập trung sự suy nghĩ trong một phút, vào việc thư giãn và nhận xét cảm giác thư
giãn của mình thế nào.
- Tưởng tượng trong một phút, mình là một người khác đang quan sát chính mình
trong trạng thái thư giãn.
- Tập trung sự suy nghĩ một lần nữa vào việc thư giãn.
- Hình dung ra mọi trường hợp có thể xảy ra khi mình bị stress (việc gì đã xảy ra?
Mình cảm thấy thế nào? Ai có mặt lúc ấy? )
- Tưởng tượng tới thái độ của mình lúc đó.
- Tưởng tượng đến thái độ các người thân của mình (vợ, chồng, bạn bè ) đã đồng
tình, khen ngợi, sự bình tĩnh và cách sử sự của mình lúc đó như thế nào.
Mỗi ngày tập hai lần như vậy, mỗi lần chỉ cần 5 phút dần dần bạn sẽ cảm thấy mình
trở nên cứng rắn, sáng suốt, bình tĩnh hơn và có thể đối phó với bất kỳ một tình hình
nào xảy ra với mình.
158. Thư giãn cơ bắp như thế nào?
Chúng ta có thể tập thư giãn các cơ bắp từng vùng cơ thể, từ chân tới đầu, theo phương
pháp của Ed - mund Jacobson, còn gọi là phương pháp thư giãn tịnh tiến. Bạn có thể
tập theo các bước như sau:
1- Ngồi trên ghế và nhắm mắt lại. Hai tay để trên thành ghế, các bàn tay để ngửa.
2- Thở chậm và sâu.
3- Tập chung sự suy 'nghĩ về một cơ bắp nào đó mà bạn có thể cảm thấy.
4- Ra lệnh cho cơ bắp đó căng ra, rồi chùng xuống, trong 5 giây và tự nhủ: như vậy là

phần cơ đó thư giãn. Bạn hãy chú ý tới cảm giác thư giãn đó trong vòng 30 giây rồi
chuyển sang một vùng cơ khác sau khi làm các động tác:
- THÕNG TAY XUỐNG, MỚI ÐẦU Ở cổ tay, rồi tới khuỷu tay rồi cả tay. Nắm bàn
TAY LẠI RỒI THẢ RA. THƯ GIÃN.
- Ấn lưng vào tựa ghế rồi thư giãn.
- Thót bụng lại rồi thư giãn để bụng mềm trở lại.
- Cứng quai hàm lại rồi thư giãn để hàm trở lại bình thường
- Nhấc và duỗi chân dưới ra. Thư giãn.
- Liếc mắt về một bên rồi thư giãn
- Cúi xuống cho cằm đụng ngực rồi thư giãn.
5- Tiếp tục thở chậm và sâu
6- Tập trung sự chú ý vào tất cả những điểm thư giãn và để người mềm ra. Tưởng
tượng mình là con búp bê bằng vải vụn. Ðể đầu và hai vai thõng xuống.
7- Tưởng tượng có một luồng sinh lực nóng tràn qua người.
8- Từ từ mở mắt ra và nhận xét xem người đã dễ chịu hơn như thế nào.
Cần chú ý không nín thở trong giai đoạn tập và không làm CĂNG THẲNG Ở
NHỮNG ÐIỂM CƠ THỂ BỊ ÐAU HAY CÓ VẾT THƯƠNG.
159. Dùng trí tưởng tượng trong thư giãn
Trí tưởng tượng có thể biến đám mây trắng thành mây đỏ và xoá đi sự hiện hữu của
stress. Chúng ta có 'thể dùng âm nhạc, màu sắc, hội hoạ trong việc giảm và xoá stress.
ÂM NHẠC- Chọn một băng nhạc êm và tìm một nơi vắng vẻ tĩnh mịch để nghe nhạc.
Hãy tưởng tượng mình là một phần của cảnh vật và âm nhạc. Khi nốt nhạc ngân dài,
bạn tưởng tượng như mình cũng đang lan rộng ra chung quanh. Trong khi tưởng
tượng, nếu thấy mình nghĩ lan man sang những truyện khác, hãy hướng sự chú ý của
mình trở lại cảnh vật và các âm thanh chung quanh. Khi hết bài nhạc, hãy so sánh
trạng thái tinh thần của mình bây giờ và lúc trước.
MÀU SẮC - Bạn hãy tưởng tượng tới 2 màu: màu đỏ chói biểu hiện sự căng thẳng và
một màu dịu khác, như lơ nhạt chẳng hạn, biểu hiện cho sự thư giãn. Nhắm mắt lại,
tưởng tới màu đỏ chói và nghĩ rằng tất cả các thớ thịt của mình đang bị căng ra. Sau
đó,bạn lại nghĩ tới màu xanh lơ và tưởng tượng các thớ thịt của mình đang bị căng ra.

Sau cùng bạn nghĩ tới màu xanh rất nhạt và coi như màu này là biểu tượng của sự thư
giãn hoàn toàn.
HỘI HỌA
- Bạn hãy tưởng tượng tới một bức tranh vẽ những ngọn sóng dữ đập vào bờ đá và coi
đó là biểu tượng của sự căng thẳng. Sau đó lại tưởng tượng với cảnh êm đềm có một
ngôi nhà nhỏ, một vài cây có bóng mát dưới ánh mặt trời ấm áp.
Hãy chú ý theo dõi sự thay đổi trong người. Bạn sẽ thấy tinh thần mình nhẹ nhàng, đỡ
căng thẳng và dễ chịu hơn.
160. Ghi nhận độ thư giãn
Khi thần kinh căng thẳng, mạch máu của bạn đập nhanh hơn, các cơ bắp co rút lại, da
toát mồ hôi, chân tay lạnh. Những hiện tượng trên có thể được một hệ thống sinh học
trong cơ thể tạo ra mỗi khi có stress. Chúng ta có thể căn cứ vào những hiện tượng trên
để đánh giá trạng thái thần kinh của chúng ta và tìm cách giảm stress bằng các phương
pháp đã biết ( 158, 159). Sau khi tập giảm stress, so sánh trạng thái cơ thể trước và
sau khi tập, chúng ta có thể tự đánh giá việc tập của mình có kết quả nhiều hay ít.
BẮT MẠCH
- Khi có stress, mạch đập nhanh lên. Căn cứ vào nhịp đạp của mạch trước và sau khi
tập, chúng ta có thề tự suy ra stress đã giảm chưa, cơ thể đã đi vào trạng thái THƯ
GIÃN CHƯA.
NHIỆT ĐỘ BÀN TAY
- Nhiệt độ bàn tay có thể cho ta biết trạng thái thần kinh vì tay càng ấm chứng tỏ ÐỘ
THƯ GIẰN CỦA CƠ THỂ CÀNG CAO.
NHÌN DUNG NHAN
- Bạn hãy cố ngắm mình trong gương và nhìn kỹ nét mặt của mình. Mắt đỏ, mặt húp
híp, dáng mệt mỏi, môi cong, hàm cứng lại chứng tỏ bạn đang ởTRẠNG THÁI
STRESS. BẠN hãy cố gắng tập thư giãn. Sau đó nhìn lại mình, bạn sẽ thấy nét mặt
cũng THAY ÐỔI
161. Phương pháp chủ động thư giãn
Chỉ nghĩ tới tiếng móng tay cào trên bảng đen, hoặc lúc bạn cắn vào một trái chanh
non cũng đủ thấy rùng mình. Như vậy là ý nghĩ cũng có thể gây cho ta cảm giác.

Chúng ta có thể dùng phương pháp "Tự suy" để làm giảm sự căng thẳng của các cơ
trong bệnh đau đầu kinh niên. Thí dụ, bạn dùng một số câu nói, nhắc đi nhắc lại để gây
cho mình cảm giác, ở CHÂN TAY HAY CẢM GIÁC ấm cúng. Những cảm giác đó
thu hút sự chú ý của mình làm giảm stress và thư giãn thần kinh.
Sau đây là một thí dụ qua nhiều bước:
1- Chọn một nơi thật yên tĩnh. Tắt bớt đèn cho ánh sáng chỉ còn mờ mờ. Mặc áo ấm,
ngồi thoả mái trên ghế tựa rồi nhắm mắt lại.
2- Bắt đầu nói về tay mình. Nếu bạn thuận tay phải thì nói về tay phải trước, thuận tay
trái thì nói về tay trái trước như:
- Cánh tay này nặng quá (nhắc 3 lần)
- Bàn chân này nặng quá (3 lần)
- Cả chân lẫn tay tôi nặng quá (3 lần)
Ðể dễ tưởng tượng, có thể buộc vào tay, chân một vật nhỏ, hơi nặng.
3- Sau đây là phương pháp tự tạo cảm giác ấm bằng cách nói:
- Tay tôi ấm quá (mỗi tay, nói 3 lần)
- Chân tôi ấm quá (mỗi chân, nói 3 lần)
- Tay, chân tôi ấm quá (nhắc 3 lần. Ðể dễ tưởng tượng có thể ngâm tay chân vào nước
nóng, hoặc ngồi phơi nắng).
Chú ý: Những người đang chữa bệnh thần kinh hoặc điều trị bệnh bằng thuốc, nên hỏi
ý kiến của bác sĩ điều trị, trước khi dùng PHƯƠNG PHÁP NÀY.
162. Phương pháp ngâm-người- thả -nổi
Bạn hãy tưởng tượng mình đang nổi bồng bềnh trong làn nước ấm, tại một nơi tối đen,
không có ánh sáng. Chung quanh hoàn toàn im lặng trừ có tiếng hơi thở của chính
mình. Bạn hoàn toàn không dính dánh gì tới stress. Tất cả eác thớ thịt trong người bạn
đang ở TRẠNG THÁI THƯ GIÃN tối đa, tinh thần sảng khoái.
Ðấy là phương pháp kích - thích - trị - liệu trong môi trường hẹp, còn gọi là phương
pháp ngâm - người thả - nổi có tác dụng làm cho tim và phổi của bạn hoạt động chậm
lại, các cơ bắp mềm ra, mọi cảm giác căng thẳng vì stress biến mất.
ĐỂ CÓ ÐƯỢC TRẠNG THÁI ÐÓ, Ở những nơi điều trị bằng phương pháp trên,
người ta xây những bể chứa nước muối, vừa cho một người nằm VÀO. ĐỘMẶN của

nước, làm cho người ta nổi dễ dàng. Ta nằm vào bể nước, để người nổi và tưởng tượng
như đang nằm trên một tấm nệm thần kỳ.
Trong phòng tối không có tiếng động, hoặc có thể có tiếng nhạc êm nhẹ của những bài
nhạc mình yêu thích.
Mỗi lần ngâm - người - thả- nổi như vậy lâu quãng một giờ. Khi bước ra khỏi nước
ám, ta cảm thấy người sảng khoái sự căng thẳng vì stress giảm hẳn hoặc biến mất.
Phương pháp này có nhiều điều lợi:
- Nghe nhạc khi ngâm - người - thả - nổi như vậy làm đầu óc nhẹ nhàng.
- Người nổi trên nước ấm có tác dụng điều hoà máu trong mạch.
- Nước vỗ bập bềnh vào người làm những khớp xương giảm đau, người khỏi nhức
mỏi, cảm giác buồn nôn vì uống thuốc không còn nữa.
Chý ý: Phương pháp này thích hợp cho mọi người.
Những người đang có bác sĩ chữa bệnh thân kinh nên hỏi qua Ý KIẾN BÁC SI
TRƯỚC KHI DÙNG PHƯƠNG PHÁP NÀY.
163. Ðùng ngại khóc!
Khóc vì sung sứng bất ngờ, khóc vì buồn một nỗi buồn vô hạn dù khóc vì một
nguyên nhân tình cảm nào thì những giọt nước mắt cũng làm bạn nguôi đi nỗi xúc
cảm, giảm cường độ của stress. Như vậy, rất có lợi cho sức khoẻ.
Những nhà khoa học của trường Ðại họe Minnesota đã tách được 2 chất quan trọng
trong thành phần nước mắt, chất leucine enkephalin và chất prolacitin. Hai chất này
chỉ có mặt khi ta khóc vì cảm xúc. các nguyên nhân khác gây chảy nước mắt - như khi
ta bóc hành, hơi hành làm cay mắt chẳng hạn - không có hai hoá chất trên trong nước
mắt. Chất leucine enkephalin là một chất được tiết ra do phản ứng của não tiết ra chất
"an ủi" này, là một việc làm có lợi cho sức khoẻ. William Frey một nhà hoá sinh học
còn cho rằng, nước mắt làm trôi đi những chất có hại bị tích tụ ở MỘT SỐ ÐIỂM
CỦA CƠ thể, trong thời gian bị stress.
Xem như vậy thì lúc nào ta cảm thấy cần khóc thì đừng có ngại. Cứ để nước mắt tuôn
trào. Sau khi khóc, người ta thấy hả hê thanh thản hơn.
Ðàn ông thường hay nén những cảm xúc để tỏ rằng mình là NGƯỜI CỨNG RẮN. HỌ
ÍT KHÓC HƠN PHỤ NỮ, CÓ lẽ vì thế mà mỗi khi có biến cố gì tác động tới tình

cảm, chính đàn ông là phái dễ ngã bệnh và bị đánh quy nhất.
164.TÁC DỤNG CỦA tiếng cười
Từ xưa, người ta đã biết nụ cười có ảnh hưởng rất tốt tới cơ thể. Người cổ Hy Lạp tin
rằng tiếng cười giữ một vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khoẻ của người
bệnh. Những cuộc nghiên cứu ngày nay đã chứng minh, khi người ta cười máu lưu
thông tốt hơn, huyết áp hạ xuống, sự tiêu hoá dễ dàng và não tiết ra chất endorphin có
tác dụng giảm đau. Bởi vậy, không phải chỉ muốn đùa cợt mà vị bác sĩ kia đã bảo bệnh
nhân: "Hãy uống 2 viên aspirin này rồi nghĩ ra một câu chuyện vui để kể cho tôi nghe
vào lúc thăm bệnh ngày mai".
Ðể giữ gìn được sức khoẻ và có những tiếng cười thoả mái, bạn hãy làm những việc
như sau:
- Tưởng tượng mình đang nhìn qua ống kính một máy quay phim đang thu hình hoạt
động của nhiều người. Như vậy, tầm mắt và suy nghĩ của mình về mọi việc xảy ra, sẽ
rộng và thoáng hơn.
- Mỗi ngày, dành thời gian để đọc hoặc nghe những câu chuyện vui cười.
- Không chỉ cười mỉm. Nên cười ra tiếng cho thật hả hê.
- Khi bạn gặp một ông chủ tiệm bán hàng có vẻ mặt nghiêm trang hoặc một người
đang giơ hai tay lên để vác một kiện hàng nặng, hãy tưởng tượng họ chỉ mặc mỗi một
cái quần lót có thêu ren của phụ nữ.
- Khi họp hành, trò chuyện, nên giữ thái độ vui vẻ. Ðôi khi sự hóm hỉnh, hài hước pha
vào những câu chuyện trao đổi về công việc lại giúp bạn nảy ra những ý kiến sáng suốt
và thắt chặt mối giao lưu cùng tình bè bạn.
- Trong công việc buôn bán, tiếng cười có thể giúp bạn sinh LỢI. ĐÓ LÀ bí quyết của
"nụ cười ra tiền".
- Ðừng ngại cười một mình và diễn với chính mình.
- Nên nhớ, người hay cười là người sống lâu.
165. Biết nhận lời phê bình
Bạn có dễ bật lò so không? Nếu có lời phê bình nào bạn cảm thấy mình khó tiếp thu
nổi, xin cứ bình tĩnh gạt nó sang một bên để mình suy ngẫm tiếp.
Bạn hãy bật lò so vì các lời phê bình như thế nào? Có những lời nói lặt vặt đụng chạm

tới mình như: anh ta béo quá, chị ấy chậm rì rì, tiếng nói oang oang v.v thực ra chỉ là
những lời phản ảnh sự thật bề ngoài không quan trọng như những lời đụng tới lòng tự
trọng của mình.
Nhưng, nếu bạn là những người có lòng tự tin ở BẢN THÂN MÌNH, TIN VÀO bản
chất của mình thì sớm hay muộn, những lời nói sai sự thật về bạn cũng sẽ tan ra như
bong bóng xà phòng thôi, chẳng có gì đáng ngại.
Tuy vậy, ta nhận thấy rằng thế nào cũng có một trong những LỜI PHÊ BÌNH KIA
RẤT XÁC ÐÁNG. CÓ như vậy, ta mới sửa được nhược điểm của ta. Còn những lời
kia? Ðể biết mình có cần phải chú ý tời những điều đó hay không, ban hãy tự hỏi
mình:
- Lời phê bình kia có lý không nhỉ? Có điểm nào xác đáng hay không?
- Mình có lời phê bình này với ai hay không?
- Người nói lời phê bình này có hiểu hết ý nghĩa và tác dụng của lời đó hay không?
(Nếu bản thân học cũng không có khả năng hiểu hết, thì ta nên bỏ ngoài tai).
- Có phải lời phê bình đó dành cho ta hay không? Hay là chỉ nói chung chung mà
chính mình lại giật mình và vơ lấy mình?
- Lời phê bình đó có dựa vào quan điểm khác với quan điểm của mình không? (nếu có
thì miễn phản ứng).
Nếu bạn thấy lời phê bình đúng, nên can đảm tiếp thu, nếu cần- từng bước nhỏ một.
Việc làm đó chỉ có lợi cho mình.
166. Cắt đứt các suy nghĩ căng thẳng
Nếu đầu óc bạn bị căng thẳng bởi một suy nghĩ nào đó, hãy tìm cách cắt đứt suy nghĩ
đó đi. Chẳng hạn, có người nhận xét bạn về một điều gì đó làm bạn đâm ra băn khoăn
cả tiếng đồng hồ, không thể tập trung tư tưởng vào bất cứ việc gì khác. Vậy bạn phải
làm thế nào? Hãy làm theo mấy bước sau đây:
1. Tìm cách gạt những suy nghĩ về việc đó sang một bên.
2. Nhắm mắt lại và tập trung chú ý vào hai mắt nhắm.
3. Ðếm tới ba.
4. Kêu lớn: "Thôi!" (Nếu có nhiều người ở chung quanh, không tiện kêu to, hãy nghĩ
tới biển có dấu "Ngưng lại!", hoặc tưởng tượng tới một cột đèn giao thông bỗng bật

đèn đỏ và chữ "Stop!"
5. Nếu trong óc vẫn còn nghĩ tới việc cũ, đếm tới 5.
6. Mở mắt, tiếp tục công việc bình thường.
Bạn có thể dùng phương pháp này mỗi khi muốn quên đi một việc hoặc một hình ảnh
gì ám ảnh bạn khiến bạn mệt mỏi và không tập trung VÀO CÔNG VIỆC KHÁC
ÐƯỢC.
167. Tránh sự lo lắng qua 5 giai đoạn
Hàng ngày thường có 13 triệu người Mỹ có vẻ mặt đăm chiêu vì lo lắng. Những bản
báo cáo của Viện sức khỏe tâm thần cho biết, rõ ràng sự lo lắng như vậy có ảnh hưởng
không tốt tới sức khỏe.
Vậy người ta thường hay lo lắng về việc gì? Thường về những việc có thể xảy ra trong
tương lai.
Theo nhà tâm lý học Thomas Borkovec ở trường đại học Pensylvania, thì ai cũng có
liên quan tới những công việc làm mình lo lắng, nhưng nên hạn chế chúng trong quãng
thời gian nhất định. Ðể giảm bớt sự lo lắng, ta nên theo 5 bước sau đây:
1 Biết những dấu hiệu trước khi ta lo lắng như: không thể tập trung suy nghĩ, toát mồ
hôi bàn tay, cảm thấy như có vật đè trên bụng.
2. Ðể hẳn một nửa giờ mỗi ngày để lo tới mọi việc.
3. Viết ra giấy những vấn đề mình thấy lo lắng.
4. Giải quyết hoặc đề ra những biện pháp để giải quyết những vấn đề đó trong thời
gian nửa giờ đã định.
5. Ngoài thời gian đó ra, nhất quyết không nghĩ tới những vấn đề đó nữa. Nếu, đầu óc
còn vướng mắc về những việc đó hãy tìm một việc gì làm để quên chúng đi hoặc dùng
phương pháp cắt đứt sự suy NGHĨ NHƯ Ở BÀI 166.
168. Không nên quá tham công tiếc việc
NHIỀU NGƯỜI ÐÒI HỎI Ở mình quá nhiều, làm quá sức, lúc nào cũng vội vàng, tất
bật, muốn hoàn thành thật nhiều công việc trong thời gian ngắn nhất. Những người
như vậy, khó tránh khỏi stress. Sau đây là các biện pháp để hãm bớt làm việc, hạn chế
sự tham công tiếc việc của mình lại:
- Ngày nào không hẹn ai, không có công việc gì cần làm đúng giờ giấc thì khi đi làm,

hãy để chiếc đồng hổ đeo tay ở LẠI NHÀ.
- Mỗi lúc chỉ làm một việc thôi. Thí dụ: không vừa đọc báo cáo vừa nghe điện thoại.
- Cố nói chậm. Khi người khác đang nói, và mình chưa hiểu hết ý người ta định nói gì,
thì đừng ngắt lời.
- Ði chậm và bước vững vàng. Ðừng nửa đi, nửa nhạy.
- Mỗi khi gặp người quen nên nhìn xem người đó là ai
- Hãy chào và mỉm cười với họ. Không nên vừa đi vừa suy nghĩ.
- Lái xe dưới hay đúng tốc độ được phép.
- Khi chờ điện thoại, hoặc gọi điện thoại cho ai, cố gắng không sốt ruột.
- Giữa các cuộc họp phải có thời gian nghỉ xả hơi 15 phút cho đầu óc thư giãn.
- Mỗi ngày nên dành thời gian nghỉ ngơi vào một lúc nhất định. Cương quyết không
làm việc gì trong thời gian đó.
- Hãy dành thêm thời gian để quan sát chung quanh, nhận biết NHỮNG CÁI HAY,
CẢNH ÐẸP Ở QUANH MÌNH.

×